Nhóm 1: đi, với, xem

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 53)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.1Nhóm 1: đi, với, xem

a. Đi

“Đi” có nhiều nét nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong tiếng Việt, trong khi “đi” với tư cách là tiểu từ biểu hiện ý nghĩa cầu khiến diễn đạt nhiều mức độ cầu khiến khác nhau và được sử dụng một cách linh hoạt trong từng phát ngôn.

Câu cầu khiến chứa “đi” biểu hiện mức độ cầu khiến cao nhất, mức độ khiến - ra lệnh. Ý nghĩa cầu khiến này thường được thể hiện trong cấu trúc câu cầu khiến chứa “đi” với dạng rút gọn tối đa: V+đi! Nên chú ý ở dạng cấu trúc này thường dùng dấu cảm thán và khi phát ngôn dùng ngữ điệu mạnh để tăng cường tính bắt buộc cao của chủ ngôn đối với tiếp ngôn.

Ví dụ: - Vào đi! [2,1,tr.94]

D: 进来吧!(trong đó, vào là进来, đi là 吧)

PA: Jìnlái ba.

- Ăn đi…[2,1,tr.93]

D: 吃罢!(trong đó, ăn là吃, đi là 罢) PA: Chī ba.

- A Páo… Trả lời đi…[2,1,tr.23]

D: 阿炮,回答罢!(trong đó, trả lời là回答, đi là 罢)

PA: a pào, húidá ba.

Mô hình “V+đi” cũng có thể biểu hiện ý nghĩa cầu khiến khuyên nhủ khi trước V có vị từ tình thái “nên, cần, phải”. Khi đó, D1 và D2 có thể có mặt trong câu hoặc vắng mặt, như ở câu thứ ba ví dụ trên, “A Páo” có thể có mặt cũng có thể vắng mặt trong câu, trong ngữ cảnh tiểu thuyết không ảnh hưởng gì đến nội dung cầu khiến của nó.

Ví dụ: - Con nên học đi!

D: 你应该去学习了。(trong đó, con là 你, nên là 应该, học là学习, đi là 了) PA: nǐyīnggāi qù xuéxí le.

Mô hình “cần+V+đi”. Ví dụ: - Con cần học đi!

D: 你需要去学习了。(trong đó, con là 你, cần là 需要, học là学习, đi là 了)

PA: nǐ xūyào qù xuéxí le. Mô hình “phải+V+đi”. Ví dụ: - Con phải học đi!

D: 你必须去学习了。(trong đó, con là 你, phải là必须, học là学习, đi

là 了)

PA: nǐ bìxū qù xuéxí le.

Câu cầu khiến chứa “đi” cũng có thể diễn đạt ý nghĩa cầu mời mọc. Ví dụ: - Mời anh chị uống nước đi!

D: 请喝茶吧!(trong đó, mời là请, theo thói quen tiếng Hán D2 anh chị

có thể vắng mặt khi dịch, uống nước là 喝茶, đi là 吧)

PA: qǐng hēchá ba.

“Đi” có thể kết hợp với tính từ chỉ thái độ, trạng thái tâm lý: bình tĩnh, yên tâm… thể hiện chủ ngôn mong muốn tác động đến tâm lý của tiếp ngôn.

Ví dụ: - Xin huynh cứ yên lòng ra đi…! [2,2,tr.253]

D: 请哥哥放心去吧!(trong đó, xin là 请, huynh là 哥哥, yên lòng là 放 心, ra đi là 去吧)

PA: qǐng gēgě fàngxīn qù ba.

“Đi” không thể kết hợp với các động từ cầu khiến có tính phủ định như

đừng, chớ… mà có thể kết hợp cới các động từ cầu khiến mang tính khẳng định như hãy, cứ

Ví dụ: - Con cứ đi! [2,2,tr.228] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D: 你去罢!(trong đó, con là 你, cứ đi là 去罢) PA: nǐ qù ba.

“Đi” còn có thể kết hợp với các tiểu từ tình thái cầu khiến có: đi đã, đi nhé, đi nào, đi thôi, đi với.

Ví dụ: - Ta về đi thôi! [1,3,tr.53]

我们还是回去罢![3,3,tr.34]

PA: wǒmén háishì huíqù bà.

- Còn ở đây ngày nào thì cô bỏ cái áo đó đi nhé…[2,3,tr.402] D: 还在这里的话你就别穿这件衣服了!

PA: hái zài zhèlǐ de huà nǐ jìu bié chuān zhè jiàn yīfu le.

“Đi” cũng có thể tham gia các tổ hợp ba tiểu từ như đi thôi nhé, đi đã nhé, đi đã nào, đi xem nào, xem đã đi

Vi dụ: - Đây… đây… mày thử đi xem nào…[2,3,tr.370]

D: 这里,这里,你试试看罢! (trong đó, đây là 这里, mày là 你, thử

đi xem nào là 试试看罢)

PA: zhèlǐ, zhèlǐ, nǐ shìshìkàn ba.

b. Với

“Với” có nghĩa là chủ ngôn yêu cầu tiếp ngôn làm cho mình hoặc người khác điều chủ ngôn đề xuất. Phạm vi sử dụng của từ “với” không rộng bằng “đi”.

Ví dụ: - Mẹ lấy cốc nước cho con với.

D: 妈妈帮我拿杯水吧!(trong đó, mẹ là妈妈, lấy cốc nước là 拿杯水,

cho con là 帮我, với là 吧)

PA: māmā bāng wǒ ná bēi shuǐ ba.

khẳng định như hãy, nên, cần, phải,… không thể kết hợp với các động từ cầu khiến mang ý nghĩa cầu khiến phủ định như đừng, chớ, điều này cũng giống như ở từ “đi”.

Ví dụ: - Mẹ hãy lấy cho con cốc nước với. D: 妈妈请帮我拿杯水吧!

PA: ma mǎ qǐng bang wǒ ná bēi shǔi ba.

“Với” cũng có thể kết hợp với các tiểu từ tình thái cầu khiến có: với nhé, với nào, đi với.

Ví dụ: - Mẹ hãy lấy cho con cốc nước với nhé. D: 妈妈请帮我拿杯水吧!(trong đó, với nhé là吧)

PA: māmā qǐng bāng wǒ ná bēi shuǐ ba. - Chị cho em xem với nào.

D: 让我也看看吧!(trong đó, D2 chị không xuất hiện trong câu dịch,

cho em là 让我, xem là 看看, với nào là 吧)

PA: ràng wǒ yě kàn kàn ba.

c. Xem

“Xem” cũng như “với” được sử dụng không nhiều như “đi” với vai trò là tiểu từ tình thái cầu khiến. “Xem” thường mang ý nghĩa cầu khiến là chủ ngôn muốn tiếp ngôn đánh giá, suy nghĩ, thử nghiệm điều chủ ngôn đề xuất, tính cầu khiến của “xem” không cao như “đi”, “với”, vì “xem” thường mang sắc thái khuyên bảo, nhắc nhở hơn là ra lệnh, yêu cầu.

Ví dụ: - Chú nhìn xem! [2,2,tr.172] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D: 叔叔看啊!(trong đó, chú là 叔叔, nhìn là 看, xem là 啊 tiểu từ tình

thái cuối câu)

PA: shūshū kàn a.

các vị từ cầu khiến mang ý nghĩa cầu khiến khẳng định như hãy, nên, phải… Vi dụ: - Bác cứ vào nhà xem.

D: 您进屋吧。(trong đó, bác là 您, vào nhà là 进屋, xem là 吧)

PA: nín jìn wū ba.

“Xem” không có khả năng kết hợp với các động từ cầu khiến mang ý nghĩa phủ định, nhưng có trường hợp đặc biệt là cách nói “thử V xem”.

Ví dụ: - Hãy thửuống hai chén xem sao đã. [1,4,tr.58]

先去吃两贴(罢)![3,4,tr.39] PA: xiān qù chī liǎng tiē ba.

- Các anh đi đến ngày đằng nhà cụ Tứ mà ban thử xem, bằng không thì…[1,19,tr.308]

你们快去和四爷商量商量罢,要不---![4,5,tr.59]

PA: nǐmén kuài qù hé sì yé shāngliáng shāngliáng ba, yào bù.

“Xem” cũng có khả năng kết hợp với các tiểu từ tình thái cầu khiến: xem nào, xem nhé, xem đã, xem đi… “xem” luôn luôn đứng ở vị trí trước những tiểu từ tình thái khác.

Ví dụ: - Để tao khảo xem nào! [1,2,tr.37]

我便考你一考(罢)![3,2,tr.22]

PA: wǒ biàn kǎo nǐ yī kǎo ba. - Hãy chờ xem đã! [1,6,tr.75]

等等看罢![3,6,tr.51]

PA: děng děng kàn ba.

“Xem” cũng có thể kết hợp với các tiểu từ tình thái cầu khiến tạo thành tổ hợp ba tiểu từ.

Ví dụ: - Đây… đây… mày thử đi xem nào…[2,3,tr.370] D: 这里,这里,你试试看罢!(như trên)

PA: zhèlǐ, zhèlǐ, nǐ shìshìkàn ba.

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 53)