Nhóm động từ tình thái cầu khiến: nên, cần, phải

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 66)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1Nhóm động từ tình thái cầu khiến: nên, cần, phải

Trong câu trần thuật và câu nghi vấn, nên, cần, phải là những động từ tình thái biểu thị sắc thái nghĩa chủ quan của người nói đánh giá hành động, trạng thái trong câu. Nhưng khi chúng hoạt động trong câu cầu khiến, tức là hoạt động trong mô hình K2 thì chúng là động từ tình thái biểu thị ý nghĩa cầu khiến, gọi tắt là động từ cầu khiến. Nhóm động từ cầu khiến này là một nhóm đặc biệt, vì chúng có dấu vết thực từ, nhưng dấu vết đó rất yếu và chúng hoạt động trong câu cầu khiến mô hình K2 như các từ phương tiện nguyên cấp “hãy, đừng/chớ”. Về ý nghĩa cầu khiến của chúng, chúng đều chỉ mang ý nghĩa khiến chứ không mang ý nghĩa cầu.

a. Nên (应该yīng gāi、该gāi

“Nên” có nghĩa là chủ ngôn muốn tiếp ngôn làm điều mình nêu ra và điều đó là có lợi. “Nên” thuộc phạm vi khuyên, khuyên cũng có thể chia thành mấy loại: khuyên bảo, khuyên dạy, khuyên nhủ, khuyên ngăn, khuyên can… trong đó, khuyên bảo, khuyên dạy, khuyên nhủ là khuyên nên làm điều tốt, khuyên ngăn, khuyên can là khuyên không nên làm điều không tốt, ý đồ của các từ khuyên phái sinh ra đều là mong muốn tiếp ngôn có thể trở nên tốt hơn, nhung hình thức khuyên lại đối lập nhau, một bên là khẳng định, một bên là phủ định. Trong đó, “nên” thuộc loại khuyên khẳng định. Chủ ngôn sử dụng từ “nên” mang tính khuynh hướng, chủ ngôn chỉ nêu ra và mong muốn tiếp ngôn có thể làm theo ý kiến của mình, nhưng tiếp ngôn không bắt buộc phải làm theo. Vị thế giao tiếp của chủ ngôn đối với tiếp ngôn là cao hơn hoặc ngang bằng. “Nên” có hình thức phủ định diễn đạt ý nghĩa đối lập “không nên”, hai từ

này chỉ khác nhau về mặt ý nghĩa, về mặt ngữ pháp thì giống nhau.

Về sự hoạt động trong câu cầu khiến của từ “nên”, thường có các trường hợp sau:

+ Đề ngữ của câu chứa nên ở ngôi thứ hai (số ít hoặc số nhiều), ngôi gộp. Tức là mô hình câu cầu khiến K2

Ví dụ: - Các người nên biết rằng tương lai, người ta không dung thứ những kẻ ăn thịt người đâu!... [1,1,tr.30]

要(该)晓得将来容不得吃人的人,活在世上。[3,1,tr.17](trong đó,

nên là要/该, biết rằng là 晓得, tương lai là 将来, không dung là 容不得, kẻ ăn thịt người 吃人的人)

PA: yào (gāi) xiǎo de jiānglái róng bù de chī rén dè rén, húo zài shìshàng. - Ông nên về nhà đi ông ạ!

D: 您该回家了!(trong đó, ông là您, nên là 该, về nhà đi là 回家)

PA: nín gāi húijiā le.

Hai ví dụ trên đều thỏa mãn mô hình cấu trúc câu cầu khiến K2, dù trong câu ví dụ thứ nhất D2 vắng mặt.

+ Câu chứa nên không chứa những từ: đáng ra, đáng lẽ, vì câu chứa những từ này là câu trần thuật về sự tình đã xảy ra, trái với tính thời gian của câu cầu khiến là thời điểm hiện tại, do vậy đó là câu trần thuật chứ không phải câu cầu khiến nữa.

Ví dụ: - Đáng ra con nên hỏi mẹ trước.

D: 你本应该先问妈妈!(trong đó, con là 你, đáng ra nên là 本应该, hỏi mẹ trước là 先问妈妈)

PA: nǐ běn yīnggāi xiān wèn māmā.

+ “Nên” có thể hoạt động trong mô hình câu cầu khiến với dạng đầy đủ và dạng rút gọn. Nhưng dạng rút gọn là phải nhằm trong ngữ cảnh cho phép,

tức là ở câu trước đã nói đến đề ngữ.

Ví dụ: Mình cũng chẳng sợ. Tuy không hề ăn thịt người, nhưng mình con can đảm hơn họ nhiều. Cứ đưa tay ra, xem lão ta giờ trò gì. Lão ta ngồi xuống nhắm mắt, sờ sờ mó mó một lúc, lại ngồi thừ ra một lúc, rồi giương tròn đôi mắt quỷ sứ, nói:

- Không nên nghĩ vơ vẩn. [1,1,tr.22] D: 你不要(不该)乱想![3,1,tr.11] PA: nǐ bùyào (bùgāi) luàn xiǎng.

Trong ví dụ trên, tiếp ngôn 你 vắng mặt, nhưng chúng tôi có thể dựa trên ngữ cảnh trước câu nói, chúng tôi có thể biết được tiếp ngôn của câu nói này là mình, nếu như muốn tìm hiểu thêm mình trong tiểu thuyết này là chỉ người nào thì chúng tôi đọc qua nguyên văn bản có thể biết được mình là chỉ “ông anh nhà nọ” được dấu tên trong tiểu tuyết này. Không nên nghĩ vơ vẩn có thể nói là 不要/不该乱想.

+ “Không nên” - dạng đối lập với “nên” khi hoạt động trong mô hình câu cầu khiến:

Ví dụ: - Ông Viên, ông không nên nghĩ xa như thế. [1,18,tr.300]

阿园先生,你不该想这么远![4,4,tr.53]

PA: ā yuán xiānshēng, nǐ bùgāi xiǎng zhème yuǎn. - Anh không nên xem thường. [1,19,tr.304]

你不要看的微细。[4,5,tr.56]

PA: nǐ bùyào kàn de xìwēi.

“Nên” với tư cách là phương tiện cầu khiến bán nguyên cấp, nó khác với các động từ ngôn hành cầu khiến ở chỗ nó có dạng phủ định mà động từ ngôn hành cầu khiến không hề có; nó khác với phương tiện cầu khiến nguyên cấp có vị trí trong cấu trúc mô hình câu cầu khiến tương đương - từ hãy cũng ở

chỗ này. “Nên” có vị trí ngữ pháp giống như hãy, thì “khôngn nên” có vị trí ngữ pháp giống như đừng, chớ. Về mặt ý nghĩa cầu khiến, “nên” và hãy là khuyên khẳng định, “không nên” và đừng, chớ thì là khuyên phủ định. Các câu ví dụ trên cũng cho thấy, nên có thể tương đương với 要/该 trong tiếng

Han, không nên thì có thể tương đương với 不要/不该. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Cần (需,须

“Cần” có nghĩa là khuyên người khác nên làm điều gì, và điều đó được chủ ngôn cho là cần thiết và có ích. “Cần” có ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn “nên”, chủ ngôn sử dụng từ này là khuyên tiếp ngôn tốt nhất là làm theo ý kiến chủ ngôn, chắc rằng tiếp ngôn không có sự lựa chọn nào khác tốt hơn thực hiện điều chủ ngôn nêu ra. “Cần” cũng thuộc phạm trù ngữ nghĩa khuyên, cụ thể hơn là khuyên khẳng định, nó cũng có dạng đối lập về ý nghĩa, đó là “không cần” diễn đạt ý nghĩa khuyên phủ định.

“Cần” hoạt động trong mô hình câu cầu khiến chủ yếu có mấy kiểu sau: + Hoạt động trong mô hình câu cầu khiến K2, cũng như nên.

Ví dụ: - Em cần đi thăm nhà bác trước. D: 你应该(须)先去拜访伯伯。

PA: nǐ yīnggāi (xū) xiān qù bàifǎng bóbo.

Trong đó, em là 你, cần là 应该(须), trước là 先, đi thăm nhà bác

去拜访伯伯. Hai câu trên đều thỏa mãn mô hình cấu trúc câu cầu khiến K2. + “Cần” khác với cách dùng “nên” ở chỗ: tuy “cần” cũng thuộc phạm trù ý nghĩa khuyên nhưng không giống như nên có thể đi cùng với động từ

khuyên trong câu ngôn hành cầu khiến để tạo thành cặp. Ví dụ: - Em cần đi học đầy đủ.

D: 你应该(须)按时上学。(trong đó, em là 你, cần là 应该(须), đi học đầy đủ là 按时上学)

PA: nǐ yīnggāi (xū) ànshí shàngxué.

- Chị khuyên em cần đi học đầy đủ. (không có cách nói này) - Chị khuyên em nên đi học đầy đủ.

D: 我劝你应该(须)按时上学。(trong đó, chị là 我, khuyên là劝, em

là 你, nên/cần là 应该(须), đi học đầy đủ là 按时上学)

PA: wǒ quàn nǐ yīnggāi (xū) ànshí shàngxué.

+ “Cần” có thể hoạt động trong mô hình cấu trúc câu giống như câu ngôn hành cầu khiến chứa các động từ cầu khiến, lúc đó, “cần” có ý nghĩa cầu khiến yêu cầu.

Ví dụ: - Mẹ cần con đi mua cho gói muối.

D: 我需要(需)你去帮我买包盐。(trong đó, mẹ là 我, cần là 需要 (需), con là 你, đi mua cho gói muối là 去帮我买包盐)

PA: wǒ xūyào (xū) nǐ qù bāng wǒ mǎi bāo yán.

+ “Cần” cũng có thể hoạt động trong cả dạng đầy đủ lẫn dạng rút gọn của mô hình câu cầu khiến.

Ví dụ: - Cần đi ngay.

D: 应该(须)马上去。

PA: yīnggāi (xū) mǎshàng qù.

Trong đó, cần là 应该(须), đi ngay là 马上去. Câu ví dụ này vắng mặt tiếp ngôn D2.

+ “Không cần” - dạng đối lập với “cần” khi hoạt động trong mô hình câu cầu khiến:

Ví dụ: - Không cần các anh thổi tắt. [1,19,tr.310]

D: 不用(无需)你们吹熄。(trong đó, không cần là 不用(无需),

các anh là 你们, thổi tắt là 吹熄)

c. Phải (要)

“Phải” có nghĩa là khuyên người khác nên nhất định làm điều gì đó, điều đó mà chủ ngôn cho là rất cần thiết, không thể làm thiếu cũng không thể làm khác được, tiếp ngôn không có sự lựa chọn nào khác, chỉ có cách duy nhất là thực hiện điều chủ ngôn nêu ra. “Phải” có tính khiến mạnh nhất trong nhóm này. Vị thế giao tiếp của chủ ngôn thường cao hơn hoặc ngang bằng với tiếp ngôn. “Phải” là khuyên khẳng định, nó cũng có dạng khuyên phủ định là “không phải”.

“Phải” hoạt động trong mô hình câu cầu khiến có mấy kiểu sau: + Hoạt động trong mô hình K2, mô hình đầy đủ và mô hình rút gọn. Ví dụ: - Anh phải liệu ngay từ bây giờ.(dạng đầy đủ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D: 你要马上处理。(trong đó, anh là 你, phải là 要, liệu là处理, ngay từ bây giờ là马上)

PA: nǐ yào mǎshàng chǔlǐ.

- Phải giết một thằng cho trăm nghìn thằng khác sợ chứ! [1,9,tr.173](dạng rút gọn)

(要)惩一儆百![3,9,tr.119]

PA: (yào) chěng yī jǐng bǎi.

- Phải chờ đến mồng tám. [1,10,tr.188] (dạng rút gọn)

得(要)等到初八。[3,10,tr.128]

PA: de (yào) děng dào chū ba.

+ “Phải” cũng như nên, có thể đi kèm với khuyên. Ví dụ: - Mẹ khuyên con phải chăm sóc mình tốt hơn.

D: 我劝你该(要)更好的照顾自己。(trong đó, mẹ là 我, khuyên là劝,

con là 你, phải là 该(要), chăm sóc mình tốt hơn là 更好的照顾自己) PA: wǒ quàn nǐ gāi (yào) gènghǎo de zhàogù zìjǐ.

+ Trong nhóm này, nên, cần, phải ba từ chỉ có cầnphải có thể kết hợp với nhau tạo thành cụm từ cần phải, nó có ý nghĩa thiên về cần, mang nghĩa cầu khiến yêu cầu.

Ví dụ: - Các em cần phải nghe giảng kỹ đi, nếu không sẽ không biết làm bai đâu nhé.

D: 各位同学要仔细听课,不然不会写作业的。(trong đó, các em là各 位同学, cần phải là 要, nghe giản kỹ đi là仔细听课,nếu không là 不然,

không biết viết bai đâu là 不会写作业的)

PA: gè wèi tóngxué yào zǐxì tīngkè, bùrán bùhùi xiě zuòyè de.

+ “Không phải” - dạng đối lập với “phải” khi hoạt động trong mô hình câu cầu khiến:

Ví dụ: - Không phải quỳ! [1,9,tr.170]

不要跪![3,9,tr.116](trong đó, không phải là 不要, quỳ là 跪)

PA: búyào gùi.

Tóm lại, Nhóm động từ tình thái cầu khiến nên, cần, phải trong tiếng Việt được sử dụng rộng rãi trong câu cầu khiến, ở tiếng Hán cũng có các từ tương đương như 应该(yīng gāi),该(gāi),需(xū),须(xū),要(yào) diễn

đạt ý nghĩa cầu khiến giống như động từ tình thái cầu khiến tiếng Việt. Chúng đều có trường hợp có thể thay thế cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa cầu khiến của câu. Nhưng chúng cũng có chút ít khác nhau về mức độ cầu khiến như sau:

Nên﹤cần﹤phải 应该/该﹤需/须﹤要

Dạng phủ định của chúng thì sẽ có mức độ cầu khiến như sau: Không nên﹤không cần﹤không phải

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 66)