thiện.
3.3.3.1. Cải thiện điều kiện lao động
- Vị trí, tư thế lao động và đi lại trong khi làm việc trên giàn giáo cao: Do tính chất của công việc xây tô với công trình nhiều tầng thì phải làm việc tại vị trí trên cao, đứng trên giàn giáo nhiều là điều bắt buộc. Nhưng để cải thiện vị trí tư thế làm việc trên cao (giàn giáo) tốt thì trước hết phải thiết kế giàn giáo chuẩn, mức chịu tải tốt, giàn giáo có tay vịnh, lang cang bảo vệ... thiết kế độ cao giàn giáo phù hợp với chiều cao tường cần xây, để công nhân không với, nên dùng thang chữ A để đứng xây khi có thể, hay có thể dùng máy nâng người; với những khu vực vị trí cheo leo thì nên bảo hộ người lao động bằng phương tiện cá nhân phù hợp chất lượng, dùng dây đai đúng quy định. Tuy tư thế không thoải mái lắm khi làm việc trên cao nhưng nếu trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ thì điều kiện lao động cũng được cải thiện và tuy hơi khó nhưng nên áp dụng ecgonomi để thiết kế nơi làm việc thoải mái, hợp lý. Cần phải có sự giám sát của kỹ sư kỹ thuật và kỹ sư an toàn vệ sinh lao động. Và sau đây là một số biện pháp phòng ngừa ngã cao trong công đoạn xây tô:
+ Trước khi xây tường, phải xem xét tình hình của móng hoặc phần tường đã xây trước cũng như tình trạng của giàn giáo, đồng thời kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn thao tác theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật giám sát.
+ Khi xây tới độ cao cách sàn 1,5m trở lên thì phải lắp giàn giáo để xây.
+ Vật liệu gạch, vữa chuyển lên sàn thao tác ở độ cao từ 2m trở lên phải dùng các thiết bị cẩu chuyển, cấm chuyển gạch bằng cách tung lên cao quá 2m.
+ Những lỗ tường ở tầng hai trở lên, nếu người có thể lọt qua được thì phải che chắn lại.
+ Cấm không được: đứng trên mặt tường để xây; đi lại trên mặt tường; đứng trên mái để xây; dựa thang vào tường mới xây để lên xuống.
+ Cấm xây tường quá hai tầng khi chưa có sẵn tầng dưới hoặc sàn tạm.
+ Lanh tô, ô văng hoặc các cấu kiện đúc sẵn khác phải đạt và cố định theo đúng thiết kế thi công.
+ Xây các mái hắt nhô ra khỏi tường quá 20cm phải có giá để côngxôn- chiều rộng của giá đẻ côngxôn khi kết cấu mái hắt đã đạt cường độ thiết kế.
+ Công nhân lên xuống phải dùng thang của thiết bị thi công hoặc các thang sắt cắm sâu vào than ống khói một đoạn ít nhất là 25cm.
+ Cấm dung bàn nâng vật liệu để đưa công nhân lên xuống.
+ khi tiến hành xây trát ở trên cao phải sử dụng giàn giáo, trát trong có thể sử dụng giáo ghế có lan can an toàn, còn trát ngoài có thể sử dụng giáo cao hoặc giáo treo. Chỉ được phép dùng thang treo để làm công tác ở các nơi riêng biệt, khối lượng ít. + Nếu tiến hành xây trát đồng thời ở hai hay nhiều tầng, cần bố trí sàn bảo vệ trung gian.
+ Khi đưa vữa lên sàn thao tác cao không quá 5m thì phải dùng các thiết bị cơ giới nhỏ hoặc công cụ cải tiến. Khi độ cao hơn 5m thì phải dùng tải hoặc phương tiện cẩu chuyển khác. Không với tay đưa các thùng, xô đựng vữa lên mặt sàn thao tác quá 2m.
- Giảm nhịp điệu cử động, số lượng thao tác của cánh tay và thân bằng cách tăng số lượng công nhân làm việc để chia sẻ công việc hay bố trí thời gian lao động hợp lý giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
- Bụi toàn phần: Tại công trường xây dựng của công ty yếu tố bụi là yếu tố độc hại cao vì những bụi này có thể gây ra bệnh phổi nghề nghiệp. Do đó để cải thiện điều kiện lao động nơi làm việc của công nhân lao động thì yếu tố bụi là yếu tố cần được cải thiện. Đối với yếu tố bụi nên dùng biện pháp đơn giản để xử lý như tưới nước xung quanh khu vực phát tán bụi, trang bị phương tiện cá nhân như cấp khẩu trang than hoạt tính cho người công nhân. Nếu được nên cách ly nguồn phát sinh ra bụi sau đó ta có thể thu gom bằng miệng hút, chụp hút và xử lý cục bộ
bằng những thiết bị kỹ thuật như túi lọc bụi bằng vải, cyclon ướt để lọc bụi ướt và cyclon khô lọc bụi khô…vừa có thể giảm lượng bụi vừa giảm lượng hơi khí độc . Nếu được thì ta nên sử dụng buồng phun mưa nhân tạo làm mát bốc hơi đoạn nhiệt. với buồng này ta có thể giảm nhiệt độ tại nơi làm việc từ 5÷100C, dập được 70% lượng bụi và 35% hơi khí độc. Tuy không xử lý triệt để nhưng cũng giảm đi nồng độ bụi có trong không khí tại môi trường làm việc.
- Đối với bức xạ mặt trời, vì lao động ngoài trời nên không thể tránh ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp đến có thể người lao động, vào các thiết bị, công cụ xây dựng, tường vách công trình…tỏa nhiệt gây nóng. Đặc biệt ánh nắng mặt trời chiếu và truyền nhiệt đến tường, kết cấu, từ mái nhà chứa nguyên vật liệu dùng để xây dựng công trình vào nơi làm việc của người lao động phát sinh ra một lượng nhiệt dư đáng kể. Do đó để có thể giảm được lượng nhiệt này thi trước các công trình nên có vật che chắn, có thể trồng cây xanh, dùng quạt gió... Với mái nhà thì ta có thể lợp tôn lạnh, tôn sơn màu trắng… và tưới nước cho mái vì khi tưới nước lên mái làm sản sinh ra các hạt nhỏ li ti bám trên mái nhà làm giảm lượng nhiệt bức xạ mặt trời, làm truyền nhiệt đối lưu giữa nước và mái và khi nước trên mái nhà bay hơi thì cũng làm mất đi một lượng năng lượng cụ thể là 1 lít nước bay hơi tương đương mất đi một lượng nhiệt là 597,3 kcal. Khi đó mái được làm mát, làm mát khu vực dưới mái và xung quanh. Vậy lượng nhiệt do bức xạ mặt trời sẽ giảm.
- Nhiệt độ: để giảm nhiệt độ tại nơi làm việc thì như nói ở trên thì ta có thể sử dụng buồng phun mưa nhân tạo làm mát bốc hơi đoạn nhiệt như một máy điều hòa. Hay ta có thể bố trí nơi làm việc theo đúng hướng đón gió hoặc có thể áp dụng quy tắc thông gió tự nhiên để lấy gió ngoài trời vào nơi làm việc. Khi đó nhiệt độ giảm xuống còn 320C theo đúng tiêu chuẩn cho phép, lại tạo tâm lý làm việc thoải mái cho người công nhân vì môi trường làm việc trở nên mát mẻ, không khí sạch hơn.
- Tiếng ồn: để giảm tiếng ồn trước hết ta phải xác định hướng lan truyền của tiếng ồn để có thể đổi hướng chuyển động của dòng khí đến đường xa hơn, khi đó năng
lượng truyền đi giảm và tiếng ồn cũng giảm theo. Nên cô lập hoặc cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn, trang bị tai bịt chống ồn cho công nhân khi làm việc tiếp xúc với tiếng ồn.
- Ngoài ra, cũng có một số quy định cụ thể liên quan đến công tác bảo hộ lao động mà Bộ đã đề ra và yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện nhằm đề cao trách nhiệm của các đơn vị đối với tính mạng, sức khoẻ của người lao động là: + Các đơn vị phải tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động đúng qui định của Nhà nước. Trên cơ sở kết quả phân loại, bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ của người lao động, tuyệt đối không được sử dụng lao động không đủ sức khoẻ, lao động hợp đồng thời vụ, theo việc, lao động không qua đào tạo nghề vào làm việc ở những vị trí nguy hiểm như tháo lắp giàn giáo, làm việc trên các công trình cao
tầng, hầm sâu, giếng chìm…
+ Hợp đồng lao động phải được giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động, trong đó qui định đầy đủ, rõ ràng các nội dung về tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động, trong đó có trách nhiệm về an toàn lao động. + Các đơn vị phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, phổ biến cho người lao động về công tác bảo hộ nhằm nâng cao nhận thức của họ trong công tác này bằng các hình thức phù hợp với tình hình, đặc thù của mình. + Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo chất lượng, phù hợp với công việc của từng người, đồng thời bắt buộc người lao động phải sử dụng trong
khi làm việc.
+ Có biện pháp bảo đảm an toàn lao động chi tiết đối với từng loại công việc, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời phải tổ chức huấn luyện cho người lao động trước khi giao việc; có đầy đủ sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, sổ giao việc, nhật ký an toàn lao động, sổ theo dõi việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân… và ghi chép hàng ngày tại công trình đang thi công. + Đối với các công trình có nhiều nhà thầu phụ cùng thi công, phải thành lập ban chỉ huy thống nhất và xây dựng qui chế phối hợp trong công tác an toàn vệ sinh
lao động, đồng thời thực hiện chế độ tự kiểm tra, hàng ngày báo cáo tình hình an toàn lao động tại công trình cho ban chỉ huy.
Tóm lại đó là những biện pháp dùng để cải thiện điều kiện lao động không tốt (do các yếu tố có hại và tâm sinh lý lao động đã nói ở trên gây ra) để ngày càng được tốt hơn. Tuy nhiên tùy vào chi phí và điều kiện của công ty mà họ có thể nên cải thiện yếu tố nào là thích hợp nhất, vừa có lợi cho công ty vừa đảm bảo sức khỏe người lao động ở một khía cạnh nào đó. Cũng có thể cải thiện yếu tố bụi tuy lượng bụi giảm đi không đáng kể nhưng nó làm cho nơi làm việc trở nên mát mẻ, tâm lý người lao động được thoải mái, làm việc có hiệu quả hơn trước khi cải thiện. Bên cạnh đó nếu nơi làm việc có yếu tố khắc nghiệt nhất và điều kiện lao động là loại VI thì công ty phải bắt buộc cải thiện yếu tố khắc nghiệt đó trước tiên. Bởi vì nếu không cải thiện nó mà cải thiện bất kì một yếu tố nào khác thì điều kiện lao động không giảm, khả năng lao động trước và sau khi cải thiện đều giống nhau. Nên năng suất lao động không tăng, khả năng phát triển của công ty giảm mà sức khỏe người công nhân lao động không được đảm bảo gây ra bệnh tật và bệnh nghề nghiệp và nguy hiểm hơn có thể xảy ra tai nạn lao động.
Vậy sau khi đưa ra một số các giải pháp, nhưng với điều kiện của công ty thì công ty chọn các giải pháp cải thiện nhiệt độ, bụi và vị trí, tư thế lao động khi làm việc trên cao để làm giảm giá trị lúc đầu của chúng
3.3.3.2. Tính toán mức độ khắc nghiệp sau khi cải thiện
Bảng kết quả điều kiện lao động tại một vị trí trên công trường sau khi đã cải thiện điều kiện lao động
Các yếu tố Nhiệt độ (oC) Nhịp điệu cử động, số lượng thao tác /1h Tiếng ồn (dBA) Vị trí, Tư thế lao động và
đi lại trong khi làm việc
trên giá cao
Bụi toàn phần (mg/m3) Bức xạ nhiệt (cal/cm2/ phút) TCCP ≤ 320C ≤500 lần/h ≤ 85dBA < 5m ≤ 6mg/m 3 ≤1cal/cm2/ phút Trên giàn giáo 32 600 90 20m, tư thế thoải mái hơn 30 2 Số điểm 3 3 3 4 3 4 y2 = [ xmax + ∑− = 1 1 n i i x . 66( −max1) − n x ] ×10 y2 = [4+ (3+3+3+3+4) × ) 1 6 ( 6 4 6 − × − ]×10 = 50,67
y2 =50,67 và 46 < y2 ≤ 55 là lao động loại IV, có yếu tố điều kiện lao động vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhiều lần mặc dù đã dùng biện pháp cải thiện rồi, và trạng thái chức năng cơ thể ở mức cao của ngưỡng giới hạn. Khả năng làm việc của người lao động bị hạn chế vào nửa sau của ca, tuần làm việc. Sức khỏe có thể bị giảm sút sau nhiều năm làm việc trong nghề.