Ngoài ra còn có một số sông suối lưu vực sông Xê Pôn và Sê Păng Hiêng thuộc Tây Trường Sơn và một số suối nhỏ vùng cồn cát đổ thẳng ra biển Cũng như các nơi khác ở nước ta, dòng chảy sô
Trang 1uBND tỉnh Quảng Trị Đại học quốc gia hμ nội
Sở Tμi nguyên & Môi trường Trường đại học khoa học tự nhiên
Báo cáo
Quy hoạch tổng thể tμi nguyên nước tỉnh quảng trị đến năm 2010, có định hướng 2020
Hà Nội - 2006
Trang 2Danh s¸ch c¸n bé tham gia thùc hiÖn c«ng tr×nh
1 TS NguyÔn Thanh S¬n, Tr−êng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn, §HQGHN - Chñ tr×
2 TS L−¬ng TuÊn Anh, ViÖn KhÝ t−îng Thñy v¨n, Bé TN & MT
3 PGS TS §Æng V¨n Bμo, Tr−êng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn, §HQGHN
4 PGS TS §oμn V¨n C¸nh, Tr−êng §¹i häc Má - §Þa chÊt
5 PGS TS Tr−¬ng Quang H¶i, ViÖn khoa häc ph¸t triÓn, §HQGHN
6 ThS NguyÔn HiÖu, Tr−êng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn, §HQGHN
7 TS NguyÔn TiÒn Giang, Tr−êng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn, §HQGHN
8 KS NguyÔn Thanh Lîi, Së TN&MT tØnh Qu¶ng TrÞ
9 ThS NguyÔn ThÞ Nga, Tr−êng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn, §HQGHN
10 ThS §Æng Quý Ph−îng, Tr−êng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn, §HQGHN
11 TS NguyÔn Thä S¸o, Tr−êng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn, §HQGHN
12 CN Ng« ChÝ TuÊn, Tr−êng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn, §HQGHN
13 ThS Hoμng Thanh V©n, Tr−êng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn, §HQGHN
Trang 3Mục lục
Mở đầu ……… 6
Chương1 Đặc điểm địa lý tự nhiên vμ kinh tế x∙ hội tỉnh quảng trị 6
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên tỉnh quảng trị 6
1.1.1 Vị trí địa lý 6
1.1.2 Địa hình, địa mạo 6
1.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng 8
1.1.4 Thảm thực vật 10
1.1.5 Khí hậu 10
1.1.6 Thuỷ văn 14
1.2 Đặc điểm kinh tế x∙ hội tỉnh quảng trị 16
1.2.1 Dân số 16
1.2.2 Cơ cấu kinh tế của tỉnh 17
Chương 2 Đánh giá tiềm năng vμ tình hình sử dụng tμi nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến năm 2005 26
2.1 Tình hình nghiên cứu khí tượng thủy văn 26
2.2 Đánh giá tài nguyên nước mưa 27
2.2.1 Chuẩn mưa năm và phân bố theo không gian 27
2.2.2 Dao động của lượng mưa năm trong thời kỳ nhiều năm 31
2.2.3 Phân phối mưa trong năm 33
2.3 Đánh giá tài nguyên nước sông 35
2.3.1 ứng dụng mô hình NLRRM để khôi phục số liệu quá trình dòng chảy tháng trên các lưu vực sông chính tỉnh Quảng Trị 36
2.3.2 Chuẩn dòng chảy năm và qui luật phân bố của chuẩn dòng chảy năm theo không gian 40
2.3.3 Qui luật biến đổi của dòng chảy năm trong thời kỳ nhiều năm 44
Trang 42.3.4 Phân phối dòng chảy trong năm 45
2.3.5 Chất lượng nước sông 48
2.4 Đánh giá tài nguyên nước hồ, đập 52
2.4.1 Trữ lượng nước hồ, đập 52
2.4.2 Chất lượng nước hồ 53
2.5 Đánh giá tài nguyên nước ngầm 54
2.5.1 Nước lỗ hổng 54
2.5.2 Nước khe nứt và khe nứt karst 55
2.5.3 Các thể địa chất cách nước và các thể không chứa nước ở Quảng Trị 56
2.5.4 Tiềm năng nước dưới đất 57
2.6 Kết luận về tiềm năng tài nguyên nước quảng Trị 64
2.6.1 Về tài nguyên nước mưa 64
2.6.2 Về tài nguyên nước sông 66
2.6.3 Về tài nguyên nước hồ 67
2.6.4 Về tài nguyên nước ngầm 67
2.6.5 Kết luận chung 68
2.7 tài liệu điều tra và chỉ tiêu tính toán nhu cầu dùng nước tỉnh quảng trị đến 2005 69
2.7.1 Hệ thống tài liệu và chỉ tiêu dùng nước 69
2.7.2 Hệ thống chỉ tiêu tính toán nhu cầu tưới nước cho cây trồng theo mô hình CROPWAT 72
2.8 Phân vùng tính toán nhu cầu dùng nước trên địa bàn tỉnh quảng trị 76
2.8.1 Nguyên tắc phân vùng 76
2.8.2 Các vùng sử dụng nước 77
2.9 Hiện trạng các hộ sử dụng nước trên địa bàn tỉnh quảng trị năm 2005 78
2.9.1 Nhu cầu nước sinh hoạt đô thị và nông thôn 78
2.9.2 Nhu cầu nước công nghiệp 79
2.9.3 Nhu cầu nước thuỷ sản 82
2.9.4 Nhu cầu nước cho dịch vụ và du lịch 83
2.9.5 Nhu cầu nước cho nông nghiệp 84
2.9.6 Nhu cầu nước cho lâm nghiệp 88
2.9.7 Ngăn và đẩy mặn hạ du giao thông thuỷ và bảo vệ môi trường 89
2.9.8 Phòng chống lũ lụt và tiêu thoát nước 90
2.10 cán cân nước tỉnh quảng trị năm 2005 92
2.10.1 Kết quả tính cân bằng nước tỉnh Quảng Trị năm 2005 92
2.10.2 Đánh giá cán cân nước các lưu vực sông tỉnh Quảng Trị năm 2005 93
2.10.3 Nhận xét về hiện trạng sử dụng nước Quảng Trị 95
Trang 5Chương 3 dự báo nhu cầu sử dụng vμ quy hoạch tổng thể tμi
nguyên nước tỉnh quảng trị năm 2010, có định hướng
đến 2020 98
3.1 Hoạch định chiến lược khai thác và chính sách bảo vệ nguồn nước 98
3.1.1 Cơ sở lập quy hoạch và phát triển nguồn nước tỉnh Quảng Trị 98
3.1.2 Nhiệm vụ của quy hoạch và quản lý tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị 103
3.1.3 Hoạch định chiến lược khai thác và bảo vệ nguồn nước tỉnh Quảng Trị 105
3.1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quy hoạch tài nguyên nước 114
3.2 Dự báo nhu cầu nước tỉnh quảng trị tính đến 2010 có định hướng năm 2020 115
3.2.1 Luận chứng dự báo nhu cầu dùng nước năm 2010 và 2020 115
3.2.2 Kết quả dự báo nhu cầu dùng nước năm 2010 và 2020 tỉnh Quảng Trị 121
3.2.3 Cân bằng nước tỉnh Quảng Trị năm 2010 và 2020 126
3.2.4 Đánh giá cán cân nước các lưu vực sông Quảng Trị năm 2010 và 2020 128
3.2.5 Nhận xét về cán cân nước tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 và 2020 131
3.3 quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh quảng trị 2010 có tính đến 2020 134
3.3.1 Tình hình nghiên cứu trước đây về tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị 134
3.3.2 Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị phục vụ nhu cầu tưới năm 2010 có định hướng đến năm 2020 135
3.3.3 Quy hoạch tài nguyên nước phục vụ tiêu thoát lũ và đẩy mặn hạ du tỉnh Quảng Trị 2010 và 2020 146
3.3.4 Quy hoạch tài nguyên nước phục vụ công nghiệp, sinh hoạt du lịch và thương mại tỉnh Quảng Trị 2010 và 2020 151
3.3.5 Tài nguyên nước đảo Cồn Cỏ 155
3.3.6 Thuyết minh tập bản đồ quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị 156
Chương 4 giải pháp, vốn vμ tiến độ thực hiện quy hoạch 162
4.1 giải pháp tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch 162
4.1.1 Tổ chức quản lý tài nguyên nước 162
4.1.2 Chính sách về quản lý tài nguyên nước 164
4.2 ước tính vốn đầu tư và tiến độ thực hiện quy hoạch 165
4.2.1 Ước tính vốn đầu tư thực hiện quy họạch đến 2020 165
4.2.2 Các công trình ưu tiên đến năm 2010 171
Kết luận vμ kiến nghị 173
tμi liệu tham khảo 178
Trang 6Mở đầu Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của đất nước Tài nguyên nước liên quan hàng ngày đến các hoạt động sống và hoạt động kinh tế của con người trong nhiều lĩnh vực, đáng kể nhất là nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và du lịch, công nghiệp và đô thị hoá
Việc nghiên cứu tài nguyên nước ở các tỉnh Miền Trung đã được đặt vấn đề
và tiến hành ở các Đề tài cấp nhà nước trong Chương trình 52E từ 1986-1989, Đề
tài KC.12.03 từ 1992-1994, Đề tài KC.08.07 từ 2001-2004
Dưới sự trợ giúp của cả nước, đặc biệt Bộ Thuỷ lợi trước đây và sau này là Bộ Nông nghiệp & PTNT, nhiều công trình thuỷ lợi đã được xây dựng Tuy đã có các công trình cấp nước, phòng chống thiên tai phục vụ phát triển kinh tế xã hội song còn nhiều hạn chế Để sử dụng nguồn nước có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong tương lai, trước mắt là năm 2010, năm 1999 Bộ Nông nghiệp & PTNT
nghiên cứu Quy hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Ô Lâu - Hạ du Nam Thạch Hãn, năm
2000 đã xây dựng Quy hoạch sông Vĩnh Phước-Cam Lộ và sông Bến Hải Tuy nhiên, đây là các công trình được đầu tư chủ yếu cho quy hoạch thủy lợi, chưa mang
tính tổng hợp của một Quy hoạch tài nguyên nước tổng thể, trong đó vấn đề bảo vệ tài nguyên nước theo hướng phát triển bền vững chưa được xem trọng
Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị, việc tiến hành các
đòn bẩy kinh tế nhằm đưa tỉnh thoát khỏi "đói nghèo" được coi như là một nhiệm vụ cấp bách Việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong quan điểm đảm bảo phát triển bền vững được chú trọng Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cũng tuân
theo quy luật đó, vì vậy việc xây dựng "Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh
Quảng Trị đến năm 2010, có định hướng năm 2020" nhằm đảm bảo các mục tiêu
phát triển kinh tế trong mối quan hệ tổng hợp hài hoà với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Công trình này được thực hiện trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với những khảo sát bổ sung với phương pháp luận hiện đại và tiên tiến
Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị và các cơ quan trong tỉnh đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ trong quá trình thực hiện công trình này
Trang 7+ Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình
+ Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Phía Tây là biên giới Việt - Lào
+ Phía Đông là biển Đông, với chiều dài bờ biển là 75 km
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 4.746 km2 được chia thành 10 đơn vị hành chính, gồm 8 huyện và 2 thị xã Quảng Trị ở vào vị trí cầu nối của hai miền Nam – Bắc có quốc lộ 1A, đường mòn Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua, có quốc lộ 9 nối hành lang Đông Tây rất thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế
1.1.2 Địa hình, địa mạo
Vùng nghiên cứu có thế dốc chung từ đỉnh Trường Sơn đổ ra biển Do sự phát triển của các bình nguyên đồi thấp nên địa hình ở vùng này rất phức tạp Theo chiều Bắc Nam, phần đồng bằng địa hình có dạng đèo thấp, thung lũng sông - đèo thấp Theo chiều Tây - Đông, địa hình ở đây có dạng núi cao, đồi thấp, nhiều khu theo dạng bình nguyên - đồi, đồng bằng, đồi thấp ven biển Có thể phân chia địa hình ở
đây theo các dạng đặc trưng sau:
- Vùng cát ven biển: dải cát này chạy dọc từ cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thuỷ
Trang 8theo dạng cồn cát Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3-4 km, dài đến 35 km Dốc
về 2 phía: đồng bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ +6 ữ +4 m Vùng cát có lớp phủ thực vật nghèo nàn Cát ở đây di chuyển theo các dạng cát chảy theo dòng nước mưa, cát bay theo gió lốc, cát di chuyển theo dạng nhảy do mưa đào bới
và gió chuyển đi; dạng cồn cát này có nguy cơ di chuyển chiếm chỗ của đồng bằng Tuy nhiên dạng địa hình này có khả năng cải tạo thành vùng trồng cây trồng cạn nếu như có nước để cải tạo
- Vùng đồng bằng: dạng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các
dải đồi thấp và cồn cát hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, có nguồn gốc mài mòn và bồi tụ ở đây có các vùng đồng bằng rộng lớn như:
+ Đồng bằng hạ du sông Bến Hải, cao độ biến đổi từ +1,0 ữ 2,5 m; địa hình bằng phẳng, đã được khai thác từ lâu đời để sản xuất lúa nước Xuôi theo chiều dài dòng chảy của sông Sa Lung, dạng đồng bằng này có tới gần 8.000 ha
+ Đồng bằng dọc sông Cánh Hòm: là dải đồng bằng hẹp chạy từ phía Nam cầu Hiền Lương tới bờ Bắc sông Thạch Hãn, thế dốc của dải đồng bằng này là từ 2 phía Tây và Đông dồn vào sông Cánh Hòm Cao độ bình quân dạng địa hình này từ +0,5 ữ 1,5m Dạng địa hình này cũng đã cải tạo để gieo trồng lúa nước
+ Đồng bằng hạ du sông Vĩnh Phước và đồng bằng Cam Lộ: dạng địa hình bằng phẳng, tập trung ở Triệu ái, Triệu Thượng (Vĩnh Phước) Cao độ bình quân dạng địa hình này từ +3,0 ữ 1,0m Đây là cánh đồng rộng lớn của Triệu Phong và thị xã Đông Hà Địa hình đồng bằng có cao độ bình quân từ +2,0 ữ 4,0m, dải đồng bằng này hẹp chạy theo hướng Tây - Đông, kẹp 2 bên là các dãy đồi thấp
+ Địa hình đồng bằng phù sa phân bố ven sông nằm kẹp giữa vùng gò đồi phía Tây và vùng cát ven biển, các cánh đồng nhỏ hẹp, có độ cao không đều là thành tạo của các quá trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông và các dải đất dốc tụ
được khai phá từ lâu phân bố dọc theo quốc lộ 1A từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng
+ Một dạng địa hình nữa trong vùng nghiên cứu là các thung lũng hẹp độc lập diện tích khoảng 5 - 50 ha cũng đã được khai thác để trồng lúa nước
- Vùng núi thấp và đồi: Địa hình vùng đồi ở đây có dạng đồi bát úp liên tục,
có những khu nhỏ dạng bình nguyên như khu đồi Hồ Xá (Vĩnh Linh) và khu Cùa (Cam Lộ) Độ dốc vùng núi bình quân từ 15 ữ 180 Địa hình này rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả; cao độ của dạng địa hình này là 200 – 1000 m, có nhiều thung lũng lớn Đây là dạng địa hình có thế mạnh của tỉnh Quảng Trị, dạng địa hình này chiếm tới 50% diện tích tự nhiên của
Trang 9các lưu vực sông, thuận lợi cho việc xây dựng hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản Trên bậc địa hình này thích hợp với các loại cây lâu năm như hồ tiêu, cao su, cà phê và các loại cây ăn quả …
- Vùng núi cao: Do chiều ngang tỉnh Quảng Trị hẹp, từ dải Trường Sơn ra đến
biển khoảng 100km, núi cao nên địa hình này dốc, hiểm trở; các triền núi cao có xen
kẽ các cụm đá vôi được hình thành do quá trình tạo sơn xảy ra vừo đầu đại mêzôzôi tạo nên dãy Trường Sơn Dạng này phân bố phía Tây, giáp theo biên giới Việt – Lào theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với bậc địa hình từ 1000 – 1700 m với bề mặt bị xâm thực và chia cắt mạnh Địa hình này thích hợp cho cây lâm nghiệp và rừng phòng hộ đầu nguồn
Tóm lại, địa hình vùng nghiên cứu rất phức tạp, khó khăn cho công tác thuỷ lợi và cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng và một nền kinh tế hàng hoá có giá trị cao
1.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng
1 Địa chất
Địa tầng phát triển không liên tục, các trầm tích từ Paleozoi hạ tới Kainozoi trong đó trầm tích Paleozoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa tầng, còn lại 6 phân vị thuộc Meôzoi và Kainozoi Các thành tạo xâm nhập phân bố rải rác, song chủ yếu ở phần Tây Nam với diện tích gần 400km2, thuộc các hệ Trà Bồng, Bến Giàng - Quế Sơn và các đá mạch không phân chia Phức hệ Trà Bồng nằm trên vùng Làng Xoa (Hướng Hoá) với lộ diện 120 km2, khối có dạng kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm dọc đứt gẫy Đakrông-A Lưới Phức hệ Bến Giàng - Quế Sơn nằm dọc theo dải núi và vùng Vít Thu Lu gồm các khối Tam Kỳ, Ta Băm và động Voi Mẹp Địa chất trong vùng có những đứt gãy chạy theo hướng từ đỉnh Trường Sơn ra biển tạo thành các rạch sông chính cắt theo phương Tây Đông Tầng đá gốc ở đây nằm sâu, tầng phủ dày Theo đánh giá của ngành địa chất, trong vùng này có rất nhiều quặng nhưng phân bố rất phân tán, không thành khu tập trung, do vậy khi xây dựng công trình thuỷ lợi ở vùng này ít bị ảnh hưởng Phần thềm lục địa được thành tạo từ trầm tích sông biển và sự di đẩy của dòng biển tạo thành
2 Thổ nhưỡng
- Vùng đồng bằng ven biển: bao gồm các xã nằm phía Đông quốc lộ 1A kéo
dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá bazan (Vĩnh Linh) vùng trầm tích biển và phù sa sông, gồm các tiểu vùng:
Trang 10+ Tiểu vùng bazan Vĩnh Linh, vùng này thích hợp cho trồng cây hồ tiêu + Tiểu vùng cồn cát, bãi cát phân bố dọc bờ biển, địa hình đụn cát có dạng lượn sóng, độ dốc nghiêng ra biển Các đụn cát có độ cao từ 1m đến vài chục mét Dạng trầm tích biển được hình thành từ kỷ Q.IV Cát trắng chiếm ưu thế, tầng dưới cùng bước đầu có tích tụ sắt, chuyển sang màu nâu hơi đỏ Lớp vỏ phong hoá khá dày, thành phần cơ giới trên 97% là cát Đất nghèo các nguyên tố vi lượng
+ Tiểu vùng đất nhiễm mặn cửa Tùng được tạo thành dưới tác động của thuỷ triều phân bố ở địa hình thấp, bậc thềm phù sa ven sông hoặc mực nước ngầm nông Diện tích đất này chiếm ít, có thể sử dụng để trồng lúa nhưng cần có các biện pháp thau chua rửa mặn
- Vùng gò đồi: Hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng
sông thuộc địa phận huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ trên vỏ phong hoá Mazma Nhiều nơi hình thành đất trống, đồi trọc Thực vật chủ yếu là cây dạng lùm bụi, cây có gai Đất đai ở những nơi không có cây bị rửa trôi khá mạnh
+ Tiểu vùng đất đỏ Bazan: thuộc khu vực Cồn Tiên, Dốc Miếu và Tân Lâm, Cùa Diện tích khoảng 10.200 ha Đất có tầng dày trên 1,2 m, có tới 6.300 ha Đây
là hai khối bazan lớn nhất của tỉnh và có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cà phê, cao su Khu Cồn Tiên - Dốc Miếu là vùng cao su chủ lực của tỉnh
+ Tiểu vùng đồi thấp sa phiến thạch giáp đồng bằng được hình thành trên đá
mẹ sa phiến thạch, tầng mỏng, bị bào mòn mạnh, thực vật nghèo nàn Vùng đất này phù hợp với trồng cây lâm nghiệp để tái tạo môi sinh môi trường
- Vùng đồi, núi dãy Trường Sơn: ở đây núi cao bị chia cắt mạnh, thực vật
nghèo
+ Tiểu vùng đất bazan Khe Sanh, Hướng Phùng thuộc các xã Tân Hợp, Tân
Độ, Tân Liên, nông trường Khe Sanh, Hướng Phùng có dạng địa hình lượn sóng, chia cắt yếu, đất đai phù hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày
+ Tiểu vùng đất sa phiến thạch thuộc địa phận Lao Bảo, Lìa: nằm trong vùng
đứt gãy dọc đường 9, giáp khu vực Lao Bảo Địa hình ở đây thấp, trũng, đồi lượn sóng Đất phát triển trên phiến thạch sét biến chất ở những khu đất nhiều phù sa thuận lợi phát triển các cây nông nghiệp, vùng cao hơn rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, càfê
Trang 11Đồng thời với các kế hoạch trồng rừng, trong giai đoạn từ 1995 đến 2000, thực hiện hạn chế khai thác rừng tự nhiên, tăng cường khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, độ che phủ rừng đã tăng bình quân 1%/năm Đến năm 2003 độ che phủ của rừng hiện nay đạt 36,5% Tỉnh Quảng Trị gần như vùng đất vành đai trắng trong thời gian chiến tranh, chỉ sau hơn 25 sau chiến tranh, rừng che phủ đất đai tự nhiên từ 7,4% lên hơn 35%là một thành quả sinh thái quan trọng
Bảng1.1 Diễn biến tài nguyên rừng ở Quảng Trị và hiệu quả
Phục hồi hệ sinh thái
Chống cát di động Phục hoá đất trồng chuyển canh tác nông nghiệp
Phòng hộ ven biển, đầu nguồn
1.1.5 Khí hậu
Tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm mang
đầy đủ sắc thái khí hậu các tỉnh miền Trung Việt Nam Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa Mùa khô từ tháng XII tới tháng VIII, mùa mưa từ tháng
IX tới tháng XI Từ tháng III đến tháng VIII chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô
Trang 12và nóng Từ tháng IX đến tháng II năm sau chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc đi liền với mưa phùn và rét đậm
1 Mưa
Mưa trong vùng phụ thuộc vào yếu tố địa hình trên từng lưu vực Lượng mưa hàng năm nằm trong khoảng 2.000 - 2.800 mm Lượng mưa 3 tháng mùa mưa chiếm tới 68 ữ 70% lượng mưa năm
Tổng lượng mưa 9 tháng mùa khô chỉ chiếm 30% tổng lượng mưa năm Trong các tháng mùa khô từ tháng XII đến tháng IV thường có những trận mưa rào nhẹ cách nhau từ 7 đến 8 ngày với lượng mưa trần từ 20 ữ 30mm, do vậy trong vụ
đông xuân thường ít phải tưới hơn vụ hè thu Giữa 2 mùa khô có 1 thời kỳ mưa lớn
là tháng V và tháng VI gọi là mưa tiểu mãn, nhờ có mưa này mà vụ hè thu, nhu cầu nước cho con người và cây trồng đỡ căng thẳng hơn Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX
đến tháng XI, thậm chí có năm mùa mưa kéo dài đến tận tháng XII Đây là thời gian bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh ở khu vực miền Trung Do đặc điểm địa hình chia cắt nên mưa trong mùa mưa cũng ít khi đồng đều trên toàn tỉnh Theo thống kê lượng mưa bình quân nhiều năm của các trạm thể hiện:
Bảng 1.2: Mưa bình quân nhiều năm
Trang 13Bảng 1.3 Nhiệt độ bình quân tháng tại các trạm
Bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 1200-1300mm ở vùng
đồng bằng bốc hơi bình quân nhiều năm cao hơn vùng núi Lượng bốc hơi bình quân tháng lớn nhất tại Đông Hà là 219 mm/tháng (xem bảng dưới đây) Lượng bốc hơi ngày lớn nhất vào thángVII, bình quân 1 ngày bốc hơi tới 7mm
Bình quân số giờ nắng trong năm khoảng 1840 giờ Tại Đông Hà bình quân
số giờ nắng trong tháng biến đổi từ 92 giờ vào tháng II tới 242 giờ vào tháng VII
Bảng 1.6: Số giờ nắng trạm Đông Hà
95 92 106 169 223 235 242 192 151 145 84 106 1840
Trang 146 Gió vμ bão
Các lưu vực sông thuộc Quảng Trị chịu chế độ khí hậu nhiệt đới, gió mùa Một năm có 2 chế độ gió mùa chính:
Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hè từ tháng IV đến tháng XI, tốc
độ gió bình quân 2,0 ữ 2,2m/s Gió mùa này mang độ ẩm và gây mưa cho vùng
Gió mùa Tây Bắc hoạt động mạnh từ tháng XII đến tháng III năm sau, tốc độ gió bình quân từ 1,7 ữ 1,9m/s Thời gian chuyển tiếp các hướng gió Tây Nam và Tây Bắc là thời gian giao thời và gió Tây khô nóng hoạt động vào tháng IV, tháng V (nhân dân địa phương gọi là gió Lào) Thời kỳ có gió Lào là thời kỳ nóng nhất trong tỉnh Quảng Trị
Bão và xoáy thuận nhiệt đới là những biến động thời tiết trong mùa hạ, hoạt
động rất mạnh mẽ và thất thường Từ tháng V đến tháng VIII vùng ven Thái Bình Dương không khí bị nung nóng bốc lên cao tạo thành những vùng xoáy rộng hàng trăm km2, tích luỹ dần và di chuyển theo hướng Tây Nam đổ bộ vào đảo Hải Nam Trung Quốc Đến cuối mùa, từ tháng IX đến tháng XI gió Tây Nam suy yếu, nhường dần cho hướng gió Nam và Đông Nam Tâm xoáy thuận di chuyển dần xuống vùng
vĩ độ thấp và đổ bộ vào khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế Cuối mùa, gió
Đông Bắc mạnh hẳn lên, ép các xoáy thuận nhiệt đới di chuyển dần về cực Nam Trung Bộ Quy luật này diễn ra thường xuyên, hàng năm Thời kỳ xoáy thuận nhiệt
đới đổ bộ vào Bắc Trung Bộ thường gây ra bão vùng ven biển Hướng đi của bão trong vùng Bình Trị Thiên như sau:
Bão theo hướng chính Tây chiếm khoảng 30%
Bão theo hướng Tây - Tây Bắc chiếm khoảng 45%
Bão theo hướng Nam chiếm khoảng 24%
Bão theo các hướng khác chiếm khoảng 1%
Tính chất của bão và áp thấp nhiệt đới ở vùng Quảng Trị cũng rất khác nhau theo từng cơn bão và từng thời kỳ có bão Có năm không có bão và áp thấp nhiệt đới như năm 1963, 1965, 1969, 1986, 1991, 1994 Cũng có năm liên tiếp 3 cơn bão như năm 1964, 1996 hoặc 1 năm có 2 cơn bão như năm 1999 Bình quân 1 năm có 1,2 ữ 1,3 cơn bão đổ bộ vào Quảng Trị Vùng ven biển Quảng Trị bão và áp thấp nhiệt đới thường gặp nhau tới 78%, do vậy khi có bão thường gặp mưa lớn sinh lũ trên các triền sông
Bão đổ bộ vào đất liền với tốc độ gió từ cấp 10 đến cấp 12, khi gió giật trên
Trang 15cấp 12 Thời gian bão duy trì từ 8 ữ 10 giờ nhưng mưa theo bão thường xảy ra 3 ngày liên tục
Trong thời gian có bão thường đi kèm mưa lớn và có thể gây ra hiện tượng lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản Đây cũng là một trong các yếu tố tự nhiên cản trở tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị nói riêng, và các tỉnh Miền Trung, nói chung
1.1.6 Thuỷ văn
Trên địa phận tỉnh Quảng Trị có ba hệ thống sông chính:
(1) Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con sông
gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và Cam
Lộ, 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III Diện tích toàn lưu vực là 2660 km2,
độ dài sông chính là 156 km, độ cao bình quân lưu vực 301 m, độ dốc bình quân lưu vực là 20,1%, độ rộng trung bình lưu vực là 36,8 km, mật độ lưới sông là 0,92; hệ số uốn khúc là 3,5
(2) Hệ thống sông Bến Hải có diện tích lưu vực là 809 km2, dài 64,5 km, độ cao bình quân lưu vực 115 m, độ dốc bình quân lưu vực là 15,7%, mật độ lưới sông
là 1,15; hệ số uốn khúc là 1,43
(3) Hệ thống sông Ô Lâu thuộc lưu vực sông Mỹ Chánh chảy qua phá Tam
Gaing về cửa Thuận An bao quát một diện tích lưu vực là 855 km2, dài 65 km Đầu nguồn lưu vực nằm ở địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế
Ngoài ra còn có một số sông suối lưu vực sông Xê Pôn và Sê Păng Hiêng thuộc Tây Trường Sơn và một số suối nhỏ vùng cồn cát đổ thẳng ra biển
Cũng như các nơi khác ở nước ta, dòng chảy sông suối trong tỉnh Quảng Trị không những phân bố không đều trong lãnh thổ mà còn phân bố rất không đều trong năm Hàng năm, dòng chảy sông suối biến đổi theo mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn Thời gian bắt đầu, kết thúc các mùa dòng chảy không cố định hàng năm mà có xê dịch giữa các năm từ một đến vài tháng
Dòng chảy năm tại khu vực nghiên cứu có giá trị mô đun biến động trong khoảng 54 - 73 l/s.km2, thuộc khu vực có dòng chảy dồi dào so với trung bình cả nước, phần lớn nước tập trung vào mùa lũ Do sự phân bố nước không đều trong năm nên ở đây lũ rất khắc nghiệt và hạn hán cũng rất điển hình Có một số nơi giá trị mô
đun dòng chảy bình quân năm đạt tới 80 l/s.km2, như ở huyện Hướng Hoá, mùa lũ từ tháng IX - XII, mùa kiệt kéo dài trong khoảng 8 tháng (I - VIII) Do độ dốc lớn nên
Trang 16lũ thường xảy ra nhanh và ác liệt gây nguy hiểm cho các hoạt động kinh tế xã hội Thông thường mùa lũ xuất hiện chậm hơn mùa mưa khoảng một tháng Mưa là nguyên nhân gây lũ chủ yếu ở hai tỉnh này Lũ lớn nhất thường xuất hiện trong các tháng IX, X chiếm từ 25 - 31% tổng lượng nước cả năm
Mùa kiệt trong vùng thường chậm hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Lượng nước mùa kiệt chỉ chiếm khoảng gần 30% tổng lượng dòng chảy trong năm
Sự phân phối không đều đã gây ảnh hưởng lớn cho sinh hoạt và sản xuất Tình trạng
đó càng trở nên khốc liệt vào các năm và các tháng có gió Tây Nam (gió Lào) hoạt
động mạnh Tuy nhiên vào khoảng tháng V-VI trong vùng thường có mưa tiểu mãn
bổ sung lượng nước cho mùa kiệt
Tháng IV và tháng VII là những tháng kiệt, lưu lượng trên sông nhỏ Mô đun dòng chảy bình quân tháng vào các tháng kiệt chỉ khoảng 10-15l/s/km2 Do đặc
điểm vùng nghiên cứu có địa hình tạo thành các dải từ biển vào sâu trong lục địa: dải cát ven biển, đồng bằng ven biển, gò đồi, núi nên tính chất dòng chảy cũng có sự phân hoá theo không gian rõ rệt Một số đặc trưng dòng chảy năm các lưu vực sông thuộc tỉnh Quảng Trị được thể hiện:
Bảng1.7 Một số đặc trưng dòng chảy năm các lưu vực sông thuộc tỉnh Quảng Trị
Các đặc trưng dòng chảy lưu vực STT Tên sông Tên trạm
Q 0 (m 3 /s) M 0 (l/s.km 2 ) Y 0 (mm) α
Bảng 1.8 Phân phối dòng chảy theo các tháng trong năm (mm) của các trạm đại
biểu trên vùng nghiên cứu
Tên lưu vực I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Bến Hải 5.10 2.70 1.90 1.50 3.10 2.40 1.40 2.90 14.2 30.9 23.9 10.0
Trang 17Mực nước lũ hè thu trên các triền sông chỉ dao động từ 1,5 - 1,7 m; ít khi mực nước lũ hè thu trên các triền sông lên cao trên 1,7 m Hướng chuyển của lũ ở trong vùng hạ du cũng rất phức tạp:
- Khi sông Thạch Hãn lũ lớn ở hạ du hướng lũ chuyển theo 2 phía, một hướng theo sông Vĩnh Định chuyển về sông Bến Hải và một hướng theo sông An Tiêm chuyển về Cửa Lác, còn dòng chủ lưu theo dòng chính chuyển ra cửa Việt
- Khi sông Thạch Hãn lũ nhỏ, sông Bến Hải lũ lớn, dòng lũ của sông Bến Hải một phần chuyển về hạ du Thạch Hãn theo kênh Vĩnh Định, một phần lớn chuyển ra Cửa Tùng, hiện tượng trên chỉ xảy ra khi lũ đạt báo động 3 trở lên
Nguồn nước ngầm ở tỉnh Quảng Trị thể hiện ở nước khe nứt, nước lỗ hổng và nước cồn cát Nguồn nước này tương đối dồi dào và chất lượng tốt có thể đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư và bổ sung nước tưới cho các loại hình sản xuất kinh tế xã hội Tuy nhiên, vùng ven biển nhiều nơi nước ngầm bị nhiễm mặn, ở vùng
đồi núi nước ngầm phân bố sâu khó khai thác Vì vậy, cần có kế hoạch cân đối và sử dụng nước hợp lý
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh quảng trị
1.2.1 Dân số
Theo Niên giám thống kê năm 2005 của Cục thống kê Quảng Trị, dân số của
tỉnh là: 632840 người, số dân sống ở thành thị chiếm 24.53% còn lại hầu hết dân số sống ở nông thôn và vùng núi (75.47%) Cơ cấu dân số như sau:
Trong độ tuổi lao động: 316475 người chiếm 50% dân số toàn tỉnh
Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn giữa đồng bằng và miền núi Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh: 133người/km2 trong đó thị xã Đông
Hà 1125 người/km2, thị xã Quảng Trị 2712 người/km2, huyện miền núi Đakrông 30 người/km2, Hướng Hoá có mật độ dân là 58 người/km2 Dân cư trong vùng chủ yếu
là người Kinh, sống tập trung ở dải đồng bằng ven biển, các thị trấn vùng núi Số còn lại là các dân tộc ít người như người Sách, Thái, Dao, Vân Kiều, Sào, Pa Cô tập trung chủ yếu ở huyện Hướng Hoá và Đakrông Tỷ lệ người Kinh chiếm tới 84%, người Vân Kiều, Pacô chiếm 10% còn lại là các dân tộc ít người khác
Tốc độ tăng dân số trong vùng còn cao Theo thống kê, tốc độ tăng dân số
Trang 18của tỉnh Quảng Trị là 12,89%0(2005) Có tới 70% dân sống nhờ vào sản xuất nông
nghiệp, 12% dân số sống dựa vào công nghiệp, 5% dân số sống dựa vào ngư nghiệp,
8% sống nhờ vào lâm nghiệp còn lại sống nhờ vào dịch vụ buôn bán nhỏ và các
1.2.2 Cơ cấu kinh tế của tỉnh
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị như sau: nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 36 %, dịch vụ 38,4%, công nghiệp và xây dựng 25,6% tổng sản lượng của
tỉnh (thống kê năm 2005) trong cơ cấu nông nghiệp các ngành phân bổ như sau:
dịch vụ 12,76%, chăn nuôi 24,15%, trồng trọt 63,09% Hiện nay trong vùng còn 19
xã đặc biệt khó khăn (Hướng Hoá 13 xã, Đakrông 5 và Vĩnh Linh 1) nằm trong
chương trình 135 của Chính phủ
1 Hiện trạng nông – lâm nghiệp
a Trồng trọt
Theo Niên giám thống kê năm 2005 của tỉnh Quảng Trị, diện tích canh tác
hiện nay trong toàn vùng là 95792,2 ha, trong đó 73347,6 ha dùng cho cây hàng
năm và 22444,6 ha dùng cho cây lâu năm
Trang 19Diện tích các loại cây trồng trong vài năm gần đây như sau:
Bảng 1.10: Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng trong 5 năm gần đây
Qua bảng 1.10 cho thấy: trong 5 năm gần đây, diện tích lúa Đông Xuân
không có biến động lớn nhưng năng suất năm sau cao hơn năm trước và vì thế sản
lượng cũng tăng đều đặn Tình hình này cũng giống như đối với lúa Hè Thu Diện
tích lúa Mùa chỉ chiếm rất ít và năng suất rất thấp Có nhận xét sơ bộ như sau:
- Thiếu nguồn nước để đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu Các công trình đã xây
dựng do hệ thống phân phối nước nội đồng không đảm bảo nên không chủ động
Trang 20được nước Cây trồng cạn và cây công nghiệp chưa có nguồn nước chắc chắn để chủ
động tưới Mặt khác do thị trường không ổn định nên phát triển cây công nghiệp còn
chậm Trong vụ Hè Thu thường bị lũ úng uy hiếp, gây khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp
- Nông nghiệp ở Quảng Trị chưa thể trở thành nên nông nghiệp hiện đại và
sản xuất hàng hoá được Về cơ cấu vẫn mang nặng tính chất tự cung tự cấp Để có
một nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp ở đây vẫn là một mặt trận cần đầu tư và phát
triển để làm bàn đạp cho các ngành kinh tế khác phát triển Diện tích canh tác lúa
chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng nơi có điều kiện đất đai, nguồn nước và nhân
lực phong phú Hệ số sử dụng đất đai trong vùng mới đạt 1,6 chỉ số này còn thấp so
Nhìn vào bảng 1.11 ta thấy diện tích và sản lượng các cây công nghiệp chính
lâu năm không ngừng tăng lên theo các năm , riêng cây hồ tiêu sau 2004 lại bị suy
giảmt
Các loại cây ăn quả chủ yếu ở Quảng Trị được thống kê theo các hộ gia đình,
sản xuất mang tính tự cung tự cấp, tuy nhiên nhìn vào bẳng 1.12 ta thấy các loại cây
này (trừ Mít) đều tăng lên qua các năm cả về diện tích lẫn sản lượng Tuy vậy vẫn
chưa đạt được mức sản phẩm công nghiệp hàng hoá
Chăn nuôi trong vùng chưa phát triển, chủ yếu còn ở mức độ chăn nuôi tự
phát ở mức độ hộ gia đình Chưa có nông trường chăn nuôi theo quy mô công
nghiệp Do điều kiện thiếu lương thực, chăn nuôi trong vùng chưa phát triển thành
quy mô chăn nuôi trang trại được Cơ cấu vật nuôi trong gia đình là trâu, bò, lợn, gà
Trang 21Trong mấy năm gần đây một số giống vật nuôi mới đã đ−ợc phổ biến trong dân
nhằm tăng năng suất trong chăn nuôi nh− vịt siêu trứng, ngan Pháp, gà Tam Hoàng
Ngành chăn nuôi mới chiếm tỷ trọng 15-18% thu nhập cho các hộ nông dân Theo
thống kê từ năm 2004 diễn biến chăn nuôi trong toàn tỉnh nh− bảng 1.13
Bảng 1.12 Diện tích, sản l−ợng các cây ăn quả 5 năm gần đây
Qua bảng 1.13 thấy rằng đàn gia súc ở Quảng Trị tăng qua các năm ở mức độ
chậm Sau năm năm sản l−ợng thịt hơi xuất chuồng tăng khoảng 40%
Trang 22c Lâm nghiệp
Diện tích che phủ của thảm rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn khoảng 30% ở các vùng đồi núi đất ven các khe suối, rừng nguyên thuỷ bị huỷ diệt do các lý do chủ yếu là:
- Tập quán canh tác du canh du cư của đồng bào dân tộc miền núi
- Chất độc làm trụi lá trong chiến tranh huỷ diệt
- Nạn khai thác gỗ bừa bãi
Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp theo thống kê năm 2004 như sau:
Bảng 1.14 Giá trị sản xuất lâm nghiệp trong năm năm gần đây
Như vậy, theo bảng 1.14 giá trị sản xuất lâm nghiệp từ năm 2003 đến 2005
được phục hồi và tăng mạnh sau hai năm bị suy thoái trước đó
Rừng hiện hữu chỉ còn rừng thứ sinh, hỗn giao Vùng đồi bát úp vùng trung
du từ lâu đã trở thành đồi núi trọc ở vùng cát ven biển nơi không có cây che phủ nên hiện tượng cát di chuyển đã ảnh hưởng xấu tới việc định canh định cư và gây mất đất Hiện nay trong vùng đang thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học chống cát bay cát nhảy Chương trình 327 đã kết thúc, chương trình 5 triệu ha rừng
đang được triển khai Trong năm 2000 Quảng Trị đã được đầu tư 7 tỷ đồng cho chương trình trồng rừng
2 Hiện trạng thuỷ sản
Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài 75 km và vùng biển có đặc tính chung của khu
hệ ven biển Miền Trung với thành phần loài khá phong phú Tổng trữ lượng hải sản vùng biển Quảng Trị khoảng 60.000 tấn, khả năng khai thác bền vững là 17.000 tấn Tuy thế, cho đến 2005, sản lượng khai thác hải sản (cá, tôm, mực) đạt khoảng
Trang 2312.000 tấn, chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn lợi kinh tế này Trong diện tích
đất nông nghiệp, phần dành cho nuôi trồng thuỷ sản chiếm 0,14% (gần 670 ha), tuy
nhiên nếu tính cả đất chưa sử dụng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản có thể lên tới
16.070 ha (trong đó nước ngọt: 9.712 ha; lồng bè: 3.300 ha; ruộng trũng: 3.800 ha)
Bảng 1.15 Sản lượng thuỷ hải sản chủ yếu 5 năm gần đây
Có thể nhận thấy tiềm năng phát triển thuỷ sản của tỉnh nói chung còn rất
lớn, song mức độ khai thác còn hạn chế Để phát huy tiềm năng cần đầu tư thích
đáng về cơ chế, chính sách khuyến ngư cũng như vấn đề cấp nước phục vụ cho nuôi
trồng thuỷ sản ven bờ Bảng 1.15 cho thấy sản lượng các loại thuỷ sản chủ yếu trong
những năm gần đây (theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2005)
3 Hiện trạng công nghiệp
Công nghiệp trong vùng còn chưa phát triển Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là
vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản Trong vùng có 2 nhà máy sản xuất xi
măng lò đứng Đông Hà 1 và Đông Hà 2, nhưng hiện nay chỉ còn nhà máy Đông Hà
2 hoạt động với tổng sản lượng 50.000 tấn/năm, 2 nhà máy gạch tuynel có tổng công
suất 2 triệu viên năm Công nghiệp chế biến thủy sản còn hạn chế, chỉ có 2 nhà máy
đông lạnh đặt tại cửa Tùng và cửa Việt hoạt động theo thời vụ đánh bắt Ngoài ra ở
các địa phương còn có công nghiệp nhỏ nhưng ở mức độ hộ gia đình
Nguồn điện trong vùng còn hạn chế, vùng núi hiện có 2 trạm thuỷ điện Khe
Sanh và Cam Chính với công suất thấp Lưới điện quốc gia đã phát triển tới các
trung tâm huyện Điện lưới đã tới được các xã, tuy nhiên ở miền núi các xã vùng sâu
vùng xa còn hạn chế Tuyến đường dây 500KV đi qua địa phận Quảng Trị song
Trang 24trong tỉnh không có trạm hạ áp Hiện nay thuỷ điện Rào Quán đang được xây dựng,
khi đi vào hoạt động có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng cấp điện của vùng
Một số thành tựu công nghiệp những năm gần đây:
Bảng 1.16 Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Theo bảng 1.16 ta thấy công nghiệp chế biến chiếm một tỷ trọng lớn trong
các ngành công nghiệp tỉnh Quảng Trị Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa
bàn sau năm năm tăng gần gấp 3,5 lần Nhìn chung, số lượng cơ sở công nghiệp của
Quảng Trị có phát triển, song so sánh với Bắc Trung Bộ và cả nước thì công nghiệp
Quảng Trị vẫn ở qui mô rất bé, chiếm khoảng 1% cơ sở công nghiệp của cả nước
4 Y tế, Giáo dục
a Y tế
Mạng lưới y tế ở vùng đồng bằng phát triển rộng khắp ở các cộng đồng dân
cư nhất là y tế cộng đồng, phòng ngừa quản lý và phát hiện các dịch bệnh Người
dân có thể đến trung tâm y tế của huyện với khẩu độ đường 8-10 km Các cụm khám
đa khoa bố trí hợp lý thuận tiện cho việc khám chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Mỗi huyện có một bệnh viện với quy mô 80 giường bệnh, công tác y tế đã đóng vai
trò tích cực trongviệc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát huy thắng lợi chương trình
sinh đẻ có kế hoạch Tuy nhiên, ở các xã miền núi, hệ thống y tế còn chưa được phát
triển, nhìn chung mỗi xã có 1 trạm y tế, song do khoảng cách từ các cụm dân cư tới
trạm xá còn xa và do mê tín, nên tệ nạn chữa bệnh bằng cúng vái vẫn còn tồn tại ở
một số địa phương
b Giáo dục
Các xã trong vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ Lực
lượng lao động vùng nông thôn có tới 60% đã qua trình độ văn hoá cấp cơ sở và
20% số lao động có trình độ văn hoá phổ thông trung học ở vùng núi, tình trạng bỏ
học còn phổ biến Tỷ lệ mù chữ hoặc tái mù chữ còn cao
Trang 25Vùng nghiên cứu có 3 tuyến quốc lộ chính đi qua: tuyến đường 1A từ ranh giới Quảng Bình - Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế, tuyến đường 9 từ thị xã Đông Hà
đi Lào và cửa Việt (đường 9 đến cửa khẩu Lao Bảo dài 82 km) Tuyến đường 14 từ cầu Đakrông đi sang thượng nguồn sông Hương Tuyến đường này cùng với đường mòn Hồ Chí Minh trở thành tuyến đường Trường Sơn công nghiệp Đây cũng là một cơ hội để tỉnh Quảng Trị phát triển vùng gò đồi
Đường thuỷ có trục đường theo sông Bến Hải, Sông Hiếu, sông Thạch Hãn từ biển vào sâu đất liền, tuy nhiên tuyến đường thuỷ này cũng chỉ cho phép thuyền trọng tải 10 tấn đi lại
Tuyến đường sắt chạy theo hướng Bắc Nam có ga chính Đông Hà là nơi trung chuyển hàng hoá ra Bắc và vào Nam
Nhìn chung, hiện tại mạng lưới giao thông trong vùng khá thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, tuy nhiên nhiều tuyến đường này trong mùa mưa lũ vẫn bị
ách tắc do lũ gây ra Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thông thương buôn bán, trong vùng nghiên cứu cần phát triển thêm và hiện đại hoá đường giao thông
b Dịch vụ thương mại, du lịch
Ngành dịch vụ ở đây phát triển đã lâu Dịch vụ chủ yếu là buôn bán hàng hoá qua Lào, Thái Lan theo trục đường 9 và phục vụ sản xuất nông nghiệp như sửa chữa công cụ lao động, cung cấp vật tư và bao tiêu sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp Khu thương mại quốc tế Lao Bảo được hình thành và tương lai cần phải đóng vai trò lớn trong hành lang kinh tế Đông – Tây Dịch vụ của tư nhân hiện tại phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nhưng chỉ tập trung ở vùng đồng bằng nơi dân cư đông đúc Đối với vùng núi, phát triển dịch vụ hiện tại còn khó khăn do điều kiện đường sá, cơ sở hạ tầng chưa phát triển
Về du lịch, trong vùng có bãi tắm cửa Tùng, bãi biển cửa Việt, Mỹ Thuỷ khá
Trang 26đẹp, nhưng chủ yếu mới chỉ thu hút được khách địa phương đến trong mùa hè Các cơ sở vui chơi giải trí, ăn nghỉ chưa được xây dựng nên cũng chưa thu hút được nhiều khách Vùng nghiên cứu cũng có những căn cứ cách mạng nổi tiếng như làng Vây, chiến khu Ba Lòng; địa đạo Vĩnh Chấp, khu nhà người Pacô ở Tà Rụt, làng văn hoá Phú Thiềng ở Mò ó, du lịch sinh thái ở Tà Long, trằm Trà Lộc, khu bảo tồn
Đakrông, suối nước nóng Tân Lâm và nhiều hồ đập lớn và đẹp (Trúc Kinh, Khe Mây) nhưng những nơi này hiện nay vẫn chưa được khai thác tốt để đưa vào thành các tour du lịch hấp dẫn khách trong nước và khách quốc tế
Qua thống kê hiện trạng kinh tế tỉnh Quảng Trị có thể nhận xét:
- Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị còn lạc hậu chưa có cơ hội để hội nhập với thị trường khu vực
- Nền nông nghiệp chủ yếu là tự cấp tự túc, chưa đẩy mạnh nền nông nghiệp hàng hoá, năng suất nông nghiệp chưa cao dẫn đến đời sống nhân dân chưa được cải thiện nhiều
- Công nghiệp quá nhỏ bé, chưa đáp ứng được vai trò làm đòn bẩy cho nền kinh tế
- Tiềm năng đất đai còn rất lớn, có thể khai thác đưa vào sản xuất cây công nghiệp, cây hàng hoá để thay đổi cơ cấu cây trồng
Trang 27Chương 2
Đánh giá tiềm năng vμ tình hình sử dụng tμi nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến năm 2005
2.1 Tình hình nghiên cứu khí tượng thủy văn
Toàn tỉnh Quảng Trị có 3 trạm khí tượng cơ bản là: Đông Hà, Khe Sanh và Cồn Cỏ Các trạm này thành lập từ những năm 1973-1975, quan trắc hầu hết các yếu
tố khí tượng như số giờ nắng, lượng mưa, nhiệt độ không khí, lượng bốc hơi, độ ẩm không khí, tốc độ gió và hoạt động liên tục cho đến nay Trên phạm vi tỉnh Quảng Trị chỉ có duy nhất trạm thủy văn Gia Vòng trên sông Bến Hải tiến hành đo đạc lưu lượng nước còn các trạm khác như: Bến Thiêng, Hiền Lương trên sông Bến Hải; Thạch Hãn, Cửa Việt trên sông Thạch Hãn và Đông Hà trên sông Cam Lộ chỉ tiến hành quan trắc mực nước Một số trạm thủy văn như: Bến Thiêng, Hiền Lương đã ngừng hoạt động
Lượng mưa được quan trắc tại tất cả các trạm khí tượng và thủy văn Hiện nay, trong tỉnh chỉ còn 6 trạm khí tượng và thủy văn quan trắc mưa là các trạm:
Đông Hà, Khe Sanh, Cồn Cỏ, Cửa Việt, Gia Vòng và Thạch Hãn Ngoài các trạm này, trước đây còn có một số trạm đo mưa như: Vĩnh Linh (1959-1977), Hiền Lương (1961-1977), Quảng Trị (1961-1971), Ba Lòng (1978-1991) và Tà Rụt (1978-1990)
Ngoài các trạm khí tượng thủy văn do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia quản lý nói trên, còn một số trạm do các ngành khác quản lý như trạm Rào Quán trên sông Rào Quán tiến hành đo đạc lưu lượng nước trong 4 năm (1983-1985, 2004) để phục vụ thiết kế nhà máy thủy điện Rào Quán; trạm Đa-krông trên sông
Đa-krông tiến hành quan trắc mực nước trong mùa lũ để phục vụ công tác chống lụt
Nhìn chung, chỉ các số liệu đo đạc thời kỳ trước giải phóng (trước năm 1975)
có chất lượng chưa tốt còn chất lượng các số liệu quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn từ sau ngày giải phóng, đặc biệt là từ năm 1977 đến nay là đáng tin cậy Căn cứ vào tình hình số liệu thực tế và yêu cầu nghiên cứu, công trình đã tiến hành thu thập các yếu tố khí tượng thủy văn của các trạm hiện có trong tỉnh và của một số trạm thuộc các tỉnh lân cận như trạm Lệ Thủy (Quảng Bình) và các trạm: Phú ốc, Huế, A Lưới (Thừa Thiên Huế) thời kỳ từ năm 1977 đến 2004 (Bảng 2.1)
Bảng 2.1 Tình hình nghiên cứu khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Trị
TT Tên trạm Vị trí trạm Loại
trạm Các yếu tố đo
Tình hình tài liệu đã thu
thập
Trang 28Kinh độ
Đông
Vĩ độ Bắc
Cao độ
Thời kỳ quan trắc
Số năm tài liệu
1 Đông Hà 107 o 05’ 16 o 59’ 7,999 Khí
tượng
Các yếu tố KTCB
Mưa, bốc hơi 77-04 28
2 Khe sanh 106 o 44’ 16 o 38’ 394,638 Khí
tượng
Các yếu tố KTCB
Mưa, bốc hơi 77-04 28
Mưa, lưu lượng 77-04 28
* Các năm 82, 87, 89 đo không liên tục
2.2 Đánh giá tμi nguyên nước mưa
Việc đánh giá tài nguyên nước mưa phải bao gồm những đánh giá cả về lượng và diễn biến của mưa theo không gian và thời gian
2.2.1 Chuẩn mưa năm vμ phân bố theo không gian
Chuẩn mưa năm là lượng mưa năm trung bình trong thời kỳ nhiều năm đã tiến tới ổn định
Chuẩn mưa năm đặc trưng cho mức độ phong phú nước mưa của từng khu vực Phương pháp tính chuẩn mưa năm tại từng trạm đo mưa phụ thuộc vào độ dài của chuỗi tài liệu đo mưa và sự biến động của mưa năm tại từng trạm trong thời kỳ nhiều năm Để đảm bảo tính ổn định của chuẩn tính toán, chuỗi quan trắc càng cần
Trang 29phải dài nếu hệ số biến đổi mưa năm càng lớn Chuẩn mưa năm được tính trực tiếp
từ chuỗi số liệu thực đo theo công thức bình quân số học sau đây:
)
(mm
N
X X
N i i oN
∑
=
= 1
trong đó: XoN là chuẩn mưa năm (mm), Xi là lượng mưa năm của năm thứ i (mm), N
là số năm của thời kỳ dài (trên 50 - 60 năm) hay số năm của thời kỳ quan trắc đại biểu có độ dài đủ để tính được chuẩn mưa năm
1 Tính chuẩn mưa năm tại các trạm đo mưa
Tình hình tài liệu đo mưa thực tế đã thu thập được (bảng 2.1) cho thấy: mạng lưới trạm đo mưa trong và lân cận tỉnh Quảng Trị tương đối nhiều và chuỗi tài liệu
đo mưa khá dài: 8 trạm (Cửa Việt, Đông Hà, Khe Sanh, Cồn Cỏ, Thạch Hãn, Gia Vòng, A Lưới và Huế) có 27-28 năm tài liệu đo mưa liên tục từ năm 1977, 1978 đến năm 2004; 1 trạm (Phú ốc) có 25 năm tài liệu (1980-2004) Riêng trạm Tà Rụt chỉ
có 8 năm tài liệu đo mưa (79-81, 83-86, 90) Bởi vậy, 8 trạm có 27-28 năm tài liệu
đo mưa liên tục có thể coi là những trạm có chuỗi quan trắc mưa dài còn 2 trạm Phú
ốc và Tà Rụt là những trạm có chuỗi quan trắc mưa ngắn
a Tính chuẩn mưa năm cho các trạm có chuỗi quan trắc dμi
Chuỗi tài liệu thực đo mưa năm đưa vào tính chuẩn mưa năm phải đảm bảo
đồng nhất Có rất nhiều chỉ tiêu có thể sử dụng để kiểm tra tính đồng nhất của chuỗi
số liệu thực đo như: Wincoocson, Student, là các chỉ tiêu nhạy đối với trị trung bình của mẫu và công trình này đã sử dụng chỉ tiêu Wincoocson này để kiểm định tính đồng nhất của chuỗi số liệu thực đo mưa năm của 8 trạm có tài liệu dài (Cửa Việt, Đông Hà, Khe Sanh, Cồn Cỏ, Thạch Hãn, Gia Vòng, A Lưới và Huế) Kết quả cho thấy chuỗi tài liệu mưa năm của cả 8 trạm thời kỳ 1977, 1978-2004 đều đồng nhất với mức ý nghĩa 5% Bởi vậy, có thể dùng toàn bộ chuỗi số liệu đo mưa của thời kì này để tính chuẩn mưa năm (Bảng 2.2) Kết quả tính toán trong bảng trên cho thấy: chuẩn mưa năm tính theo thời kì tính toán đại biểu đã lựa chọn cho 8 trạm
có chuỗi quan trắc dài có sai số quân phương tương đối nằm trong khoảng 4,26 ữ 6,04%, nghĩa là đều đảm bảo nhỏ hơn sai số cho phép (tức <[ ]σN =10%) Bởi vậy, tất cả kết quả tính chuẩn mưa năm tại 8 trạm này đều được chấp nhận
b Tính chuẩn mưa năm cho các trạm có chuỗi quan trắc ngắn
Trừ 8 trạm có chuỗi quan trắc mưa năm dài (Đông Hà, Khe Sanh, Cồn Cỏ,
Trang 30Thạch Hãn, Gia Vòng, Cửa Việt, A Lưới và Huế); 2 trạm còn lại trong và lân cận
tỉnh Quảng Trị là Tà Rụt và Phú ốc được coi là các trạm có chuỗi quan trắc ngắn
Để tính được chuẩn mưa năm của 2 trạm này, cần tiến hành xây dựng quan hệ tương
quan mưa năm giữa từng trạm nói trên với trạm tương tự
Bảng 2.2 Chuẩn mưa năm và sai số quân phương tương đối tính chuẩn mưa năm
của các trạm có tài liệu dài
TT Tên trạm
Thời kỳ tính toán
đại biểu
Độ dài TKTTĐB (năm)
Sai số quân phương tương
Trạm tương tự phải được lựa chọn theo hai tiêu chuẩn: dao động mưa năm
giữa hai trạm (tương tự và nghiên cứu) phải đồng bộ hoặc đồng pha; đồng thời,
tương quan mưa năm giữa chúng trong thời kỳ đồng quan trắc phải đảm bảo đủ chặt
(hệ số tương quan r ≥ 0,8) Dựa theo hai tiêu chuẩn này, báo cáo đã lựa chọn được
trạm có tương quan mưa năm chặt chẽ nhất với trạm Phú ốc là Thạch Hãn và với
trạm Tà Rụt là Khe Sanh Từ đó, báo cáo đã thiết lập quan hệ tương quan, tính hệ số
tương quan và viết phương trình hồi qui của tương quan mưa năm giữa từng cặp
trạm Kết quả được thể hiện trong hình 2.1 và bảng 2.3 Sử dụng phương trình hồi
qui của tương quan mưa năm giữa trạm có chuỗi quan trắc ngắn với trạm tương tự
tương ứng, báo cáo đã tiến hành tính chuẩn mưa năm của các trạm ngắn từ chuẩn
mưa năm của các trạm gốc tương tự (Bảng 2.3)
Sai số tổng cộng tính chuẩn mưa năm của các trạm ngắn σ bao gồm hai sai
số: sai số tính chuẩn mưa năm của trạm gốc tương tự và sai số tương quan mưa năm
trong thời kỳ đồng quan trắc Kết quả tính sai số quân phương tương đối của chuẩn
mưa năm tại các trạm có chuỗi quan trắc ngắn được thống kê trong bảng 2.4
Trang 31Bảng 2.3 Kết quả tính hệ số tương quan mưa năm và phương trình hồi qui
TT Trạm tính
toán Trạm tương tự
Hệ số tương quan r
Phương trình hồi qui
Chuẩn mưa năm trạm tương tự (mm)
Chuẩn mưa năm trạm tính toán (mm)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1 Phú ốc Thạch Hãn 0,90 XPO = 1,124XTH - 21,259 2559,8 2856,0
4 Tà Rụt Khe Sanh 0,93 XTR = 1,0341XKS - 204,18 2070,3 1936,7
Bảng 2.4 Kết quả tính sai số quân phương tương đối của chuẩn mưa năm các
Số năm
đồng quan trắc
Hệ số biến
đổi mưa năm trạm tính toán
Cv2
Sai số tính chuẩn mưa năm trạm tương
tự σ1(%)
Sai số tương quan
2
σ (%)
Sai số tổng cộng
σ (%)
2 Phú ốc Thạch Hãn 0,90 25 0,26 4,62 2,27 5,15
4 Tà Rụt Khe Sanh 0,93 8 0,32 4,43 4,16 6,08
Các kết quả tính toán trong bảng trên cho thấy: chuẩn mưa năm của hai trạm Phú ốc và Tà Rụt tính từ chuẩn mưa năm của trạm tương tự dựa theo phương trình hồi qui của quan hệ tương quan mưa năm giữa chúng đều có sai số quân phương tương đối nhỏ hơn nhiều so với sai số cho phép ([ ]σN =10%) Bởi vậy, kết quả tính chuẩn mưa năm tại hai trạm này đều được chấp nhận
2 Chuẩn mưa năm vμ qui luật phân bố của nó theo không gian
1000 2000 3000 4000
1000 2000 3000 4000
Khe Sanh - Tà Rụt
XKS (mm)
XTR (mm)
Hình 2.1 Quan hệ quan mưa năm giữa trạm có tài liệu ngắn với trạm tương tự
Trang 32Từ các kết quả tính chuẩn mưa năm của tất cả các trạm đo mưa đã tính toán
được đã tiến hành vẽ bản đồ đẳng trị chuẩn mưa năm cho toàn tỉnh Quảng Trị Phân tích bản đồ đẳng trị chuẩn mưa năm này có thể phát hiện thấy hai đặc điểm nổi bật như sau:
- Quảng Trị nằm trong vùng mưa tương đối lớn của nước ta Lượng mưa hàng năm tính trung bình trên phạm vi toàn tỉnh (theo phương pháp đường đẳng lượng mưa) đạt trên 2400 mm
- Trong phạm vi tỉnh Quảng Trị, lượng mưa năm phân bố không đều theo không gian, phụ thuộc vào hướng sườn dốc và phù hợp với xu thế tăng dần của mưa theo độ cao địa hình Do địa hình có xu thế tăng dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam nên lượng mưa năm cũng có xu thế tăng dần từ Đông (tức từ vùng đồng bằng ven biển) sang Tây (tức khu vực núi cao thuộc dãy Trường Sơn ở phía tây của tỉnh) và từ Bắc xuống Nam (tức là về phía tâm mưa A Lưới) Nơi mưa ít nhất là những thung lũng khuất gió như Khe Sanh (2070,3 mm), Tà Rụt (1936,7 mm) và phía hữu ngạn của thượng nguồn sông Sê Pôn (≤ 1800 mm) Nơi mưa nhiều nhất (≥
3000 mm) là khu vực núi cao thuộc dãy Trường Sơn ở phía tây của tỉnh, thượng nguồn các sông Rào Quán, Cam Lộ Lượng mưa năm của nơi mưa nhiều nhất lớn gấp trên 1,7 lần lượng mưa năm của nơi mưa ít nhất Khu vực trung lưu của các sông Bến Hải, Cam Lộ có lượng mưa hàng năm cỡ 2400-2600 mm Khu vực trung lưu sông Thạch Hãn; khu vực thị xã Đông Hà; vùng đồng bằng ven biển thuộc hạ lưu các sông Thạch Hãn, Bến Hải và khu vực đảo Cồn Cỏ có lượng mưa hàng năm trong khoảng từ 2200 đến 2400 mm Lưu vực sông Thác Mã, Ô Lâu nằm ở rìa phía Bắc của tâm mưa A Lưới nên có lượng mưa hàng năm khá lớn, cỡ 2600-2800 mm
2.2.2 Dao động của lượng mưa năm trong thời kỳ nhiều năm
Lượng mưa năm không chỉ thay đổi theo không gian mà còn thay đổi cả theo thời gian Mức độ biến đổi của lượng mưa năm trong thời kỳ nhiều năm được đánh giá bởi hệ số biến đổi lượng mưa năm Cvx còn qui luật thay đổi của lượng mưa năm trong thời kỳ nhiều năm được thể hiện trên đường lũy tích sai chuẩn lượng mưa năm của từng trạm
Hệ số biến đổi lượng mưa năm tại 6 trạm có đủ tài liệu đo mưa trong phạm vi tỉnh Quảng Trị (Đông Hà, Gia Vòng, Cồn Cỏ, Khe Sanh, Thạch Hãn và Cửa Việt) đã
được tính trực tiếp từ chuỗi số liệu thực đo và cho kết quả trong bảng 2.2
Hệ số biến đổi lượng mưa năm tại trạm có tài liệu ngắn trong phạm vi tỉnh Quảng Trị (Tà Rụt) được tính từ hệ số biến đổi lượng mưa năm của trạm tương tự
Trang 33Số năm đồng quan trắc CvaN Cvn Cvan CvN
Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả tính hệ số biến đổi m−a năm trong tỉnh Quảng Trị
Tên trạm Đông Hà Khe Sanh Cồn Cỏ Gia Vòng Thạch Hãn Cửa Việt Tà Rụt
Bảng 2.6 tổng hợp tất cả các kết quả tính hệ số biến đổi m−a năm tại 7 trạm
đo m−a trong phạm vi tỉnh Quảng Trị cho thấy mức độ dao động của l−ợng m−a năm trong thời kỳ nhiều năm ở tỉnh Quảng Trị thuộc loại trung bình Hệ số biến đổi của l−ợng m−a năm trong nhiều năm (Cvx) tại đa số các trạm dao động trong khoảng
từ 0,20 đến 0,24 Chỉ riêng tại Tà Rụt, biến động của m−a năm trong thời kỳ nhiều năm mạnh hơn, hệ số biến đổi m−a năm Cvx lên tới 0,31
Đã tiến hành thống kê các cực trị m−a năm trong thời kì quan trắc 2004) tại các trạm, kết quả nh− trong bảng 2.7 Qua đó có thể thấy:
(1977 L−ợng m−a năm cực đại tại tất cả các trạm rất lớn, đều đạt trên 3200 mm (nhỏ nhất tại đảo Cồn Cỏ: 3288,7 mm và lớn nhất tại Thạch Hãn: 4030,3 mm) và xuất hiện vào những năm 1980, 1999
Bảng 2.7 Các cực trị của l−ợng m−a năm trong thời kỳ quan trắc (1977-2004)
Trạm Đông Hà Gia Vòng Cồn Cỏ Khe Sanh Cửa Việt Thạch Hãn
- L−ợng m−a năm cực tiểu tại tất cả các trạm rất nhỏ, dao động trong khoảng
từ 1305,5 mm tại Cửa Việt đến 1738,5 mm tại Gia Vòng và xuất hiện không đồng thời tại các trạm
- L−ợng m−a năm lớn nhất lớn gấp từ 2 lần (tại Gia Vòng) đến 3 lần (Khe Sanh) l−ợng m−a năm ít nhất
Phân tích chuẩn m−a năm của 6 trạm có tài liệu dài trong phạm vi tỉnh Quảng
Trang 34Trị trong thời kỳ 1977-2004 có thể thấy:
- Dao động của mưa năm trong thời kỳ nhiều năm tại các trạm thuộc tỉnh Quảng Trị không đồng bộ với nhau Tuy nhiên, dao động của mưa năm trong thời kỳ nhiều năm của hai nhóm trạm: Đông Hà- Cửa Việt-Thạch Hãn và Khe Sanh-Gia Vòng tương đối đồng pha với nhau còn của trạm Cồn Cỏ thì khá khác biệt
- Trong thời kì nhiều năm, dao động của mưa năm mang tính chất chu kì không chặt chẽ Những nhóm năm mưa nhiều liên tục thường xuất hiện xen kẽ những nhóm năm mưa ít liên tục làm thành những chu kì mưa trọn vẹn nhưng không hoàn toàn Có thể phát hiện thấy trong thời kì quan trắc (1977-2004), tại (Đông Hà-Cửa Việt-Thạch Hãn xuất hiện một chu kì mưa lớn kéo dài 22 năm, từ 1981 đến
2002 Trong chu kì mưa này, pha mưa ít (14 năm, 1981-1994) dài hơn pha mưa nhiều (8 năm, 1995-2002) Trên các pha mưa nhiều và ít của chu kì lớn này có xuất hiện một vài năm nước trung bình Tại cặp trạm mưa Khe Sanh - Gia Vòng có xu thế một chu kì mưa từ 1977 đến 1989 còn từ 1990 đến nay chưa thể hiện tính chu kì rõ rệt Riêng tại trạm Cồn Cỏ, toàn bộ thời kỳ quan trắc có thể coi là một chu kỳ mưa lớn kéo dài 28 năm, trong đó pha mưa nhiều (1977-1992 năm) kéo dài hơn pha mưa
ít (1993-2004); trên các pha mưa nhiều và mưa ít có xuất hiện nhiều chu kì nhỏ
2.2.3 Phân phối mưa trong năm
1 Phân phối mưa năm theo mùa
Cũng như các nơi khác ở nước ta, lượng mưa ở tỉnh Quảng Trị cũng phân phối không đều trong năm Một năm hình thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Sử dụng chỉ tiêu phân mùa: mùa mưa gồm các tháng liên tục trong năm có lượng mưa tháng bình quân nhiều năm đạt hoặc vướt 1/12 lượng mưa năm bình quân nhiều năm, mùa khô gồm các tháng còn lại, kết quả phân mùa cho tất cả 7 trạm đo mưa trong tỉnh Quảng Trị, được thống kê trong bảng 2.8
Các kết quả phân mùa mưa - khô trong bảng trên cho thấy:
- Mùa mưa và mùa khô bắt đầu và kết thúc không đồng bộ trên toàn tỉnh Quảng Trị Các khu vực thuộc sườn phía Đông Trường Sơn (Đông Hà, Gia Vòng, Cồn Cỏ, Thạch Hãn và Cửa Việt) có mùa mưa xuất hiện muộn và ngắn, chỉ 3 đến 4 tháng (từ tháng IX đến tháng XI hoặc XII) còn mùa khô kéo dài tới 8-9 tháng (từ tháng XII năm trước đến tháng VIII năm sau hoặc từ tháng I đến tháng VIII) Các khu vực thuộc sườn phía Tây Trường Sơn có mùa mưa đến sớm hơn và kéo dài hơn (từ tháng V đến tháng XI, kéo dài 7 tháng) còn mùa khô ngắn hơn (từ tháng XII
Trang 35năm trước đến tháng IV năm sau, chỉ kéo dài 5 tháng)
Bảng 2.8 Kết quả phân mùa mưa - khô tại các trạm có đo mưa tỉnh Quảng Trị
- Sự phân hóa giữa hai mùa mưa-khô ở tỉnh Quảng Trị khá sâu sắc Đối với
các khu vực thuộc sườn phía Đông Trường Sơn, tổng lượng mưa của 3-4 tháng mùa
mưa chiếm tới 59-73% tổng lượng mưa năm; trong khi đó, tổng lượng mưa của cả 9
tháng mùa khô chỉ chiếm 27-41% Tại các khu vực thuộc sườn phía Tây Trường
Sơn, tổng lượng mưa của 7 tháng mùa mưa chiếm tới xấp xỉ 90% tổng lượng mưa
năm còn tổng lượng mưa của 5 tháng mùa khô chỉ chiếm trên dưới 10%
2 Phân phối mưa năm theo tháng
Sử dụng tài liệu mưa tháng của các trạm có tài liệu đo mưa trong tỉnh Quảng
Trị, tiến hành tính phân phối mưa năm theo tháng dạng bình quân nhiều năm và các
đặc trưng mưa của từng trạm Kết quả được thống kê trong các bảng 2.9 và 2.10
Các kết quả này cho thấy:
- Mô hình phân phối mưa năm theo tháng tại các trạm đo mưa trong tỉnh
Quảng Trị phân hoá thành 2 dạng rất khác biệt Các khu vực thuộc sườn phía Đông
Trường Sơn (Đông Hà, Gia Vòng, Cồn Cỏ, Thạch Hãn, Cửa Việt và Tà Rụt) có phân
phối mưa trong năm dạng 2 đỉnh, tức là một năm có 2 cực đại và 2 cực tiểu: cực đại
chính xuất hiện vào X, cực đại phụ xuất hiện vào tháng VI do có mưa "tiểu mãn",
cực tiểu chính xuất hiện vào 1 trong các tháng I ữ IV còn cực tiểu phụ xuất hiện vào
tháng VII Các khu vực thuộc sườn phía Tây Trường Sơn (Sê Păng Hiêng) có phân
phối mưa trong năm dạng 1 đỉnh, tức là một năm có 1 cực đại và 1 cực tiểu: cực đại
xuất hiện vào X còn cực tiểu xuất hiện vào một trong các tháng I ữ IV
- Sự phân hoá mưa năm theo tháng cũng khá sâu sắc Lượng mưa của tháng
mưa nhiều nhất (tháng X) chiếm từ 20% đến 29% tổng lượng mưa năm Lượng mưa
của tháng ít mưa nhất (I, II, III hoặc IV) rất không đáng kể, chỉ chiếm từ 0,5% đến
Trang 362,1% tổng l−ợng m−a năm Tháng m−a nhiều nhất có l−ợng m−a lớn gấp từ 10 lần (Cồn Cỏ) đến 54 lần (Tà Rụt) l−ợng m−a của tháng m−a ít nhất Ba tháng m−a nhiều nhất là các tháng IX, X, XI Ba tháng m−a ít nhất là các tháng I, II, III hoặc II, III,
IV Tổng l−ợng m−a của ba tháng m−a nhiều nhất lớn gấp từ 7 lần (Cồn Cỏ) đến 18 lần (Tà Rụt) tổng l−ợng m−a của ba tháng m−a ít nhất
Bảng 2.9 Phân phối m−a năm theo tháng tại các trạm đo m−a tỉnh Quảng Trị
Bảng 2.10 Các đặc tr−ng m−a tại các trạm thuộc tỉnh Quảng trị
Xthmin X3thmax X3thmin
Trang 37Trên các sông suối của tỉnh Quảng Trị chỉ có hai trạm đo lưu lượng dòng chảy là trạm Gia Vòng trên sông Bến Hải (khống chế diện tích lưu vực 300 km2) và trạm Rào Quán trên sông Rào Quán (khống chế diện tích lưu vực 185 km2) Trạm Gia Vòng do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia quản lý, tiến hành đo liên tục lưu lượng và mực nước từ năm 1977 đến nay còn trạm Rào Quán chỉ đo lưu lượng và mực nước trong 4 năm (1983-1985, 2004) để phục vụ việc thiết kế và xây dựng nhà máy thủy điện Rào Quán trên sông Rào Quán Trong khi đó, các trạm đo mưa trong phạm vi tỉnh tương đối nhiều và tiến hành đo tương đối đồng bộ và liên tục từ năm
1977 đến nay Bởi vậy, để có thể đánh giá được đầy đủ các diễn biến theo thời gian
và không gian của tài nguyên nước sông trong tỉnh Quảng Trị, trước hết cần khôi phục lại quá trình dòng chảy trên các sông còn thiếu hoặc hoàn toàn không có tài liệu đo lưu lượng từ số liệu đo mưa khá đầy đủ và đồng bộ trên các lưu vực sông trong tỉnh
Có rất nhiều mô hình toán có thể sử dụng để khôi phục quá trình dòng chảy
từ quá trình mưa Báo cáo này đã chọn sử dụng mô hình mưa - dòng chảy phi tuyến
NLRRM (Non Linear Rainfall Runoff Model) Mô hình do Viện KTTV xây dựng,
đã được kiểm nghiệm cho các lưu vực sông vừa và nhỏ, cho kết quả rất phù hợp với
số liệu thực đo và đã được đánh giá cao trong việc khôi phục và tính toán dòng chảy
từ mưa cho các lưu vực thiếu hoặc không có tài liệu quan trắc
2.3.1 ứng dụng mô hình NLRRM để khôi phục số liệu quá trình dòng chảy tháng trên các lưu vực sông chính tỉnh Quảng Trị
Trang 38do dòng chảy mặt mặc dù lượng dòng chảy ngầm có tăng Mô hình gồm 8 thông số như sau: C1, C2, C3, C4 là các thông số ước tính lượng mưa sinh dòng chảy; K1 , P1 là các thông số diễn toán dòng chảy mặt; K2 , P2 là các thông số diễn toán dòng chảy ngầm Cấu trúc của mô hình được thể hiện trong hình 2.3
Các thông số của mô hình được xác định theo thuật toán đơn hình, ứng dụng phương pháp Monte-Carlo Chương trình tính được lập bằng ngôn ngữ FORTRAN
Hình 2.2 Cấu trúc hệ thống của mô hình mưa - dòng chảy phi tuyến
Mức độ phù hợp giữa các kết quả tính toán và thực đo được đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá sai số của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO)
Tiêu chuẩn đánh giá như sau:
t d R
% 85
á
% 85 65
ạ
% 65 40
2
2 Hiệu chỉnh vμ kiểm nghiệm mô hình
Phần lớn các lưu vực sông chính trong tỉnh Quảng Trị đều hoàn toàn không
có số liệu thực đo dòng chảy nên để khôi phục số liệu quá trình dòng chảy tháng từ
số liệu quá trình mưa tháng cho các lưu vực này bằng mô hình NLRRM, phải mượn
bộ thông số tối ưu đã được hiệu chỉnh và kiểm định của lưu vực sông Bến Hải - trạm Gia Vòng (lưu vực có số liệu dòng chảy thực đo đầy đủ nhất) trên cơ sở thừa nhận
IM(t) a(t) aN(t)
R(t)
Diễn toán dòng chảy mặt
(Hệ thống có độ nhạy cao)
Diễn toán dòng chảy ngầm
(Hệ thống có độ nhạy thấp)
Trang 39các lưu vực này có các điều kiện địa lý tự nhiên tương tự nhau
a Hiệu chỉnh mô hình tìm bộ thông số tối ưu
Để hiệu chỉnh mô hình NLRRM tìm ra bộ thông số tối ưu cho lưu vực sông Bến Hải - trạm Gia Vòng, báo cáo đã sử dụng số liệu mưa và dòng chảy thực đo của
11 năm đo đạc liên tục (1979-1989) tại trạm Gia Vòng trên sông Bến Hải với trọng
số mưa là 1,06 (xác định dựa theo bản đồ đẳng trị chuẩn mưa năm)
Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình bằng phương pháp thử sai cho bộ 8 thông số tối ưu như sau:
C1 = 0,948; C2 = 8,774; K1 = 19,3; P1 = 0,638;
C3 = 0,407 C4 = 55,8; K2 = 1138,6; P2 = 0,986
Với bộ thông số này, đường quá trình lưu lượng dòng chảy trạm Gia Vòng tính từ quá trình mưa nhờ mô hình NLRRM rất phù hợp với đường quá trình lưu lượng dòng chảy thực đo; sai số tương đối giữa đỉnh lũ (Qthmax) tính toán và đỉnh lũ thực đo của tất cả 11 năm trong khoảng từ 0,08% đến 6,07% (Bảng 2.11); độ hữu hiệu tính theo chỉ tiêu R2 rất cao, đạt tới 99,87% Theo tiêu chuẩn của WMO, mô hình được đánh giá vào loại tốt
Bảng 2.11 Sai số tương đối giữa đỉnh lũ tính toán và đỉnh lũ thực đo (1979-1989)
Để kiểm tra độ ổn định của mô hình với bộ thông số đã tối ưu được, báo cáo
đã tiến hành kiểm nghiệm mô hình NLRRM cho lưu vực sông Bến Hải-trạm Gia Vòng dựa theo số liệu quá trình mưa và dòng chảy tháng độc lập (1990- 2000) tại trạm Gia Vòng trên sông Bến Hải và số liệu quá trình mưa và dòng chảy tháng của 4
Trang 40năm (1983 – 1985 và 2004) cho cả trạm Rào Quán trên sông Rào Quán
Tất nhiên, khi kiểm nghiệm mô hình cho trạm Rào Quán, số liệu diện tích lưu vực được thay thế bằng số liệu diện tích lưu vực của trạm Rào Quán còn số liệu quá trình mưa tháng được thay thế bằng số liệu quá trình mưa tháng của trạm Rào Quán – lấy bằng 1,4 lần mưa Khe Sanh Kết quả kiểm nghiệm và đánh giá độ hữu hiệu của mô hình cho hai trạm cho thấy: đường quá trình dòng chảy tháng tính toán
từ mô hình NLRMM với bộ thông số đã tối ưu rất phù hợp với dường quá trình dòng chảy thực đo Sai số tương đối giưa đỉnh lũ tính toán và đỉnh lũ thực đo của tất cả 11 năm tại Gia Vòng trong khoảng từ 0,32% đến 2,76% (Bảng 2.12) còn của 4 năm tại trạm Rào Quán trong khoảng từ 0,46% đến 3,34% (Bảng 2.13) Độ hữu hiệu R2 của mô hình với bộ thông số đã tối ưu khi kiểm nghiệm đối với trạm Gia Vòng là 99,94% còn đối với trạm Rào Quán thời kỳ 3 năm (1983-1985) là 99,93% và năm
2004 là 99,86% Theo tiêu chuẩn của WMO, mô hình được đánh giá vào loại tốt đối với cả hai trạm
Bảng 2.12 Sai số tương đối giữa đỉnh lũ tính toán và thực đo (1990-2000) tại trạm