Động từ ngôn hành

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 28)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1Động từ ngôn hành

Trong tác phẩm ngôn ngữ học nổi tiếng “How to do things with words” (Nói là hành động), tác giả người Anh J. L. Austin [16, tr16-20]đã nêu ra thuật ngữ “hành động ngôn từ”, tức là hành động được thực hiện qua con đường nói năng (ở chương I đã nói), với quan niệm đó ông đã nêu ra thuật ngữ “động từ ngôn hành”, nó được hiểu là những động từ chỉ hành động được thực hiện bằng ngôn từ.

Ví dụ: - Em chào anh!

Trong ví dụ này chủ ngôn đã thực hiện một hành động là hành động chào hỏi thông qua con đường nói năng, đó là chủ ngôn sử dụng một hành động ngôn từ; đồng thời, lúc chủ ngôn nói ra phát ngôn này là đã thực hiện hành động chào hỏi bằng cách dùng động từ “chào”, do vậy, “chào” là động từ ngôn hành.

Trong cụ thể từng ngôn ngữ như tiếng Việt, động từ ngôn hành được nhận diện bằng mấy tiêu chí sau đây:

a. Trước hết, động từ ngôn hành phải là động từ biểu thị hành động và được thực hiện bằng cách nói năng, khi chủ ngôn phát ngôn kết thúc cũng là lúc hành động đó được thực hiện xong. Do vậy, những động từ không biểu thị hành động động từ trạng thái và động từ được thực hiện bằng hành động như vật lý nào đó thì không phải là động từ ngôn hành.

Ví dụ như động từ “đánh”, “ăn”, “mặc” thì không phải là động từ ngôn hành vì chúng tuy là động từ biểu thị hành động nhưng không thể thực hiện bằng cách nói năng, chúng được thực hiện bằng hành động vật lý “đánh”, “ăn” và “mặc”.

b. Đề ngữ của phát ngôn chứa động từ ngôn hành chủ ngôn nên phải ở ngôi thứ nhất/ngôi gộp: tôi, chúng tôi. Cũng có trường hợp đề ngữ không có mặt.

Ví dụ: - Tôi khuyên anh nên làm việc cẩn thận. (câu cầu khiến) - Anh ấy khuyên anh nên làm việc cẩn thận. (câu trần thuật)

Hai ví dụ trên khác nhau ở chủ ngôn phần đề ngữ. Chủ ngôn của phát ngôn thứ nhất là “tôi”, do vậy, lúc câu này được nói ra thì cũng là lúc người đề xuất (tức là “tôi”) đã thực hiện hành động “khuyên”, thỏa mãn điều kiện câu cầu khiến; chủ ngôn của phát ngôn thứ hai là “anh ấy”, do vậy câu này chỉ có ý là thông báo cho tiếp ngôn việc anh ấy khuyên anh nên làm việc cẩn thận vì hành động “khuyên” đó đã được thực hiện trước khi phát ngôn này được nói ra, câu này chỉ là câu trần thuật.

c. Bổ ngữ của động từ ngôn hành là đối ngôn nên nó phải ở ngôi thứ hai như anh, các anh…

Ví dụ: - Tôi khuyên anh nên làm việc cẩn thận. - Tôi khuyên anh ấy nên làm việc cẩn thận.

Sự khác nhau ở hai ví dụ trên là ở chủ ngôn phần thuyết, phát ngôn thứ nhất là “anh”, là ngôi hai, do vậy, phát ngôn này là lực ngôn trung thực tiếp tác động đến tiếp ngôn; phát ngôn thứ hai thì là tác động đến “anh ấy”, người thứ ba ngoài hội thoại, phát ngôn ấy chỉ là thông báo cho tiếp ngôn việc chủ ngôn khuyên anh ấy nên làm việc cẩn thận.

d. Động từ ngôn hành phải được thực hiện ở thời điểm hiện tại.

Ví dụ phát ngôn “Tôi vừa khuyên anh nên làm việc cẩn thận”, thì đây là phát ngôn trần thuật, vì phát ngôn có chứa từ tình thái chỉ thời gian “vừa” nêu rõ hành động “khuyên” đã xảy ra ở trước thời điểm phát ngôn được nói ra. Dó đó, có thể nhận thấy rằng phát ngôn chứa động từ ngôn hành không được chứa các từ tình thái chỉ thời gian đi kèm.

e. Động từ ngôn hành phải nằm trong mệnh đề chính của phát ngôn. f. Động từ ngôn hành không đứng sau các từ phủ định và các từ có hàm ý phủ định như không, chưa, chẳng, suýt… cũng không đứng sau các từ biểu thị dự định.

Ví dụ: - Tôi chẳng khuyên anh nên làm việc cẩn thận, - Tôi định khuyên anh nên làm việc cẩn thận.

Ví dụ thứ nhất có chứa từ “chẳng” cho nên hành động khuyên chưa bao giờ được thực hiện; ví dụ thứ hai chứa từ “định” có nghĩa là chủ ngôn chỉ có ý muốn thực hiện hành động “khuyên”, chứ không nhất thiết sẽ thực hiện hành động.

Một động từ khi thỏa mãn 6 điểm nói trên mới có thể là một động từ ngôn hành. Động từ ngôn hành có thể được phân chia theo lực ngôn trung mà nó chứa, sẽ có 3 loại động từ ngôn hành và 3 loại phát ngôn chứa chúng tương ứng:

Loại 1: Phát ngôn trần thuật chứa động từ ngôn hành trần thuật, gồm có khẳng định, thông báo…

Loại 2: Phát ngôn nghi vấn chứa động từ ngôn hành nghi vấn, tức là động từ ngôn hành hỏi.

Loại 3: Phát ngôn cầu khiến chứa động từ ngôn hành cầu khiến, gồm córa lệnh, cấm, yêu cầu, xin phép…

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 28)