Tính khả năng lao động và năng suất lao động

Một phần của tài liệu Đồ Án Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe người lao động trong ngành xây dựng (Trang 30)

Tính khả năng lao động trước khi tiếp nhận giải pháp cải thiện điều kiện lao động KNLĐ1 = 100 – ( y10−,6415,6 ) KNLĐ1 = 100 – ( 64 , 0 6 , 15 67 , 50 − ) = 36,88

KNLĐ2 = 100 – ( y20−,6415,6

) KNLĐ2 = 100 – (560−,6415,6

) = 45,20

Tính năng xuất lao động

NSLĐ = ( 1 1 2 − KNLĐ KNLĐ )×0,2×100% NSLĐ = ( 1 88 , 36 20 , 45 − )×0,2×100% = 4,51%

Nhận xét: Sau khi cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc của công nhân lao động ta thấy năng suất lao động tăng lên 4,51%. Nhưng đây là năng suất lao động tăng lên khi ta có cải thiện ba yếu tố khắc nghiệt nhất đó là vị trí, tư thế lao động khi làm việc trên cao, bụi và nhiệt độ tại nơi làm việc. Vậy khi công ty có đủ điều kiện và nhận thấy tầm quan trọng của hiệu quả kinh tế ẩn để có thể cải thiện toàn bộ điều kiện lao động thì năng suất lao động tăng lên rất nhiều. Khi đó người lao động có thể làm việc trong một môi trường thoải mái mát mẻ, ít tiếp xúc với tiếng ồn, ít gò bó, được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân hiện đại có hiệu quả, sử dụng các thiết bị công nghệ để thay cho các quá trình lao động chân tay thành quá trình cơ giới hóa, tự động hóa. Có như vậy sức khỏe người công nhân lao động mới được đảm bảo, lao động hăng say, tập trung thì năng suất lao đông tăng đáng kể. Vậy việc cải thiện điều kiện lao động làm cho công ty có lợi về nhiều mặt vừa chăm lo bảo đảm sức khỏe cho người công nhân lao động vừa tăng năng suất lao động, tạo uy tín trên thị trường để ngày càng phát triển.

KẾT LUẬN

Như vậy với bài toán đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe người lao động trong ngành xây dựng ta càng khẳng định được một điều: Nếu người lao động làm việc trong một môi trường lao động có nhiều yếu tố độc hại vi khí hậu nóng xấu, nhiều bụi, tiếng ồn, nồng độ hơi khí độc cao… và điều kiện lao

động khắc nghiệt: làm việc quá sức, tiêu hao năng lượng nhiều, căng dây thần kinh, tải lượng cơ bắp quá sức…thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động, làm tâm lý người lao động mệt mỏi, làm việc chán nản, không tập trung cao, khả năng lao động thấp làm giảm năng suất lao động, gây khó khăn cho công ty. Nhưng khi điều kiện lao động được cải thiện, thì mức độ khắc nghiệt của điều kiện lao động cũng được giảm, người công nhân lao động được làm việc trong một môi trường không nóng, không khi mát mẻ, sạch. ít bụi, ít hơi khí độc, tư thế làm viêc thoải mái hơn…nên tâm lý người lao động cũng thoải mái, sức khỏe được đảm bảo hơn, khả năng làm việc tốt, nâng cao năng suất lao động. Qua đó ta thấy, cải thiện điều kiện lao động làm tăng hiệu quả kinh tế ẩn, là sức khỏe, sức lao động, tinh thần lao động hăng say, tập trung… Đây là hiệu quả kinh tế ít nhà sử dụng lao động nào quan tâm đến, vì họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, cái lợi riêng mà quên đi cái lợi chung là bảo vệ sức khỏe người lao động cũng là bảo vệ môi trường chung mà họ đang sống và làm việc.

Tài liệu tham khảo

[1]. Hoàng Văn Bính- Vệ sinh lao động- NXB khoa học và kỹ thuật-TP Hồ Chí Minh- Năm 2007

[2]. Đỗ Hàm- Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp- NXB Lao Động-Hà Nội- Năm 2007.

[3]. Nguyễn An Lương- Bảo Hộ Lao Động- NXB Lao Động- Năm 2006

[4]. Nguyễn Văn Quán- Tóm tắt bài giảng Nguyên lý khoa học bảo hộ lao động- Tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ- Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2004.

[5]. Tài liệu trên Internet.

- http://www.antoanlaodong.gov.vn/PortletBlank.aspx/6F7458B0C14843EB805F4 BC64E319911/View/Kthuc-ATVSLD/An_toan_Ve_sinh_Lao_dong/?

print=2061354191

- http://moitruong.xaydung.gov.vn/moitruong/free4uvn.asp?id=208&langid=1

Một phần của tài liệu Đồ Án Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe người lao động trong ngành xây dựng (Trang 30)