Điểm qua lịch sử nghiên cứu câu cầu khiến trong tiếng Hán

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 25)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.4.4.1Điểm qua lịch sử nghiên cứu câu cầu khiến trong tiếng Hán

Vấn đề câu cầu khiến trong tiếng Hán đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng người xác lập định nghĩa và phạm vi cầu khiến hiện tại là Lữ Thúc Tương, trong cuốn sách “Trung Quốc Văn Pháp Lược Yếu” [17,tr72], ông cho rằng cầu khiến là một loại ngữ khí: cầu khiến là một loại ngữ khí “với mục đích là chi phối hành động của chúng ta”, ông đã sáng lập ra khuynh hướng nghiên cứu câu cầu khiến dựa trên lý thuyết ngữ khí. Ông cho rằng sự chênh lệnh ngữ khí có cao thấp, nhanh chậm tạo nên sự khác nhau trong câu cầu khiến như cấm chỉ, mệnh lệnh, cầu xin, khuyên nhủ v.v. Ông cũng đã khảo sát một số ngữ khí từ thường gặp có thể diễn đạt ngữ khí cầu khiến.

Nhà Hán ngữ học nổi tiếng, giáo sư Vương Lực trong cuốn “Ngữ pháp Trung Quốc hiện đại” [18, tr62] cũng đồng tình với quan điểm của ông Lữ Thúc Tương, ông định nghĩa “ngữ khí cầu khiến” là ngữ khí biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh, khuyên bảo, khuyên nhủ, cầu xin v.v. Ông còn chú ý đến quan hệ giữa hành động cầu khiến với các hình thức câu.

Ngoài “thuyết ngữ khí” nổi tiếng trong việc nghiên cứu câu cầu khiến, “thuyết chức năng” cũng có nhiều nhà nghiên cứu đi theo. Người đề ra “thuyết chức năng” đầu tiên là ông Chu Đức Hy. Trong chương một “Bai giảng ngữ pháp” [20, tr48], ông nói rằng “xét về chức năng câu, có thể chia câu thành năm loại là câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu xưng hô”, “tác dụng của câu cầu khiến là yêu cầu người tiếp nhận làm việc gì đó”. Ông còn nhận ra rằng, “quan hệ giữa hình thức câu và chức năng câu rất phức tạp, tức là, có trường hợp trùng nhau”, ông nêu ví dụ một số câu trần thuật mà thể hiện bằng hình thức nghi vấn, câu nghi vấn lại thể hiện bằng hình thức cầu khiến.

Từ những năm tám mươi thế kỷ trước, việc nghiên cứu câu cầu khiến đã đi vào một thời kỳ mới, phát triển mạnh mẽ, chủ yếu thể hiện ở số lượng các

công trình nghiên cứu ngày càng nhiều, phạm vi nghiên cứu ngày càng sâu rộng, phương pháp nghiên cứu ngày càng đổi mới.

Tóm lại, việc nghiên cứu câu cầu khiến tiếng Hán cũng đã có một thời gian không gắn, nhưng trong giới Hán ngữ học vẫn có những ý kiến khác hẳn nhau, về một số vấn đề cơ bản như phạm vi câu cầu khiến, tính chất câu cầu khiến và chức năng câu cầu khiến v.v. vẫn chưa có một quan điểm nào có thể thuyết phục được tất cả các nhà nghiên cứu. Nhưng cũng có điều đáng mừng là những năm gần đây có nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến câu cầu khiến và ra đời nhiều chuyên luận nói về vấn đề này.

1.4.4.2 Nhận diện câu cầu khiến trong tiếng Hán

Các động từ có khả năng hoạt động trong câu cầu khiến thường mang hai đặc trưng ngữ nghĩa, đó là tính điều khiển và tính hành động (tức là động từ ngôn hành). Câu cầu khiến tiếng Hán thể hiện bằng động từ ngôn hành có nhiều hình thức như kiểu câu cầu khiến chỉ có gồm có một thành phần là một động từ ngôn hành; kiểu câu cầu khiến có hai động từ ngôn hành lặp lại; kiểu câu cầu khiến chứa chữ “把”(bǎ)…

Một số tính từ tiếng Hán cũng có thể đi vào hoạt động trong câu cầu khiến đóng vai động từ ngôn hành. Chúng chủ yếu hoạt động trong hai kiểu câu:

a. “tính từ + 一点(yī diǎn)!”

请小心一点!(qǐng xiǎo xīn yī diǎn) D: Hãy cẩn thận một chút!

b. “别bié(太tài)+ tính từ +(了 le)!”

别太粗心了!(bié tài cū xīn le) D: Đừng sơ ý!

Những tính từ có thể làm vị ngữ trong câu cầu khiến trước hết phải mang đặc trưng ngữ nghĩa tính điều khiển, gồm có hai trường hợp sau: người thực

hiện hành động có thể mang hoặc không mang một trạng thái tính chất nào đó theo ý chí của mình; người thực hiện hành động có thể tránh mang hoặc không mang một trạng thái tính chất nào đó theo ý mình.

Trường hợp phó từ đứng ra làm câu cầu khiến rất ít, chủ yếu có phó từ mang ý nghĩa phủ định như “别 bié”(đừng), “甭 béng”(chớ), phó từ có ý nghĩa thúc giục như “赶紧gǎn jǐn”, “赶快 gǎn kuài” (nhanh lên) và những từ chỉ phương thức như “一块 yī kuài(儿ér)”, “一起 yī qǐ” (cùng nhau) v.v.

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 25)