Phương tiện bán tường minh

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 42)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2 Phương tiện bán tường minh

Động từ cầu khiến đặc biệt: mong (希望 xī wàng) , muốn(xiǎng)

Hai động từ “mong” và “muốn” được xếp vào nhóm động từ cầu khiến đặc biệt là vì: trước hết chúng là động từ trạng thái vì có thể kết hợp với phụ từ “rất”, nhưng trong ý nghĩa từ vựng của chúng lại có ý nghĩa cầu khiến, và chúng cũng có thể hoạt động như động từ ngôn hành cầu khiến trong cấu trúc mô hình cầu khiến K1. Hai từ này có thể hoạt động trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến như các động từ ngôn hành cầu khiến nhưng lại không hoàn toàn mang tính chất động từ ngôn hành cầu khiến vì chúng có khả năng kết hợp khác với các động từ ngôn hành cầu khiến, do vậy có thể nói rằng, “mong” và “muốn” là hai động từ cầu khiến đặc biệt, chúng là phương tiện bán tường minh biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp.

a. Mong

“Mong” có ý nghĩa cầu khiến là chủ ngôn trông ngóng, chờ đợi điều gì đó xảy ra cho tiếp ngôn, nó có ý nghĩa cầu khiến giống như xin và chúc. Khi “mong” hoạt động trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến chúng chỉ mang sắc thái ý nghĩa cầu chứ không có tính khiến, tức là vị thế giao tiếp của chủ ngôn ngang bằng hoặc thấp hơn tiếp ngôn. Tính cầu của “mong” tùy theo từng ngữ cảnh cụ thể có thể tương ứng với hành động đề nghị, xin, chúc…

Vi dụ: - Mong hai bác đông con nhiều cháu… D: 希望二老多子多孙!

PA: xīwàng èrlǎo duōzǐduōsūn.

Trong ví dụ trên, mong có nghĩa là 希望, hai bác là 二老, đông con nhiều cháu là 多子多孙. Câu trên thỏa mãn mô hình cấu trúc K1.

b. Muốn

“Muốn” có ý nghĩa cầu khiến là chủ ngôn đòi hỏi về tâm lý cần tiếp ngôn làm điều gì cho mình hoặc mình cần có cái gì với tiếp ngôn. “Muốn” mang ý

nghĩa khiến hơn ý nghĩa cầu, tức là khi chủ ngôn sử dụng từ này trong câu là có vị thế giao tiếp cao hơn hoặc ngang bằng với tiếp ngôn. Tính cầu khiến của “muốn” tùy theo từng ngữ cảnh cụ thể có thể tương ứng với hành động đề nghị và yêu cầu.

Ví dụ: - Em muốn những lần sau qua sông này thuyền chàng hãy xuôi thẳng…[2,2,tr.198]

D: 希望下次再经过这条江的时候你的船不要再停留。(trong đó,

muốn là 希望, những lần sau là 下次, (khi) qua sông này là 经过这条江(的 时候), thuyền chàng là 你的船, hãy xuôi thẳng là 不要再停留)

PA: xīwàng xiàcì zài jīngguò zhè tiáo jiāng de shíhòu nǐ de chuán búyào zài tínglíu.

- Em muốn… Chàng đừng gặp lại em nữa… Em muốn… Hãy để mình em gánh chịu định mệnh…[2,2,tr.198]

D: 我希望(想),你不要再见我了,我希望(想),让我一个人来承受 宿命吧!(trong đó, em là 我, muốn là 想, chàng là 你, đừng gặp lại em nữa

là 不要再见我了, hãy để mình em gánh chịu định mệnh là 让我一个人来承 受宿命吧)

PA: wǒ xīwàng (xiǎng), nǐ búyào zài jiàn wǒ le, wǒ xīwàng (xiǎng), ràng wǒ yígèrén lái chéngshòu sùmìng ba.

“Mong” trong tiếng Việt có thể tương đương với “希望” (xī wàng) trong tiếng Hán, “Muốn” ở tiếng Việt thì có thể tương đương với “想” (xiǎng) trong tiếng Hán, ở tiếng Hán hai từ có phạm trù ý nghĩa giống nhau nhưng đối tượng ứng dụng khác nhau, “希望” (xī wàng) là biểu thị sự mong muốn lớn lao sẽ xảy ra trong tương lai xa, “想” (xiǎng) là biểu thị sự mong muốn những điều bình thường sẽ xảy ra trong tương lai gần. “希望” có mức độ cầu cầu cao

hơn “想” mà có mức độ khiến thấp hơn “想”, điều này giống với tiếng Việt “mong” có mức độ cầu cao hơn “muốn” và có mức độ khiến thấp hơn “muốn”. Giữa “mong” và “muốn” cũng như “希望” và “想” không có ranh giới tuyệt đối, khi chuyển dịch còn phải xem xét từng ngữ cảnh cụ thể để chọn một trong hai từ trên.

Tóm lại, “mong” và “muốn” là hai động từ cầu khiến đặc biệt bởi chúng không phải động từ ngôn hành đích thực, chúng hoạt động trong biểu thức ngôn hành cầu khiến tường minh nên được gọi là phương tiện bán tường minh.

Các ví dụ trên cho thấy, khi mong và muốn với vai trò là phương tiện biểu hiện hành động cầu khiến thì chúng hoạt động trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến K1 và chủ yếu là hoạt động với dạng rút gọn của K1=(D1)- Vnhck-D2-V(p), trong đó chủ ngôn D1 thường vắng mặt.

2.3. Tiểu kết

Tóm lại, phương tiện tường minh biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp có các động từ ngôn hành cầu khiến, trong tiếng Việt có 15 động từ có khả năng hoạt động trong mô hình cấu trúc cầu cầu khiến K1; trong tiếng Hán cũng có các từ tương tự mang ý nghĩa cầu khiến, cách dùng cũng giống như động từ tiếng Việt tương ứng, nhưng các ý nghĩa cầu khiến đó trong tiếng Hán được phân biệt kỹ lưỡng hơn, có trường hợp mấy từ cùng thể hiện một ý nghĩa, và tỷ mỉ hơn tức là những từ đó lại có sự khác nhau ở việc sử dụng trong các ngữ cảnh cụ thể.

Phương tiện bán tường minh biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp có hai từ “mong” và “muốn”, chúng không phải động từ cầu khiến thuần túy nhưng lại có khả năng hoạt động như các động từ ngôn hành cầu khiến. “Mong” và “muốn” có từ tương đương trong tiếng Hán, đó là“希望” và “想”, hai từ tiếng Hán này cũng có khả năng hoạt động trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến K1.

Chương 3: Phương tiện nguyên cấp trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) 3.1. Phương tiện nguyên cấp

Như trên đã nói, phương tiện nguyên cấp tức là phương tiện ngữ pháp, nó gồm có các phương tiện không phải do thực từ đảm nhiệm, đó là hư từ, trật tự từ và ngữ điệu. Ở đây, chúng tôi chỉ thảo luận phương tiện ngữ pháp hình thức chứ không ban về ngữ điệu, vì nghiên cứu ngữ điệu câu cầu khiến còn phải dựa trên máy móc chuyên dụng, hiện nay chưa đủ điều kiện để nghiên cứu.

3.1.1 Nhóm vị từ tình thái “hãy, đừng, chớ” trực tiếp diễn đạt ý nghĩa cầu khiến

“Hãy, đừng, chớ” có tư cách là vị từ tình thái cầu khiến và được xếp vào cùng một nhóm vì chúng có những đặc điểm chung:

a. Chúng là dấu hiệu phân biệt câu cầu khiến với câu trần thuật và câu hỏi mà đề ngữ đều do đại từ ngôi hai hoặc ngôi gộp đảm nhiệm. Nhóm từ này là đặc trưng ngữ pháp cầu khiến hiển nhiên nhất.

Ví dụ: - Mọi người hãy nhìn… Hoa biển. [2,1,tr.40] - Ba con nghe đây… đừng cãi nhau nữa. [2,1,tr.37]

Trong hai ví dụ trên, mọi người và ba con đều là đại từ ngôi hai số nhiều. b. “Hãy, đừng, chớ” hoạt động trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến K2 là đứng ở vị trí giữa câu, tức là vị trí sau phần đề ngữ, đứng đầu phần thuyết ngữ và trước vị từ. Chức năng của nhóm vị từ tình thái này khác với các nhóm phụ từ như đều, cũng, vẫn, cứ, đã, sẽ, đang, chưa, chẳng… ở chỗ: phần thuyết ngữ của câu trần thuật chỉ cần có vị từ là đủ cho nòng cốt câu. Các phụ từ khác trong câu có thể lược bỏ nhưng ở câu cầu khiến, sự kết hợp của “hãy, đừng, chớ” và vị từ mới làm nên phần thuyết ngữ của câu, nếu không có mặt

“hãy, đừng, chớ” mà chỉ có vị ngữ thì không còn là câu cầu khiến nữa. Ví dụ: - Dì hãy để mắt. [2,2,tr.125]

- Nàng đừng nói thế! [2,2,tr.194]

c. Câu cầu khiến chứa nhóm vị từ tình thái “hãy, đừng, chớ” không chỉ đi cùng với vị từ mà vị từ đó thường có phụ tố (gồm bổ tố và trạng tố). Nếu vị từ không kèm theo phụ tố thì thường có tiểu từ tình thái đứng cuối câu.

Ví dụ: - Tốt hơn là con hãy cất cây tiêu này đi. [2,2,tr.132]

- Em muốn những lần sau qua sông này thuyền chàng hãy xuôi thẳng…

Hãy quên em đi! [2,2,tr.198]

d. Câu cầu khiến chứa nhóm vị từ tình thái này có thể rút gọn đề ngữ mà chỉ còn phần thuyết ngữ. Do vậy, có thể có mô hình cấu trúc câu cầu khiến như sau:

Dạng đầy đủ: K2=D2+Vtck+V(+p) Dạng rút gọn: K2=Vtck+V(+P) Ví dụ: Dạng đầy đủ: Nàng đừng lo! Dạng rút gọn: (Nàng) Đừng lo!

Trong ngữ cảnh cụ thể, đề ngữ “nàng” có thể có mặt hoặc vắng mặt, hai ví dụ trên đều có ý nghĩa cầu khiến giống nhau.

Trong ngữ pháp truyền thống tiếng Việt, “hãy, đừng, chớ” là hư từ, xét về vị trí trong cấu trúc câu, chúng là vị từ, vị từ là tên gọi chung của động từ và tính từ. Đứng ở góc độ chức năng ý nghĩa trong câu, vị từ có thể chia ra thành 4 loại: vị từ hành động, vị từ trạng thái, vị từ tính chất và vị từ tình thái, trong đó, 3 loại vị từ đầu đều mang ý nghĩa từ vựng, do vậy chúng là những vị từ thực; còn loại vị từ tình thái thì không mang ý nghĩa từ vựng, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, chúng đối lập với vị từ thực, nhưng lại có khả năng kết hợp với 3 loại vị từ đầu.

a. Hãy

“Hãy” là phương tiện nguyên cấp biểu thị tình thái cầu khiến khẳng định, chủ ngôn dùng “hãy” để ra lệnh, kêu gọi hoặc đề nghị tiếp ngôn thực hiện điều mình nêu ra. “Hãy” là khiến tiếp ngôn thực hiện điều chưa xảy ra ở thời điểm phát ngôn, nên sau “hãy” thường có động từ chỉ hành động cụ thể để minh họa.

Ví dụ: - Hãy bảo với con quỷ mặt đen…[2,2,tr.203]

D: 请告诉 “黑面具”!(trong đó, bảo với là 告诉, con quỷ mặt đen

“黑面具”)

PA: qǐng càosù hēi miànjù.

“Hãy” có phạm vi sử dụng rất rộng, vì nó là phương tiện nguyên cấp cầu khiến khẳng định duy nhất, nó có thể thể hiện nhiều mức độ cầu khiến khẳng định:

+ Mức độ cao: ra lệnh Ví dụ: - Hãy làm theo tôi!

D: 请跟着我做!(trong đó, tôi là我 làm theo là 跟着做) PA: qǐng gēnzhe wǒ zuò.

+ Mức độ trung bình: kêu gọi

Ví dụ: - Mọi người hãy nhìn… Hoa biển. [2,1,tr.40]

D: 大家请看,花海!(trong đó, mọi người là 大家, nhìn là 看, Hoa

biển là 花海)

PA: dàjiā qǐng kàn, huā hǎi. + Mức độ thấp: đề nghị

Ví dụ: - Tốt hơn là con hãy cất cây tiêu này đi. [2,2,tr.132]

D: (请)你最好把这棵树砍了!(trong đó, tốt hơn là 最好, con là你,

cất cây tiêu này đi là 把这棵树砍了)

“Hãy” là hư từ, không có ý nghĩa từ vựng, nhưng có thể kết hợp với nhiều thực từ khác. Trong đó có mấy từ kết hợp với “hãy” tạo nên kết cấu tương đối ổn định và diễn đạt ý nghĩa cầu khiến nhất định.

+ “Hãy” và tiểu từ cầu khiến đi.

Hai từ đi kèm nhau tạo nên ý nghĩa cầu khiến ra lệnh mạnh hơn.

Ví dụ: - Em muốn những lần sau qua sông này thuyền chàng hãy xuôi thẳng… Hãy quên em đi! [2,2,tr.198]

D: 希望你的船下次再经过这条江的时候不要再停留,请忘了我!

(như trên)

PA: xīwàng nǐ de chuán xiàcì zài jīngguò zhè tiáo jiāng de shíhòu búyào zài tínglíu, qǐng wàngle wǒ.

+ “Hãy” và “lên”

Trường hợp “hãy” kết hợp với vị từ biểu thị ý nghĩa tích cực như vui, khỏe, dũng cảm… thì sau những vị từ đó thường có phụ từ “lên” chỉ hướng phát triển tích cực đi kèm.

Ví dụ: - Hãy vui lên!

D:(请)开心一点!(trong đó, vui lên là 开心一点) PA: qǐng kāixīn yìdiǎn.

- Hãy mạnh mẽ lên!

D:(请)勇敢一点!(trong đó, mạnh mẽ lên là 勇敢一点)

PA: qǐng yǒnggǎn yīdiǎn.

“Hãy” có thể kết hợp với tất cả các động từ chỉ hoạt động của con người. Ví dụ: - Nàng hãy chờ ta…[2,2,tr.281]

D: 请你等我!(trong đó, nàng là 你, chờ là 等, ta là 我)

PA: qǐng nǐ děng wǒ.

D: 请给我的马食物!(trong đó, mang cho là 给, ngựa của ta là 我的马,

thúng thóc nếp trộn mật có nghĩa là thức ăn cho con ngựa tức là 食物)

PA: qǐng gěi wǒ de mǎ shíwù.

“Hãy” là hư từ không có tính từ vựng, trong tiếng Hán không có từ tương đương với “hãy”, nên khi dịch câu cầu khiến tiếng Việt chứa từ “hãy” sang tiếng Hán, sẽ có hai cách dịch: một là không dịch ra từ “hãy”, cách dịch này có tính lịc sự không cao, thường mang tính ra lệnh; cách dịch thứ hai là cho thêm vị từ cầu khiến “请”(qǐng)(xin/mời) ở đầu câu để tăng thêm tính cầu khiến và tính lịch sự, cách dịch này được dùng thường xuyên hơn.

b. Đừng, chớ (bié,甭 béng)

Ngược lại với “hãy” mang ý nghĩa cầu khiến khẳng định, chúng ta sẽ có “đừng, chớ” diễn đạt ý nghĩa cầu khiến phủ định với vị trí cấu trúc câu cầu khiến tương đương với “hãy”.

Ví dụ: - Ba con nghe đây… Đừng cãi nhau nữa. [2,1,tr.37]

D: 各位乡亲,别再吵架了!(trong đó, ba con là 各位乡亲, nghe đây

là để gây sự chú ý của ba con có thể không cần dịch, đừng là 别, nữa là 再,

cãi nhau là 吵架)

PA: gèwèi xiangqīn, bié zài chǎojià le. - Đừng lo cho mẹ.

D: 别担心妈妈。(trong đó, đừng là 别, lo là 担心, mẹ là 妈妈)

PA: bié dānxīn māmā.

Khi dùng “hãy” là chủ ngôn muốn tiếp ngôn thực hiện điều chưa xảy ra nên thường kèm theo phụ tố để minh họa, khác với “hãy”, khi dùng “đừng, chớ” là chủ ngôn không muốn điều đã xảy ra tiếp diễn nữa.

Ví dụ: - Nàng đừng nói thế. [2,2,tr.194]

PA: nǐ bié zhèyàng shuō.

- Lần sau đừng liều thế nhé…[2,3,tr.376]

D: 下次别再这样做了!(trong đó, lần sau là 下次, đừng là 别, liệu thế

là 这样做, nhé là 了)

PA: xiàcì bié zài zhèyàng zuò le.

Như trên đã nói, khi dùng “đừng, chớ” là chủ ngôn ngăn cản điều đã xảy ra, không muốn điều đó tiếp diễn, nên sau đại từ “thế, vậy” hoặc động từ thực thường kèm theo từ “nữa” để nêu rõ hơn ý muốn của mình.

Ví dụ: - Ba con nghe đây… Đừng cãi nhau nữa. [2,1,tr.37] D: 各位乡亲,别再吵架了!(như trên)

PA: gèwèi xiāngqīn, bié zài chǎojià le.

- Em muốn… Chàng đừng gặp lại em nữa…[2,2,tr.198] D: 我希望,你别再跟我见面了!(như trên)

PA: wǒ xīwàng, nǐ bié zài gēn wǒ jiànmiàn le.

Phương tiện nguyên cấp cầu khiến phủ định có “đừng” và “chớ”, trong khi phương tiện nguyên cấp cầu khiến khẳng định lại chỉ có duy nhất là “hãy”, chắc chắn không phải chỉ vì thói quen nói năng của người Việt mà giữa hai từ đó có sự khác biệt với nhau. “Đừng” và “chớ” khác nhau ở mức độ cầu khiến, “đừng” được sử dụng nhiều hơn với mức độ cầu khiến là trung bình, “chớ” với mức độ cầu khiến mạnh hơn, được sử dụng ít hơn. Trong đó, hai từ đều thể hiện tính cầu hơn tính khiến.

Ví dụ: - Mày đừng làm thế!

D: 你别这样做!(trong đó, mày là 你, đừng là 别, làm thế là 这样做)

PA: nǐ bié zhèyàng zuò. - Mày chớ làm thế!

PA: nǐ béng zhèyàng zuò.

Trong hai ví dụ trên, câu thứ nhất mang ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhất, câu thứ hai có ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn. Do vậy chúng tôi sẽ có mức độ ý nghĩa cầu khiến:

Đừng﹤Chớ.

Trong tiếng Hán, “别”(bié) và “甭”(béng) là phó từ phủ định, hai từ đồng nghĩa với nhau, nhưng “别”(bié) được sử dụng nhiều hơn. Chúng cũng hoạt động trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến K2.

Tóm lại, nhóm vị từ tình thái “hãy, đừng/chớ” là nhóm từ làm phương tiện nguyên cấp trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến rõ nét nhất, chúng hoạt động trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến K2=D2-Vtck-V(p) và dạng rút gọn của K2. “Hãy” và “đừng/chớ” đứng ở hai cực đối lập, “hãy” mang ý nghĩa cầu khiến khẳng định, “đừng/chớ” mang ý nghĩa cầu khiến phủ định. Trong tiếng Hán, không có từ tương đương với “hãy”; nhưng có nhóm từ tương đương với “đừng/chớ”, đó là “别bié/甭béng”, khả năng hoạt động của

chúng trong câu cầu khiến cũng hoạt động trong mô hình cấu trúc K2.

3.1.2 Nhóm tiểu từ tình thái cầu khiến cuối câu

Tiểu từ là từ loại có đặc điểm sau:

Về ý nghĩa: tiểu từ diễn đạt ý nghĩa tình thái trong mối quan hệ với mục đích phát ngôn biểu thị cảm xúc của người nói.

Về ngữ pháp: tiểu từ thường đứng đầu hoặc cuối câu, ít chịu ảnh hưởng của những biến đổi trật tự từ và cấu trúc.

Tiểu từ cầu khiến cũng có tác dụng biểu đạt mục đích cầu khiến của phát ngôn để phân biệt với mục đích hỏi và mục đích trần thuật đồng thời là hình thức tạo nên dạng thức câu cầu khiến. Trong tiếng Việt có 7 tiểu từ thỏa mãn điều kiện trên, đó là: đi, với, xem, đã, thôi, nào, nhé. 7 tiểu từ cầu khiến có thể đứng một mình tạo thành câu cầu khiến, chúng cũng có thể kết hợp với nhau

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)