Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
325 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lao động sản xuất trong nền công nghiệp luôn là vấn đề mang tính nền tảng. Hơn nữa, trong những năm gần đây, nhiều khu công nghiệp lớn ở nước ta được hình thành với hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp và các dịch vụ kèm theo đã giải quyết việc làm cho một số lượng lao động lớn. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển nhanh và nhiều của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ…thì vấn đề môi trường, vệ sinh lao động như: yếu tố vi khí hậu, bụi, ánh sáng, chất độc, hơi khí độc, tiếng ồn, độ rung sốc, tia phóng xạ, các vi sinh vật gây hại…phát sinh và có diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Mặc dù đã biết nhiều là trong quá trình lao động sản xuất, người lao động thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy hại với hàng trăm nghìn các hóa chất và dung môi độc hại được đưa vào sản xuất và phục vụ đời sống cũng như hàng trăm các yếu tố vật lý, sinh học có ở trong môi trường sống và lao động. Và hàng ngày chúng tác dụng lên sức khỏe người lao động có khả năng gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc làm mất cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hóa của cơ thể người lao động trong thời kỳ mới tiếp xúc…Hơn nữa, đa phần các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, không ngừng tăng ca, tăng cường độ và thời gian lao động với tư thế làm việc gò bó, kém thoải mái… Họ bỏ qua các vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người lao động làm cho người lao động có khả năng mất sức, tiêu hao nhiều năng lượng, gây stress…ảnh hưởng đến tâm sinh lý của họ. Khi đó người lao động sẽ làm việc với tâm trạng không thoải mái, bị áp lực…thì năng suất lao động không cao mà nguy hiểm hơn là khi họ mất tập trung có khả năng sẽ xảy ra tai nạn lao động. Mặt khác nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, thô sơ với các cơ sở hạ tầng, phương tiện lao động và điều kiện sản xuất cũng lạc hậu, không đồng bộ, đồng thời với nhịp sản xuất tăng nhanh như thế mà trên thực trạng môi trường bị ô nhiễm, do vậy các tác hại của yếu tố vệ sinh lao động vẫn không ngừng tăng lên. Hậu quả của nó là các rối loạn bệnh lý, các bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng, đây là vấn đề hết sức nan giải trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành phải phối hợp giải quyết vì mục tiêu sức khỏe cho người lao động mới của đất nước. Bởi vì mong muốn được làm việc trong một môi trường vệ sinh an toàn là một nhu cầu chính đáng của người lao động. Vì thế, người sử dụng lao động, các cơ quan chức năng có liên quan phải có trách nhiệm quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho người lao động, cần thiết phải bổ sung nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp, đầu tư và cung cấp các trang thiết bị, phương tiện đo đạc môi trường lao động và dụng cụ chuyên khoa khám sức khỏe, nhất là khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động để từ đó có các giải pháp khắc phục, điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe và phòng ngừa những tác hại sẽ đến với người lao động. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn lao động đối với các cơ sở sản xuất theo quy định. Bên cạnh đó, lãnh đạo các doanh nghiệp phải lấy mục tiêu bảo vệ môi trường và vấn đề an toàn vệ sinh lao động là mục tiêu đi đôi với việc phát triển doanh nghiệp. Còn người công nhân lao động cần phải nêu cao ý thức về bảo hộ, an toàn trong lao động, sản xuất để tự bảo vệ sức khoẻ mình. Là những kỹ sư Bảo hộ lao động trong tương lai, chúng ta cần phải nâng cao trình độ hiểu biết những yếu tố vệ sinh lao động nói riêng và khoa học bảo hộ nói chung để có kiến thức cơ bản và sâu rộng nhằm phục vụ, bảo vệ lợi ích sức khỏe của người lao động tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là vô cùng quan trọng vì nó sẽ thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, với đồ án “Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe người lao động trong ngành xây dựng” tôi sẽ tập trung nghiên cứu cách đánh giá điều kiện, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong ngành xây dựng. Vì trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với các ngành kinh tế khác, ngành xây dựng chiếm một vị thế quan trọng, nó là điều kiện cho các ngành khác phát triển. Tuy nhiên trong quá trình lao động của ngành, tai nạn lao động xảy ra chiếm một con số lớn hơn 51% tổng số tai nạn lao động vì công việc nay đòi hỏi người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại và nguy hiểm như: làm việc trong môi trường vi khí hậu xấu do công việc được tiến hành ngoài trời, mức độ lao động nặng nhọc, tư thế lao động bắt buột gò bó, không thoải mái, làm việc trên cao ở những vị trí cheo leo, không lang cang, tay vịnh…, trong tầng hầm, có nhiều bụi, tiếng ồn, rung, hơi khí độc, … Và như thế ta thấy chỉ có đánh giá đúng mức độ khắc nghiệt của điều kiện lao động không tốt do các yếu tố có hại và nguy hiểm này thì mới tìm ra được giải pháp hiệu quả và kinh tế nhất để nâng cao năng suất lao động và đảm bảo sức khỏe cho người công nhân lao động. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu Mục lục Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Điều kiện lao động 1.1.2. Vệ sinh lao động 1.1.3. Bệnh nghề nghiệp 1.2. Mục đích của vệ sinh lao động 1.3. Phân loại các yếu tố có hại 1.4. Đánh giá điều kiện lao động Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2.1. Đặc thù của ngành xây dựng 2.2. Thực trạng về điều kiện lao động của công ty 2.2.1. Thực trạng về điều kiện lao động của ngành xây dựng 2.2.2. Thực trạng về điều kiện lao động của công ty 2.2.3. Quy trình làm việc tại công trường (các công đoạn thi công) Chương 3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHẮC NGHIỆT CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 3.1. Đánh giá vệ sinh lao động tại công trường xây dựng của công ty 3.1.1. Kết quả đo đạc tại một vị trí làm việc (trên giàn giáo) trong công đoạn xây tô 3.1.2. Đánh giá nhận xét kết quả đo đạc 3.2. Công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động 3.2.1. Bảng kết quả khám sức khỏe định kỳ 3.2.2. Nhận xét kết quả khám sức khỏe 3.3. Đánh giá điều kiện lao động tại công trường xây dựng 3.3.1. Tính toán mức độ khắc nghiệt của điều kiện lao động tại công trường 3.3.2. Phân loại điều kiện lao động 3.3.3. Cải thiện điều kiện lao động và tính toán mức khắc nghiệt sau khi cải thiện 3.3.4. Tính khả năng lao động và năng suất lao động KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể về các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, được biểu hiện thong qua các công cụ và phương tiện lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của tất cả các yếu tố trên. 1.1.2. Vệ sinh lao động Vệ sinh lao động nghiên cứu những quá trình sinh lý của cơ thể trong lúc lao động, những quan hệ qua lại giữa cơ thể người lao động và ngoại cảnh hay môi trường lao động; là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa các yếu tố có hại trong sản xuất và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Yếu tố có hại trong sản xuất là yếu tố tác động gây bệnh cho người lao động Các tác hại nghề nghiệp: Người công nhân trong quá trình lao động sản xuất có thể tiếp xúc với các yếu tố độc hại, các yếu tố đó có thể xuất phát từ nguyên liệu, sản phẩm, từ thiết bị công nghệ sản xuất, từ ddiieuf kiện thực hiện công việc, từ môi trường nơi làm việc…Và có thể ảnh hưởn đến sự thoải mái của cơ thể, đến sức khỏe người lao động. Đó là các yếu tố nghề nghiệp hay các tiếp xúc nghề nghiệp. Vậy tác hại nghề nghiệp là khi các yếu tố nghề nghiệp gây tác dụng có hại, gây hậu quả xấu trên sức khỏe và khả năng lao động của người lao động. Sơ đồ: Sơ đồ 1: Mối quan hệ đa chiều tạo nên trạng thái cân bằng động hoặc mất cân bằng, suy giảm sức khoẻ và lao động cùng với các tác hại nghề nghiệp (Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp-Đỗ Hàm) 1.1.3. Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Hiện nay, có 25 bệnh nghề nghiệp và Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do bộ y tế và bộ lao động thương binh và xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động. (Điều 106 Bộ luật lao động) 1.2. Mục đích của vệ sinh lao động Mục đích nghiên cứu của vệ sinh lao động là nhằm làm triệt tiêu những nguyên nhân có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và khả năng lao động của người công nhân lao động. Do đó, nhiệm vụ chính của vệ sinh lao động là dùng những biện pháp để cải tiến lao động, quá trình thao tác, sáng tạo điều kiện sản xuất hoàn thiện để nâng cao trạng thái sản xuất và khả năng lao động cho người lao động 1.3. Phân loại các yếu tố có hại Yếu tố có hại trong lao động sản xuất là yếu tố tác động gây bệnh cho người lao động. Các yếu tố có hại bao gồm: 1.3.1. Các yếu tố vật lý: 1.3.1.1. Vi khi hậu Vi khí hậu là trạng thái vật lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp ở nơi làm việc, bao gồm các yếu tố: nhiệt độ( 0 C), độ ẩm không khí (%), bức xạ nhiệt (cal/cm 2 /phút) và tốc độ vận chuyển của không khí ( m/s). Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định phù hợp với sinh lý con người. Vi khí hậu nóng là nơi có nhiệt độ bằng và lớn hơn 32 0 C (đối với lao động nhẹ 34 0 C, lao động nặng 30 0 C). Vi khí hậu lạnh là nơi có nhiệt độ bằng và nhỏ hơn 18 0 C (đối với lao động nhẹ 20 0 C, lao động nặng 16 0 C). Điều kiện khí hậu phụ thuộc vào quá trình công nghệ và khí hậu địa phương. 1.3.1.2. Bức xạ nhiệt, ion, sóng điện từ. - Bức xạ không ion hóa: Gồm ánh sáng hay sự chiếu sáng, tia laser, tia hồng ngoại, tia cực tím,… - Bức xạ ion hóa: Các tia X (tia Roenghen), α, β, γ… - Các sóng điện từ: rada, truyền thanh truyền hình, vô tuyến viễn thông (luyện kim, sưởi ấm). - Siêu âm… 1.3.1.3. Tiếng ồn và rung chuyển - Tiếng ồn là những âm thanh gây nhiễu cảm giác khó chịu, quấy rối sự làm việc và nghỉ ngơi của con người và tiếng ồn có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, gây điếc cho người lao động khi môi trường lao động phát sinh ra tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép là 85dBA - Rung chuyển là những dao động của những vật dụng, máy móc, thiết bị nào đó… Rung chuyển xảy ra rất phổ biến trong sản xuất. Ngày nay máy móc được sử dụng nhiều nên số người tiếp xúc với rung cũng ngày một tăng. Các máy móc gây rung với các tần số khác nhau, biên độ khác nhau, gia tốc khác nhau sẽ gây hại cho cơ thể một cách toàn thân hay cục bộ. 1.3.1.4. Chiếu sáng không hợp lý Chiếu sáng không hợp lý tại nơi làm việc nghĩa là ánh sáng không đạt tiêu chuẩn, chất lượng ánh sáng kém…khi đó mắt phải điều tiết nhiều trở nên mệt mỏi, trình trạng mắt bị mệt mỏi kéo dài sẽ gây ra căng thẳng làm chậm phản xạ thần kinh, khả năng phân biệt của mắt đối với sự vật dần dần giảm sút, làm khả năng tập trung giảm. Khi đó khả năng xảy ra tai nạn lao động cao. 1.3.2. Các yếu tố hóa học: 1.3.2.1. Bụi trong sản xuất. Bụi là những hại nhỏ của vật chất rắn, kích thước thay đổi từ trên 0,001 µm đến hàng trăm micromet, chúng tập hợp hoặc rải rác trong môi trường, là tác hại phổ biến nhất trong các tác hại nghề nghiệp của môi trường không những bởi tính độc hại của nó mà còn là do chúng rất phổ biến, có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ trong môi trường lao động, môi trường sống. 1.3.2.2. Các chất độc, hơi khí độc. Chất độc, hơi khí độc là khả năng gây độc của một số chất khi xâm nhập vào cơ thể được xác định bằng tính độc. Ngày nay, do sản xuất phát triển nên các chất độc hại được đưa vào quy trình sản xuất càng tăng về số lượng và chủng loại, người tiếp xúc và bị nhiễu độc ngày càng nhiều và càng phức tạp về lâm sàng, khó phòng bị. Theo Volcova Z.A (1977), nguyên nhân của các nhiễm độc trong sản xuất thường gặp là: 40% do vi phạm luật an toàn vệ sinh lao động, 22% do các biết pháp kỹ thuật chưa đảm bảo và vi phạm quy trình công nghệ, 15% do thiếu hoặc hiệu lực kém của hệ thống thông gió thải độc, 12% do bảo hộ lao động kém, 11% là các nguyên nhân khác. 1.3.3. Các yếu tố sinh học: Đó là virút, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm mốc gây bệnh do điều kiện ăn ở quá chật chội, thiếu nước sạch trong sản xuất và sinh hoạt, thiếu sự chăm sóc y tế. Ngoài ra, còn có các bệnh từ gia súc truyền sang cho người, bệnh do súc vật hoang dại truyền sang, bị cắn , bị đốt… 1.3.4. Yếu tố tâm, sinh lý lao động: 1.3.4.1. Biến đổi sinh lý các hệ thống cơ quan của cơ thể trong quá trình. Đó là sự biến đổi nhịp tim khi cường độ lao động làm việc nhanh, căng thẳng thì các tế bào trong cơ thể hoạt động mạnh khi đó nhu cầu lấy oxi của phổi cao và tim đập nhanh để lấy oxi đủ cung cấp cho cơ thể hoạt động. Làm tăng mức tiêu hao năng lượng của cơ thể. Có thể khi làm việc quá căng thẳng thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây strees nghề nghiệp. 1.3.4.2. Tư thế bắt buộc trong lao động Tư thế bắt buộc trong lao động là tư thế lao động mà người lao động phải cố gắng duy trì, giữ mãi một tư thế mới đảm bảo đươc quy trình sản xuất. Có thể là những tư thế làm việc gò bó không thoải mái là tư thế đứng, ngồi quá lâu, khom lưng, vặn mình hay công việc làm cho cơ thể chịu đựng quá tải và các dụng cụ sản xuất không phù hợp với cơ thể với hình dạng, trọng lượng, kích thước… có thể sẽ đè lên bộ phận của cơ thể khi làm việc thường xuyên và lâu dài. 1.3.4.3. Mệt mỏi trong lao động Mệt mỏi là trạng thái phức tạp của cơ thể xảy ra sau một quả trình lao động biểu thị bằng sự giảm khả năng lao động và có cảm giác khó chịu. Hay mệt mỏi là do rối loạn các chức năng điều hòa phối hợp của hệ thần kinh trung ương dẫn đến làm giảm hoặc ngừng hoạt động của tất cả các hệ thống. Trước đây người ta chỉ biết đến mệt mỏi cơ bắp, ngày nay chia mệt mỏi ra làm nhiều loại: - Mệt mỏi thể lực chung gây ra bởi sự căng thẳng của toàn bộ cơ thể, mức chịu tải của cơ bắp. - Mệt mỏi thần kinh gây ra bởi sự căng thẳng của chức năng thần kinh vận động. - Mệt mỏi tâm lý gây ra bởi lao động trí óc. - Mệt mỏi mắt gây ra bởi sự căng thẳng của cơ quan thị giác. - Mệt mỏi gây ra bởi công việc đơn điệu hoặc ảnh hưởng của môi trường. - Mệt mỏi mãn tính gây ra bởi nguyên nhân khác nhau và kéo dài. 1.3.5. Yếu tố tâm lý xã hội: - Tâm lý, tình cảm của người lao động trong mối quan hệ gia đình, xã hội. - Tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến đời sống người lao động. - Sự cố bất ngờ xảy ra đối với người lao động. - Thời tiết, khí hậu chung. - Tài chính bản thân, gia đình người lao động. [...]... điều kiện lao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong quá trình lao động 2.2 Thực trạng về điều kiện lao động của ngành xây dựng 2.2.1 Thực trạng về điều kiện lao động của ngành xây dựng Ngành Xây dựng là ngành sử dụng nhiều lao động, chiếm từ 9 ÷ 12%, có khi tới 20% lực lượng lao động của mỗi quốc gia Hiện nay, lực lượng lao động trong ngành khoảng 1,3 triệu người Người công nhân lao động phải... ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 3.1 Đánh giá vệ sinh lao động tại công trường xây dựng của công ty Để có thể đánh giá điều kiện vệ sinh lao động tại một công trường xây dựng nhất định, thì trước hết phải giám sát môi trường lao động tại đó Vì giám sát môi trường lao động là phải xác định cho được mức độ các yếu tố lý hóa của môi trường lao động và các điều kiện tiếp xúc nghề nghiệp của người lao động. ..1.4 Đánh giá điều kiện lao động: Để đánh giá điều kiện lao động chúng ta dựa vào bản Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động (gồm 22 yếu tố) - Đánh giá mức độ khắc nghiệt tác động đồng thời của nhiều yếu tố điều kiện lao động bằng 3 công thức sau: • Công thức của Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội của Việt Nam: 2 y = −1.2 X + 17.1X + 2 Phân loại lao động theo mức độ tác động tổng I... hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe người lao động trong ngành xây dựng ta càng khẳng định được một điều: Nếu người lao động làm việc trong một môi trường lao động có nhiều yếu tố độc hại vi khí hậu nóng xấu, nhiều bụi, tiếng ồn, nồng độ hơi khí độc cao… và điều kiện lao động khắc nghiệt: làm việc quá sức, tiêu hao năng lượng nhiều, căng dây thần kinh, tải lượng cơ bắp quá sức thì sẽ ảnh hưởng rất... tự động hóa Có như vậy sức khỏe người công nhân lao động mới được đảm bảo, lao động hăng say, tập trung thì năng suất lao đông tăng đáng kể Vậy việc cải thiện điều kiện lao động làm cho công ty có lợi về nhiều mặt vừa chăm lo bảo đảm sức khỏe cho người công nhân lao động vừa tăng năng suất lao động, tạo uy tín trên thị trường để ngày càng phát triển KẾT LUẬN Như vậy với bài toán đánh giá ảnh hưởng của. .. ngơi hợp lý mới tránh được các tai biến về bệnh tật và giảm tỉ lệ tai nạn lao động Trên cơ sở này có thể xác định được loại lao động nào là lao động độc hại ở các ngành sản xuất khác nhau Không dừng lại ở phương pháp đánh giá về lượng mức độ khắc nghiệt của điều kiện lao động, Viện khoa học lao động Liên Xô còn tiến hành xây dựng biện pháp đánh giá khả năng lao động và năng xuất lao động phụ thuộc vào... cầm dụng cụ xây dựng không chắc chắn rơi rớt dụng cụ xuống phía dưới gây nguy hiểm 3.2 Công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động Công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động là vấn đề hết sức quan trọng của công ty vì lao động sản xuất luôn luôn xuất hiện các yếu tố nguy hiểm và có hại cho người lao động Đặc biệt đối với ngành xây dựng đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe thật tốt,... bắp quá sức thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động, làm tâm lý người lao động mệt mỏi, làm việc chán nản, không tập trung cao, khả năng lao động thấp làm giảm năng suất lao động, gây khó khăn cho công ty Nhưng khi điều kiện lao động được cải thiện, thì mức độ khắc nghiệt của điều kiện lao động cũng được giảm, người công nhân lao động được làm việc trong một môi trường không nóng, không... tính toán mức độ khắc nghiệt tổng hợp của các yếu tố điều kiện lao động theo yếu tố điều kiện khắc nghiệt trội, lớn nhất n −1 y= [ xmax + ∑x i =1 i 6 − x max ] 10 6(n − 1) Trong đó: y: là mức độ khắc nghiệt tổng hợp các yếu tố điều kiện lao động xmax : là yếu tố điều kiện lao động có mức độ khắc nghiệt cao nhất xi : là điểm khắc nghiệt của điều kiện lao động thứ i n : là số yếu tố điều kiện lao động. .. thiện điều kiện làm việc và huấn luyện công nhân lao động về công việc cần làm, an toàn lao động và vệ sinh lao động 3.3 Đánh giá điều kiện lao động tại công trường xây dựng 3.3.1 Tính toán mức độ khắc nghiệt của điều kiện lao động tại công trường Bảng kết quả đã đo được điều kiện lao động tại một vị trí trên công trường Nhịp điệu Các yếu Nhiệt tố độ(oC) cử động, số lượng thao tác /1h TCCP 0 ≤ 32 C ≤ 500 . với đồ án Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe người lao động trong ngành xây dựng tôi sẽ tập trung nghiên cứu cách đánh giá điều kiện, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong. đoạn thi công) Chương 3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHẮC NGHIỆT CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 3.1. Đánh giá vệ sinh lao động tại công trường xây dựng của công ty 3.1.1. Kết. Đặc thù của ngành xây dựng 2.2. Thực trạng về điều kiện lao động của công ty 2.2.1. Thực trạng về điều kiện lao động của ngành xây dựng 2.2.2. Thực trạng về điều kiện lao động của công