1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tiền lương của người lao động tại Công ty Dịch vụ Thương Mại Thăng Long (2)

54 577 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 387 KB

Nội dung

Trường Đại họcThương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán 1PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả yếu tố sức lao động mà người bán sức lao động nhận được từ người sử dụng lao động. Do vậy tiền lương luôn là đề tài mang tính thời sự và được mọi người và toàn xã hội quan tâm. Trong thực tế, nhiều lần Nhà nước đã điều chỉnh mức lương tối thiểu đã dẫn đến sự thay đổi về tiền lương, thu nhập và đời sống của người lao động. Việc thúc đẩy, khuyến khích người lao động hoàn thành tốt công việc, phát huy khả năng sáng tạo của họ trong công việc, nâng cao chất lượng công việc đồng thời nâng cao năng suất lao động của họ là việc mà bất kỳ doanh nghiệp nào, người quản lý nào cũng muốn thực hiện đẻ đạt được mục đích cao nhất. Đối với người lao động tiền lương, tiền thưởng có yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ, nó thể hiện mức sống của mỗi người và mỗi gia đình.Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải đảm bảo mức lương phù hợp với hao phí sức lao động mà họ bỏ ra. Đối với các doanh nghiệp thì tiền lương và các khoản trích theo lương là một bộ phận quan trọng của chi phí sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh. Để sử dụng khoản chi phí này một cách tốt nhất, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doan nghiệp cần phải có một chính sách tiền lương h ợp lý không những phù hợp với đặc điểm của doan nghiệp mà còn phải đúng với quy định của Nhà nước. Các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi phân tích tình hình thu nhập cụ thể là tiền lương của người lao động nhằm sử dụng và phân phối quỹ tiền lương cho người lao động một cách hợp lý, đảm bảo hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp. Sinh viên: Lớp: 1 Trường Đại họcThương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán Bên cạnh đó thu nhập của người lao động cũng là vấn đề được Nhà nước quan tâm, thông qua các chính sách tiền lương Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Mặt khác, vấn đền này cũng gắn liền với lợi ích của Nhà nước bởi vì một bộ phận người lao động có thu nhập cao và các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long thành lập ngày 01/08/1960. Trước đây công ty là đơn vị trực thuộc Công ty Cẩm Phả, hiện nay công ty là thành viên của tập đoàn than – khoảng sản Việt Nam. Là một đơn vị kinh tế Nhà nước, Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long có nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt mục đích tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi. Để đạt được mục tiêu đó, một yêu cầu khách quan là Công ty phải tổ chức phân công lao động hợp lý, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở đó nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống công nhân viên. Vấn đề về lao động, đặc biệt là tiền lương của người lao động luôn được sự quan tâm, chú trọng Công ty đã xác định được cơ chế trả lương tương đối hợp lý để thúc đẩy khuyến khích người lao động gắn bó và cống hiến cho công ty. 1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài Việc thống kê phân tích tiền lương của người lao động tại Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long nói riêng và của người lao động trong nền kinh tế là vô cùng quan trọng và cần thiết mang tính cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ quan điểm đó đồng thời qua quá trình thực tập tại Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán, đặc biệt là với sự nhiệt tình hướng dẫn của CN. Nguyễn Văn Giao nên em đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tiền lương của người lao động tại Công ty Dịch vụ Thương Mại Thăng Long”. Sinh viên: Lớp: 2 Trường Đại họcThương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa những lý luận cơ bản và tiền lương và các phương páp nghiên cứu về tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp, vận dụng các phương pháp đi sâu phân tích thống kê tiền lương của người lao động tại Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long để có cái nhìn khách quan và sự đánh giá tổng quát về mức sống của người lao động tại Công ty nói riêng và trong ngành than nói chung. Trên cơ sở phân tích đó đánh giá cơ cấu thu nhập của Công ty, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương của Công ty và phần nào phát hiện được những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý và sử dụng tiền lương của Công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý sử dụng và phân phối tiền lương của người lao động tại Công ty. 1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu thống kê phân tích về tiền lương của người lao động tại Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long. Chri tiêu dùng để phân tích là tổng tiền lương, tiền lương bình quân, tỷ suất tiền lương và một số chỉ tiêu khác có liên quan đến tiền lương tại Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long từ năm 2006 – 2009 1.5. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 4 chương: Phần mở đầu: Tổng quan nghiên cứu về tiền lương của người lao động Chương I: Một số lý luận cơ bản về tiền lương và phân tích thống kê tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp. Chương II: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thống kê thực trạng tiền lương của người lao động tại Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long. Chương III: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm quản lý và sử dụng quỹ tiền lương của người lao động tại Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long. Sinh viên: Lớp: 3 Trường Đại họcThương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. Một số lý luận cơ bản về tiền lương của người lao động 1.1.1. Khái niệm, vai trò, bản chất và chức năng của tiền lương 1.1.1.1. Khái niệm về tiền lương Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc trong các doanh nghiệp dịch vụ là tất cả các khoản thu nhập trực tiếp hoặc gián tiếp của người lao động đã tham gia quá trình sản xuất xã hội tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ mà họ được bù đắp bằng tiền công, bảo hiểm xã hội, tiền bồi dưỡng giữa ca, tiền ăn trưa, tiền đi nghỉ mát, tiền đi du lịch… Thu nhập với tư cách là giá trị hay sản phẩm có vai trò quan trọng với chủ doanh nghiệp, người lao động và các đối tượng khác. Họ cần thu nhập để duy trì cuộc sống của mình và nuôi sống gia đình của họ. Nó là nguồn sống để tái sản xuất sức lao động, nên duy trì thu nhập có vai trò quyết định đến mức sống của cán bộ - công nhân viên, thu nhập cao sẽ có mức sống cao và ngược lại. * Cấu thành của thu nhập Thu nhập của người lao động là tất cả các khoản tính bằng tiền mà người lao động nhận được dưới hình thức trả công lao động, thu nhập của người lao động bao gồm các khoản sau: - Tiền lương cơ bản - Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ - Các khoản phụ cấp - Các khoản thu nhập khác. Trong các khoản trên phần lớn thu nhập mà người lao động có được là tiền lương. Sinh viên: Lớp: 4 Trường Đại họcThương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán * Tiền lương Theo điều 55 Bộ Luật lao động: “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức trả của người sử dụng lao động không được thấp hơn mức trực tiếp tối thiểu mà Nhà nước quy định”. Về mặt kinh tế: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền giá trị sức lao động, là giá cả sức lao động được hình thành qua sự thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động. Do người sử dụng lao động trả cho người lao động. * Các phạm trù về tiền lương - Tiền lương danh nghĩa: Là tiền lương trả cho người lao động dưới hình thức tiền tệ. Trên thực tế mức lương trả cho người lao động đều là tiền lương danh nghĩa, bản thân nó chưa đưa ra một nhận thức đầy đủ về mức trả công thực tế cho người lao động. Vì lợi ích của người lao động nhận được còn phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của giá cả hàng hóa, dịch vụ và mức thuế mà họ phải nộp. - Tiền lương thực tế: Là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người lao động có thể mua sắm được từ tiền lương của mình sau khi đã đóng góp các khoản thuế theo quy định của Nhà nước. Tiền lương thực tế phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là số lượng tiền lương danh nghĩa và chỉ số giá cả hàng hóa dịch vụ. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có thể được thể hiện qua công thức sau: Tiền lương thực tế = Tiền lương danh nghĩa Chỉ số giá cả hàng hóa, dịch vụ - Tiền lương tối thiểu Theo tổ chức lao động quốc tế những yếu tố cần thiết xác định mức lương tối thiểu gồm: nhu cầu của ngươi lao động và gia đình của họ, có chú ý Sinh viên: Lớp: 5 Trường Đại họcThương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán đến mức lương tối thiểu chưa được điều chỉnh tùy thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế,chỉ số giá sinh hoạt và cun cầu lao đọng trong từng thời kỳ. Nước ta quy định mức lương tối thiểu chung và được ấn định theo giá sinh hoạt để trả cho người lao động làm việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường để bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy để tái sản xuất sức lao động. Tùy theo từng thời kỳ mà Nhà nước quy định mức lương tối thiểu được áp dụng trên phạm vi toàn quốc là 540.000 đ/tháng. 1.1.1.2. Vai trò, bản chất và chức năng của tiền lương * Vai trò của tiền lương Tiền lương có vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động và cả đối với doanh nghiệp. Họ cần thu nhập để duy trì cuộc sống của mình và nuôi sống gia đình của họ. Nó là nguồn sống để tái sản xuất sức lao động, nên duy trì tiền lương có vai trò quyết định đến mức sống của người lao động. Thông qua tình hình tiền lương của doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát quy mô,chất lượng lao động và phần nào đánh giá được tình hình đời sống của người lao động. Tiền lương còn có ý nghĩa trong công tác quản lý nói chung, quản lý doanh nghiệp nói riêng. Tiền lương được coi là công cụ quản lý quan trọng góp phần phân phối, sắp xếp một cách hợp lý lao động giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành. Có thể nói tiền lương là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất để tăng năng suất lao động, không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nói riêng và trong toàn xã hội nói chung. Thực hiện tốt công tác tiền lương sẽ tạo nên động cơ thúc đẩy tất cả mọi người mang hết tài năng và nhiệt huyết phấn đấu vì lợi ích chung của xã hội. * Bản chất của tiền lương Trong nền kinh tế kế hoạch hóa, tiền lương là một phần của thu nhập quốc dân. Sinh viên: Lớp: 6 Trường Đại họcThương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường thì tiền lương được coi là giá cả sức lao động. Giờ đây, tiền lương không chỉ đơn thuần là giá cả sức lao động mà nó còn bao gồm nhiều yếu tố khác. Tiền lương được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. * Chức năng của tiền lương • Chức năng tái sản xuất sức lao động Người lao động bán sức lao động của mình cho các doanh nghiệp, và nhận được tiền lương từ những nguồi sử dụng lao động. Phần thu nhập này để bù đắp lại sức lao động bỏ ra và tái sản xuất sức lao động cho tương loi.Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bằng việc trả công người lao động thông qua lương. Theo Các Mác: “Sức lao động là toàn bộ khả năng về thể lực và vị trí lực tạo nên cho con người khả năng sáng tạo ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội”. Chức năng tái sản xuất sức lao động chỉ thực hiện tốt khi đảm bảo đúng vai trò: Trao đổi ngang giá giữa hoạt động lao động và kết quả lao động. Nghĩa là tiền lương nhận được phải xứng đáng với sức lao động đã bỏ ra, thỏa mãn đủ các yêu cầu về tái sản xuất sức lao động của người lao động. • Chức năng đòn bẩy kinh tế Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng của sản xuất, là bộ phận có tính đồng nhất của sản xuất. Phát huy tốt yếu tố lao động sẽ giúp doanh nghiệp đạt kết quả cao về mọi mặt. Một chính sách tiền lương đúng đắn sẽ là động lực to lớn nhằm phát huy sức mạnh to lớn của nhân tố con người trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Tiền lương có tác dụng kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động, làm cho họ vì lợi ích của bản thân và gia đình mà lao động một cách tích cực với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Sinh viên: Lớp: 7 Trường Đại họcThương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán Vì vậy công tác tổ chức tiền lương phải gắn với kết quả lao động nhằm thúc đẩy và khuyến khích người lao động có tay nghề hoàn chỉnh tốt mọi công việc, ngày càng gắn bó với doanh nghiệp, phát huy khả năng sáng tạo của họ trong công việc, nâng cao chất lượng tăng năng suất lao động. Như vậy tiền lương có tác dụng là đòn bẩy kinh tế. * Chức năng công cụ quản lý Tiền lương là một bộ phận chi phí đầu vào của doanh nghiệp, là phần chi phí kinh doanh doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng sức lao động. Do đó nó làm ảnh hưởng đến phần lợi nhuận doanh nghiệp thu được. Lợi nhuận là mục tiêu xuyên suốt, chiến lược kinhdoanh lâu dài và là mục tiêu cao nhất mà các doanh nghiệp theo đuổi. Để thu được lợi nhuận cao, một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp thường áp dụng là giảm các khoản chi phí trong đó có chi phí tiền lương. Chi phí tiền lương là những đảm bảo có tính pháp lý của Nhà nước về quyền lợi tối thiểu mà người lao động được hưởng kể từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành công việc. Mức lương tối thiểu là nền tảng cho chính sách trả lương và việc trả lương trong doanh nghiệp, bởi vậy nó phải thể hiện bằng chính sách, bằng pháp luật và buộc mọi doanh nghiệp phải thực hiện bằng chính sách lao động. Việc tổ chức tốt công tác tiền lương giúp nâng cao chức năng quản lý của Nhà nước về lao động và tiền lương. *Chức năng điều hòa lao động Nền kinh tế phát triển với trình độ cao, sức cạnh tranh giữa sản phẩm ngày càng gay gắt. Những đòi hỏi của con người ngày càng cao hơn thì những chính sách về tiền lương, bậc lương không thể tách rời điều đó. Sự hấp dẫn do mức lương cao sẽ thu hút người lao động nhận mọi công việc dù ở đâu hay làm gì, điều này làm cho cơ cấu lao động trong các ngành nghề không đồng đều, mất cân đối. Do đó việc quy định thang bậc lương sẽ góp phần điều tiết lao động, tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý, góp phần ổn định chung thị trường lao động trong từng quốc gia. Sinh viên: Lớp: 8 Trường Đại họcThương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán * Chức năng thước đo hao phí về lao động xã hội Tiền lương là biểu hiện tiền của giá trị sức lao động, là giá cả sức lao động. Khi tiền lương trả cho người lao động ngang giá với sức lao động mà họ bỏ ra để thực hiện công việc người ta có thể xác định được hao phí lao động của toàn xã hội thông qua tổng quỹ lương cho toàn xã hội. 1.1.2. Các hình thức trả lương Việc trả lương cho người lao động được quản lý bởi các quy phạm, chính sách, chế độ của Nhà nước. Doanh nghiệp xác định tiền lương phải trả cho người lao động dựa trên số lượng lao động và sức lao động đã hao phí. Tiền lương của người lao động được trả theo năng suất lao động, chất lượng lao động và hiệu quả lao động. 1.1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức trả lương theo thời gian được thực hiện bằng việc tính trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo ngiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động. Tùy theo tính chất khác nhau mà mỗi ngành nghề cụ thể có một thang lương riêng, trong mỗi thang lương lại tùy theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, chuyên môn mà lại chia thành nhiều bậc lương, mỗi bậc lương lại có một tiền lương nhất định. Hình thức trả lương này được áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp như các doanh nghiệp hoạt động công ích, doanh nghiệp trả tiền cho người lao động theo hợp đồng đã ký kết, hoặc trả lương cho người lao động làm công tác quản lý, làm việc ở các bộ phận hành chính của doanh nghiệp. Tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp người ta trả lương theo 2 chế độ: + Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn + Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng Sinh viên: Lớp: 9 Trường Đại họcThương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán 1.1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Đây là hình thức lương cơ bản đang được áp dụng trong khu vực sản xuất hiện nay. Thực chất tiền lương theo sản phẩm trả cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra trên cơ sở đơn giá tiền lương đã xác định Tiền lương sản phẩm = Sản lượng thực tế * Đơn giá tiền lương Đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt năng suất lao động có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao trình độ tay nghề, ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, phương pháp lao động, làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Trong việc trả lương theo sản phẩm thì điều quan trọng nhất là phải xây dựng được các định mức kinh tế - kỹ thuật để là cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm, từng công việc một cách hợp lý. Căn cứ vào đơn giá sản phẩm của từng đối tượng, hình thức trả lương theo sản phẩm bao gồm: Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp, gián tiếp tập thể, theo sản phẩm có thưởng, theo sản phẩm lũy tiến, hình thức trả lương khoán. 1.1.2.3. Hình thức trả lương hỗn hợp Đây là sự kết hợp giữa hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Theo hình thức này tiền lương được chia làm 2 bộ phận: + Bộ phận lương cứng: Bộ phận này tương đối ổn định nhằm đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho người lao động. Bộ phận này sẽ được quy định theo bậc lương cơ bản và ngày công là việc của người lao động. + Bộ phận lương mềm: Tùy thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động của từng cá nhân người lao động và kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Sinh viên: Lớp: 10 [...]... nhập của người lao động tại Công ty Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long 2.3.2 Phân tích tiền lương bình quân 1 lao động của Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long Tiền lương bình quân có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh mức sống của cán bộ công nhân viên Tiền lương bình quân tăng lên là sự khuyến khích thiết thực cán bộ công nhân viên hăng hái công tác và cải thiện mức sống của họ Năng suất lao động. .. độ đãi ngộ với công nhân viên cũng được chú trọng • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương bình quân của người lao động trong Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long Bảng 4: Phân tích biến động tiền lương bình quân một lao động tại Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long hai năm 2007 – 2008 Bộ phận Sinh viên: Tổng tiền lương Số lao động Tiền lương bình XoT1 Lớp: Trường Đại họcThương Mại Khoa Kế toán... tiền lương của người lao động tại công ty dịch vụ thương mại thăng long 1.4.1 Ý nghĩa của việc phân tích thống kê tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp Việc phân tích thống kê các hoạt động kinh doanh giúp các doanh nghiệp đưa ra những chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn và quy luật khách quan Phân tích thống kê tiền lương của người lao động. .. hình sử dụng lao động và tiền lương của người lao động tại Công ty Dịch vụ thương mại Thăng Long Bảng 8: Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng lao động và tiền lương tại Công ty Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chỉ số (%) 128330 1578500 123(IM) 1 Tổng doanh thu (ΣM)(tr.đ) 3500 4100 117,14 (IT) 2 Số lao động bình quân(ΣT) (người) 3 Tổng tiền lương (X’)(%) 4 Năng suất lao động ( (W ) (tr.đ) 5 Tiền lương bình... thành lập Tổng công ty than Quảng Ninh, gồm hai Công ty đó là: Công ty than Hòn Gai và Công ty Dịch vụ Thương Mại Thăng Long Mỏ Thống nhất trực thuộc Công ty Dịch vụ Thương Mại Thăng Long quản lý Tháng 12 năm 1997 Bộ Công nghiệp Có Quyết định số 21/1997/QĐ – BCN chuyển Công ty Dịch vụ Thương Mại Thăng Long thuộc quyền quản lý của Tổng Công ty Than Việt Nam Đến năm 2001 thực hiện Quyết định số 405/QĐ –... Phân tích xu hướng biến động của tiền lương bình quân từ đó thấy được sự tăng giảm tiền lương bình quân 1 lao động trong công ty Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương bình quân bằng hệ thống chỉ số để từ đó đề ra các biện pháp tăng tiền lương cho người lao động + Phân tích tổng tiền lương Phân tích sự biến động của tổng tiền lương từ đó thấy được sự tăng giảm tiền lương qua các năm Phân tích. .. việc phân tích thống kê tiền lương của người lao động doanh nghiệp mới thấy rõ ảnh hưởng của tiền lương đến người lao động để từ đó có các biện pháp khuyến khích người lao động gắn bó với công việc, tích cực phát huy tài năng, sự sáng tạo của mình vào công việc chung của doanh nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Đồng thời phân tích thống kê tiền lương của người lao. .. độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tiền lương của người lao động Khi thống kê tiền lương của người lao động ta thường phân tích ảnh hưởng của các nhân tố như: số lượng lao động, số ngày công lao động và các nhân tố chất lượng như: Năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân của một lao động, mức tiêu thụ hàng hóa trong kỳ có liên quan để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến tiền lương 2.2 Tổng... tiền lương của người lao động và vận dụng chính sách về tiền lương vào thực tế tại doanh nghiệp Làm rõ bản chất, chức năng của tiền lương trong các doanh nghiệp từ đó hệ thống hóa, phân tích lý luận chung về công tác tiền lương của người lao động dưới các góc độ Nêu lên được tính cấp thiết về vấn đề tiền lương của người lao động làm cơ sở cho việc xác định nội dung quản lý và phân phối tiền lương tại. .. qua đại hội công nhân viên, doanh nghiệp thỏa thuận trước tỷ lệ thu nhập dùng để trả lương cho người lao động Vì vậy quỹ tiền lương của người lao động phụ thuộc vào thu nhập thực tế của doanh nghiệp 1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tiền lương của người lao động 1.1.3.1 Tổng tiền lương của người lao động Tổng tiền lương là toàn bộ các khoản thu nhập mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo . về tiền lương của người lao động tại công ty dịch vụ thương mại thăng long. 1.4.1. Ý nghĩa của việc phân tích thống kê tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp. Việc phân tích thống kê. cứu thống kê phân tích về tiền lương của người lao động tại Công ty Dịch vụ Thương mại Thăng Long. Chri tiêu dùng để phân tích là tổng tiền lương, tiền lương bình quân, tỷ suất tiền lương và một. chọn đề tài: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tiền lương của người lao động tại Công ty Dịch vụ Thương Mại Thăng Long . Sinh viên: Lớp: 2 Trường Đại họcThương Mại Khoa Kế toán

Ngày đăng: 02/04/2015, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình thống kê thương mại -Trường Đại học Thương Mại – NXB Thống kê Khác
2. Giáo trình thống kê thương mại -Trường Đại học Kinh tế quốc dân – NXB Thống kê Khác
3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế DNTM - Trường Đại học Thương Mại Khác
4. Giáo trình tiền lương, tiền công – PGS.TS. Nguyễn Tiệp, TS Lê Thanh Hà – NXB Lao động xã hội Khác
5. Phân tích hoạt động kinh doanh – Nguyễn Thị My, Phan Đức Dũng – NXB Thống kê Khác
6. Chính sách tiền lương mới – Bộ tìa chính NXB tài chính Khác
7. Tìm hiểu bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành – Hồ Ngọc Cẩn – NXB Lao động Khác
8. Các chỉ tiêu, tài liệu liên quan tại Công ty Thanh thống Nhất Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w