Nhóm 2: đã, thôi

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 58)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.2 Nhóm 2: đã, thôi

a. Đã

“Đã” biểu thị ý nghĩa cầu khiến là cần thiết phải ưu tiên thực hiện một hành động nào đó trước so với các việc khác, có khi là chủ ngôn muốn tiếp ngôn thực hiện hành động đó, cũng có khả năng là chủ ngôn muốn tiếp ngôn cho phép mình được thực hiện hành động đó.

Trường hợp “đã” được sử dụng trong câu cầu khiến với vai trò là tiểu từ tình thái cầu khiến cuối câu không ít, vì “đã” không có ý nghĩa cụ thể nào xác định, nên chúng tôi có thể hiểu được ý nghĩa của nó qua các ngữ cảnh liên quan.

Ví dụ: - Hãy thử uống hai chén xem sao đã. [1,4,tr.58]

先去吃两贴![3,4,tr.39]

PA: xiān qù chī liǎng tiě.

“Đã” với chức năng là tiểu từ tình thái cuối câu thường rất cố định, nhưng cũng có khi xưng hô của tiếp ngôn (tức là D2) được cho về cuối câu và có dấu phẩy để tách ra khỏi mệnh đề. Trong trường hợp này, D2 có thể có mặt tại phần mệnh đề là đại từ ngôi 2, cũng có thể vắng mặt, xưng hô được lùi sau cùng câu thường là xưng hô cụ thể của tiếp ngôn.

Ví dụ: - Để con học bai xong đã, mẹ ạ.

D: 让我做完功课(再说)吧,妈妈!(trong đó, để là 让, con là 我, học

bai xong là 做完功课, đã là 吧, mẹ là 妈妈)

PA: ràng wǒ zuò wán gōngkè zài shuō ba, māmā.

“Đã” cũng như các tiểu từ tình thái cầu khiến nhóm 1, có thể kết hợp với các động từ cầu khiến mang ý nghĩa cầu khiến khẳng định mà không thể kết hợp với động từ cầu khiến mang ý nghĩa phủ định.

Ví dụ: - Hẵng thong thả đã. [1,19,tr.317]

PA: màn yī màn.

- Mời ngài cứ ngồi đã, đó là chuông hết giờ…[1,21,tr.335]

请坐(罢)!那是退班铃![4,7,tr.82]

PA: qǐng zuò ba, nà shì tùi bān líng.

“Đã” có thể kết hợp với các tiểu từ tình thái cầu khiến khác: đã nào, đã nhé, đi đã

Ví dụ: - Để tớ xem đã nào! [1,14,tr.226]

让我来看一看罢![3,14,tr.158] PA: ràng wǒ lái kàn yī kàn ba.

- Hẵng để đấy, uống thuốc đi đã! [1,24,tr.420]

先不管它,吃药罢![4,10,tr.148]

PA: xiān bù guǎn ta, chī yào ba.

“Đã” cũng có thể xuất hiện ở dạng rút gọn câu cầu khiến “V+đã”. Ví dụ: - Khoan đã…[2,1,tr.18]

D: 等一下!

PA: děng yī xià.

b. Thôi

“Thôi” có ý nghĩa cầu khiến là chủ ngôn muốn tiếp ngôn thực hiện hành động mà chủ ngôn cho là tối thiểu, thích hợp nhất, có ý nghĩa nhất tại thời điểm phát ngôn.

Ví dụ: - Ta về đi thôi! [1,3,tr.53]

我们还是回去罢![3,3,tr.34] PA: wǒmén háishì húiqù ba. - Kéo đi thôi! [1,5,tr.67]

走你的罢![3,5,tr.46]

“Thôi” cũng không thể kết hợp với các động từ cầu khiến mang ý nghĩa phủ định mà có thể kết hợp với các động từ cầu khiến mang ý nghĩa khẳng định.

Ví dụ: - Cho chúng tôi khuân đi thôi, chúng tôi nhà nghèo dùng được tất. [1,8,tr.98]

让我拿去罢,我们小户人家,用得着![3,8,tr.70]

PA: ràng wǒ ná qù ba, wǒmén xiǎo hù rénjiā yòng de zháo. - Bác cứ đi đi thôi. [1,24,tr.411]

你去就是(了)![4,10,tr.140] PA: nǐ qù jìushì le.

“Thôi” cũng có khả năng kết hợp với các tiểu từ tình thái cầu khiến khác, trong đó tổ hợp “đi thôi” vì được sử dụng nhiều tạo thành tổ hợp tương đối ổn định.

Ví dụ: - Ta làm ngay đi thôi.

D: 我们动手罢!(trong đó, ta là 我们, làm ngay là 动手, đi thôi là罢) PA: wǒmén dòngshǒu ba.

- Hay là ta về đi thôi! [1,14,tr.225]

还是我们走的好罢![3,14,tr.157]

PA: háishì wǒmén zuǒ de hǎo ba.

“Thôi” còn có một cách dùng khác với các tiểu từ tình thái cầu khiến khác, đó là “mệnh đề+từ nối+mệnh đề+thôi”, trong đó, từ nối thường do mà đảm nhiệm.

Ví dụ: - Từ nay về sau thì mình dùng thứ này thôi! [1,18,tr.288]

你以后就用这个(罢)---![4,4,tr.44]

PA: nǐ yǐhòu jìu dùng zhègè ba.

Ví dụ: - Ta về đi thôi nhé.

D: 我们回去罢!(trong đó, ta là 我们, về là 回去, đi thôi nhé là 罢) PA: wǒmén húiqù ba.

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)