Đánh giá ảnh hưởng của sự phát thải diesel đến sức khỏe người dân trường hợp thành phố colombo

8 348 0
Đánh giá ảnh hưởng của sự phát thải diesel đến sức khỏe người dân trường hợp thành phố colombo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tóm tắt bài nghiên cứu: Health Impact Of Diesel Vehicle Emissions: The Case Of Colombo City – Dr Sunil Chaldarasiri BÀI TẬP NHÓM: MÔN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT THẢI DIESEL ĐẾN SỨC KHỎE -TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ COLOMBO ---Sunil Chandrasiri--- Lớp KTPT K19 Nhóm 1 Nguyễn Thị Hà Thanh Bùi Thế Huy Đỗ Hoàng Oanh A Tóm tắt bài nghiên cứu 1 Giới thiệu 1.1 Tác giả và bài nghiên cứu Tác giả của bài nghiên cứu này là giáo Sunil Chandrasiri thuộc trường đại học Colombo, Sri Lanka. Bài nghiên cứu này được thực hiện vào năm 2006 dưới sự hỗ trợ của tổ chức EEPSEA (Economy and Environment Program for Southeast Asia) 1.1 Ngữ cảnh và vấn đề nghiên cứu Sau chính sách tự do hóa năm 1977 của Srilanca số lượng các phương tiện đi lại tăng lên nhanh chóng. Trong đó, những phương tiện sử dụng dầu diesel và những động cơ chạy bằng diesel tăng mạnh và tăng rõ rệt so với những phương tiện chạy bằng xăng. Vấn đề là lượng phát thải từ dầu cao gấp 20 lần sự phát thải từ xăng và những hợp chất hóa học và các hạt bụi hóa học trong khí thải từ động cơ Diesel có thể gây ra nhiều bệnh đường hô hấp nặng, ngoài ra có thể gây ung thư. Từ thực trạng đó tác giả đã thực hiện bài nghiên cứu này: Đánh giá ảnh hưởng của sự phát thải Diesel đến sức khỏe người dân: trường hợp thành phố Colombo 1.2 Mục tiêu nghiên cứu • Đánh giá tác động của sự phát thải auto-diesel đến sức khỏe của người dân thành phố Colombo • Thực hiện đánh giá một vài biện pháp can thiệp kiểm soát lượng phát thải Diesel để từ đó đề xuất biện pháp hiệu quả nhất cho thành phố. Nhóm 1 Nguyễn Thị Hà Thanh – Bùi Thế Huy – Đỗ Hoàng Oanh Trang 1 Tóm tắt bài nghiên cứu: Health Impact Of Diesel Vehicle Emissions: The Case Of Colombo City – Dr Sunil Chaldarasiri 2 Phương pháp luận Để Đánh giá tác động của sự phát thải auto-diesel đến sức khỏe của người dân thành phố Colombo tác giả đã thực hiện những việc sau: 1. Chứng minh sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu sử dụng động cơ Diesel: • Số liệu được sử dụng là số liệu thứ cấp được lấy từ nhiều bài nghiên cứu trước • Đưa ra các lý do: Sự chênh lệch lớn giữa giá dầu và xăng; giữa phương tiện, động cơ sử dụng dầu và xăng do những chính sách thuế của nhà nước tạo ra. 2. Đo lường mức độ ô nhiễm ở thành phố Colombo • Mức độ ô nhiễm được đo bằng nồng độ: CO, SO 2 , NO 2 , O 3 , PM 10 , PM 2.5 • D ữ liệu được thu thập bởi CEA thông qua các trạm giám sát chất lượng không khí đặt tại Colombo Fort từ năm 1997 đến 2004 • Kết quả cho thấy tất cả các chỉ số đo được đều nằm trong ngưỡng an toàn của quốc gia. Nhưng khi so với ngưỡng chuẩn của Mỹ thì 2 chỉ số PM 10 và PM 2.5 là vượt hơn khá nhiều. Những vi hạt này cũng được chứng minh là nguyên nhân cơ bản của phần lớn các loại bệnh cộng đồng (liên quan đến hô hấp) nên bài nghiên cứu này đã sử dụng những chỉ số đo lường khối lượng PM 10 và PM 2.5 để đặc trưng cho sự ô nhiễm không khí gây nên tác động chính đến sức khỏe của người dân. 3. Chứng minh lượng thải ra từ các động cơ dầu chính là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí tại Colombo. • Sử dụng công thức sau để đo lường mức phát thải (đo trên 3 chất gây ô nhiễm không khí chính là SO 2 , NO 2 , và những hạt bụi kích thước nhỏ (PM 10 , PM 2.5 )) • Kết quả được lấy từ một nghiên cứu trước cho thấy những phương tiện sử dụng động cơ Diesel là tác nhân chính tạo ra phần lớn lượng phát thải SO 2 và PM 10 • Ngoài ra tác giả đưa thêm một vài lập luận để chứng minh các phương tiện sử dụng động cơ xăng không có đóng góp đáng kể vào sự phát thải PM 10 và PM 2.5 4. Đánh giá tác động của lượng phát thải auto-diesel đến sức khỏe của người dân Tác giả đã dùng hàm Mật độ đáp ứng (CR: Concentration Response) để đánh giá sự gia tăng tỉ lệ tử vong và bệnh tật dựa trên sự gia tăng của mật độ hạt PM2.5 và PM10: • Mức độ thay đổi trong tỉ lệ tử vong: Nhóm 1 Nguyễn Thị Hà Thanh – Bùi Thế Huy – Đỗ Hoàng Oanh Trang 2 Tóm tắt bài nghiên cứu: Health Impact Of Diesel Vehicle Emissions: The Case Of Colombo City – Dr Sunil Chaldarasiri • Mức độ thay đổi trong tỉ lệ bệnh tật: Trong đó “Pop” là số người dân chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm ở Colombo (mức độ phơi nhiễm). Trong bài nghiên cứu này tác giả xem xét “Pop” ở 3 cấp bậc: Toàn bộ (47 quận); Những người chịu ảnh hưởng trực tiếp (35 quận); Những người chịu ảnh hưởng trực tiếp cộng với những người sống ở ngoại ô nhưng đi làm ở nội ô (43 quận). Những bệnh được đưa vào nghiên cứu là các bệnh có liên quan trực tiếp đến sự ô nhiễm không khí, bao gồm: Bệnh suyễn ở người lớn và trẻ em; Bệnh viêm phổi ở người lớn; Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ em (Đường hô hấp theo thứ tự bao gồm: Mũi, Hầu, Khí quản, Thanh quản, Phế quản, Phổi. Đường hô hấp dưới chính là Phế quản và phổi); Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp ở người lớn và trẻ em. 5. Đo lường chi phí sức khỏe Chi phí sức khỏe được tác giả đo lường thông qua chi phí chữa bệnh và chi phí tử vong. Đây là cách tính gián tiếp nhằm quy đổi ra tiền của các tác động của lượng phát thải auto-diesel đến sức khỏe người dân. Đánh giá chi phí chữa bệnh: sử dụng phương pháp COI (Cost of Illness) Chi phí chữa bệnh bao gồm: Chi phí thuốc thang; Chi phí khám bệnh, xét nghiệm (gồm tiền lương bác sĩ, các loại xét nghiệm,…); Chi phí lưu trú, đi lại (gồm tiền nằm viện, …) và bài nghiên cứu thực hiện đánh giá này cho bệnh nhân ở khu vực nhà nước, khu vực tư nhân, và phòng khám bác sĩ đa khoa. Dữ liệu được tác giả thu thập là dữ liệu thứ cấp. Sau khi tính toán được những chi phí trên tác giả thực hiện điều chỉnh ROI để cho phù hợp thực tế (cộng thêm chi phí cho sự đau đớn mà bệnh nhân phải chịu, sự bất tiện khi đi khám và Nhóm 1 Nguyễn Thị Hà Thanh – Bùi Thế Huy – Đỗ Hoàng Oanh Trang 3 Tóm tắt bài nghiên cứu: Health Impact Of Diesel Vehicle Emissions: The Case Of Colombo City – Dr Sunil Chaldarasiri chữa bệnh,…) bằng cách nhân với 1 hệ số “Adjusted ROI”. Hệ số “Adjusted ROI” là khác nhau trong các nghiên cứu khác nhau. Trong nghiên cứu này, hệ số đó là 2 dựa trên ước lượng của tác giả khi tham chiếu với điều kiện thực tế cũng như những nghiên cứu tương tự được thực hiện trong điều kiện tương đương về điều kiện sống, văn hóa, xã hội,… Đánh giá chi phí tử vong: Ở những nước đang phát triển, việc đánh giá này vô cùng khó khăn và phức tạp. Theo nghiên cứu này, dựa trên những nghiên cứu tương tự ngay ở Srilanka và Ấn Độ, giá trị đó được tác giả chọn là 30.57 MRPs/người tử vong (tương đương 27% của giá trị thấp nhất của chi phí này ở Mỹ (lưu ý là các số liệu được lấy theo PPP)). Để đánh giá một vài biện pháp can thiệp kiểm soát lượng phát thải Diesel tác giả sử dụng phương pháp phân tích Chi Phí – Lợi Ích. Những biện pháp được đưa ra để đánh giá là: 1. Giảm sự phân biệt giữa giá xăng và dầu • Lợi ích: dựa vào hàm cầu về nhiên liệu, độ co giãn theo giá và độ co giãn chéo giữa xăng và dầu để tính ra lượng giảm cầu đối với dầu và tăng cầu đối với xăng khi tăng thuế đánh vào dầu. Từ đó tính ra lượng giảm của PM 10 trong không khí • Chi phí: o Làm giảm phúc lợi xã hội do tăng thuế đánh vào giá bán dầu o Phần lớn lượng xe sử dụng động cơ Diesel là xe bus và xe tải (61%). Phần thuế này sẽ làm tăng giá thành vận chuyển và người sử dụng phải chịu (đa số là người dân thu nhập thấp). Trong khi đó chỉ có một phần nhỏ là xe cá nhân sử dụng động cơ Diesel là chính chủ nhân phải chịu thuế. 2. Tăng chi phí sử dụng đường xá và áp dụng những mức khác nhau cho từng loại xe khác nhau • Lợi ích: Dựa vào ảnh hưởng của mức phí sử dụng đường xá đến lượng cầu từng loại xe (lấy từ một nghiên cứu khác) để tính toán lợi ích khi tăng mức phí này lên 10% và 20%. • Chi phí: Chi phí xã hội do giảm mức cầu 3. Chương trình bảo trì, bảo dưỡng xe để tăng hiệu quả hoạt động, giảm sự phát thải • Lợi ích: giảm được lượng phát thải • Chi phí: chi phí xây dựng và vận hành hệ thống bảo trì, bảo dưỡng 4. Nâng cao chất lượng của dầu Diesel • Lợi ích: giảm được lượng phát thải • Chi phí: nghiên cứu kĩ thuật và xây dựng hệ thống nâng cao chất lượng dầu Diesel Nhóm 1 Nguyễn Thị Hà Thanh – Bùi Thế Huy – Đỗ Hoàng Oanh Trang 4 Tóm tắt bài nghiên cứu: Health Impact Of Diesel Vehicle Emissions: The Case Of Colombo City – Dr Sunil Chaldarasiri 3 Các kết quả chính • Sự gia tăng mạnh của nhu cầu dầu so với xăng trong khoảng thời gian từ 1977 đến 2002 • Dầu Diesel đóng góp phần lớn vào sự phát thải các chất ô nhiễm không khí • Kết quả đo lường chất lượng không khí tại thành phố Colombo Nhóm 1 Nguyễn Thị Hà Thanh – Bùi Thế Huy – Đỗ Hoàng Oanh Trang 5 Tóm tắt bài nghiên cứu: Health Impact Of Diesel Vehicle Emissions: The Case Of Colombo City – Dr Sunil Chaldarasiri • Kết quả đo lường chi phí sức khỏe năm 2004 do các vi hạt PM 10 và PM 2.5 gây ra trên 3 mức độ phơi nhiễm (“POP”) • Kết quả đánh giá tác động của sự ô nhiễm (đo bằng khối lượng PM 10 và PM 2.5 ) đến chi phí sức khỏe của người dân thành phố Colombo theo 3 mức độ phơi nhiễm (“POP”) • Kết quả phân tích Lợi Ích – Chi Phí của giải pháp Giảm sự khác biệt về giá giữa xăng và dầu Nhóm 1 Nguyễn Thị Hà Thanh – Bùi Thế Huy – Đỗ Hoàng Oanh Trang 6 Tóm tắt bài nghiên cứu: Health Impact Of Diesel Vehicle Emissions: The Case Of Colombo City – Dr Sunil Chaldarasiri • Kết quả phân tích Lợi Ích – Chi Phí của giải pháp Tăng phí sử dụng đường xá • Kết quả phân tích Lợi Ích – Chi Phí của giải pháp Xây dựng hệ thống kiểm tra, bảo trì xe Nhóm 1 Nguyễn Thị Hà Thanh – Bùi Thế Huy – Đỗ Hoàng Oanh Trang 7 Tóm tắt bài nghiên cứu: Health Impact Of Diesel Vehicle Emissions: The Case Of Colombo City – Dr Sunil Chaldarasiri • Kết quả phân tích Lợi Ích – Chi Phí của giải pháp Tăng chất lượng dầu Diesel Kết luận cuối cùng của tác giả là đề xuất áp dụng 2 giải pháp Tăng phí sử dụng đường xá và Xây dựng hệ thống kiểm tra, bảo trì xe do lợi ích ròng đem lại cao và có cơ sở khả thi khi áp dụng. B Nhận xét Phương pháp COI chỉ mới ước lượng giá trị thấp nhất của WTP. Phương pháp CR có thể gây ra sai lệch trong ước lượng do: • Sự khác biệt mức độ ô nhiễm ở các nước khác nhau • Sự khác biệt về tuổi thọ • Sự khác biệt về thành phần lý hóa của PM (Particulate Matter) • Sự khác biệt về thành phần phơi nhiễm giữa lý thuyết và thực tế • Sự khác biệt về các yếu tố xã hội, kinh tế, văn hóa. Dữ liệu chủ yếu được lấy từ nguồn thứ cấp và ở nhiều khoảng thời gian khác nhau sau đó được điều chỉnh cho phù hợp nên có thể mức độ chính xác không cao. Nhóm 1 Nguyễn Thị Hà Thanh – Bùi Thế Huy – Đỗ Hoàng Oanh Trang 8

Ngày đăng: 26/12/2013, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan