1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

235 378 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Hoạch Tài Nguyên Nước
Tác giả Trung Tâm Quy Hoạch Và Điều Tra Tài Nguyên Nước Quốc Gia, Tổng Giám Đốc
Người hướng dẫn Tống Ngọc Thanh
Thể loại Báo cáo thuyết minh quy hoạch
Năm xuất bản 2016
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 235
Dung lượng 6,94 MB

Cấu trúc

  • 1.1 TÊN CỦA QUY HOẠCH (13)
  • 1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA QUY HOẠCH (13)
  • 1.3 CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH (13)
  • 1.4 QUAN ĐIỂM CỦA QUY HOẠCH (15)
  • 1.5 MỤC TIÊU QUY HOẠCH (15)
  • 1.6 NHIỆM VỤ QUY HOẠCH (15)
  • 1.7 PHẠM VI QUY HOẠCH (16)
  • 1.8 ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH (16)
  • 2.1 TÓM TẮT NỘI DUNG QUY HOẠCH ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT (17)
    • 2.1.1 Phân bổ nguồn nước (17)
    • 2.1.2 Bảo vệ tài nguyên nước (17)
    • 2.1.3 Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra (18)
    • 2.1.4 Mạng giám sát tài nguyên nước (18)
    • 2.1.5 Giải pháp thực hiện quy hoạch (19)
    • 2.1.6 Danh mục các dự án ưu tiên (20)
  • 2.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH (22)
    • 2.2.1 Tình hình thực hiện các giải pháp về quản lý (22)
    • 2.2.2 Tình hình thực hầiện các giải pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi tài nguyên nước (22)
    • 2.2.3 Tình hình thực hiện xây dựng mạng giám sát tài nguyên nước (22)
    • 2.2.4 Tình hình triển khai thực hiện các dự án ưu tiên (22)
  • 3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN (23)
    • 3.1.1 Vị trí địa lý (23)
    • 3.1.2 Đặc điểm địa hình (23)
    • 3.1.3 Đặc điểm tài nguyên đất (24)
    • 3.1.4 Đặc điểm khoáng sản (25)
    • 3.1.5 Đặc điểm du lịch (25)
  • 3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (26)
    • 3.2.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội (26)
    • 3.2.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội (27)
  • 4.1 TÀI NGUYÊN NƯỚC MƯA (32)
    • 4.1.1 Tình hình tài liệu quan trắc khí tượng, mưa (32)
    • 4.1.2 Đặc điểm phân bố mưa (32)
    • 4.1.3 Tiềm năng nguồn nước mưa (36)
  • 4.2 TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT (37)
    • 4.2.1 Tình hình tài liệu quan trắc thủy văn, nguồn nước (37)
    • 4.2.2 Các đặc trưng thủy văn, nguồn nước (37)
    • 4.2.3 Tiềm năng nguồn nước mặt (39)
    • 4.2.4 Xu thế diễn biến tài nguyên nước mặt theo kịch bản biến đổi khí hậu (42)
  • 4.3 TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT (44)
    • 4.3.1 Đặc điểm địa chất thủy văn (44)
    • 4.3.2 Đánh giá tiềm năng nguồn nước (48)
  • 5.1 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT (55)
    • 5.1.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt (55)
    • 5.1.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho nông nghiệp (60)
    • 5.1.3 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho công nghiệp (62)
  • 5.2 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT (63)
    • 5.2.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất toàn tỉnh (63)
    • 5.2.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước của các địa phương (64)
  • 5.3 CÔNG TÁC CẤP PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC (68)
  • 6.1 NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC (69)
  • 6.2 XÁC ĐỊNH TỔNG LƯỢNG TÀI NGUYÊN NƯỚC (69)
    • 6.2.1 Nội dung, yêu cầu (69)
    • 6.2.2 Phương pháp tính (69)
    • 6.2.3 Kết quả tính toán (70)
  • 6.3 XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ SỬ DỤNG (72)
    • 6.3.1 Nội dung, yêu cầu và phương pháp tính (72)
    • 6.3.2 Kết quả tính toán (73)
  • 6.4 XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC BẢO ĐẢM DÒNG CHẢY TỐI THIỂU (75)
    • 6.4.1 Nội dung, yêu cầu và phương pháp tính toán (75)
    • 6.4.2 Kết quả tính toán (76)
  • 6.5 XÁC ĐỊNH NGUỒN NƯỚC DỰ PHÒNG CẤP CHO SINH HOẠT TRONG TRƯỜNG HỢP XẢY RA Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC (77)
    • 6.5.1 Xác định nguồn nước cấp sinh hoạt có nguy cơ xảy ra ô nhiễm (77)
    • 6.5.2 Xác định lượng nước dự phòng (78)
  • 6.6 XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC CHO CÁC NHU CẦU THIẾT YẾU (78)
    • 6.6.1 Nội dung, yêu cầu và phương pháp tính toán (78)
    • 6.6.2 Kết quả tính toán (79)
  • 6.7 XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ PHÂN BỔ (79)
    • 6.7.1 Nội dung, yêu cầu và phương pháp tính toán (79)
    • 6.7.2 Kết quả tính toán (80)
  • 6.8 DỰ BÁO NHU CẦU NƯỚC (80)
    • 6.8.1 Nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế - xã hội (80)
    • 6.8.2 Tổng hợp nhu cầu nước trong kỳ quy hoạch (89)
    • 6.8.3 Nhu cầu dùng nước không tiêu hao (91)
  • 6.9 PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC (91)
    • 6.9.1 Căn cứ phân vùng chức năng nguồn nước (91)
    • 6.9.2 Thực hiện phân vùng chức năng nguồn nước (91)
  • 6.10 THỨ TỰ ƯU TIÊN PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC (96)
    • 6.10.1 Căn cứ xác định thứ tự ưu tiên (96)
    • 6.10.2 Xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước (96)
  • 6.11 LƯỢNG NƯỚC PHÂN BỔ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG (97)
    • 6.11.1 Cân bằng nước (97)
    • 6.11.2 Phân bổ nguồn nước cho các đối tượng trong điều kiện bình thường (98)
    • 6.11.3 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện hạn hán, thiếu nước (98)
  • 6.12 LƯỢNG NƯỚC PHÂN BỔ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG NƯỚC THEO TỪNG ĐỊA PHƯƠNG (99)
    • 6.12.1 Thành phố Hạ Long (99)
    • 6.12.2 Thành phố Móng Cái (102)
    • 6.12.3 Thành phố Cẩm Phả (107)
    • 6.12.4 Thành phố Uông Bí (110)
    • 6.12.5 Thị xã Đông Triều (114)
    • 6.12.6 Thị xã Quảng Yên (117)
    • 6.12.7 Huyện Hoành Bồ (121)
    • 6.12.8 Huyện Vân Đồn (125)
    • 6.12.9 Huyện Tiên Yên (133)
    • 6.12.10 Huyện Bình Liêu (137)
    • 6.12.11 Huyện Ba Chẽ (141)
    • 6.12.12 Huyện Đầm Hà (144)
    • 6.12.13 Huyện Hải Hà (147)
    • 6.12.14 Huyện Cô Tô (153)
  • 6.13 XÁC ĐỊNH CÔNG TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC (156)
  • 6.14 MẠNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC, KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC155 (167)
    • 6.14.1 Hiện trạng mạng giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước (167)
    • 6.14.2 Xác định mạng giám sát tài nguyên nước, khai thác sử dụng nước (168)
  • 7.1 NGUYÊN TẮC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC (170)
  • 7.2 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC (170)
    • 7.2.1 Nước thải sinh hoạt (170)
    • 7.2.2 Nước thải công nghiệp (171)
    • 7.2.3 Nước thải ngành than (171)
    • 7.2.4 Nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp (172)
    • 7.2.5 Nước thải y tế (173)
    • 7.2.6 Nước thải khác (173)
  • 7.3 BẢO VỆ NGUỒN SINH THỦY (173)
    • 7.3.1 Bảo vệ và phát triển rừng (173)
    • 7.3.2 Bảo vệ hồ chứa (175)
    • 7.3.3 Bảo vệ miền cấp nước dưới đất (176)
  • 7.4 PHÒNG NGỪA CẠN KIỆT, SUY THOÁI NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT (179)
    • 7.4.1 Phân tích, đánh giá mức độ hạ thấp mực nước (179)
    • 7.4.2 Xác định mực nước hạ thấp cho phép (180)
    • 7.4.3 Xác định khu vực có nguy cơ mực nước hạ thấp quá mức cho phép (180)
    • 7.4.4 Đề xuất ngưỡng giới hạn khai thác tại các địa phương (181)
  • 7.5 BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT (183)
    • 7.5.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước (183)
    • 7.5.2 Phân vùng mục tiêu chất lượng nước (190)
    • 7.5.3 Đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước (202)
  • 7.6 BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC (203)
    • 7.6.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước (203)
    • 7.6.2 Đánh giá diễn biến mực nước (206)
    • 7.6.3 Đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước (209)
  • 7.7 XÁC ĐỊNH NGUỒN NƯỚC CẦN BẢO TỒN (209)
    • 7.7.1 Căn cứ xác định (209)
    • 7.7.2 Xác dịnh các nguồn nước có ý nghĩa cần bảo tồn (210)
  • 7.8 MẠNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC, GIÁM SÁT XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC (210)
    • 7.8.1 Hiện trạng mạng giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước (210)
    • 7.8.2 Xác định mạng giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước (212)
  • 8.1 HIỆN TRẠNG CÁC TÁC HẠI DO NƯỚC GÂY RA (215)
    • 8.1.1 Lũ lụt và ngập úng (215)
    • 8.1.2 Hạn hán, thiếu nước (215)
    • 8.1.3 Xói lở, bờ sông (216)
    • 8.1.4 Tình hình xâm nhập mặn (216)
  • 8.2 PHÂN VÙNG TÁC HẠI DO NƯỚC GÂY RA (217)
    • 8.2.1 Phân vùng phòng chống lũ lụt (217)
    • 8.2.2 Phân vùng phòng chống hạn hán, thiếu nước (219)
  • 8.3 CÁC BIỆN PHÁP PHÓNG, CHỐNG TÁC HẠI DO NƯỚC GÂY RA (224)
    • 8.3.1 Phòng chống giảm thiểu lũ, ngập lụt (224)
    • 8.3.2 Phòng, chống giảm thiểu tác hại của hạn hán, thiếu nước (225)
  • 9.1 GIẢI PHÁP, KINH PHÍ THỰC HIỆN QUY HOẠCH (228)
    • 9.1.1 Các giải pháp chủ yếu (228)
    • 9.1.2 Đề xuất các dự án (229)
    • 9.1.3 Giải pháp đầu tư, huy động nguồn vốn (230)
  • 9.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH (231)
  • 10.1 KẾT LUẬN (233)
  • 10.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 222 TÀI LIỆU THAM KHẢO (234)

Nội dung

TÊN CỦA QUY HOẠCH

Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

SỰ CẦN THIẾT CỦA QUY HOẠCH

Quy hoạch tài nguyên nước Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3594/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 (sau đây gọi là Quy hoạch 2012) được lập trên cơ sở Luật Tài nguyên nước năm 1998 không còn phù hợp với Luật Tài nguyên nước năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 và Thông tư số 05/2016/TT- BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội Mặt khác Quy hoạch 2012 được phê duyệt trước Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, và các quy hoạch chiến lược quan trọng khác của Tỉnh nên việc lồng ghép, tích hợp và cập nhật các thông tin chuyên ngành trong Quy hoạch 2012 chưa đầy đủ

Hiện nay tỉnh đã và đang hình thành nhiều dự án trọng điểm, làm thay đổi lớn về nhu cầu sử dụng tài nguyên nước, các tính toán, phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước trong Quy hoạch 2012 không còn phù hợp, điển hình như KCN Texhong Hải Hà, nhu cầu cấp nước đến năm 2018 khoảng 130.000 m 3 /ngày đêm, vượt quá so với phân bổ cho cả vùng theo quy hoạch là 79.900 m 3 /ngày đêm, đến năm 2025 lên tới khoảng 400.000 m 3 /ngày đêm, vượt quá 02 lần so với lượng nước đã được phân bổ cho cả vùng 208.000 m 3 /ngày đêm; hoặc thị xã Quảng Yên có nhu cầu sử dụng nước đến năm 2030 tăng đến 2,6 lần so với hiện trạng

Quy hoạch 2012 chưa quy hoạch tài nguyên nước cho các đảo, đặc biệt là các đảo có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh, đảo dân sinh, đảo có điều kiện phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh; những đảo đã có kết quả về tìm kiếm, điều tra, đánh giá tài nguyên nước như: Cô Tô, Đảo Trần, Thanh Lân, Cái Chiên, Vĩnh Thực, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Quan Lạn, Bản Sen

Vì vậy việc lập Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, định hướng đến năm 2030 là cần thiết.

CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

1 Các văn bản pháp lý cấp nhà nước, bộ, ban, ngành:

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13;

- Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật lập quy hoạch tài nguyên nước;

- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm

- Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/02/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Quảng Ninh;

- Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030;

- Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030;

- Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường

2 Các văn bản pháp lý của tỉnh Quảng Ninh:

- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050;

- Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1418 /QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2016 - 2020

- Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 10/9/2013 của Tỉnh Ủy Quảng Ninh về thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kế hoạch số 6285/ KH-UBND ngày 19/11/2013 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình hành động số 19-CTr/TU của Tỉnh uỷ Quảng Ninh;

- Nghị quyết 236/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của HĐND tỉnh về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 03/4/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn 2020;

- Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020;

- Kế hoạch 6162/KH-UBND ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh V/v thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh.

QUAN ĐIỂM CỦA QUY HOẠCH

- Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng; gắn với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành có khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, và các tài nguyên thiên nhiên khác để phát triển bền vững; phục vụ, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh;

- Quy hoạch bảo đảm tính toàn diện giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa khai thác, sử dụng tài nguyên nước với bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; hướng đến phát triển bền vững; khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực;

- Làm cơ sở cho quản lý nhà nước quyết định trong thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án hỗ trợ, đầu tư có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước;

MỤC TIÊU QUY HOẠCH

- Quản lý, phân bổ nguồn nước đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích, đảm bảo ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp và thủy sản; Bảo đảm công bằng và hợp lý giữa đối tượng khai thác, sử dụng nước, giữa các địa phương; Bảo vệ tài nguyên nước không bị ô nhiễm, suy thoái cạn kiệt, bảo vệ chức năng nguồn nước;

- Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra nhằm đảm bảo an ninh lâu dài về tài nguyên nước, góp phần thúc đẩy, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh;

- Làm cơ sở để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các ngành có hoạt động khai thác, sử dụng, phát triển nguồn nước.

NHIỆM VỤ QUY HOẠCH

1 Quy hoạch tài nguyên nước phần đất liền

- Phân bổ nguồn nước, đảm báo đáp ứng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Tỉnh; đảm bảo việc cung cấp nước sinh hoạt cho các đô thị và khu dân cư tập trung, cấp nước cho các ngành đến năm 2030; xác định được các phương án cấp nước cho các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh; xác định các phương án chuyển nước giữa các nguồn nước nội tỉnh;

- Phân vùng chức năng nguồn nước, đảm bảo mục tiêu sử dụng nguồn nước tiết kiệm và hiệu quả; phân vùng tiếp nhận nước thải;

- Cập nhật các công trình hồ đập mới đầu tư, đang xúc tiến đầu tư và xác định các công trình trữ nước (các hồ, đập quan trọng), các công trình chuyển nước giữa các nguồn nước nội tỉnh cần có kế hoạch đầu tư d) Đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước

2 Quy hoạch tài nguyên nước cho các đảo dân sinh:

- Đánh giá tổng quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng tài nguyên nước, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước tại các đảo dân sinh;

- Xác định nhu cầu sử dụng nước quy hoạch;

- Xây dựng các phương án khai thác, sử dụng nước phục vụ cho phát triển kinh tế xã - hội của các đảo; mạng giám sát tài nguyên nước các đảo

3 Xác định mạng giám tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước; bảo vệ chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước;

4 Xác định giải pháp, kinh phí, kế hoạch và thực hiện quy hoạch tài nguyên nước.

PHẠM VI QUY HOẠCH

Toàn bộ phần diện tích đất liền trên địa bàn Tỉnh và các đảo có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh, đảo dân sinh, đảo có điều kiện phát triển du lịch như: Cô Tô, Đảo Trần, Thanh Lân, Cái Chiên, Vĩnh Thực, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Quan Lạn, Bản Sen.

ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH

Đối tượng quy hoạch tài nguyên nước được quy định tại Điều 15 của Luật Tài nguyên nước năm 2012, cụ thể:

- Nước mặt: Nguồn nước nội tỉnh theo Danh mục sông nội tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; nguồn nước mặt khác có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế

- Nước dưới đất trên đất liền và các đảo

2 Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TÀI

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Tình hình thực hiện các giải pháp về quản lý

1 Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước các cấp, ngành Đã triển khai xây dựng cở sở dữ liệu, thông tin tài nguyên nước, thường xuyên cập nhật, bảo đảm phục vụ cho công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước

2 Tăng cườ ng thể chế, năng lực quản lý ở các cấp Đã ban hành các văn bản phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh như: Quyết định số 3063/2014/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của UBND

Tỉnh quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của UBND Tỉnh phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2020

3 Tăng cường công tác quản lý và cấp phép về tài nguyên nước

Trên cơ sở Quy hoạch 2012, từ ngày 31/12/2012 đến hết ngày 30/10/2016, UBND Tỉnh đã cấp 260 giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, trong đó 23 giấy phép khai thác nước dưới đất với tổng lưu lượng 35.653 m 3 /ngày đêm, 39 giấy phép khai thác sử dụng nước mặt với tổng lưu lượng 264.410 m 3 /ngày đêm, 195 giấy phép xả nước thải với tổng lưu lượng 248.930 m 3 /ngày đêm, 03 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

Tình hình thực hầiện các giải pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi tài nguyên nước

Đang triển khai lập Đề án “Khoanh định hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh, vùng cấm, hạn chế khai thác và các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất tỉnh Quảng Ninh” theo Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

Tình hình thực hiện xây dựng mạng giám sát tài nguyên nước

Mạng giám tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh được phê duyệt với 10 điểm giám sát tài nguyên nước mặt và 20 điểm giám sát tài nguyên nước dưới đất Thời gian triển khai thực hiện dự kiến vào giai đoạn 2013 - 2015, tuy nhiên đến nay mạng giám sát tài nguyên nước của Tỉnh vẫn chưa được xây dựng.

Tình hình triển khai thực hiện các dự án ưu tiên

Theo danh mục dự án ưu tiên có 10 dự án với tổng mức đầu tư là 76 tỷ đồng, tuy nhiên tính đến nay mới triển khai được 01 dự án (Điều tra cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh phục vụ công tác quản lý) với kinh phí 01 tỷ đồng Như vậy, theo Danh mục các dự án ưu tiên được phê duyệt còn

09 dự án chưa triển khai thực hiện với tổng kinh phí là 75 tỷ đồng

3 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Vị trí địa lý

Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với toạ độ địa lý: Từ 20 0 40’ đến 21 0 40’ vĩ độ Bắc; từ 106 0 25’ đến 108 0 25’ kinh độ Đông; phía bắc giáp với nước CHND Trung Hoa; phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc

Bộ, thành phố Hải Phòng

Quảng Ninh với 250 km đường bờ biển, có hơn 2.000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả nước (2077/2779), trong đó có 1.030 đảo có tên Tổng diện tích các đảo là 619,913 km² Một số hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là: đảo Trần và quần đảo Cô Tô (thuộc huyện Cô Tô) Vùng nội thuỷ từ bắc xuống nam có những đảo chính như đảo Vĩnh Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo Thoi Đây, đảo Sậu Nam, đảo Co Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao

Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén, đảo Thẻ Vàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo Phượng Hoàng, đảo Nấc Đất, đảo Thượng Mai, đảo Hạ Mai nhiều đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long và Hạ Long

Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh

Đặc điểm địa hình

Địa hình Quảng Ninh được chia thành 6 kiểu vùng: vùng núi, đồi, thung lũng giữa núi, đồng bằng, bờ bãi và vùng biển, hải đảo

1 Vùng núi bao gồm 5 dãy:

Dãy núi cao (Yên Tử, Bảo Đài) thuộc cánh cung Đông Triều - Móng Cái: địa hình dốc, phân cách mạnh

Dãy núi thấp phía Bắc đường 18B, kéo dài từ Đá Trắng qua Đồng Mô theo hướng Đông - Tây

Dãy núi thấp Nội Đồng - Đồng Mô tạo thành một dải hẹp chạy theo hướng Đông - Tây

Dãy núi thấp chùa Lôi - Cửa Ông, chiếm phần trung tâm khu vực kéo dài từ Làng Khách đến Cửa Ông

Dãy núi thấp Quạt Mo - Cửa Ông, tạo thành một dải chạy sát ven biển

Dải đồi Bắc Hoành Bồ - thôn Một - đồng Rùa, chiếm diện tích không đáng kể

Dải đồi Vạn Yên - Cao Xanh - Cửa Ông tạo thành một dải hẹp chạy theo hướng Đông - Tây từ Cẩm Phả đến Cửa Ông

Dải đồi Bắc Biểu Nghi - Hà Khẩu - Bãi Cháy - Hòn Gai

3 Vùng thung lũng giữa núi bao gồm:

Thung lũng Đồng Nang - Mông Dương, đây là thung lũng lớn nhất trong vùng, chiếm phần Đông Bắc khu vực

Thung lũng Đồng Ho, có hình cánh cung quay phần lõm về phía Tây Bắc

Thung lũng Yên Lập - Quang Hanh: khu vực Yên Lập thung lũng chạy theo hướng Đông - Tây; khu vực Quang Hanh theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Đặc điểm chung của các thung lũng là độ cao đáy từ 5 đến 75 ÷ 80 m; phát triển các thành tạo sông lũ Mặt thung lũng bằng phẳng, gợn sóng hoặc dạng đồi Độ phân cách yếu (15 ÷ 50 m/km 2 ), phân cắt ngang trung bình (0,5÷2 km/km 2 )

4 Vùng đồng bằng bao gồm: Đồng bằng Biểu Nghi - Cẩm Phả và đồng bằng ven bờ vịnh Cuốc Bê Đây là các bề mặt thềm tích tụ và bãi triều, là vùng tập trung dân cư và đất canh tác Độ phân cách rất yếu (15 m/km 2 ), phân cách ngang trung bình

Vùng bờ bãi bao gồm bờ bãi trũng Yên Lập, vùng Hùng Thắng, bờ bãi cửa Vịnh Cuốc Bê, Hòn Gai - Khe Cá, Cẩm Phả - Cửa Ông Vùng này có bề mặt nghiêng ra biển Độ phân cắt sâu rất yếu (< 15 m/km 2 ), độ phân cắt ngang rất lớn (> 2 km/km 2 )

5 Vùng biển và hải đảo:

Cũng là một nét đặc trưng của địa hình khu vực Các đảo có diện tích khác nhau và phát triển trên các đá lục nguyên, đá vôi.

Đặc điểm tài nguyên đất

Quảng Ninh có diện tích tự nhiên là 610.235 ha, trong đó 50.886 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 388.394 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả

Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 8,3%, đất có rừng chiếm 63,6%, diện tích chưa sử dụng chiếm 10,9% tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở

3.1.3.2 Tình hình sử dụng đất

Theo quy hoạch sử dụng đất, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 610.235 ha được phân chia thành 14 đơn vị hành chính (huyện, thị xã, thành phố), huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất là Hoành Bồ 84.463.22 ha, chiếm 13,84% diện tích toàn tỉnh; đơn vị có diện tích nhỏ nhất là huyện Cô Tô 4.750,75 ha, chiếm 0,78% diện tích toàn tỉnh

Bảng 4 Cơ cấu sử dụng đất

TT Cơ cấu sử dụng Diện tích (ha) % diện tích

1 Tổng diện tích tự nhiên 610.235,31 100,00

2 Diện tích đất nông nghiệp 460.119,34 75,40

3 Diện tích đất phi nông nghiệp 83.794,82 13,73

4 Diện tích đất chưa sử dụng 66.321,15 10,87

Đặc điểm khoáng sản

Quảng Ninh có trữ lượng than tới 6,28 tỷ tấn, là nguồn cung cấp khoảng 90% lượng than khai thác của cả nước Trong phạm vi Tỉnh, đã ghi nhận được

243 mỏ và điểm quặng của 33 loại khoáng sản thuộc các nhóm: Khoáng sản cháy; Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Khoáng chất công nghiệp; Khoáng sản vật liệu xây dựng; Nước nóng - nước khoáng

Than: than khai thác tại Quảng Ninh chiếm trên 90% tổng sản lượng than cả nước Quảng Ninh có bể than lớn cung cấp chủ yếu là antraxit với hàm lượng các-bon cao Tổng tài nguyên trữ lượng ước đạt khoảng 6,28 tỷ tấn, trải dài trên diện tích khoảng 1.000 km 2 từ Đông Triều đến Cẩm Phả (130 km chiều dài và 6 -10 km chiều rộng)

Khoáng sản phi kim phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Quảng Ninh có nhiều đá vôi, đất sét và cao lanh Các khoáng sản này là tài nguyên quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh

Nước khoáng: các địa phương Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lặc (Tiên

Yên) và Đồng Long (Bình Liêu) có nguồn nước khoáng uống Ngoài ra, còn có các suối nước nóng ở Cẩm Phả với hàm lượng khoáng cao, có tác dụng trị liệu và phục vụ du lịch

Các khoáng sản khác: ngoài ra, Quảng Ninh còn có trữ lượng nhỏ in- menit ở Móng Cái; sắt ở Hoành Bồ và Vân Đồn; phốt-pho ở Hoành Bồ và Đông Triều; vàng ở Tiên Yên và Hải Hà, antimon ở Cẩm Phả và Hải Hà

Đặc điểm du lịch

Du lịch Quảng Ninh với ưu thế nổi trội là du lịch biển và du lịch lễ hội Quảng Ninh với bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp, có Vịnh Hạ Long 2 lần UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới Quảng Ninh có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp,

14 có nhiều di tích lịch sử có giá trị, nhiều công trình văn hóa đặc sắc, nhiều lễ hội phong tục tập quán hấp dẫn chứa đựng nhiều tiềm năng về các loại hình du lịch như lễ hội du lịch biển Bãi Cháy, lễ hội chùa Yên Tử, du lịch thăm quan hang động Vịnh Hạ Long, du lịch nghỉ dưỡng tắm biển Trà Cổ…

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.2.1.1 Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê dân số trung bình năm 2015 khoảng 1.235.500 người, lao động đang làm việc ước đạt 711 nghìn người

Bảng 5 Dân số năm 2015 tỉnh Quảng Ninh

TT Huyện, thành phố, thị xã

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, năm 2015

3.2.1.2 Thực trạng các ngành kinh tế chính

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 Quảng Ninh ước đạt 32.845 tỷ đồng Trong đó: Khu vưc công nghiệp Trung ương ước đạt 19.687 tỷ đồng, tăng 1,3%; công nghiệp địa phương 4.894 tỷ đồng, bằng 80,6%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 8.264 tỷ đồng, tăng 77,5%

Sản xuất công nghiệp đã từng bước ổn định và tăng trưởng cao hơn năm

2013 Công nghiệp khai khoáng tăng trưởng thấp (tăng 1,5%); công nghiệp chế biến chế tạo, điện nước tăng trưởng cao (tăng 7,1% và 33,9%); đặc biệt, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh (tăng 77,5%), thể hiện sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm công nghiệp khai khoáng, phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến

3.2.1.2.2 Sản xuất nông lâm nghiệp

Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây các loại đạt 68.799,7 ha; lâm nghiệp: trồng mới rừng tập trung đạt 13.285 ha trồng trên 344 nghìn cây phân tán các

15 loại, công tác quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường; thủy sản: Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ước đạt 94 nghìn tấn Trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 55,9 nghìn tấn; sản lượng nuôi trồng ước đạt 38,1 nghìn tấn Toàn tỉnh hiện có 8.763 tàu cá lắp máy trong đó loại tàu có công suất từ 90 CV trở lên 262 cái tăng 58 tàu

Tình hình cung cầu hàng hóa được đảm bảo, giá cả cơ bản ổn định Siêu thị BigC, Trung tâm thương mại Vincom Center Hạ Long đi vào hoạt động đã góp phần kích cầu tiêu dùng Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 47.335 tỷ đồng Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ước đạt 1.939 triệu USD.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

3.2.2.1 Định hướng phát triển các ngành kinh tế

Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo giữ gìn và bảo vệ môi trường bền vững Giữ gìn và phát huy tốt bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững

Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và những khác biệt, đặc sắc của vịnh Bái Tử Long; phấn đấu trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội

3.2.2.1.2 Mục tiêu cụ thể a) Về kinh tế:

-Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 12% - 13%/năm, trong đó giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14% - 15%/năm; giai đoạn 2020 - 2030 đạt khoảng 6,7%/năm

-Cơ cấu GDP đến năm 2020 dịch vụ chiếm 51% - 52%; công nghiệp và xây dựng chiếm 45% - 46%; nông nghiệp chiếm 3% - 4% Đến năm 2030, dịch vụ chiếm khoảng 51%; công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 46%; nông nghiệp chiếm khoảng 3%

-GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 8.000 - 8.500 USD; năm 2030 đạt khoảng 20.000 USD b) Về dân số, tự nhiên:

Tốc độ tăng dân số tự nhiên0,96%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 0,7%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ thất nghiệp thành thị duy trì ở mức dưới 4,3%

16 c) Về bảo vệ môi trường:

-Đến năm 2020: trên 90% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý; 100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý đạt 100%/năm; tỷ lệ che phủ rừng tăng lên 55%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 98%

-Áp dụng hạn mức ô nhiễm không khí và nguồn nước đối với các khu du lịch và dân cư theo các tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn châu Âu) d) Về xây dựng nông thôn mới

Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản là tỉnh đạt các tiêu chí về nông thôn mới, 60% các xã cơ bản đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới theo quy định; đến năm

2020 là 80% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; những xã còn lại sẽ đạt tiêu chuẩn nông thôn mới cho tiêu chí phát triển cơ sở hạ tầng và tỷ lệ nghèo đói 3.2.2.1.3 Tầm nhìn đến năm đến năm 2030 a) Quy mô và cơ cấu kinh tế

Quảng Ninh sẽ là kinh tế dịch vụ - công nghiệp hiện đại với dịch vụ tiên tiến và sản xuất sạch, sản xuất công nghệ cao GDP bình quân trên đầu người ước đạt 20.000 USD với nền kinh tế đa dạng dựa trên 3 trụ cột chính trên cơ sở của giai đoạn 2012-2020 để đảm bảo tăng trưởng vững mạnh trước bối cảnh kinh tế không chắc chắn trong tương lai và sẽ duy trì vai trò là một trong 3 đầu tàu kinh tế của miền Bắc b) Phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Phát triển kinh tế vững chắc, cung cấp các dịch vụ xã hội một cách hiệu quả trong toàn tỉnh Quảng Ninh sẽ được công nhận trên phạm vi toàn quốc như là một hình mẫu về phát triển xanh và bền vững c) Đô thị hoá và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

Các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao tiếp tục được triển khai gắn liền với việc phát triển mạng lưới đô thị và phân bố dân cư cũng như phát triển dịch vụ, công nghiệp và kết cấu hạ tầng tạo ra bộ mặt mới về tổ chức không gian kinh tế - xã hội toàn tỉnh

- Phát triển kết cấu hạ tầng:

+ Cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại trên toàn tỉnh, đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các trung tâm phát triển của tỉnh và các vùng, lãnh thổ các điểm dân cư trong tỉnh, đảm bảo kết nối dễ dàng với các vùng miền trong cả nước và quốc tế

+ Hạ tầng đô thị lớn trong tỉnh được đầu tư với các công trình ngầm hiện đại; hệ thống cấp nước đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở tiêu chuẩn cao theo tiêu chuẩn quốc tế, cấp điện đủ với chất lượng cao ổn định và hiệu quả

- Định hướng phát triển công nghiệp

+ Tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững, công nghệ cao đi đôi với bảo vệ môi trường

+ Quy hoạch phát triển cơ sở công nghiệp lên phía Bắc, phía Tây góp phần CNH - HĐH nông thôn và ra xa khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long

+ Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao phục vụ cho khai khoáng, năng lượng, đóng tàu, vật liệu xây dựng và kinh tế biển

+ Phát triển chuỗi công ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường: Công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, viễn thông

- Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản

TÀI NGUYÊN NƯỚC MƯA

Tình hình tài liệu quan trắc khí tượng, mưa

Trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh có 9 trạm đo mưa và 7 trạm khí tượng đang hoạt động Trong đó trạm Cô Tô là trạm quan trắc khí tượng vùng đảo, các trạm đo mưa này thường hoạt động gián đoạn

Bảng 6 Danh sách các trạm khí tượng, đo mưa

TT Tên trạm Địa danh X (m) Y (m) Thời gian bắt đầu QT

1 Bãi Cháy P Bãi Cháy, TP Hạ Long 2.304.508 428.915 1960 Khí tượng

2 Quảng Hà TT Quảng Hà, H.Hải Hà 2.375.985 500.000 1979 Khí tượng

3 Cô Tô TT Cô Tô, H Cô Tô 2.320.963 501.768 1958 Khí tượng

4 Cửa Ông P Cửa Ông, TP Cẩm Phả 2.324.779 458.420 1960 Khí tượng

5 Uông Bí P Phương Đông, TP Uông Bí 2.326.823 396.059 1965 Khí tượng

6 Tiên Yên X Tiên Lãng, H Tiên Yên 2.359.763 458.509 1956 Khí tượng

7 Móng Cái X Hải Xuân, TP Móng Cái 2.380.097 522.481 1955 Khí tượng

8 Yên Hưng P Quảng Yên, TX Quảng Yên 2.317.602 401.202 1961 Đo mưa

9 Phong Cốc P Phong Cốc, TX Quảng Yên 2.312.054 403.250 1960 Đo mưa

10 Yên Lập P Minh Thành, TX Quảng Yên 2.323.091 409.552 1962 Đo mưa

11 Hoành Bồ TT Trới, H Hoành Bồ 2.326.359 419.965 1960 Đo mưa

12 Vàng Danh P Vàng Danh, TP Uông Bí 2.336.437 399.236 1973 Đo mưa

13 Đông Triều X Hồng Phong, TX Đông Triều 2.332.492 371.521 1961 Đo mưa

14 Đầm Hà TT Đầm Hà, H Đầm Hà 2.361.600 484.443 1960 Đo mưa

15 Ba Chẽ TT Ba Chẽ, H Ba Chẽ 2.352.808 451.227 1960 Đo mưa

16 Quất Đông X Hải Đông, TP Móng Cái 2.381.530 517.610 1979 Đo mưa

Nguồn: Quyết định 90/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Đặc điểm phân bố mưa

Sử dụng số liệu mưa của 09 trạm bao gồm Bãi Cháy, Cô Tô, Cửa Ông, Móng Cái, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bản Sen, Quảng Hà và Uông Bí, trong đó trạm Ba Chẽ và Bản Sen dùng để tham khảo (do là trạm đo nhân dân và đo tự ghi nhưng máy đo không ổn định) với liệt số liệu là 38 năm, từ năm 1977 - 2015 để tính toán tiềm năng nguồn nước mưa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nguồn số liệu được thu thập từ Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn

Theo kết quả tính toán tài nguyên nước mưa vùng quy hoạch, cho thấy lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.920 mm/năm; biến động lượng mưa giữa các trạm mưa trong địa bàn tỉnh tương đối lớn, khoảng 1.185 mm Vùng ít mưa nhất là Yên Lập (TX Quảng Yên) lượng mưa trung bình năm vùng này khoảng 1.401 mm; nơi có lượng mưa trung bình năm cao nhất là Quảng Hà (2.590 mm)

Bảng 7 Lượng mưa trung bình năm

TT Tên trạm Thời kỳ tính toán

(mm) STT Tên trạm Thời kỳ tính toán

Căn cứ vào số liệu thực đo tại các trạm thời kỳ thu thập được từ năm 1977-

2015 có thể phân mùa mưa/mùa khô cho tỉnh Quảng Ninh như sau:

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10, lượng mưa mùa mưa chiếm tỷ trọng lớn so với lượng mưa cả năm (chiếm khoảng từ 85 - 88% tổng lượng mưa năm) Tháng mưa nhiều nhất thường là tháng 7,8

- Ngay sau mùa mưa là các tháng ít mưa, lượng mưa trung bình các tháng mùa khô rất nhỏ (đa số dưới 100 mm/tháng) Tháng ít mưa nhất thường là tháng

12 hoặc tháng 1, lượng mưa trung bình tháng này khoảng 13,5 - 37,1 mm/tháng

Có những nơi hầu như cả tháng không có mưa Lượng mưa trong cả mùa khô chỉ chiếm khoảng 12 - 15% tổng lượng mưa năm

Số ngày mưa trong năm khoảng 110 - 180 ngày Tuỳ theo từng năm, lượng mưa có biến động đáng kể so với giá trị trung bình năm Năm ít mưa nhất quan trắc được ở Yên Lập là 667 mm (năm 1990) Năm mưa nhiều nhất của xuất hiện ở Móng Cái là 4.002 mm (năm 2001)

Quảng Ninh là một vùng có lượng mưa tương đối lớn, nhưng do địa hình rất phức tạp, phân cắt mạnh, nằm trải dài qua 2 kinh tuyến nên có sự phân vùng khí hậu rõ rệt giữa hai miền Đông và Tây

Bảng 8 Phân phối mưa theo mùa

Lượng mưa các tháng mùa mưa Lượng mưa các tháng mùa khô

Lượng mưa các tháng mùa mưa Lượng mưa các tháng mùa khô

5 6 7 8 9 10 Mùa mưa 11 12 1 2 3 4 Mùa khô Đầm

Bảng 9 Lượng mưa trung bình tháng, năm

TT Tên trạm Tháng (mm) Năm

Bảng 10 Đặc trưng mưa tháng

Mưa 3 tháng lớn nhất Mưa tháng lớn nhất Mưa 3 tháng nhỏ nhất Mưa tháng nhỏ nhất

Mưa 3 tháng lớn nhất Mưa tháng lớn nhất Mưa 3 tháng nhỏ nhất Mưa tháng nhỏ nhất

Hình 2 Bản đồ đẳng trị mưa năm

Tiềm năng nguồn nước mưa

Để tính toán lượng nước hàng năm bổ cập từ mưa, sử dụng phương pháp đa giác Thiessen dựa trên số liệu mưa trung bình nhiều năm, tiến hành tính toán theo phương pháp tính trọng số của các trạm đo mưa đối với từng huyện, thị xã, thành phố Tiềm năng nước mưa theo huyện, thị xã, thành phố như bảng sau:

Bảng 11 Tiềm năng nước mưa

TT Huyện, Thị xã, Thành phố

Trạm đo mưa Lượng mưa năm (mm)

Trọng số theo Đa giác Thiessen

Lượng mưa năm theo vùng ảnh hưởng (mm)

Yên Lập 1.401 0,07 98,07 Hoành bồ 1.727 0,5 863,50 Bãi Cháy 1.849 0,16 295,84 Cửa Ông 2.085 0,02 41,70

Yên Lập 1.401 0,03 42,03 Yên Hưng 1.616 0,01 16,16 Uông Bí 1.653 0,43 710,79

Yên Hưng 1.616 0,28 452,48 Bãi Cháy 1.849 0,12 221,88 Uông Bí 1.653 0,11 181,83

TT Huyện, Thị xã, Thành phố

Trạm đo mưa Lượng mưa năm (mm)

Trọng số theo Đa giác Thiessen

Lượng mưa năm theo vùng ảnh hưởng (mm)

Tổng lượng nước được sản sinh từ mưa trên địa bàn tỉnh là 12 tỷ m 3 /năm, trong đó huyện Hoành Bồ có lượng mưa lớn nhất lên đến 1,5 tỷ m 3 /năm, huyện

Cô Tô có lượng mưa ít nhất chỉ 0,1tỷ m 3 /năm.

TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

Tình hình tài liệu quan trắc thủy văn, nguồn nước

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay có 3 trạm thủy văn đang hoạt động gồm: Bình Liêu, Bến Triều, Đồn Sơn; trong đó chỉ có trạm Bình Liêu quan trắc lưu lượng nước.

Các đặc trưng thủy văn, nguồn nước

4.2.2.1 Dòng chảy năm, phân phối dòng chảy năm a) Đặc trưng dòng chảy năm

Theo như kết quả tính toán tổng lượng nước được sản sinh từ mưa hàng năm cho thấy khả năng nguồn nước của Quảng Ninh là khá lớn nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian Sự biến động theo không gian của nước mặt được thể hiện bởi giá trị mô đun dòng chảy Từ kết quả tính toán các đặc trưng chuẩn dòng chảy năm cho các trạm thủy văn trong vùng có thể chia vùng quy hoạch thành 2 khu vực có đặc điểm phân bố tài nguyên nước khác nhau rõ rệt Khu vực miền Đông được đặc trưng bởi các trạm thủy văn Bình Liêu, Tài

Chi, Tín Coóng (Thín Coóng) có mô đun dòng chảy lớn hơn so với khu miền Tây được đặc trưng bởi trạm thủy văn Bằng Cả và Dương Huy Tài nguyên nước cũng có sự khác biệt giữa khu vực ven biển và sâu trong đất liền Khu vực ven biển có mô đun lớn hơn hẳn Vùng có mô đun dòng chảy năm lớn nhất là trung tâm dãy Nam Châu Lĩnh (thượng nguồn sông Tài Chi) có M0 > 100 l/s.km 2 Vùng có mô đun nhỏ là khu vực thượng sông Tiên Yên do vùng này bị bao quanh bởi những dãy núi chắn gió Đông Nam từ biển thổi vào và gió Đông Bắc từ Trung Quốc tràn về nên mô đun dòng chảy ở đây nhỏ hơn hơn so với các vùng khác chỉ đạt 43.6 l/s.km 2

Bảng 12 Đặc trưng dòng chảy năm

TT Tên trạm Sông Chuỗi tính toán

Diện tích lưu vực (km 2 )

Nguồn: Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn

26 b) Phân phối dòng chảy năm

Phân phối dòng chảy trong năm được chia thành mùa lũ và mùa kiệt

- Khu vực miền Đông (Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Cô Tô) mùa lũ bắt đầu từ tháng 4 hoặc tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa kiệt từ tháng 9 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau

- Khu vực miền Tây (Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hạ Long, Hoành Bồ) mùa lũ bắt đầu muộn, từ tháng 5 hoặc tháng 6 và kết thúc vào tháng 10; mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 4 hoặc 5 năm sau

Mùa lũ kéo dài 4 đến 5 tháng, lượng dòng chảy chiếm tới 73 - 85% tổng lượng dòng chảy năm

Bảng 13 Phân phối dòng chảy năm Đơn vị: m 3 /s

Bằng Cả 0,56 0,47 0,63 1,21 2,64 5,16 6,52 8,02 7,08 2,75 0,96 0,69 3,06 Dương Huy 0,42 0,34 0,39 0,72 1,28 5,64 6,77 8,40 6,79 2,76 0,88 0,52 2,91 Bình Liêu 5,33 4,21 4,24 7,49 16,31 33,20 58,23 52,69 43,03 22,38 10,81 6,01 22,00 Tài Chi 2,00 2,31 2,81 4,39 9,05 14,03 17,01 14,19 9,89 5,62 2,92 1,85 7,17 Tín Coóng 0,60 0,55 0,75 1,88 8,01 10,04 10,89 9,36 7,15 2,91 1,01 0,63 4,48

Nguồn: Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn

Trong vùng thường có lũ chính vụ, lũ sớm và lũ muộn:

- Lũ chính vụ: xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8, ở các sông nhỏ, dốc thời gian lũ khoảng từ 20 đến 36 giờ Trường hợp một số đỉnh mưa lớn kế tiếp nhau trong một ngày sẽ tạo nên dạng lũ kép, lũ sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 2-

3 ngày Do phần lớn là sông nhỏ, thời gian tập trung nước chỉ vài giờ nên dạng lũ kép kéo dài vài ngày hiếm khi xảy ra

- Lũ sớm và lũ muộn: Lũ sớm xuất hiện vào tháng 4, 5 (do những trận mưa đầu mùa đỉnh lũ thường nhỏ), biên độ lũ đạt khoảng 1m, lũ lớn hơn biên độ cao trên 2 m Lũ muộn vào các tháng 10, 11 (do các trận mưa cuối mùa, lượng mưa nhỏ nên lũ nhỏ) và thường là lũ đơn, có dạng tương tự lũ đầu mùa nhưng có biên độ lớn hơn thường là 1,5 - 2,5 m

Bảng 14 Lưu lượng lũ lịch sử tại các trạm đo

TT Tên trạm Diện tích lưu vực (km 2 )

Modun dòng chảy lớn nhất (l/s/km 2 )

Nguồn: Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn

Mùa cạn vùng quy hoạch bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 còn tháng 5 và tháng 10 là 2 tháng chuyển tiếp giữa mùa lũ và mùa kiệt Tùy theo tình hình thời tiết từng năm mà các tháng chuyển tiếp này có năm nhiều nước, có năm ít nước Lượng dòng chảy trong mùa cạn của các sông ngòi ở Quảng Ninh đều thấp (trừ khu vực thượng lưu sông Hà Cối) Mô đun dòng chảy mùa cạn của các sông từ

13 - 17 l/s.km 2 và mô đun dòng chảy 3 tháng liên tục nhỏ nhất chỉ đạt 7 - 10 l/s.km 2 Đặc biệt vào thời gian tháng 1 đến tháng 2 có lượng dòng chảy nhỏ nhất trong năm mô đun dòng chảy tháng này thường chỉ đạt 5,5 - 9,0 l/s.km 2 và lượng dòng chảy tháng này chỉ chiếm từ 0,9 - 1,5% dòng chảy cả năm

Bảng 15 Lưu lượng ngày kiệt nhất

Diện tích lưu vực (km 2 )

Modun dòng chảy nhỏ nhất (l/s/km 2 )

Nguồn: Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn

Thuỷ triều ven biển Quảng Ninh thuộc chế độ nhật triều thuần nhất của vịnh Bắc Bộ, hầu hết các ngày trong tháng mỗi ngày có một lần triều lên và một lần triều xuống, biên độ triều giảm dần từ Móng Cái đến Quảng Yên

Bảng 16 Chế độ thủy triều tại các trạm đo

TT Tên trạm Cách biển (km) Mực nước triều (m)

Tiềm năng nguồn nước mặt

4.2.3.1 Tiềm năng nguồn nước sông

Theo kết quả tính toán và đánh giá, tổng lượng nước có thể sản sinh từ mưa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào khoảng 12 tỷ m 3 /năm, tuy nhiên do điều kiện địa hình, mạng lưới sông ngòi, cũng như các hiện tượng ngấm, bốc hơi thì lượng nước mặt có thể lưu trữ lại được trên các sông thuộc địa bàn tỉnh không thể đạt được như đánh giá

Với mạng lưới sông ngòi phức tạp, số lượng trạm quan trắc dòng chảy ít, số liệu quan trắc không thường xuyên, để tính toán tiềm năng nguồn nước mặt trên các sông sử dụng mô hình mưa dòng chảy MIKE NAM

28 Áp dụng MIKE NAM cho toàn bộ hệ thống sông thuộc các huyện, thị xã, và thành phố nằm trong phần đất liền tỉnh Quảng Ninh như sau: a) Tiến hành thiết lập mô phỏng, hiệu chỉnh và kiểm định mô hình NAM:

Do mạng lưới trạm quan trắc dòng chảy vừa ít lại không quan trắc thường xuyên và Quảng Ninh lại có mạng lưới sông ngòi phức tạp nên việc tính toán tổng lượng nước được sử dụng số liệu các trạm thủy văn Bằng Cả, Bình Liêu và Thín Cóong b) Kết quả kiểm định mô hình:

Từ kết quả tính toán thủy văn từ mô hình NAM đã xác định được bộ thông số thông qua việc so sánh kết quả tính toán và thực đo bằng chỉ số NASH

Bảng 17 Bộ thông số MIKE NAM

Umax Lmax CQOF CKIF CK1,2 TOF TIF TG CKBF

Bằng Cả 10,10 100 0,99 800,00 20,80 0,06 0,30 0,05 2000 Bình Liêu 12,00 124 0,77 382,90 18,20 0,18 0,30 0,02 1365 Dương Huy 10,10 104 0,99 497,90 15,50 0,06 0,48 0,07 1379 Thín Cóong 14,20 104 1,00 229,90 15,90 0,10 0,20 0,84 2101

Bảng 18 Chỉ số kiểm định mô hình

TT Trạm NASH hiệu chỉnh NASH kiểm định

Với kết quả chỉ số kiểm định mô hình NASH hiệu chỉnh và NASH kiểm định đều lớn hơn 0,7, đạt trong tiêu chuẩn cho phép nên có thể áp dụng bộ thông số của mô hình để tính toán tổng lượng nước mặt cho toàn bộ hệ thống sông thuộc các huyện, thị xã, thành phố nằm trong phần đất liền tỉnh Quảng Ninh 4.2.3.1.2 Kết quả tính toán

Bằng phương pháp mô hình mưa dòng chảy, tính được lượng dòng chảy năm và tổng lượng nước hàng năm trên hệ thống sông, suối thuộc các địa phương tỉnh Quảng Ninh Theo kết quả tính toán mô hình cho thấy, tổng lượng tài nguyên nước mặt hàng năm từ các sông, suối trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 8,33 tỷ m 3 ,cụ thể như bảng sau:

Bảng 19 Tổng lượng tài nguyên nước mặt

TT Huyện, thị xã, thành phố Tổng lượng nước mặt (Wnm)

TT Huyện, thị xã, thành phố Tổng lượng nước mặt (Wnm)

Hình 3 Biểu đồ tổng lượng tài nguyên nước mặt

4.2.3.2 Nguồn nước các hồ chứa

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có tổng số có 179 hồ với tổng dung tích 359,1 triệu m 3 , trong đó: 07 hồ có dung tích trên 10 triệu m 3 , 01 hồ dung tích lớn hơn 5 triệu m 3 , 16 hồ có dung tích lớn hơn 01 triệu m 3 , 32 hồ có dung tích từ lớn hơn 500 ngàn m 3 đến 01 triệu m 3 , 123 hồ có dung tích nhỏ hơn 500 ngàn m 3

Bảng 20 Thống kê các hồ chứa

Huyện, thị xã, thành phố

Tổng số hồ chứa (cái)

Số hồ chứa có dung tích > 10 tr m 3

Số hồ chứa có dung tích 5-10 tr m 3

Huyện, thị xã, thành phố

Tổng số hồ chứa (cái)

Số hồ chứa có dung tích > 10 tr m 3

Số hồ chứa có dung tích 5-10 tr m 3

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, năm 2016

Qua kết quả điều tra cho thấy vào thời điểm cuối mùa khô (tính đến ngày

30 tháng 5 hàng năm) mực nước các hồ đều cao hơn mực nước chết, như vậy các hồ đều đang hoạt động tốt, tích nước mùa mưa và sử dụng mùa khô Nguồn nước các hồ chứa có vai trò quan trọng trong việc ổn định nguồn nước cấp trong mùa khô phục vụ cho cấp nước nước sinh hoạt, công nghiệp và tưới.

Xu thế diễn biến tài nguyên nước mặt theo kịch bản biến đổi khí hậu

4.2.4.1 Xu thế diễn biến lượng mưa mùa

Theo Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016, biến đổi lượng mưa ở Việt Nam theo các kịch bản biến đổi khí hậu như sau:

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa mùa đông có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5 - 12% Vào giữa thế kỷ, xu thế giảm ở Tây Bắc, phần lớn Việt Bắc, mức giảm nhiều nhất là 10% Các khu vực khác tăng phổ biến từ 5 - 20%, nhiều nhất là Nam Bộ, nam Tây Nguyên, phía tây Trung

Bộ Đến cuối thế kỷ, xu thế giảm ở phần lớn Đông Bắc, một phần Đồng bằng Bắc Bộ và một phần sát biên giới phía bắc thuộc Tây Bắc và Đông Bắc với mức giảm nhiều nhất đến 15% Hầu hết các tỉnh từ Quảng Bình trở vào có mức tăng phổ biến từ 20 - 25%

Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa mùa đông có xu thế giảm nhẹ ở phía Bắc, Tây Nguyên, xu thế tăng ở khu vực phía Nam Vào giữa thế kỷ, xu thế giảm ở phần lớn Đông Bắc và tây Bắc Bộ, nhiều nhất đến 10% Các khu vực còn lại có xu thế tăng, nhiều nhất đến 20% Đến cuối thế kỷ, xu thế giảm ở phần lớn Đông Bắc, Tây Bắc, nam Tây Nguyên và cực nam Trung

Bộ Mức giảm phổ biến từ 5 - 15%, giảm nhiều nhất ở cực nam Trung Bộ Những nơi khác có xu thế tăng, mức tăng phổ biến từ 10 - 40%, riêng phần lớn Nam Bộ có mức tăng từ 50 - 80%, cao nhất cả nước

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa mùa xuân có xu thế giảm nhẹ ở phía Bắc, tăng từ 5 - 10% ở phía Nam Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng ở các tỉnh phía Bắc (từ Quảng Trị trở ra) và giảm ở nhiều tỉnh phía Nam

(từ Thừa Thiên - Huế trở vào) Mức tăng phổ biến từ 5 - 10% Một phần Tây Bắc và một phần Đông Bắc có mức tăng nhiều nhất, trên 15% Lượng mưa có xu thế giảm ở hầu hết các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ (từ Thừa Thiên - Huế đến Cà Mau) với mức giảm dưới 10% Đến cuối thế kỷ, lượng mưa có xu thế tăng từ 3 - 10% trên cả nước, một số nơi thuộc Đông Bắc, Việt Bắc tăng nhiều hơn

Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa mùa xuân có xu thế giảm ở hầu hết cả nước, phổ biến dưới 8% Vào giữa thế kỷ, xu thế biến đổi gần tương tự như kịch bản RCP4.5, với khác biệt đáng kể nhất là xu thế giảm mạnh hơn ở khu vực Nam Trung Bộ Đến cuối thế kỷ, lượng mưa mùa xuân có xu thế tăng từ 3 - 15% trên phần lớn cả nước, trừ một phần nhỏ ở Bắc Đông Bắc, Nam Tây Bắc, cực nam Trung Bộ và cực nam Nam Bộ có xu thế giảm

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa mùa hè có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 3 - 12% Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng phổ biến từ 5 - 15% trên phần lớn lãnh thổ, trừ Nam Trung Bộ, đông Tây Nguyên và một phần phía tây Nam Bộ có xu thế giảm từ 3 - 15% Tăng nhiều nhất ở Đông Bắc và Tây Bắc; ít nhất ở Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ Đến cuối thế kỷ, sự biến đổi có xu thế tương tự như giữa thế kỷ, tuy nhiên khu vực lượng mưa giảm mở rộng hơn về phía Bắc Mức tăng ở Đông Bắc, Tây Bắc nhiều nhất cả nước, phổ biến từ 15 - 25% Tây Nguyên và phía tây Nam Bộ có mức tăng ít nhất cả nước, dưới 5%

Theo kịch bản RCP8.5 sự biến đổi của lượng mưa mùa hè có xu thế tương tự kịch bản RCP4.5 Vào đầu thế kỷ, xu thế tăng phổ biến từ 5 - 15% Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng trên phần lớn cả nước, chỉ giảm ở một phần nhỏ Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (dưới 5%) Tăng nhiều nhất ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, nam Tây Nguyên và phía đông Nam Bộ, phổ biến từ 15 - 25%, tăng ít nhất ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và phía tây Nam Bộ, dưới 5% Đến cuối thế kỷ, mức giảm của lượng mưa mùa hè có thể đến 15%

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa mùa thu có xu thế tăng, phổ biến từ 10 - 25% Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng ở hầu hết các vùng với mức phổ biến từ 15 - 35% Phần lớn Đông Bắc, từ Thanh Hóa đến Nghệ

An và từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định tăng nhiều nhất (30% đến trên 40%) Đến cuối thế kỷ, biến đổi lượng mưa mùa thu có xu thế tương tự như giữa thế kỷ nhưng mức độ nhiều hơn: tăng nhiều nhất ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Bắc (30 - 50%), tăng ít nhất ở nam Tây Nguyên và phía bắc Tây Bắc (dưới 10%)

Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa mùa thu có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 10 - 20% Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng ở hầu hết các vùng, phổ biến từ 15 - 30%, trong đó nhiều nhất ở Đông Bắc, ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, phần lớn miền Trung Lượng mưa giảm ở một phần nhỏ

32 thuộc nam Tây Nguyên, cực nam Trung Bộ và một số tỉnh thuộc Tây Bắc và Đông Bắc Đến cuối thế kỷ, xu thế tăng trên toàn lãnh thổ (20 - 70%), các tỉnh miền Bắc và miền Trung (30 - 70%), Nam Bộ (10 - 30%), ít nhất là ở một phần cực nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên (dưới 10%)

4.2.4.2 Xu thế diễn biến lượng mưa năm

Theo Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020, trong kịch bản phát thải trung bình, mức tăng phổ biến của lượng mưa năm trên lãnh thổ Việt Nam từ 1-4% (vào giữa thế kỷ) và từ 2- 7% (vào cuối thế kỷ)

Lượng mưa năm khu vực tỉnh Quảng Ninh, theo kịch bản phát thải trung bình B2, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21, tăng khoảng 6,7% so với thời kỳ

TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Đặc điểm địa chất thủy văn

4.3.1.1 Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Đệ tứ (Q)

Tầng này phân bố chủ yếu ở Đông Triều, Mạo Khê và khu vực đồng bằng ven biển phần đất liền của Tỉnh chiếm diện tích hơn 2.000 km 2 , bề dày tầng chứa nước từ vài mét đến 70 m, càng ra phía biển chiều dày Đệ tứ giảm dần Thành phần đất đá là cuội, cát, sạn, sỏi, nằm dưới các trầm tích Holocen, kích thước hạt tăng dần theo chiều sâu Độ giàu nước của tầng cũng biến đổi lớn, tỷ lưu lượng từ 0,76 l/s.m (vùng Mạo Khê - Tràng Bạch) đến trên 3 l/s.m, có nơi đến gần 6 l/s.m nên có thể xếp tầng apQ1 2-3 hn là tầng giàu nước Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Đệ tứ có chất lượng nước tốt, độ tổng khoáng hóa từ 0,013 g/l đến 0,11 g/l, nước thuộc loại nhạt đến siêu nhạt

4.3.1.2 Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Neogen (N)

Tầng chứa nước này bao gồm các trầm tích của hệ tầng Tiêu Giao (N2 tg) và hệ tầng Đồng Ho (N2 đh), phân bố từ xã Bình Dương đến Mạo Khê, Tràng Bạch

(Đông Triều), Uông Bí, Giếng Đáy (Hạ Long) với diện tích khoảng 25 km 2

Thành phần đất đá gồm nhiều lớp chứa nước và lớp cách nước xen kẽ nhau, chủ yếu là loại hạt mịn gắn kết yếu Tầng chứa nước này được xếp vào tầng chứa nước trung bình, độ tổng khoáng hóa vùng Mạo Khê - Tràng Bạch từ 0,08- 0,3 g/l, vùng Hòn Gai từ 0,02 - 0,82 g/l, loại hình hoá học của nước chủ yếu là bicarbonat, chất lượng đảm bảo cho ăn uống và sinh hoạt

Tầng chứa nước này đã được đánh giá trữ lượng cấp A 473 m 3 /ngày đêm, cấp B 1.542 m 3 /ngày đêm và cấp C1 2.118 m 3 /ngày đêm

4.3.1.3 Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Hà Cối (J 1-2 )

Tầng chứa nước này bao gồm đất đá của hệ tầng Hà Cối phân hệ tầng dưới (J1-2 hc 1 ) và phân hệ tầng trên (J1-2 hc 2 ), lộ ra khá phổ biến ở phía Đông của tỉnh, kéo dài từ Mông Dương tới Móng Cái, xã đảo Cái Chiên và một số ở các đồi thấp khu vực Vũ Oai, Hoà Bình thuộc Hoành Bồ với diện tích khoảng 1.200 km 2 Thành phần đất đá là cuội kết, cát kết dạng quarzit xen ít bột kết và đá phiến sét màu nâu đỏ, ít thấu kính sét than và ổ than đá chưa có nhiều công trình nghiên cứu, tạm xếp vào tầng chứa nước trung bình song khả năng chứa nước không đồng đều

4.3.1.4 Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng, Hòn Gai trên (T 3 n-rhg 2 )

Tầng chứa nước này bao gồm đất đá của hệ tầng Hòn Gai phân hệ tầng trên

(T3 n-rhg 2), phân bố chủ yếu ở khu vực Cửa Ông-Cọc 6 Thành phần đất đá chứa nước của tầng bao gồm: cát kết, cuội kết, bột kết, sét kết dạng quarzit

Tầng chứa nước này được xếp vào loại nghèo nước Mực nước tĩnh thay đổi theo mùa, nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước trên mặt và nước dưới đất của các tầng chứa nước có quan hệ thuỷ lực

4.3.1.5 Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng, hệ tầng Hòn Gai dưới (T 3 n-rhg 1 )

Tầng chứa nước t3 n-rhg 1 bao gồm các thành tạo lục nguyên Trias thượng, hệ tầng Hòn Gai phân hệ tầng dưới (T3n-rhg 1) Tầng chứa nước này phân bố tập trung ở khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông và phía Bắc thị xã Đông Triều và thành phố Uông Bí Thành phần đất đá chủ yếu là cuội kết, sạn kết, cát kết thạch anh, có nhiều vỉa than công nghiệp Đất đá của hệ tầng này bị phong hoá, nứt nẻ không đều, giảm dần theo chiều sâu tạo ra khả năng chứa và lưu thông nước cũng rất khác nhau

Nước chủ yếu được trữ trong các tầng đất đá hạt thô, nứt nẻ Các lớp có thành phần hạt mịn như sét kết, bột kết, phiến sét than, khả năng chứa nước rất nghèo hoặc không chứa nước

4.3.1.6 Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Mẫu Sơn (T 3 ms)

Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng bao gồm đất đá của hệ tầng Mẫu Sơn (T3 ms 1) Tầng chứa nước này chỉ lộ ra ít ở phía Tây- Tây Bắc của huyện Hoành Bồ như vùng Đông Sơn, Luồng Mong, Đập Thành với diện tích khoảng 600 km 2 Thành phần đất đá chủ yếu là cát kết, bột kết, sét vôi, cát kết dạng quarzit

Tầng chứa nước này được xếp vào loại nghèo nước Động thái nước dưới đất của tầng này thay đổi theo mùa, mực nước tĩnh của tầng cách mặt đất thường 1,5 - 2,0 m, mùa khô dao động 2,5 - 5,0 m, nhiều nguồn lộ và các suối về mùa khô cũng cạn kiệt Nguồn cấp của tầng chủ yếu là nước mưa, nước mặt và có sự bổ cập của các tầng chứa nước dưới đất có mối quan hệ thuỷ lực

4.3.1.7 Tầng chứa nước khe nứt thuộc các trầm tích lục nguyên - phun trào, Trias trung (T 2 )

Tầng chứa nước này bao gồm các hệ tầng T2 abl 1-2; T2 nk chiếm diện tích khá lớn phân bố tập trung thành dải kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ phía Bắc Đông Triều đến Uông Bí, Hoành Bồ, Quảng Hà, với diện lộ khoảng

Tầng chứa nước này được xếp vào loại nghèo nước Động thái của nước trong tầng này thay đổi theo mùa, tại một số giếng nước ăn của nhân dân mùa mưa mực nước cách mặt đất 1,5 - 2,5 m, mùa khô 3 - 9 m Nguồn cấp cho tầng chủ yếu là nước mưa

4.3.1.8 Tầng chứa nước khe nứt - khe nứt karst trong các trầm tích Carbonat, Carbon - Permi (C-P)

Tầng chứa nước C-P bao gồm các thành tạo địa chất của hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs), phân bố dọc theo quốc lộ 18A từ Bãi Cháy- Hòn Gai - Cẩm Phả và khu vực Đá Trắng huyện Hoành Bồ, có diện lộ khoảng 350 km 2 Thành phần đất đá bao gồm: Đá vôi, đá vôi trứng cá, đá vôi silic màu xám sáng đến xám đen

Nước vận động dưới dạng không áp, nguồn cung cấp nước cho tầng này chủ yếu là nước mưa và nước dưới đất có mối quan hệ thuỷ lực với chúng Nước trong tầng này cũng có quan hệ thuỷ lực với thuỷ triều, điều này cho thấy khi khai thác cần đặc biệt quan tâm đến khả năng xâm nhập của nước biển vào các lỗ khoan khai thác

4.3.1.9 Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích biến chất ordovic - silur, hệ tầng Tấn Mài (O-S), hệ tầng Cô Tô (D1)

- Tầng chứa nước này bao gồm đất đá của hệ tầng Tấn Mài (O3-S1 tm 1) và lộ ra theo dạng dải không liên tục từ Cẩm Phả- Hoành Bồ, khu vực Mông Dương, Quảng Hà - Tiên Yên với diện tích khoảng 400 km 2 Thành phần đất đá chủ yếu bao gồm: Cát kết quarzit, cát kết tufogen, phiến thạch anh Tầng có mức độ chứa nước nghèo, đặc biệt phân bố chủ yếu trên địa hình núi cao, sườn dốc, giao

Đánh giá tiềm năng nguồn nước

4.3.2.1 Trữ lượng nước dưới đất đã được thăm dò, đánh giá

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các đề án, dự án tìm kiếm, thăm dò nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy tổng trữ lượng nước dưới đất đã được tìm kiếm thăm dò và xếp cấp trữ lượng như sau:

Bảng 22 Thống kê trữ lượng nước dưới đất đã được thăm dò, đánh giá

STT Tên báo cáo Tác giả Năm thực hiện

Trữ lượng xếp cấp (m 3 /ngđ) Cấp A Cấp B Cấp C

I Báo cáo lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT 28.736 85.767 78.424

1 Lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ

1:200.000 vùng Hòn Gai - Móng Cái

2 Lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ

1:25.000 vùng Uông Bí - Đông Triều

3 Lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ

1:25.000 vùng Hòn Gai - Cẩm Phả

4 Lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ

1:25.000 vùng Phả Lại - Đông Triều

II Báo cáo thăm dò nuớc duới đất 24.763 42.187 84.681

1 Thăm dò NDĐ vùng Quảng Yên -

2 Thăm dò NDĐ vùng Bãi Cháy - Quảng

3 Thăm dò NDĐ vùng Dương Huy -

4 Thăm dò NDĐ vùng Tiêu Giao - Giếng Trần Lã 1969-1976 10 473 1.543 2.116

STT Tên báo cáo Tác giả Năm thực hiện

Trữ lượng xếp cấp (m 3 /ngđ)

5 Thăm dò NDĐ vùng Hòn Gai - Quảng

6 Thăm dò NDĐ vùng Cẩm Phả - Quảng

7 Thăm dò NDĐ vùng Cửa Ông - Cọc sáu Trịnh Văn Duệ 1965-1970 50 4.900 3.140 6.370

8 Thăm dò NDĐ vùng Phả Lại - Đông

9 Thăm dò NDĐ vùng Đông Triều -

Tràng Bảng Lại Đức Hùng 1974-1979 88 5.063 4.370 13.691

10 Thăm dò NDĐ vùng Mạo Khê - Tràng

11 Thăm dò NDĐ vùng Uông Bí - Nam

12 Thăm dò NDĐ vùng Quảng Yên - Biểu

13 Thăm dò NDĐ vùng Bãi Cháy - Cửa Ông Đỗ Đình Thông 1976-1978 54 8.209

14 Thăm dò NDĐ vùng Đồng Đăng - Yên

III Điều tra, đánh giá tài nguyên nuớc 2.113 2.717 24.452,56

1 Điều tra, tìm kiếm ngồn nước đảo Kế

2 Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên

NDĐ vùng Móng Cái - Trà Cổ Triệu Đức Huy 2010 800 1.517

3 Điều tra ĐCTV-ĐCCT và đánh giá nguồn nước đảo Trà Bản - Quảng Ninh

4 Điều tra ĐCTV-ĐCCT và đánh giá nguồn nước đảo Trần - Quảng Ninh

5 Điều tra ĐCTV-ĐCCT và đánh giá nguồn nước đảo Quan Lạn - Quảng

6 Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng các công trình cấp nước cho các đảo thuộc lãnh thổ

Việt Nam – Đảo Thanh Lân

Trung tâm QH và ĐT TNN

7 Thăm dò NDĐ đảo Ngọc Vừng LĐ QH &ĐT

8 Thăm dò NDĐ đảo Thanh Lân LĐ QH &ĐT

9 Thăm dò NDĐ đảo Cô Tô LĐ QH &ĐT

10 Thăm dò NDĐ đảo Chiến Thắng LĐ QH &ĐT

11 Thăm dò NDĐ đảo Vĩnh Thực LĐ QH &ĐT

12 Thăm dò NDĐ đảo Trà Ngọ LĐ QH &ĐT

Nguồn: Trung tâm QH & Điều tra TNN Quốc gia

Như vậy trữ lượng nước dưới đất đã được tìm kiếm thăm dò và xếp cấp trữ lượng như sau

- Trữ lượng cấp A: 55.612 m 3 /ngày đêm;

- Trữ lượng cấp B: 130.670 m 3 /ngày đêm;

- Trữ lượng cấp C: 187.557,6 m 3 /ngày đêm

4.3.2.2 Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất

1 Trữ lượng tĩnh tự nhiên

Trong phạm vi vùng quy hoạch, việc xác định trữ lượng tĩnh rất khó khăn do mức độ nghiên cứu địa chất thủy văn chưa đồng bộ và chi tiết Do vậy chỉ tính toán trữ lượng tĩnh cho tầng chứa nước bở rời Đệ tứ do mức độ nghiên cứu khá kỹ Đối với các tầng chứa nước khe nứt lục nguyên, carbonat do mức độ nghiên cứu chưa đầy đủ nên không tĩnh trữ lượng tĩnh

2 Trữ lượng động tự nhiên

Trữ lượng động tự nhiên của các tầng chứa nước được tính theo mô đun dòng ngầm

4.3.2.3 Kết quả tính toán trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 23 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên thành phố Hạ Long

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km 2

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 24 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên thành phố Móng Cái

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km 2

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 25 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên thành phố Cẩm Phả

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km 2

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 26 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên thành phố Uông Bí

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km2

Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ngđ) Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ngđ)

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 27 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên thị xã Đông Triều

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km2

Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ngđ) Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ngđ)

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 28 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên thị xã Quảng Yên

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km2

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 29 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên huyện Hoàng Bồ

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km2

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 30 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên huyện Vân Đồn

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km2

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 31 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên huyện Tiên Yên

TT Ký hiệu tầng chứa nước

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km2

Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ng) Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ng)

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 32 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên huyện Ba Chẽ

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km2

Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ngđ) Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ngđ)

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 33 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên huyện Bình Liêu

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km2

Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ng) Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ng)

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 34 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên huyện Đầm Hà

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km2

Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ngđ) Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ngđ)

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 35 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên huyện Hải Hà

TT Ký hiệu tầng chứa nước

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km2

Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ngđ) Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ngđ)

TT Ký hiệu tầng chứa nước

Trữ lượng theo vùng có cấp Module l/s.km2

Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ngđ) Diện tích (Km 2 ) Q đ (m 3 /ngđ)

Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên được thể hiện như sau:

Bảng 36 Kết quả tính trữ lượng động tự nhiên huyện Cô Tô

Trữ lượng nước dưới đất Đảo Cô Tô Đảo Trần Đảo Thanh Lân

Bảng 37 Tổng hợp trữ lượng khai thác tiềm năng

Trữ lượng tĩnh tự nhiên

Trữ lượng động tự nhiên

Trữ lượng khai thác tiềm năng

Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Quảng Ninh là 1.690.796 m 3 /ngày đêm Trong đó: trữ lượng tĩnh tự nhiên là 6.621 m 3 /ngày đêm, trữ lượng động tự nhiên là 1.684.175,41 m 3 /ngày đêm (tầng chứa nước lỗ hổng 620.113,78 m 3 /ngày đêm, tầng chứa nước khe nứt 1.064.061,63 m 3 /ngày đêm) Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình chia cắt, sự phân bố các tầng chứa nước khe nứt chủ yếu trong các khe nứt, đới dập vỡ kiễn tạo cho nên với tiềm năng nguồn nước dưới đất tương đối giàu nhưng khả năng khai thác, sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn

5 Chương 5: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT

Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt

5.1.1.1 Khai thác, sử dụng nước cho đô thị

Hệ thống cấp nước sạch cho Đô thị và Khu công ngiệp trên địa bàn tỉnh hiện này do Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh (QUAWACO) quản lý và vận hành, hệ thống cấp nước của QUAWACO đã phủ đến 12/14 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh (bao gồm: 04 thành phố Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái; 02 thị xã Đông Triều, Quảng Yên; và các đô thị của 06 huyện Hoành

Bồ, Vân Đồn, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà

Hệ thống cấp nước của QUAWACO, khai thác từ nguồn nước mặt bao gồm: 17 Nhà máy nước với tổng lượng khai thác nước mặt là 162.700 m 3 /ngày đêm, chiếm 86,06% tổng lượng khai thác của Công ty

Bảng 38 Danh mục các nhà máy nước mặt do QUAWACO quản lý

TT Tên nhà máy nước Địa điểm/Vị trí công trình Công suất

1 NMN Miếu Hương X Bình Khê, TX Đông Triều 6.000

2 NMN Đồng Mây P Quang Trung, TP Uông Bí 30.000

3 NMN Lán Tháp P Vàng Danh, TP Uông Bí (đang tạm dừng hoạt động) 5.000

4 NMN Quảng Yên P Cộng Hòa, TX Quảng Yên 4.400

5 NMN Yên Lập P Minh Thành, TX Quảng Yên 10.000

6 NMN Phong Cốc X Cẩm La, TX Quảng Yên 2.500

7 NMN Liên Hòa X Liên Hòa, TX Quảng Yên 1.000

8 NMN Đồng Ho TT Trới, H Hoành Bồ 20.000

9 NMN Hoành Bồ X Thống Nhất, H Hoành Bồ 10.000

10 NMN Diễn Vọng P Quang Hanh, TP Cẩm Phả 60.000

11 NMN Tiên Yên TT Tiên Yên, H Tiên Yên 2.500

12 NMN Ba Chẽ TT Ba Chẽ, H Ba Chẽ 2.000

13 NMN Hải Hà X Quảng Chính, H Hải Hà 3.000

14 NMN Đầm Hà TT Đầm Hà, H Đầm Hà 2.000

15 NMN Đoan Tĩnh P Ka Long, TP Móng Cái (Đang tạm dừng hoạt động) 5.400

16 NMN Kim Tinh P Hải Yên, TP Móng Cái 6.000

17 NMN Vạn Gia Đảo Vạn Gia, TP Móng Cái 500

Tính đến 31/12/2015, QUAWACO đã cấp nước cho 195.828 khách hàng, trong đó có 3.798 cơ quan và 192.030 hộ dân Tỉ lệ cấp nước đô thị đạt 91,48%

Tỉ lệ thất thoát nước sạch năm 2015 là 19,06%

5.1.1.2 Khai thác sử dụng nước cho nông thôn

- Theo thống kê tổng số công trình cấp nước tập trung nông thôn tính đến thời điểm hiện nay là: 150 công trình, gồm: (1) huyện Hoành Bồ: 23 công trình,

(2) huyện Đông Triều: 02 công trình, (3) thị xã Quảng Yên: 05 công trình, (4) huyện Bình Liêu: 14 công trình, (5) thành phố Uông Bí: 02 công trình, (6) thành phố Cẩm Phả: 03 công trình, (7) huyện Cô Tô: 02 công trình, (8) huyện Vân Đồn: 06 công trình, (9) huyện Tiên Yên: 24 công trình, (10) huyện Ba Chẽ: 41 công trình, (11) huyện Đầm Hà: 10 công trình, (12) huyện Hải Hà: 09 công trình, (13) thành phố Móng Cái: 09 công trình

- Về loại hình công trình cấp nước: Cấp nước mặt có tổng cộng 137 công trình; 13 công trình nước dưới dất với tổng công suất là 10.666 m 3 /ngày đêm

5.1.1.3 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt tại các địa phương

Hiện nay hệ thống cấp nước của thị xã Đông Triều được cấp bởi 2 nguồn nước là: nguồn nước dưới đất và nguồn nước mặt

- Nhà máy nước Miếu Hương: Công suất thiết kế 6.500 m 3 /ngày đêm, nguồn nước khai thác từ sông Trung Lương, hồ Bến Châu (qua hệ thống kênh thủy lợi) Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, thị xã Đông Triều có

04 công trình là trạm cấp nước xã Hồng Thái Đông - Hồng Thái Tây với công suất 2.320 m 3 /ngày đêm; trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn xã Hoàng Quế với công suất 1.200 m 3 /ngày đêm; công trình là trạm cấp nước xã Nguyễn Huệ, xã Bình Dương với công suất 2.100 m 3 /ngày đêm; công trình là trạm cấp nước xã Thủy An với công suất 800 m 3 /ngày đêm

Nguồn nước cấp cho các nhu cầu sử dụng tại TP Uông Bí hiện được cấp nước bởi 2 nhà máy nước là Lán Tháp, Đồng Mây và nguồn nước ngầm khu vực Vàng Danh Nguồn nước cấp cho nhà máy nước Lán Tháp là từ sông Vàng Danh, nguồn nước cấp cho nhà máy nước Đồng Mây là từ hồ Yên Lập

- Nhà máy nước Đồng Mây: Tổng công suất là 30.000 m 3 /ngày đêm Hiện nay, 02 cụm xử lý này đang được vận hành luân phiên

- Nhà máy nước Lán Tháp: Được xây dựng từ năm 1901, công suất thiết kế 5.000 m 3 /ngày đêm lấy nước từ sông Vàng Danh Sau một thời gian dài khai thác, nhà máy nước Vàng Danh đã xuống cấp nghiêm trọng Năm 1997 - 1999 nhà máy được đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà máy để khai thác với công suất 5.000 m 3 /ngày đêm Đến nay các hạng mục công trình hầu hết đã xuống cấp, không đảm bảo công suất thiết kế và hiệu quả xử lý Đặc biệt tình trạng khai thác than phía thượng nguồn sông Vàng Danh đang ảnh hưởng đến lưu lượng và chất lượng nguồn nước dùng cho nhà máy nước Nhà máy nước Lán Tháp tạm dừng hoạt động, chỉ để cấp nước dự phòng khi nhà máy nước Đồng Mây gặp sự cố

45 Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, thành phố Uông Bí có 02 công trình là trạm cấp nước xã Điền Công với công suất 350 m 3 /ngày đêm đêm, nguồn cấp từ bơm dẫn từ nhà máy nước Đồng Mây; trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn xã Thượng Yên Công với công suất 200 m 3 /ngày đêm, từ nguồn nước mặt suối khu 3, Vàng Danh - Bến Ván, thuộc lưu vực sông Vàng Danh 5.1.1.3.3 Thị xã Quảng Yên

Nguồn nước cấp cho nhu cầu sử dụng tại thị xã Quảng Yên từ nguồn nước mặt hồ Yên Lập

- Nhà máy nước Quảng Yên: Được vận hành từ năm 1996 có công suất thiết kế 4.400 m 3 /ngày đêm, công suất vận hành 4.400 m 3 /ngày đêm, hiện nhà máy cấp nước sinh hoạt phục vụ cho phường Quảng Yên và các phường xã lân cận

- Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn có 02 các trạm cấp nước tập trung là trạm cấp nước tập trung xã Hiệp Hòa với công suất 1.800 m 3 /ngày đêm, trạm cấp nước tập trung xã Sông Khoa, công suất 870 m 3 /ngày đêm

5.1.1.3.4 Hệ thống cấp nước Tây Hạ Long và Hoành Bồ a) Hệ thống cấp nước Tây Hạ Long:

- Nguồn nước cấp cho khu vực Tây Hạ Long là từ nguồn nước mặt sông Thác Nhoòng và hồ Yên Lập; từ nguồn nước dưới đất các giếng khoan G3-Bãi Cháy

- Nhà máy nước Đồng Ho lấy nước từ sông Thác Nhòong có công suất thiết kế 20.000 m 3 /ngày đêm hiện đã vận hành hết công suất thiết kế Nhà máy nước Yên Lập lấy nước từ hồ Yên Lập giai đoạn 1 với công suất 10.000 m 3 /ngày đêm (công suất thiết kế là 80.000 m 3 /ngày đêm) b) Khu vực Hoành Bồ:

- Nguồn nước cấp cho khu vực Hoành Bồ là từ sông Thác Nhòong và sông Mằn phía thượng lưu đập Đá Trắng;

- Nhà máy nước Hoành Bồ giai đoạn I được đầu tư xây dựng với công suất 10.000 m 3 /ngày đêm cấp nước chủ yếu cho hai nhà máy xi măng Thăng Long,

Hạ Long và nhà máy nhiệt điện Thăng Long Tuy nhiên cùng với sự phát triển của khu công nghiệp Hoành Bồ dân số trên địa phận 2 xã Thống Nhất và Lê Lợi cũng tăng Hiện, NMN Hoành Bồ ngoài cấp nước KCN còn cấp cho một bộ phận dân cư 2 xã này và phía Đông thành phố Hạ Long (phường Cao Xanh, Hà Khánh, Yết Kiêu)

- Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, huyện Hoành Bồ có

23 công trình cấp nước tập trung Nguồn nước khai thác là nước mặt khe suối thuộc lưu vực sông Thác Nhòong, sông Đồng Quặng, sông Mằn (Man), sông Diễn Vọng khu vực Hoành Bồ

5.1.1.3.5 Khu vực Đông Hạ Long và Cẩm Phả

- Nguồn nước cấp cho khu vực đông Hạ Long và thành phố Cẩm Phả là từ nguồn nước mặt sông Diễn Vọng (đập Đá Bạc) và hồ Cao Vân;

- Hiện nay khu vực Đông Hạ Long và TP Cẩm Phả đang được cấp nước chung từ nhà máy nước Diễn Vọng công suất 60.000 m 3 /ngày đêm đồng thời tại mỗi khu vực còn sử dụng một số trạm bơm giếng khai thác nước ngầm bơm trực tiếp vào mạng lưới Ngoài ra, hệ thống cấp nước Tây Hạ Long hiện nay đang cung cấp nước cho khu vực Đông Hạ Long khoảng 5.000 m 3 /ngày đêm cấp cho các phường Cao Xanh, Hà Khánh, Yết Kiêu

- Nguồn nước cấp cho huyện Vân Đồn từ nước mặt hồ Mắt Rồng và nước dưới đất mạch lộ 12

- Nhà máy nước Vân Đồn đang khai thác nước từ hồ Mắt Rồng và mạch lộ

12 với tổng công suất là 2.000 m 3 /ngày đêm

Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho nông nghiệp

Theo số liệu thống kê đến năm 2016, toàn tỉnh có 820 công trình thủy lợi, trong đó:

- Hồ chứa: Tổng số có 179 hồ

- Đập dâng: Tổng số có 301 công trình đập dâng, số đập dâng này chủ yếu ở các huyện miền núi như Bình Liêu, Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên

- Trạm bơm tưới: Tổng số có 97 trạm, chủ yếu là các trạm nhỏ do các hợp tác xã quản lý, tập trung phần lớn ở TX Đông Triều trong đó có 92 trạm bơm tưới và 05 trạm bơm tiêu

- Cống tiêu: 243 cống tiêu nước

Bảng 39 Tổng hợp hiện trạng tưới công trình thủy lợi

Diện tích tưới bằng công trình (ha)

Lúa Màu Lúa Màu sản

Quảng Yên, TX Đông Triều

Diện tích tưới bằng công trình (ha)

Lúa Màu Lúa Màu sản

V Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô 49 1116 344 281 653 157 0 0 0

II Huyện, xã quản lý 523 23391 6997 5488 1623 3703 0 233 963

Ghi chú: Phần diện tích tưới do Công ty TNHH MTV thủy lợi Đông Triều, Yên Lập và Miền Đông quản lý khai thác

Các công trình thuỷ lợi hiện tại chủ yếu là tưới cho lúa là chính, còn lại màu chỉ tưới được một phần

- Lúa vụ đông xuân: Đảm bảo tưới chủ động được 16.597 ha, còn lại diện tích tưới lúa bấp bênh không chủ động tưới tiêu là 603 ha

- Lúa vụ mùa: Đảm bảo tưới chủ động được 24.420 ha, còn lại diện tích tưới lúa bấp bênh không chủ động tưới tiêu là 1.480 ha

- Tạo nguồn và tưới cho cây màu, cây ăn quả: Màu đông xuân 6.965 ha, màu vụ mùa 4.842 ha, 118 ha cây vụ đông và 889 ha cây ăn quả Ngoài ra các công trình còn kết hợp cấp nước cho 1.089 ha nuôi trồng thủy sản

Năng lực tưới chủ động của các công trình: Lúa vụ đông xuân đạt 96,49%, lúa vụ mùa đạt 94,28% so với diện tích đất trồng lúa

Phần diện tích lúa tưới bấp bênh không chủ động tưới là phần diện tích:

- Tập trung ở cuối các hệ thống kênh, đặc biệt là kênh nhánh cấp II, III do hệ thống kênh mương xuống cấp bồi lắng làm thất thoát nước

- Các công trình nhỏ của địa phương quản lý, do địa hình đồi núi công trình không tưới hết diện tích, chỉ tưới chủ động một phần hoặc tạo nguồn nhân dân tự khai thác nguồn nước tưới bằng các hình thức như: Đường ống tre nứa, gỗ đá chặn dòng lấy nước, gầu tát do kênh mương không vươn tới hoặc không tự chảy đến mặt ruộng, hoặc do nhiều công trình hồ nhỏ gặp năm điều kiện thời tiết bất lợi chỉ đủ cấp nước tưới ải còn tưới dưỡng nguồn nước bấp bênh không đảm bảo có khi phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời

- Công trình hồ đập ở các lưu vực sông suối nhỏ vùng miền núi về mùa kiệt nguồn nước khan hiếm không đảm bảo tưới chủ động

Còn cây màu, cây công nghiệp, cây ăn quả do nhân dân thường trồng ở vùng đất dốc, đất vườn, vùng khan hiếm nguồn nước mặt không thể canh tác lúa nước và về giải pháp công trình tưới ẩm còn hạn chế cả về giải pháp cũng như kinh phí… nên chỉ kết hợp tưới được một phần.

Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho công nghiệp

5.1.3.1 Hiện trạng cấp nước cho các KCN, CNN

Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh sẽ có 11 KCN với tổng diện tích dự kiến khoảng 9.526,9 ha Cụ thể: KCN Cái Lân (305,3 ha), KCN Việt Hưng (301 ha), KCN Đông Mai (160 ha), KCN Hải Yên (182,4 ha), KCN - Cảng biển Hải Hà (4.988 ha), KCN - Dịch vụ Đầm Nhà Mạc (1.500 ha), KCN Quán Triều (150 ha), KCN Phương Nam (709,01 ha), KCN Hoành Bồ (681 ha), KCN phụ trợ ngành than (400 ha), KCN Tiên Yên (150 ha)

Trong đó có: 04 KCN đã đi vào hoạt động đã và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng; cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư: Cái Lân, Việt Hưng, Hải Yên, Đông Mai; 02 KCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng chuẩn bị xây dựng hạ tầng kỹ thuật: KCN và Cảng Nam Tiền Phong thuộc KCN - Dịch vụ Đầm Nhà Mạc, KCN Texhong Hải Hà (giai đoạn 1) thuộc KCN - Cảng biển Hải Hà; 01 KCN đang tiến hành các thủ tục đầu tư: KCN Hoành Bồ; 04 KCN đang thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư: KCN Phương Nam KCN Quán Triều; KCN Tiên Yên, KCN phụ trợ ngành than

Về thực trạng thu hút đầu tư của các KCN: Tính đến ngày 31/12/2015, trong các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút đầu tư 73 dự án thứ cấp còn hiệu lực,

51 trong đó 26 dự án vốn FDI và 47 dự án vốn đầu tư trong nước Số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất là 42 dự án

Hiện nay, việc cấp nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp bao gồm cấp nước từ hệ thống cấp nước chung cho đô thị và công nghiệp do QUAWACO quản lý và cấp nước đơn lẻ, tự cấp của mỗi đơn vị, cơ sở sản xuất

5.1.3.2 Hiện trạng khai thác sử dụng nước theo các ngành công nghiệp

Theo kết quả đánh giá của Quy hoạch cấp nước và hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy tập trung tại các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy:

- Tổng lượng nước được khai thác sử dụng bởi các cơ sở công nghiệp đạt 8.347.867 m 3 /ngày đêm, trong đó lượng nước ngọt được khai thác sử dụng đạt 128.737 m 3 /ngày đêm phần lớn được cung cấp từ nguồn nước mặt (chiếm tới 95,93% tổng lượng nước ngọt được khai thác sử dụng)

- Ngành sản xuất nhiệt điện chiếm tỉ lệ khai thác lớn nhất chiếm 99,07% tổng lượng nước khai thác, trong đó lượng nước ngọt được khai thác bởi các nhà máy nhiệt điện tới 56.400 m 3 /ngày đêm (chiếm 42,03% tổng lượng nước ngọt được khai thác sử dụng) Ngành than, sản xuất vật liệu xây dựng, ngành chế biến thực phẩm và sản xuất nước đóng chai chỉ khai thác sử dụng 57,97% tổng lượng nước ngọt và 0,93% tổng lượng khai thác sử dụng của các ngành

Bảng 40 Hiện trạng cấp nước theo các ngành công nghiệp

Tổng Khai thác nước mặt Khai thác nước ngầm

Ghi chú: Trị số trên - lượng nước ngọt khai thác, trị số dưới - Tổng lượng nước khai thác

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất toàn tỉnh

- Theo số liệu điều tra, thu thập về các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất phục vụ cho cấp nước đô thị là có 216 giếng khoan với lưu lượng khai

52 thác 48.238 m 3 /ngày đêm Trong đó, hệ thống cấp nước đô thị và công nghiệp tập trung do QUAWACO quản lý và vận hành là 21 giếng khoan, điểm lộ với lưu lượng khai thác 26.350 m 3 /ngày đêm

- Hệ thống cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn tập trung có 13 công trình

Vị trí của các công trình như bảng sau:

Bảng 41 Công trình khai thác nước dưới đất

Khai thác, sử dụng nước đô thị Khai thác, sử dụng nước nông thôn

- Tổ chức khác: 43 công trình

2 TP Móng Cái - QUAWACO: 0 công trình

- Tổ chức khác: 23 công trình 05 công trình

- Tổ chức khác: 23 công trình

- Tổ chức khác: 26 công trình

(12, 541A (dừng hoạt động), 548A, 548B, 248 (dừng hoạt động))

- Tổ chức khác: 25 công trình

6 TX Quảng Yên - QUAWACO: 0 công trình

- Tổ chức khác: 8 công trình -

7 Huyện Hoành Bồ - QUAWACO: 0 công trình

- Tổ chức khác: 4 công trình -

- QUAWACO: 01 công trình (điểm lộ 12)

- Tổ chức khác: 18 công trình

10 Huyện Tiên Yên - 04 công trình

13 Huyện Hải Hà - QUAWACO: 0 công trình

- Tổ chức khác: 3 công trình 03 công trình

- Giếng khoan CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6: dự phòng

- Giếng khoan: CT7, CT8, CT9, ĐT1, ĐT2, ĐT3

Hiện trạng khai thác, sử dụng nước của các địa phương

- Các tầng chứa nước được khai thác là tầng khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng, Hòn Gai trên (T3n-rhg 3), tầng chứa nước khe nứt trong các

53 thành tạo đá vôi Cac bon - Pecmi (C-P) và tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Neogen (N)

- Khai thác nước tại các cơ sở phân tán: Các cơ sở xản xuất phân tán trên địa bàn thành phố hiện đang khai thác với tổng lưu lượng 3.422 m 3 /ngày đêm, số lượng các giếng khoan khai thác được đăng ký, cấp phép là 27 giếng khoan

- Khai thác nước dưới đất tập trung: Các công trình khai thác nước tập trung này chủ yếu do QUAWACO quản lý, nước được khai thác, xử lý và được đấu nối vào hệ thống đường ống cấp nước đô thị Nước dưới đất được sử dụng chủ yếu cho sinh hoạt, du lịch và sản xuất Tổng lưu lượng nước dưới đất được khai thác tập trung trên địa bàn thành phố là 9.100 m 3 /ngày đêm với 06 giếng khoan tập trung tại các phường Hà Trung, Hồng Hà, Bãi Cháy và Hà Phong

Khu vực tây Hạ Long, nước dưới đất được khai thác từ giếng khoan G3 với công suất 800 m 3 /ngày đêm

Khu vực đông Hạ Long và Cẩm Phả, nước dưới đất được khai thác từ các giếng khoan: ATH10, LK 53, LK 277, LK 283, LK 282 (Đông Hạ Long), LK

262, LK 101, LK 259, LK15, LK 274, LK 275 (Cẩm Phả)

- Các tầng chứa nước được khai thác là tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Hà Cối (J1-2), tầng chứa nước trong các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ (Q)

- Khai thác nước tại các cơ sở phân tán: Các cơ sở xản xuất phân tán trên địa bàn TP.Móng Cái hiện đang khai thác với tổng lưu lượng 890 m 3 /ngày đêm, số lượng các giếng khoan khai thác được đăng ký, cấp phép là 16 giếng khoan Nước được khai thác chủ yếu phục vụ sinh hoạt tại các đơn vị xản xuất, kinh doanh, Bệnh viện đa khoa Móng Cái

- Khai thác nước dưới đất tập trung: Trên địa bàn TP Móng Cái không có các giếng khoan khai thác tập trung, hệ thống cấp nước trên địa bàn thành phố chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt lấy từ hồ Kim Tinh và Sông Ka Long để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất

- Các tầng chứa nước được khai thác chủ yếu là tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng, hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-rhg 1 ), hệ tầng Hòn Gai trên (T3n-rhg 3 ), tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo đá vôi Cac bon - Pecmi (C-P)

- Khai thác nước tại các cơ sở phân tán: Các cơ sở xản xuất phân tán trên địa bàn TP.Cẩm Phả hiện đang khai thác với tổng lưu lượng 1.289 m 3 /ngày đêm, số lượng các giếng khoan khai thác được đăng ký, cấp phép là 14 giếng khoan

- Khai thác nước dưới đất tập trung: Các công trình khai thác nước tập trung này chủ yếu do QUAWACO quản lý, nước được khai thác, xử lý và được đấu nối vào hệ thống đường ống cấp nước đô thị Tổng lưu lượng nước dưới đất

54 được khai thác tập trung trên địa bàn thành phố là 9.100 m 3 /ngày đêm với 6 giếng khoan tập trung tại các phường Cẩm Thành, Cẩm Thịnh và Cửa Ông

- Các tầng chứa nước chủ yếu được khai thác là tầng khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng, hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-rhg 1), hệ tầng Hòn Gai trên(T3n-rhg 3), tầng chứa nước trong các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ (Q)

- Khai thác nước tại các cơ sở phân tán: Các cơ sở xản xuất phân tán trên địa bàn thành phố hiện đang khai thác với tổng lưu lượng 1.160 m 3 /ngày đêm, số lượng các giếng khoan khai thác được đăng ký, cấp phép là 19 giếng khoan

- Khai thác nước dưới đất tập trung: Các công trình khai thác nước tập trung này chủ yếu do QUAWACO quản lý, nước được khai thác, xử lý và được đấu nối vào hệ thống đường ống cấp nước đô thị Tổng lưu lượng nước dưới đất được khai thác tập trung từ giếng khoan LK 462, 462A, 458 trên địa bàn thành phố là 2.000 m 3 /ngày đêm với 3 giếng khoan phường Vàng Danh

- Các tầng chứa nước được khai thác tại được khai thác là các tầng chứa nước trầm tích bở rời hệ Đệ tứ (Q), tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo đá vôi Cac bon - Pecmi (C-P)

- Khai thác nước tại các cơ sở phân tán: Các cơ sở xản xuất phân tán trên địa bàn thị xã hiện đang khai thác với tổng lưu lượng 5.284 m 3 /ngày đêm, số lượng các giếng khoan khai thác được đăng ký, cấp phép là 29 giếng khoan

- Khai thác nước dưới đất tập trung: Các công trình khai thác nước tập trung này chủ yếu do QUAWACO quản lý, nước được khai thác, xử lý và được đấu nối vào hệ thống đường ống cấp nước đô thị Nước dưới đất được sử dụng chủ yếu cho sinh hoạt Tổng lưu lượng nước dưới đất được khai thác tập trung trên địa bàn thành phố là 6.500 m 3 /ngày đêm với 5 giếng khoan tập trung tại khu vực Đông Triều, Mạo Khê

- Nhà máy nước Đông Triều: Công suất thiết kế 6.000 m 3 /ngày đêm,; từ nguồn nước dưới đất khu vực Đông Triều, Mạo Khê: LK12, 541A, 548, 548B, 248

CÔNG TÁC CẤP PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC

Tính đến hết 30/10/2016, Sở Tài nguyên và môi trường đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Tỉnh đã cấp được 101 giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất cho 148 giếng khoan với tổng lượng nước khai thác, sử dụng là 44.203 m 3 /ngày đêm trên phạm vi toàn tỉnh, cấp 79 giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt với tổng lượng nước khai thác, sử dụng là 9.221.755 m 3 /ngày đêm, cấp 243 giấy phép xả nước thải với tổng lượng nước xả thải là 20.848.963 m 3 /ngày đêm

6 Chương 6: PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC

NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC

1 Gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, có xét đến quy hoạch khai thác, sử dụng nước của các ngành và các yêu cầu chuyển nước

2 Phải xác định lượng nước có thể phân bổ trước khi tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử dụng nước

3 Dòng chảy tối thiểu phải được bảo đảm trước khi xác định lượng nước có thể phân bổ

4 Các mục đích ưu tiên sử dụng nước cho ổn định xã hội, phát triển chiến lược phải được bảo đảm trước khi phân bổ cho các đối tượng sử dụng nước

5 Phải có phương án phân bổ nguồn nước cụ thể, phù hợp với sự biến động nguồn nước hàng năm và theo mùa

6 Phải có phương án chia sẻ lượng nước đã được phân bổ hàng năm theo vùng đến các địa phương và đối tượng sử dụng nước.

XÁC ĐỊNH TỔNG LƯỢNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

Nội dung, yêu cầu

Tổng lượng tài nguyên nước bao gồm tổng lượng tài nguyên nước mặt, tổng lượng tài nguyên nước dưới đất, được xác định cụ thể như sau:

- Tổng lượng tài nguyên nước mặt được xác định trên cơ sở dòng chảy trung bình năm trên địa bàn tỉnh, các địa phương của tỉnh

- Tổng lượng tài nguyên nước dưới đất (tiềm năng NDĐ) Tỉnh được xác định trên cơ sở trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng tĩnh tự nhiên.

Phương pháp tính

Công thức tính tổng lượng nước đến như sau:

Wo: Là tổng lượng tài nguyên nước

Wnm: Là tổng lượng tài nguyên nước mặt được xác định trên cơ sở dòng chảy trung bình năm tại điểm phân bổ

Bằng phương pháp mô hình mưa dòng chảy, tính toán ra lưu lượng dòng chảy năm và tổng lượng nước hàng năm trên hệ thống sông thuộc các huyện, thị xã, thành phố Các bước tính cụ thể như sau:

- Bước 1: Thu thập số liệu mưa, bốc hơi, lưu lượng thực đo tại tất cả các trạm thuỷ văn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

- Bước 2: Sử dụng các phần mềm GIS xác định lưu vực được khống chế bởi các trạm thuỷ văn (VD: Trạm Bình Liêu) để tính diện tích lưu vực đó

- Bước 3: Ứng dụng mô hình NAM xác định tổng lượng dòng chảy

- Kết quả thu được là lưu lượng nước trung bình ngày tại các huyện, thị xã, thành phố để xác định được tổng lượng nước trung bình các tháng, năm của từng địa phương

Wndđ: Tổng lượng tiềm năng nước dưới đất được xác định trên cơ sở trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng tĩnh tự nhiên.

Kết quả tính toán

Kết quả tính toán tổng lượng nước mặt (bao gồm lượng nước hình thành trên các sông, suối và dung tích hữu ích của các hồ chứa) bằng mô hình MIKE NAM cho từng địa phương như sau:

Bảng 42 Tổng lượng tài nguyên nước mặt Đơn vị: triệu m 3 /năm

TT Huyện, thị xã, TP Tổng lượng nước mặt (Wnm)

Hình 4 Biểu đồ tổng lượng tài nguyên nước mặt

Như vậy tổng lượng nước mặt của tỉnh Quảng Ninh là 8,33 tỷ m 3 /năm Huyện Cô Tô có lượng nước mặt nhỏ nhất trong số các địa phương 0,9 triệu

59 m 3 /năm, chiếm 0,01%; lớn nhất là huyện Tiên Yên với tổng lượng nước là 1 tỷ m 3 /năm, chiếm 12,05%

6.2.3.2 Tài nguyên nước dưới đất

Tổng trữ lượng tài nguyên nước dưới đất được tính bằng tổng trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng tĩnh đàn hồi, trữ lượng tĩnh trọng lực, trữ lượng cuốn theo, trữ lượng bổ xung nhân tạo

Bảng 43 Tổng lượng tài nguyên nước dưới đất

TT Huyện, thị xã, TP Tiềm năng NDĐ

Hình 5 Biểu đồ tầm năng tài nguyên nước dưới đất

Như vậy tổng lượng nước dưới là 652,3 triệu m 3 /năm Huyện Cô Tô có tổng lượng nước dưới đất nhỏ nhất trong số các địa phương là 4,3 triệu m 3 /năm, chiếm 0,7%; lớn nhất là huyện Hoành Bồ với tổng lượng nước dưới đất là 84,6 m 3 triệu/năm (231.781 m 3 /ngày đêm), chiếm 13%

6.2.3.3 Tổng lượng tiềm năng tài nguyên nước

Bảng 44 Tổng lượng tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh Đơn vị: triệu m 3 /năm

TT Huyện, thị xã, TP Tổng lượng nước mặt Wnm

Tổng lượng tiềm năng tài nguyên nước Wo Tỷ lệ %

Hình 6 Biểu đồ tổng lượng tài nguyên nước

Như vậy tổng lượng nước phần đất liền là 8,98 tỷ m 3 /năm Huyện Cô Tô có tổng lượng nước nhỏ nhất trong số các địa phương là 5,2 triệu m 3 /năm, chiếm 0,06%; lớn nhất là huyện Tiên Yên với tổng lượng nước là 1,085 tỷ m 3 /năm, chiếm 12,07%.

XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ SỬ DỤNG

Nội dung, yêu cầu và phương pháp tính

Xác định lượng nước có thể sử dụng chính bằng tổng lượng nước mặt có thể sử dụng và lượng nước dưới đất có thể khai thác ổn định, được xác định như sau:

- Lượng nước mặt có thể sử dụng được xác định trên cơ sở tổng lượng tài nguyên nước mặt trừ đi lượng nước lũ không thể trữ được;

- Lượng nước dưới đất có thể khai thác ổn định được xác định trên cơ sở lượng nước có thể khai thác từ các tầng chứa nước mà không làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và biến đổi môi trường vượt mức cho phép

Wsd: Lượng nước có thể sử dụng;

Wsdnm: Lượng nước mặt có thể sử dụng được xác định trên cơ sở tổng lượng tài nguyên nước mặt trừ đi lượng nước lũ không thể trữ được;

Wsdndđ: Lượng nước dưới đất có thể khai thác ổn định được xác định trên cơ sở lượng nước có thể khai thác từ các tầng chứa nước mà không làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và biến đổi môi trường vượt mức cho phép.

Kết quả tính toán

1 Lượng nước mặt có thể sử dụng: được xác định trên cơ sở tổng lượng tài nguyên nước mặt trừ đi lượng nước chuyển ra khỏi lưu vực và lượng nước lũ không thể trữ được

Như vậy lượng nước mặt có thể sử dụng của Tỉnh là 8,080 tỷ m 3 /năm Huyện Cô Tô có lượng nước mặt có thể sử dụng nhỏ nhất trong số các địa phương với 0,9 triệu m 3 /năm, chiếm tỷ lệ 0,01%; huyện Tiên Yên là địa phương có lượng nước mặt có thể sử dụng lớn nhất 0,939 tỷ m 3 /năm, chiếm 11,63%, cụ thể như bảng sau:

Bảng 45 Lượng nước mặt có thể sử dụng Đơn vị: triệu m 3 /năm

Lượng nước lũ không kiểm soát được

Lượng nước mặt có thể sử dụng Tỷ lệ %

Hình 7 Biểu đồ lượng nước mặt có thể sử dụng

2 Lượng nước dưới đất có thể sử dụng: được xác định là lượng nước dưới đất có thể khai thác ổn định được xác định trên cơ sở lượng nước có thể khai thác từ các tầng chứa nước mà không làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và biến đổi môi trường vượt mức cho phép

Từ kết quả tính toán cho thấy lượng nước dưới đất có thể sử dụng của Tỉnh là 44,05 triệu m 3 /năm Huyện Cô Tô có lượng nước dưới đất có thể sử dụng nhỏ nhất trong số các địa phương với 4,3 triệu m 3 /năm, chiếm tỷ lệ 0,97%; Thị xã Đông Triều là địa phương có lượng nước dưới đất có thể sử dụng lớn nhất với 72,33 triệu m 3 /năm, cụ thể như bảng sau:

Bảng 46 Lượng nước dưới đất có thể sử dụng Đơn vị: triệu m 3 /năm

TT Huyện/thị Lượng nước dưới đất có thể sử dụng Tỷ lệ %

Hình 8 Biểu đồ lượng nước dưới đất có thể sử dụng

3 Tổng lượng tài nguyên nước có thể sử dụng bằng tổng lượng nước mặt có thể sử dụng và lượng nước dưới đất có thể khai thác ổn định

Kết quả tính toán cho thấy tổng lượng nước có thể sử dụng của có 8,52 tỷ m 3 , trong đó lớn nhất tại huyện Tiên Yên có 990,3 triệu m 3 , nhỏ nhất là huyện

Cô Tô chỉ có 5,2 triệu m 3 /năm, cụ thể như bảng sau:

Bảng 47 Tổng lượng tài nguyên nước có thể sử dụng Đơn vị: triệu m 3 /năm

TT Huyện, thị xã, Thành Phố

Tổng lượng nước mặt có thể sử dụng (Wsdnm)

Lượng nước dưới đất có thể sử dụng (Wsdndđ)

Tổng lượng nước có thể sử dụng (Wsd)

XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC BẢO ĐẢM DÒNG CHẢY TỐI THIỂU

Nội dung, yêu cầu và phương pháp tính toán

Lượng nước bảo đảm dòng chảy tối thiểu phải xác định trước khi phân bổ nguồn nước Dòng chảy tối thiểu (Wtt) phải đáp ứng các yêu cầu bảo đảm duy

64 trì dòng chảy và chất lượng nguồn nước trong sông; bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh; bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng nước của các đối tượng sử dụng nước

Theo kinh nghiệm tính toán dòng chảy tối thiểu duy trì dòng sông được tính bằng tần suất 90% đến 95% của lượng nước tháng kiệt nhất Với đặc điểm địa hình, hệ thống sông ngòi tỉnh Quảng Ninh, lượng dòng chảy tối thiểu bằng tần suất 95% của lượng nước mùa cạn.

Kết quả tính toán

Kết quả tính toán lượng dòng chảy tối thiểu duy trì dòng sông được tổng hợp như sau:

Bảng 48 Lượng nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu Đơn vị: Triệu m 3

TT Tên Sông Huyện, TX, TP Lượng nước tối thiểu Wtt

1 Diễn Vọng TP Hạ Long 35,04

4 Phụ lưu số 1- sông Cầm

Uông - Sinh TP Uông Bí 39,42

Phụ lưu số 1 – sông Cầm TX Đông Triều 44,71

6 Yên Lập TX Quảng Yên 37,16

8 Mùng Mươi Huyện Vân Đồn 4,87

10 Ba Chẽ Huyện Ba Chẽ 155,82

TT Tên Sông Huyện, TX, TP

Lượng nước tối thiểu Wtt

Kết quả tính toán cho thấy lượng nước để duy trì dòng chảy tối thiểu trên các sông là 960,29 triệu m 3 , chiếm 10,7% tổng lượng nước.

XÁC ĐỊNH NGUỒN NƯỚC DỰ PHÒNG CẤP CHO SINH HOẠT TRONG TRƯỜNG HỢP XẢY RA Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC

Xác định nguồn nước cấp sinh hoạt có nguy cơ xảy ra ô nhiễm

Hiện nay, theo đánh giá chất lượng nước tại các điểm quan trắc môi trường hàng năm, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh các nguồn nước cấp cho sinh hoạt đều đang đảm bảm chất lượng yêu cầu Tuy nhiên với một số nguồn nước có nguy cơ xảy ra ô nhiễm do tiếp nhận NTSH hoặc nước thải của ngành than , cụ thể như sau:

- Sông Trung Lương: là nguồn nước cấp cho nhà máy nước Miếu Hương, tuy nhiên cũng đang tiếp nhận NTSH do các hộ dân cư 2 bên sông Nguồn nước lân cận có khả năng đáp ứng cho sinh hoạt khi nguồn nước bị sự cố ô nhiễm, giải pháp thay thế sử dụng nguồn nước từ hồ Bến Châu

- Sông Vàng Danh: là nguồn nước cấp cho nhà máy nước Lán Tháp, tuy nhiên sông cũng là nơi tiếp nhận nước thải của ngành than Nguồn nước thay thế, trước mắt sử dụng từ nguồn nước hồ Yên Lập, lộ trình đến sau 2020 sử dụng nguồn nước từ hồ 12 Khe, hoặc hồ Đá Cổng

- Sông Diễn Vọng: là nguồn nước cấp cho nhà máy nước Diễn Vọng, tuy nhiên sông cũng là nơi tiếp nhận nước thải của ngành than

- Sông Tiên Yên: là nguồn nước cấp cho nhà máy nước Tiên Yên, tuy nhiên cũng đang tiếp nhận NTSH do các hộ dân cư 2 bên sông và các hoạt động khác từ thượng nguồn khu vực huyện Bình Liêu và huyện Tiên Yên Nguồn nước lân cận có khả năng đáp ứng cho sinh hoạt khi nguồn nước bị sự cố ô nhiễm, giải pháp thay thế sử dụng nguồn nước từ sông Phố Cũ

- Sông Đầm Hà: là nguồn nước cấp cho nhà máy nước Đầm Hà, tuy nhiên cũng đang tiếp nhận NTSH đô thị thị trấn Đầm Hà

- Sông Ka Long: là sông biên giới, nguồn nước chịu tác động từ hoạt động khu vực biên giới Chuyển sang nguồn nước hồ Đoan Tĩnh, nguồn nước từ hệ thống thủy lợi Tràng Vinh

Trong kỳ quy hoạch, hạn chế phát triển thêm các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất, chủ yếu là giữ nguyên hiện trạng khai thác hiện có cho nên việc ô nhiễm, hạ thấp mực nước dưới đất không có nguy cơ xảy ra

Xác định lượng nước dự phòng

Lượng nước dự phòng được xác định dựa trên nhu cầu tối thiểu dành cho sinh hoạt, số dân được cấp nước sinh hoạt và khoảng thời gian có thể cấp nước dự phòng của nguồn nước dự phòng Xác định nguồn nước dự phòng trong trường hợp các nguồn nước xảy ra ô nhiễm cụ thể như sau:

- Sông Trung Lương: Nhà máy nước Miếu Hương đang khai thác trên sông Trung Lương 6.000m 3 /ngày đêm, trong trường hợp xảy ra ô nhiễm, nguồn nước dự phòng cấp cho nhu cầu tối thiểu của sinh hoạt tương đương với 5% lượng nước đang khai thác và lượng nước dự phòng lấy từ hồ Bến Châu Lượng nước dự phòng trong trường hợp sông Trung Lương xảy ra ô nhiễm lấy từ hồ Bến Châu là 9.000 m 3 /tháng và thời gian có thể cấp dự phòng là 03 tháng Về lâu dài chuyển dần khai thác từ sông Trung Lương sang sử dụng nguồn nước từ hồ Bến Châu

- Sông Diễn Vọng: Nhà máy nước Diễn Vọng đang khai thác trên sông Diễn Vọng từ 20.000 - 30.000 m 3 /ngày đêm, trong trường hợp xảy ra ô nhiễm, nguồn nước dự phòng cấp cho nhu cầu tối thiểu của sinh hoạt tương đương với 5% lượng nước đang khai thác và lượng nước dự phòng lấy từ hồ Cao Vân Lượng nước dự phòng trong trường hợp sông Diễn Vọng xảy ra ô nhiễm lấy từ hồ Cao Vân là 30.000 m 3 /tháng và thời gian có thể cấp dự phòng là 03 tháng

- Sông Đầm Hà: Nhà máy nước Đầm Hà đang khai thác trên sông Đầm Hà 2.000m 3 /ngày đêm, trong trường hợp xảy ra ô nhiễm, nguồn nước dự phòng cấp cho nhu cầu tối thiểu của sinh hoạt tương đương với 5% lượng nước đang khai thác và lượng nước dự phòng lấy từ hồ Đầm Hà Động Lượng nước dự phòng trong trường hợp sông Đầm Hà xảy ra ô nhiễm lấy từ hồ Đầm Hà Động là 3.000 m 3 /tháng và thời gian có thể cấp dự phòng là 03 tháng

- Sông Tiên Yên: về lâu dài cần được thay thế bằng nguồn nước từ sông Phố Cũ; Sông Ka Long cần được thay thế bằng nguồn nước từ hồ Đoan Tĩnh hoặc nguồn từ hệ thống thủy lợi Tràng Vinh.

XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC CHO CÁC NHU CẦU THIẾT YẾU

Nội dung, yêu cầu và phương pháp tính toán

Để xác định lượng nước cho các nhu cầu thiết yếu được tính toán như sau:

W ty = W sh + W sxnt + W cl + W ttlt + W dp

- Lượng nước tối thiểu cho ăn uống, sinh hoạt (Wsh) chính bằng lượng nước dùng cho sinh hoạt ở mức tối thiểu;

- Lượng nước bảo đảm duy trì các hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước ở khu vực nông thôn (Wsxnt) chính là lượng nước đủ đáp ứng các hoạt động sản xuất đặc thù ở khu vực nông thôn đã được tính trong nhu cầu nước;

- Lượng nước dành cho các mục tiêu chiến lược phát triển quốc gia, chiến lược phát triển vùng (Wcl), từ định hướng quy hoạch phát triển, cho thấy trên địa

67 bàn Quảng Ninh trong kỳ quy hoạch chưa có quyết định của quốc gia yêu cầu lượng nước này;

- Lượng nước quy định trong các thỏa thuận liên tỉnh, liên quốc gia (Wttlt), với tỉnh Quảng Ninh chưa có thỏa thuận nào;

- Lượng nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước (Wdp), lượng nước này là rất nhỏ bởi vì khi xảy ra sự cố không thể xảy ra đồng loạt tất cả các huyện, thị trong tỉnh và không thể xảy ra trong thời gian một năm hay nhiều năm mà chỉ có thể xảy ra ở một địa bàn nhỏ và trong thời gian một vài tháng (VD tháng kiệt nhất trong năm hay ô nhiễm do xả thải của một nhà máy, xí nghiệp nào đó)

Với đặc điểm và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, lượng nước cho các nhu cầu thiết yếu tính bằng 5% lượng nước nhu cầu hiện tại cho sinh hoạt của tỉnh.

Kết quả tính toán

Bảng 49 Lượng nước cho các nhu cầu thiết yếu Đơn vị: Triệu m 3

TT Huyện, thị xã, TP Nhu cầu nước cho sinh hoạt

Nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt

XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ PHÂN BỔ

Nội dung, yêu cầu và phương pháp tính toán

Lượng nước có thể phân bổ được xác định dựa trên lượng nước có thể sử dụng trừ đi lượng nước bảo đảm dòng chảy tổi thiểu, lượng nước bảo đảm cho các nhu cầu thiết yếu, được tính toán cho từng thời điểm; có tính đến lượng nước bổ sung từ các công trình khai thác, sử dụng, công trình điều tiết và phát triển nguồn nước xây dựng trong kỳ quy hoạch

Công thức tính: W pb = W sd - W tt - W ty

Kết quả tính toán

Bảng 50 Lượng nước có thể phân bổ Đơn vị: triệu m 3 /năm

NM có thể sử dụng

Lượng NDĐ có thể sử dụng

Lượng nước có thể sử dụng

Lượng dòng chảy tối thiểu

Lượng nước cho nhu cầu thiết yếu

Lượng nước có thể phân bổ

Qua tính toán có thể thấy lượng nước có thể phân bổ là 7.560 triệu m 3 , bằng 88,96% so với tổng lượng nước có thể sử dụng là 8.525 triệu m 3

DỰ BÁO NHU CẦU NƯỚC

Nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế - xã hội

Trong tính toán nhu cầu, đã xác định lượng nước dự phòng cho sinh hoạt, du lịch, dịch vụ, công nghiệp, phòng cháy chữa cháy trong trường hợp biến động nhu cầu sử dụng nước cho các địa phương, địa bàn trọng điểm của Tỉnh như Hạ Long, Móng Cái, Quảng Yên, Vân Đồn và Hải Hà với lượng dự phòng là 10%, các địa phương khác lượng dự phòng là 5%

6.8.1.1 Nhu cầu nước cho sinh hoạt

1 Tiêu chuẩn, chỉ tiêu dùng nước

- Tiêu chuẩn cấp nước đô thị được quy định “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD”; tham khảo dự án “Quy hoạch cấp nước và hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy tập trung tại các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” lựa chọn tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt dùng cho đô thị của Quảng Ninh như bảng sau:

Bảng 51 Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đô thị

Tiêu chuẩn cấp (l/người.ngày)

Tiêu chuẩn cấp (l/người.ngày)

Tiêu chuẩn cấp (l/người.ngày)

Tiêu chuẩn cấp (l/người.ngày)

Tiêu chuẩn cấp (l/người.ngày)

Tiêu chuẩn cấp (l/người.ngày)

- Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt nông thôn:

Nước dùng cho nông thôn được tính toán căn cứ vào chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch thực hiện mục tiêu về nước sạch và VSMT nông thôn tại Quảng Ninh:

+ Năm 2020: 98% dân số nông thôn được cấp nước; tiêu chuẩn 100 - 110 l/người.ngày

+ Năm 2025: 100% dân số nông thôn được cấp nước; tiêu chuẩn 110 - 120 l/người.ngày

+ Năm 2030: 100% dân số nông thôn được cấp nước; tiêu chuẩn 120 - 130 l/người.ngày

2 Nhu cầu nước cho sinh hoạt

Trên cơ sở tiêu chuẩn sử dụng nước, số liệu dân số nhu cầu nước cho sinh hoạt trong kỳ quy hoạch như sau:

- Tổng nhu cầu nước sinh hoạt giai đoạn hiện trạng là 39,14 triệu m 3 ;

- Năm 2020 là 100,6 triệu m 3 , tăng 2,56 lần so với hiện trạng;

- Năm 2025 là 111,78 triệu m 3 , tăng 2,84 lần so với hiện trạng;

- Năm 2030 là 139,68 triệu m 3 , tăng 3,54 lần so với hiện trạng

Trong kỳ quy hoạch, thành phố Hạ Long là địa phương có nhu cầu nước cho sinh hoạt lớn nhất 31,21 triệu m 3 , huyện Cô Tô là địa phương có nhu cầu nước nhỏ nhất 0,75 triệu m 3 năm

Bảng 52 Nhu cầu nước cho sinh hoạt Đơn vị: Triệu m 3

TT Địa phương Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

TT Địa phương Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Hình 9 Biểu đồ nhu cầu nước sinh hoạt

6.8.1.2 Nhu cầu cho công nghiệp

1 Tiêu chuẩn, chỉ tiêu dùng nước a) Tiêu chuẩn dùng nước cho công nghiệp tập trung

Tiêu chuẩn dùng nước cho công nghiệp được lấy theo “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/ BXD” Dựa vào đặc điểm và loại hình công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chọn tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp tập trung là 45 m 3 /ha b) Tiêu chuẩn dùng nước cho tiểu thủ công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề phân bố rải rác không có số liệu cụ thể, ta lấy theo tỷ lệ phần trăm của lượng nước sinh hoạt đô thị theo “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/ BXD ” cụ thể: Nước cho sản xuất nhỏ, tiểu thủ công nghiệp  8% lượng nước sinh hoạt Áp dụng cho vùng nghiên cứu ta lấy tiêu chuẩn dùng nước cho tiểu thủ công nghiệp như sau:

- Đối với thành phố Hạ Long lấy bằng 25% nước sinh hoạt

- Đối với các thành phố Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí lấy bằng 20% nước sinh hoạt

- Đối với các huyện, thị xã có sản xuất tiểu thủ công nghiệp lấy bằng 15% nước sinh hoạt

Trên cơ sở tiêu chuẩn sử dụng nước, số liệu các công nghiệp tập trung, sản xuất tiểu thủ công nhiệp, nhu cầu nước cho công nghiệp như sau:

- Nhu cầu nước công nghiệp giai đoạn hiện trạng là 32,49 triệu m 3 ;

- Năm 2020 là 135,85 triệu m 3 , tăng 4,2 lần so với hiện trạng;

- Năm 2025 là 269,41 triệu m 3 , tăng 8,3 lần so với hiện trạng;

- Năm 2030 là 433 triệu m 3 , tăng 13,3 lần so với hiện trạng;

Trong kỳ quy hoạch, huyện Hải Hà là địa phương có nhu cầu nước cho công nghiệp lớn nhất với 173,98 triệu m 3 vào năm 2030; thị xã Quảng Yên có nhu cầu nước 142,74 triệu m 3

Bảng 53 Nhu cầu nước cho công nghiệp Đơn vị: Triệu m 3

TT Địa phương Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Hình 10 Biểu đồ nhu cầu nước cho công nghiệp

6.8.1.3 Nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp

1 Chỉ tiêu dùng nước a) Nước cho trồng trọt

Mức tưới cho các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với mức tần suất đảm bảo 85% theo TCVN 9168: 2012 về công trình thủy lợi - hệ thống tưới tiêu - phương pháp xác định hệ số tưới lúa như sau:

Bảng 54 Mức tưới của lúa đông xuân Đơn vị: m 3 /ha Địa phương T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Hải Hài, Đầm Hà, Vân Đồn

Bảng 55 Mức tưới của lúa mùa Đơn vị: m 3 /ha Địa phương T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Hải Hài, Đầm Hà, Vân Đồn

Bảng 56 Mức tưới của hoa màu đông xuân Đơn vị: m 3 /ha

Hải Hài, Đầm Hà, Vân Đồn

Bảng 57 Mức tưới của màu mùa Đơn vị: m 3 /ha

Hải Hài, Đầm Hà, Vân Đồn

Bảng 58 Mức tưới của cây hàng năm Đơn vị: m 3 /ha

Bảng 59 Mức tưới của cây lâu năm Đơn vị: m 3 /ha

Các huyện, TX,TP 202 183 202 196 202 196 202 202 196 202 196 202 b) Nước cho chăn nuôi:

Theo TCVN 4454: 1987 quy định nước dùng trong chăn nuôi tập trung được lấy như sau: Trâu bò: 70 - 100 l/ngđ/con; Lợn: 15 - 25 l/ngđ/con; Gia cầm:

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chủ yếu chăn nuôi phân tán không có quy định, chợn tiêu chuẩn bằng nửa tiêu chuẩn tập trung như sau: Trâu bò: 40 l/ngđ/con; Lợn: 10 l/ngđ/con; Gia cầm: 1 l/ngđ/con

2 Nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp

Với tiêu chuẩn tưới và số liệu phát triển nông nghiệp trong kỳ quy hoạch nhu cầu nước cho nông nghiệp như sau:

- Nhu cầu nước cho nông nghiệp giai đoạn hiện trạng là 358,6 triệu m 3 ;

- Năm 2020 là 350,75 triệu m 3 , giảm 1,02 lần so với hiện trạng;

- Năm 2025 là 338,3 triệu m 3 , giảm 1,06 lần so với hiện trạng;

- Năm 2030 là 324,9 triệu m 3 , giảm 1,1 lần so với hiện trạng

Qua kết quả tính toán nhu cầu nước cho thấy trong kỳ quy hoạch có một số địa phương nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp tăng lên là Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Ba Chẽ, Đông Triều; các địa phương khác giảm hoặc không tăng

Bảng 60 Nhu cầu nước nông nghiệp Đơn vị: Triệu m 3

TT Địa phương Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Hình 11 Biểu đồ nhu cầu nước cho nông nghiệp

6.8.1.4 Nhu cầu nước cho thủy sản

1 Tiêu chuẩn, chỉ tiêu dùng nước

Theo tài liệu hướng dẫn nuôi cá nước ngọt ở Việt Nam của ngành Thuỷ sản thì tổng chiều sâu nước trong ao phải duy trì khoảng 0,8-1,5 m, một năm nuôi được 2 vụ cá (mỗi vụ chỉ 5 tháng), mỗi tháng phải thay nước trong ao 1 lần, mỗi lần khoảng 1/5 đến 1/6 tổng số lượng nước

Tuy nhiên nuôi trồng thủy sản nước ngọt của Tỉnh chủ yếu nhỏ, lẻ, ít nơi nuôi theo hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh Các ao hồ nhỏ ít được cấp nước vì thường nằm rải rác trong các khu dân cư Do vậy nhu cầu nước cho 1 ha nuôi thủy sản được lấy như sau:

Bảng 61 Tiêu chuẩn cấp nước cho thủy sản nước ngọt Đơn vị: 10 3 m 3 /ha

Bảng 62 Tiêu chuẩn cấp nước cho thủy sản nước lợ, mặn Đơn vị: 10 3 m 3 /ha

Tổng hợp kết quả tính toán nhu cầu nước cho nuôi trông thủy sản trong kỳ quy hoạch như sau:

- Nhu cầu nước nuôi trồng thủy sản giai đoạn hiện trạng là 206,55 triệu m 3 ;

- Năm 2020 là 230,9 triệu m 3 , tăng 1,12 lần so với hiện trạng;

- Năm 2025 là 277,08 triệu m 3 , tăng 1,34 lần so với hiện trạng;

- Năm 2030 là 304,78 triệu m 3 , tăng 1,48 lần so với hiện trạng;

Qua kết quả tính toán cho thấy địa phương có nhu cầu nước cho thủy sản nhiều nhất là thị xã Quảng Yên với 119,3 triệu m 3 vào năm 2030 tăng 1,5 lần so với giai đoạn hiện trạng

Bảng 63 Nhu cầu nước cho thủy sản Đơn vị: Triệu m 3

TT Đơn vị Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

TT Đơn vị Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Hình 12 Biểu đồ nhu cầu nước cho thủy sản

6.8.1.5 Nhu cầu nước cho du lịch, dịch vụ

1 Tiêu chuẩn, chỉ tiêu dùng nước a) Tiêu chuẩn dùng nước du lịch:

Tiêu chuẩn dùng cho du lịch được lấy theo “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/ BXD ” Áp dụng cho tỉnh Quảng Ninh lấy lượng nước cho khách du lịch phải đảm bảo 80% chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt đô thị tương ứng như sau: năm 2020 là 110l/ người, năm 2025 là 120l/ người và năm 2030 là 130l/ người b) Nước cho dịch vụ

Tiêu chuẩn dùng nước cho công trình công cộng, dịch vụ và du lịch được lấy theo “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/ BXD”

Tổng hợp nhu cầu dùng nước cho du lịch, dịch vụ như sau:

- Nhu cầu nước giai đoạn hiện trạng là 41,5 triệu m 3 ;

- Năm 2020 là 105,3 triệu m 3 , tăng 2,5 lần so với hiện trạng;

- Năm 2025 là 159,6 triệu m 3 , tăng 3,8 lần so với hiện trạng;

- Năm 2030 là 234,06 triệu m 3 , tăng 5,6 lần so với hiện trạng

Bảng 64 Nhu cầu nước du lịch, dịch vụ Đơn vị: Triệu m 3

TT Đơn vị Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

TT Đơn vị Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Hình 13 Biểu đồ nhu cầu nước du lịch, dịch vụ

6.8.1.6 Nhu cầu nước cho môi trường

1 Chỉ tiêu dùng nước Ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn, quy định để xác định lượng nước cho môi trường, do đó việc tính toán dựa vào kinh nghiệm và đặc điểm nguồn nước, tình hình khai thác, sử dụng nước để xác định lượng nước dùng cho môi trường Với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh lấy lượng nước dùng cho môi trường khoảng 10% tổng lượng nước dùng của các ngành

Bảng 65 Nhu cầu nước cho môi trường Đơn vị: Triệu m 3

TT Đơn vị Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

TT Đơn vị Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Tổng hợp nhu cầu nước trong kỳ quy hoạch

6.8.2.1 Tổng hợp nhu cầu nước theo từng địa phương

- Nhu cầu nước tại một số địa phương có sự thay đổi lớn do chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, du lịch, dịch vụ như TP Hạ Long, TP Móng Cái, TX Quảng Yên, huyện Hải Hà, huyện Vân Đồn

- Các KCN, vùng kinh tế trọng điểm được đưa vào triển khai và hoạt động, huyện Hải Hà, TX Quảng Yên, TP Móng Cái, huyện Vân Đồn sẽ có lượng nước yêu cầu cho khai thác, sử dụng phát triển tăng đột biến, đặc biệt là huyện Hải Hà hiện nay nhu cầu dùng nước là 67,1 triệu m 3 , đến năm 2020 là 95,02 triệu m 3 , đến năm 2025 là 202,88 triệu m 3 , đến năm 2030 là 318,17 triệu m 3

Bảng 66 Tổng hợp nhu cầu nước theo từng địa phương Đơn vị: Triệu m 3

TT Đơn vị Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Hình 14 Biểu đồ nhu cầu dùng nước các địa phương

6.8.2.2 Tổng hợp nhu cầu nước của các ngành

Bảng 67 Tổng hợp nhu cầu nước của các ngành Đơn vị: Triệu m 3

TT Ngành Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.8.2.3 Tổng hợp nhu cầu nước toàn tỉnh

Tổng hợp kết quả tính toán nhu cầu nước của các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh trong kỳ quy hoạch như sau:

- Hiện nay tổng nhu cầu nước trên toàn tỉnh là 746,06 triệu m 3 ;

- Đến năm 2020 là 1.015,69 triệu m 3 , tăng 1,36 lần so với hiện trạng;

- Đến năm 2025 là 1.271,73 triệu m 3 , tăng 1,7 lần so với hiện trạng;

- Đến năm 2030 là 1.580,14 triệu m 3 , tăng 2,12 lần so với hiện trạng

6.8.2.4 Đánh giá nhu cầu sử dụng nước trong kỳ quy hoạch

Qua kết quả tính toán nhu cầu nước của Tỉnh cho thấy nhu cầu nước hiện nay là 746,06 triệu m 3 đến năm 2030 là 1.580,14 triệu m 3 , tăng 2,12 lần so với hiện trạng; nhu cầu dùng nước tăng liên tục trong các thời kỳ quy quy hoạch tuy nhiên mức độ lớn nhất là giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030

Hiện tại nông nghiệp là ngành có nhu cầu sử nước 358,57 triệu m 3 nhỏ nhất là nước cho sinh hoạt với 32,49 triệu m 3 Tuy nhiên đến năm 2030 nhu cầu nước cho công nghiệp là lớn nhất 433,00 triệu m 3 , nhỏ nhất là nhu cầu nước cho sinh hoạt với 200,34 triệu m 3

Nhu cầu dùng nước không tiêu hao

1 Nhu cầu nước cho thủy điện

Thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chủ yếu là thủy điện nhỏ khai thác nước trực tiếp từ sông, không có hồ điều tiết phụ thuộc vào dòng chảy sông để phát điện nên nhu cầu nước phụ thuộc vào dòng chảy của các sông

2 Nhu cầu nước cho giao thông thủy

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, giao thông thủy ở Quảng Ninh chủ yếu tập trung ở các cửa vụng, cửa vịnh, các cửa sông nên mực nước này không phụ thuộc nhiều vào lượng nước từ thượng nguồn đổ về

3 Nhu cầu nước cho nhiệt điện

Hiện nay tỉnh Quảng Ninh có 05 nhà máy nhiệt điện với nhu cầu nước cho làm là 8,27 tỷ m 3 /năm, khi đưa nhà máy nhiệt điện Ba Chẽ vào hoạt động thì nhu cầu này khoảng 9,87 tỷ m 3 /năm, nguồn nước sử dụng chính là nước biển và nước cửa sông vùng ven biển.

PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC

Căn cứ phân vùng chức năng nguồn nước

Các căn cứ phân vùng chức năng nguồn nước bao gồm: (1) đặc điểm tự nhiên; (2) đặc điểm sử dụng nước (giao thông thủy, tưới, cấp nước công nghiệp, sinh hoạt…); (3) đặc điểm hệ thống thủy lợi; (4) địa giới hành chính; (5) yêu cầu về quản lý tài nguyên nước

Thực hiện phân vùng chức năng nguồn nước

Căn cứ vào đặc điểm nguồn nước; khai thác, sử dụng nước của các mục đích sử dụng nước trong kỳ quy hoạch chức năng các nguồn nước rên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được phân vùng theo mục đích sử dụng chính như: (1) cấp nước sinh hoạt; (2) cấp nước công nghiệp - dịch vụ; (3) cấp nước nông nghiệp (tưới tiêu - nuôi trồng thủy sản); (4) giao thông thủy

Chức năng nguồn nước sẽ được xác định chi tiết cho từng nguồn nước cụ thể như sau:

1 Chức năng của nguồn nước các sông, suối chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được xác định cụ thể như bảng sau:

Bảng 68 Phân vùng chức năng nguồn nước sông

TT Tên sông Vị trí nguồn nước, đoạn sông Chức năng chính của nguồn nước

Từ vị trí Đến vị trí

1 Sông Tiên Yên Đoạn 1 Xã Hoành Mô, huyện

Nhập lưu với sông Bắc Phe tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu

2 Cấp nước công nghiệp Đoạn 2

Nhập lưu với sông Bắc Phe (tại xã Lục Hồn)

Nhập lưu với sông Ngạn Chi tại xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu

TT Tên sông Vị trí nguồn nước, đoạn sông Chức năng chính của nguồn nước

Từ vị trí Đến vị trí Đoạn 3

Nhập lưu với sông Ngạn Chi, xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu

Ranh giới huyện Bình Liêu và Tiên Yên tại xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên

3 Cấp nước công nghiệp Đoạn 4

Ranh giới huyện Bình Liêu và Tiên Yên tại xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên

Dụ và xã Yên Than, huyện Tiên Yên

2 Cấp nước công nghiệp Đoạn 5

Dụ và xã Yên Than, huyện Tiên Yên

Vị trí lấy nước của NMN Tiên Yên

2 Cấp nước công nghiệp Đoạn 6 Vị trí lấy nước của

NMN Tiên Yên Đập tràn Tiên Yên tại thị trấn Tiên Yên 1 Cấp nước công nghiệp Đoạn 7 Đập tràn Tiên Yên tại thị trấn Tiên Yên Biển 1 Cấp nước nông nghiệp

Từ thượng nguồn sông Phố Cũ tại xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên Đến ranh giới xã Điền Xá và xã Yên Than, huyện Tiên Yên

2 Cấp nước công nghiệp Đoạn 2 Đến ranh giới xã Điền

Xá và xã Yên Than, huyện Tiên Yên

Nhập lưu vào sông Tiên Yên, tại thị trấn Tiên Yên

3 Sông Ba Chẽ Đoạn 1 Từ thượng nguồn tại xã Đồng Sơn, huyện

Nhập lưu với sông Quánh tại xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ

1 Cấp nước nông nghiệp Đoạn 2

Nhập lưu với sông Quánh tại xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Khe Pụt, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ

2 Cấp nước công nghiệp Đoạn 3

Nhập lưu với sông Khe Pụt, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Làng Cổng tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ

2 Cấp nước công nghiệp Đoạn 4

Nhập lưu với sông Làng Cổng tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Nam Kim tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ

2 Cấp nước công nghiệp Đoạn 5

Nhập lưu với sông Nam Kim tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ Đập dâng Ba Chẽ 1.Cấp nước nông nghiệp Đoạn 6 Đập dâng Ba Chẽ Biển 1 Cấp nước nông nghiệp

Từ đoạn tiếp giáp với

Trung Quốc Biển 1 Cấp nước nông nghiệp

Từ thượng nguồn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái

Hồ Tràng Vinh, xã Hải Sơn, TP Móng Cái

2 Cấp nước công nghiệp Đoạn 2

Hồ Tràng Vinh, xã Hải Sơn, TP Móng Cái

Nhập lưu với sông Đầu, xã Quảng Nghĩa,

TT Tên sông Vị trí nguồn nước, đoạn sông Chức năng chính của nguồn nước

Từ vị trí Đến vị trí Đoạn 3

Nhập lưu với sông Đầu, xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái

Biển 1 Cấp nước nông nghiệp

6 Sông Hà Cối Đoạn 1 Thượng nguồn Vị trí lấy nước của

3 Cấp nước nông nghiệp Đoạn 2 Vị trí lấy nước của

NMN Hà Cối Đập tràn chợ Hải Hà cũ

2 Cấp nước nông nghiệp Đoạn 3 Đập tràn chợ Hải Hà cũ Biển 1 Giao thông thủy

7 Sông Tài Chi Đoạn 1 Thượng nguồn Đập tràn UBND huyện

3 Cấp nước nông nghiệp Đoạn 2 Đập tràn UBND huyện Hợp lưu sông Hà Cối 1 Giao thông thủy

Từ thượng nguồn tại xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà

Nhập lưu với sông Siềng Lống tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà

1 Cấp nước nông nghiệp Đoạn 2

Nhập lưu với sông Siềng Lống tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà Đến hạ lưu sông tại xã Tân Bình, huyện Đầm

3 Cấp nước công nghiệp Đoạn 3 Đến hạ lưu sông tại xã Tân Bình, huyện Đầm

Biển 1 Cấp nước nông nghiệp

9 Sông Quang Thành (sông Ma Ham)

Từ thượng lưu Đến hạ lưu đổ ra biển

2 Cấp nước nông nghiệp 3.Cấp nước công nghiệp

10 Sông Khe Hèo Đoạn 1 Từ thượng lưu Đập Khe Hèo 1 Cấp nước nông nghiệp Đoạn 2 Đập Khe Hèo Biển 1 Cấp nước nông nghiệp

11 Sông Khe Mắm (sông Hà Gian)

Từ thượng lưu Biển 1 Cấp nước nông nghiệp

Từ thượng lưu Đến hạ lưu đổ ra biển 1 Cấp nước nông nghiệp

Từ thượng lưu Đến hạ lưu đổ ra biển 1 Cấp nước nông nghiệp

14 Sông Mông Dương Đoạn 1 Từ thượng nguồn Đập tràn (cầu Mông

Dương) 1 Cấp nước công nghiệp Đoạn 2 Đập tràn (cầu Mông

Dương) Biển 1 Giao thông thủy

15 Sông Diễn Vọng Đoạn 1 Thượng lưu Đập Đá Bạc 1 Cấp nước sinh hoạt

TT Tên sông Vị trí nguồn nước, đoạn sông Chức năng chính của nguồn nước

Từ vị trí Đến vị trí Đoạn 2 Đập Đá Bạc Biển 1 Cấp nước công nghiệp

16 Sông Mằn Đoạn 1 Từ thượng lưu (bao gồm thượng lưu 2 nhánh sông)

Vị trí lấy nước của NMN Hoành Bồ

2 Cấp nước nông nghiệp 3.Cấp nước công nghiệp Đoạn 2 Từ vị trí lấy nước của

NMN Hoành Bồ Biển 1 Giao thông thủy

17 Sông Thác Nhoòng Đoạn 1 Từ thượng lưu Vị trí lấy nước của

2 Cấp nước nông nghiệp 3.Cấp nước công nghiệp Đoạn 2 Từ vị trí lấy nước của

NMN Đồng Ho Đập tràn cầu Trới 1 Cấp nước nông nghiệp

2.Cấp nước công nghiệp Đoạn 3 Từ đập tràn cầu Trới Biển 1 Giao thông thủy

18 Sông Trung Lương Đoạn 1 Từ thượng lưu Vị trí lấy nước của

3 Cấp nước công nghiệp Đoạn 2 Từ vị trí lấy nước của

Sông Cầm/sông Đá Vách

19 Sông Đá Bạc - Đá Vách

Từ thượng lưu Hạ lưu đổ ra sông Bạch Đằng

20 Sông Uông Đoạn 1 Từ thượng nguồn Đến đập Lán Tháp

3 Cấp nước công nghiệp Đoạn 2 Từ đập Lán Tháp Đến đập tràn nhà máy nhiệt điện 1 Cấp nước công nghiệp Đoạn 3 Đến đập tràn nhà máy nhiệt điện Sông Bạch Đằng 1 Cấp nước công nghiệp

21 Sông Sinh Đoạn 1 Từ thượng nguồn Đập tràn hồ công viên 1 Cấp nước công nghiệp Đoạn 2 Từ đập tràn hồ công viên Sông Bạch Đằng 1 Giao thông thủy Đoạn 3 Sông Bạch Đằng Biển 1 Giao thông thủy

2 Chức năng nguồn nước các hồ chứa

Chức năng nguồn nước các hồ chứa được xác định theo nhiệm vụ cấp nước, mục đích sử dụng nước từng hồ Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh các hồ chứa chủ yếu có các chức năng cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nhiệp, tưới trong kỳ quy hoạch các chức năng này không thay đổi việc thay đổi chức năng tùy vào nhiệm vụ và khả năng đáp ứng nguồn nước của từng hồ

Bảng 69 Phân vùng chức năng nguồn nước các hồ

TT Huyện, thị xã, TP Danh mục nguồn nước Chức năng hồ chứa

1 TP Hạ Long Các hồ: Khe Cá, Sau Làng, Khe Lởi, Khu 5, Cái

Tần, Cái Mắm, Đầm Khu 3, Khe Sung Cấp nước nông nghiệp

Các hồ: Hồ Tràng Vinh, Dân Tiến, Quất Đông, Vạn Gia, Kim Tinh, Đoan Tĩnh

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ Các hồ: Lục Phủ (Pìng Hồ), Dân Tiến, Giếng

Cối, Khe Năng, Mã Sầu Thán (Thán Phún), Khe Cầu, Cái Vĩnh, Đội 11, Từ Vè, Cái Lấm, Khe

Nà, Lẩm Coỏng, Sau Ủy Ban, Đội 12, Gốc Khế,

Hồ Cao Vân, Khe Rữa

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ Các hồ: Đầm Đá, Đồng Cầu, Khe Cả, Đồng Cói,

Yên Ngựa, Rừng Miễu, Cống Đá, Tân Tiến, Ao Chảo, Ao Cói, Ruộng Bồng, Cây Cam, Bắc Nhòm, Cái Tăm, Ông Trúc

Hồ Yên Trung Cấp nước nông nghiệp và cảnh quan du lịch Các hồ: Ông Tại, Đầm Phường, Đầm Mây, Tân

Lập, Ba Za Cấp nước nông nghiệp

Các hồ: Khe Chè, Bến Châu

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp

Các hồ: Trại Lốc 1, Trại Lốc 2, Đồng Đò 1, Đồng Đò 2, Nội Hoàng, Khe Ươn 1, Yên Dưỡng, Đá Trắng, Đập Làng, Tân Yên, Cổ Lễ, Gốc Thau, Linh Sơn, Sống Rắn, Trại Nứa, Rộc Chày, Cầu Cuốn, Lỗ Chỉnh, Chùa Quỳnh, Bắc

Mã, Suối Môi, Nhà Bò, Khe Tắm, Suối Sai, Đìa Sen, Sinh Đề, Đập Cái

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ Các hồ: Gà Gô, Đông Mai, Khe Thự, Bồng

Ngai, Núi Dinh, Rộc Bồng, Cành Chẽ, Giếng Mùi, Ông Xuyên, Khe Giá,

Khe Chính, An Biên, Rộc Cả, Rộc Cùng, Rộc Miễu ( Rộc Mười), Chân Đèo, Rộc Ngô, Khe Chùa (Suối Páo), Khe Khoai, Khe Mằn, Đồng Khuôn, Khe Hon, 2F, Hà Nùng, Đồng Má, Khe Chùa

Các hồ: Mắt Rồng, Lòng Dinh, Cẩu Lẩu, Ngọc Thủy

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ Các hồ: Khe Mai, Voòng Tre, Khe Bòng, Xuyên

Hùng 2, Đỉ Ba, Khe Chàm, Đồng Lĩnh, Vạ Chàm, Kí Vầy, Đầm Tròn, Khe Rùa, Ông Tĩnh, Tống Hôn (Xuyên Hùng 1), Ông Thành, Thôn

8, Đông Thái, Cái Xuôi, Đầm Làng, Ông Khảm, Hòa Bình, Đài Mỏ, Chương Sam, Nhà Thạch (ông Tiên), Coóc Sếch, Ông Giáp, Khe Quýt, Ông Lâm

9 Huyện Tiên Yên Hồ Khe Cát Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp

TT Huyện, thị xã, TP Danh mục nguồn nước Chức năng hồ chứa

Các hồ: Khe Táu, Thôn Hạ, Thôn Trung, Nông Sơn, Đồng Và, Thôn Thượng, Hải Yên, Đá Lạn, Trương Quý, 1-5, Yên Hải, Cái Khánh, Thanh Hải, Khe Muối,

10 Huyện Ba Chẽ Hồ Khe Lọng Trong; Khe Mười Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp

11 Huyện Bình Liêu Hồ Khe Lánh Cấp nước nông nghiệp

12 Huyện Đầm Hà Hồ Đầm Hà Động, Tân Bình

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp

Các hồ: Khe Dầu, Khe Đình Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp

Các hồ: Vàn Chảy, Trường Xuân, C4, Chiến Thắng 1, Chiến Thắng 2, Bạch Vân

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ

Các hồ: Thầu Mỷ, Ông Thanh, Ông Cự, Hải Tiến, C21, C22, Ông Vụ, Ông Mẫn, Ông Nội, Thôn 1, Ông Lý, Ông Giáo, Ông Tỏe, Bà Gừng

3 Chức năng nguồn nước dưới đất

Theo đặc điểm địa chất thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 9 tầng chứa nước chính và thành tạo nghèo nước nguồn nước dưới đất chủ yếu đang được khai thác, sử dụng cho sinh hoạt và công nghiệp, du lịch dịch vụ, nông nghiệp (công nghệ cao, sử dụng ít nước, tuần hoàn nước) Trong kỳ quy hoạch chức năng chính của nguồn nước dưới đất không có sự thay đổi so hiện trạng.

THỨ TỰ ƯU TIÊN PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC

Căn cứ xác định thứ tự ưu tiên

- Luật Tài nguyên nước năm 2012;

- Điều 28 Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 thứ tự ưu tiên phân phân bổ được xác định theo vùng và theo từng mục đích sử dụng nước;

- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các huyện, thị xã, thành phố;

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng nước của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, cấp nước nước đô thị, nông thôn, du lịch dịch vụ.

Xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước

1 Thực tế nước phục vụ cho sinh hoạt của con người là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống bên cạnh đó các văn bản luật pháp của Nhà nước cũng luôn khảng định vai trò của nước sinh hoạt cụ thể như Điều 45 Luật Tài nguyên nước năm

2012 quy định khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt trong đó khẳng định Nhà nước luôn ưu tiên, hỗ trợ trong việc cấp nước cho sinh hoạt nhất là đối với vùng

85 đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biến giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước…do đó, nước cấp cho sinh hoạt luôn được ưu tiên hàng đầu trong mọi tình huống

2 Thứ tự ưu tiên của các nhu cầu sử dụng nước khác được xác định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã xác định cơ cấu kinh tế theo đó có sự dịch chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và giảm tỷ trọng công nghiệp và nông nghiệp:

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng sử dụng nước trong kỳ quy hoạch được sắp xếp từ cao đến thấp cụ thể như bảng sau:

Bảng 70 Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước

Thứ tự ưu tiên Đối tượng sử dụng nước

LƯỢNG NƯỚC PHÂN BỔ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG

Cân bằng nước

Theo kết quả tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước của các ngành trong kỳ quy hoạch, tính toán cân bằng nước cho từng tháng kết quả như bảng sau:

Bảng 71 Cân bằng nước cho toàn tỉnh Đơn vị: Triệu m 3

W dùng 92,9 105,7 115,7 120,2 122,3 110,5 116,7 110,5 96,8 119,8 112,1 102,9 1326,2 Wđ-Wd 17,3 7,7 91,2 203,2 674,2 1071,2 1393,2 1436,9 931,1 354,1 64,2 -12,2 6230,1 Đánh giá chung

Qua kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình (hồ chứa) cho đến năm 2025 thì lượng nước vẫn bảo đảm cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước Tuy nhiên đến năm 2030 sẽ xảy ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô, cụ thể: đến năm 2030 lượng nước thiếu 12,2 triệu m 3 vào tháng 12

Phân bổ nguồn nước cho các đối tượng trong điều kiện bình thường

1 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường được thực hiện trên cơ sở kết quả tính lượng nước nước có thể phân bổ trong kỳ quy hoạch Có nghĩa là các kết quả tính toán, dự báo tài nguyên nước nhu cầu sử dụng nước trong kỳ quy hoạch hoàn toàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2 Trong điều kiện bình thường lượng nước phân bổ cho các đối tượng dụng đáp ứng tối đa theo nhu cầu:

Bảng 72 Lượng nước phân bổ trong điều kiện bình thường

TT Ngành Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

Phân bổ nguồn nước trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (lượng nước khi đó chỉ bằng 80% tổng lượng trung bình hàng năm) cho nên lượng nước không đủ đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng nước của các đối tượng khai thác, sử dụng nước do đó phải có phương án phân bổ, chia sẻ lượng nước cho từng đối tượng sử dụng

Lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng trong trường hợp hạn hán, thiếu nước được xác định dựa vào thứ tự ưu tiên cấp nước, mức bảo đảm cấp nước của từng đối tượng sử dụng nước, cụ thể:

1 Nước cho nước sinh hoạt ưu tiên cấp đủ 100% nhu cầu

2 Nước cho công nghiệp đáp ứng 90% nhu cầu

3 Nước cho du lịch, dịch vụ theo thứ tự ưu tiên cấp nước sau công nghiệp là 85% nhu cầu

4 Nước cho nông nghiệp khi xảy ra hạn hán thiếu nước tỷ lệ cấp nước là 80% nhu cầu

5 Nước cho thủy sản khi xảy ra hạn hán thiếu nước tỷ lệ cấp nước là 75% nhu cầu

Tỷ lệ phân bổ nguồn nước cho các đối tượng sử dụng cụ thể như bảng sau:

Bảng 73 Lượng nước phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

TT Ngành Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

LƯỢNG NƯỚC PHÂN BỔ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG NƯỚC THEO TỪNG ĐỊA PHƯƠNG

Thành phố Hạ Long

Tổng lượng nước là 334,3 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 328,9 triệu m 3 ; lượng nước có thể phân bổ là 293,45 triệu m 3 , cụ thể:

Bảng 74 Tài nguyên nước thành phố Hạ Long Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể

KTSD Lượng nước phân bổ

6.12.1.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu nước của thành phố đến năm 2020 là 81,31 triệu m 3 , đến năm

2025 là 91,06 triệu m 3 , đến năm 2030 là 109,5 triệu m 3

Bảng 75 Nhu cầu nước thành phố Hạ Long Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.1.3 Thứ tự ưu tiên phân bổ

- Căn cứ quyết định số 2725/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Căn cứ vào hiện trạng và định hướng sử dụng nước của các đối tượng dùng nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước thành phố Hạ Long trong kỳ quy hoạch được xác định, sắp xếp từ cao đến thấp cụ thể như bảng sau:

Bảng 76 Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước thành phố Hạ Long

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

1 Sinh hoạt Sinh hoạt Sinh hoạt

2 Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ

3 Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp

4 Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

5 Thủy sản Thủy sản Thủy sản

6.12.1.4 Tính toán cân bằng nước

Theo kết quả tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước của thành phố Hạ Long, tính toán cân bằng nước cho từng tháng mùa khô, kết quả như sau:

Bảng 77 Cân bằng nước thành phố Hạ Long Đơn vị: Triệu m 3

Wđến (Wđ) 4,03 3,82 7,45 11,65 29,65 43,69 55,22 65,04 43,18 21,46 5,80 2,46 293,45 Wdùng (Wd) 6,64 6,49 7,13 6,92 7,12 6,66 6,99 6,99 6,33 6,81 6,52 6,72 81,31 Wđ-Wd -2,61 -2,66 0,32 4,73 22,53 37,03 48,23 58,05 36,85 14,65 -0,72 -4,25 212,14

Wđến (Wđ) 4,03 3,82 7,45 11,65 29,65 43,69 55,22 65,04 43,18 21,46 5,80 2,46 293,45 Wdùng (Wd) 7,47 7,25 7,96 7,73 7,96 7,49 7,79 7,79 7,02 7,67 7,36 7,58 91,06 Wđ-Wd -3,44 -3,43 -0,52 3,92 21,69 36,21 47,43 57,25 36,16 13,79 -1,56 -5,12 202,39

Wđến (Wđ) 4,03 3,82 7,45 11,65 29,65 43,69 55,22 65,04 43,18 21,46 5,80 2,46 293,45 Wdùng (Wd) 9,05 8,67 9,52 9,24 9,52 9,02 9,32 9,32 8,46 9,26 8,91 9,18 109,49 Wđ-Wd -5,02 -4,85 -2,08 2,41 20,13 34,67 45,89 55,72 34,72 12,20 -3,12 -6,72 183,96

Kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình trữ nước cho đến năm 2020 thì thành phố Hạ Long xảy ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô, cụ thể giai đoạn đến năm 2020 thiếu 4 tháng (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau) tổng lượng nước thiếu là 10,24 triệu m 3 ; đến năm 2025,

2030 xảy ra thiếu nước 5 tháng (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) tổng lượng nước thiếu của năm 2030 là 21,79 triệu m 3

6.12.1.5 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường nguồn nước của Hạ Long đủ đáp ứng việc phân bổ nguồn nước bảo đảm nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế, xã hội trong kỳ quy hoạch Tỷ lệ phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường của

Bảng 78 Phân bổ trong điều kiện bình thường thành phố Hạ Long

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.1.6 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (năm ít nước) khi đó lượng nước đến bằng 75,4% lượng nước đến trung bình Khi đó lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thành phố Hạ Long Do đó, căn cứ

89 vào thứ tự ưu tiên và lượng nước đến xác định tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 79 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước thành phố Hạ Long Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.1.7 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

6.12.1.7.1 Các nguồn nước chính a) Nguồn nước mặt:

- Nguồn nước thuộc lưu vực sông Diễn Vọng cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ;

- Hồ Yên Lập, hồ Cao Vân phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ;

- Các hồ: Khe Cá, Sau Làng, Khe Lởi, Khu 5, Cái Tần, Cái Mắm, Đầm khu

3, Khe Sung dùng để cấp nước nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ b) Nguồn nước dưới đất:

- Tầng chứa nước đệ tứ bở rời (Q): Phân bố chủ yếu ở phía đông thành phố, thuộc các phường Đại Yên và Việt Hưng;

- Tầng chứa nước Trias: phân bố rộng dãi, chiếm phần lớn diện tích thành phố, cung cấp cho sinh hoạt, du lịch, và công nghiệp

- Nâng cấp, sửa chữa 05 hồ phục vụ cấp nước nông nghiệp, gồm: Hồ Cái Tần dung tích hữu ích 0.25 triệu m 3 (phường Tuần Châu), hồ Khe Lởi - dung tích hữu ích 0.25 triệu m 3 (phường Việt Hưng), hồ Thông Tin (phường Việt Hưng), hồ Khe Cá (phường Hà Phong), hồ Cái Mắm (phường Việt Hưng)

- Nâng cấp, sửa chữa 03 đập dâng phục vụ cấp nước nông nghiệp, gồm: Đập Đá Bàn, đập Khu 12, đập Khe Bầu

- Nâng cấp nhà máy nước Đồng Ho lấy nước từ sông Thác Nhòong lên công suất 40.000 m 3 /ngày đêm cấp nước cho thị trấn Trới, khu vực lân cận và khu tây Hạ Long

- Nâng cấp nhà máy nước Yên Lập lấy nước từ hồ Yên Lập lên 100.000 m 3 /ngày đêm; xây dựng nhà máy nước Đồng Đăng công suất 15.000 m 3 /ngày

90 đêm (nguồn nước từ đập Nghĩa Lộ, lưu vực hồ Yên Lập) cấp nước cho Tây Hạ Long

- Nâng cấp công suất nhà máy nước Diễn Vọng lấy nước từ sông Diễn Vọng và hồ Cao Vân lên 120.000 m 3 /ngày đêm cấp nước cho phần Đông Hạ Long và một phần của khu vực Cẩm Phả

- Nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Sung (Phường Đại Yên) phục vụ cấp nước nông nghiệp

- Nâng cấp, sửa chữa 04 đập dâng phục vụ cấp nước nông nghiệp, gồm: Đập Ông Đô, đập Quỳnh Trung, đập Cái Cả, đập Đồn Biên Phòng

- Nâng cấp công suất nhà máy nước Diễn Vọng lên 160.000 m 3 /ngày đêm cấp nước cho phần Đông Hạ Long

6.12.1.7.3 Công trình nước dưới đất

Trong kỳ quy hoạch duy trì các công trình khai thác cấp nước tập trung khu vực phường Bãi Cháy, Đông Hạ Long công suất 9.800 m 3 /ngày đêm, hạn chế phát triển thêm các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất Trong trường hợp cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng nước, xem xét khai thác ở các khu vực đã được thăm dò đánh giá tài nguyên nước và không thuộc vùng cấm khai thác nước dưới đất Khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất phải thực hiện quy trình từ khoan thăm dò, hút nước thí nghiệm đánh giá trữ lượng, chất lượng nước Tính toán sự dịch chuyển của biên mặn-nhạt, chất gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất (nếu có) đến công trình khai thác mới được khai thác nước dưới đất, đảm bảo không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước

Không khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước thành tạo Cabon-Pecmi (C-P).

Thành phố Móng Cái

Tổng lượng nước của thành phố Móng Cái là 965,05 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác sử dụng chỉ vào khoảng 841,8 triệu m 3 ; lượng nước có thể phân bổ là 748,2 triệu m 3 , như sau:

Bảng 80 Tài nguyên nước thành phố Móng Cái Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể

KTSD Lượng nước phân bổ Phần đất liền

2 Nước dưới đất 63,87 22,1 23,13 Đảo Vĩnh Thực

6.12.2.2 Phân bổ nguồn nước phần đất liền

6.12.2.2.1 Nhu cầu sử dụng nước phần đất liền

Nhu cầu nước của thành phố Móng Cái đến năm 2020 là 86,94 triệu m 3 , đến năm 2025 là 92,13 triệu m 3 , đến năm 2030 là 101,4 triệu m 3

Bảng 81 Nhu cầu nước thành phố Móng Cái Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.2.2.2 Thứ tự ưu tiên phân bổ

- Căn cứ quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 18/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chung xây dựng khu kinh tế của khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Căn cứ vào hiện trạng và định hướng sử dụng nước của các đối tượng dùng nước;

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước phần đất liền thành phố Móng Cái trong kỳ quy hoạch được xác định, sắp xếp từ cao đến thấp cụ thể như bảng sau:

Bảng 82 Thứ tự ưu tiên phân bổ thành phố Móng Cái

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

1 Sinh hoạt Sinh hoạt Sinh hoạt

2 Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp

3 Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ

4 Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

5 Thủy sản Thủy sản Thủy sản

6.12.2.2.3 Tính toán cân bằng nước

Theo tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước phần đất liền của thành phố Móng Cái, tính toán cân bằng nước theo từng tháng, kết quả như sau:

Bảng 83 Cân bằng nước thành phố Móng Cái Đơn vị: triệu m 3

Quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lượng nước

Quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lượng nước

Kết quả tính toán cân bằng nước giữa tổng lượng nước có thể phân bổ với nhu cầu nước trong kỳ quy hoạch cho thấy lượng nước trên địa bàn thành phố đủ nước phục vụ cho các nhu cầu dùng nước

6.12.2.2.4 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường nguồn nước của Móng Cái đủ đáp ứng việc phân bổ nguồn nước bảo đảm nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế, xã hội trong kỳ quy hoạch Tỷ lệ phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường của Móng Cái như sau:

Bảng 84 Phân bổ trong điều kiện bình thường thành phố Móng Cái

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.2.2.5 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (năm ít nước) khi đó lượng nước đến bằng 76,6% lượng nước đến trung bình Khi đó lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thành phố Móng Cái Do đó, căn cứ vào thứ tự ưu tiên và lượng nước đến xác định tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 85 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước thành phố Móng Cái

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.2.3 Phân bổ nguồn nước phần đảo

6.12.2.3.1 Nhu cầu sử dụng nước đảo Vĩnh Thực

Theo quy hoạch vùng kinh tế cửa khẩu Móng Cái, đảo Vĩnh Thực sẽ được cấp nước sạch từ hồ Vạn Gia với công suất 1.000 m 3 /ngày đêm vào năm 2020 và

3.000 m 3 /ngày đêm vào năm 2030 Nhu cầu dùng nước của đảo Vĩnh Thực trong kỳ quy hoạch được cụ thể như bảng sau:

Bảng 86 Nhu cầu nước đảo Vĩnh Thực Đơn vị: Triệu m 3

TT Ngành dùng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Kết quả tính toán cho thấy, nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt sẽ tăng 3,1 lần vào năm 2030, nhu cầu cho du lịch tăng 7,18 lần và nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp sẽ tăng 4,5 lần vào năm 2030

6.12.2.3.2 Cân bằng nước, định hướng khai thác, sử dụng nước

Kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình cho thấy trong kỳ quy hoạch lượng nước đến trên đảo Vĩnh Thực có thể đáp ứng 100% nhu cầu khai thác, sử dụng nước

Bảng 87 Cân bằng nước đảo Vĩnh Thực Đơn vị: Triệu m 3

Kỳ quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Đánh giá

Wd 0.06 62 0.05 98 0.06 62 0.06 41 0.06 62 0.06 41 0.06 62 0.06 62 0.06 41 0.06 62 0.06 41 0.06 62 Wđ-Wd 0.26 19 0.23 66 0.26 19 0.25 35 0.26 19 0.25 35 0.26 19 0.26 19 0.25 35 0.26 19 0.25 35 0.26 19 Đủ nước

6.12.2.4 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

6.12.2.4.1 Các nguồn nước chính a) Nguồn nước mặt:

- Nguồn nước hồ Kim Tinh phục vụ cho cấp nước sinh hoạt, công nghiệp; hồ Tràng Vinh phục vụ cho cấp nước sinh hoạt, công nghiệp (chuyển nước sang cấp cho khu công nghiệp cảng biển Hải Hà);

- Nguồn nước các hồ: Dân Tiến, Quất Đông, Đoan Tĩnh cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ

- Hồ Vạn Gia cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, thủy sản b) Nguồn nước dưới đất: Điều tra, thăm dò, tìm kiếm nguồn nước dưới đất trong các tầng chứa nước trầm tích Trias trung (t2); tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Hà Cối (j1-2); tầng chứa nước trong trầm tích biến chất Ordovic-Silur cung cấp phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và dịch vụ

6.12.2.4.2 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

1 Công trình nước mặt a) Giai đoạn đến năm 2020:

- Nâng cấp, sửa chữa 05 hồ phục vụ cấp nước nông nghiệp, gồm: Hồ Tràng Vinh, hồ Thán Phún (xã Hải Tiến), hồ Tù Vè (P Hải Yên), hồ Khe Năng (xã Vĩnh Thực), hồ Quất Đông (xã Hải Đông);

- Nâng cấp nhà máy nước Kim Tinh với công suất 10.000 m 3 /ngày đêm cấp nước cho khu công nghiệp Hải Yên và phường Hải Yên

- Nâng cấp công suất nhà máy nước Đoan Tĩnh lấy nước từ hồ Quất Đông lên 5.400 m 3 /ngày đêm cấp nước cho thành phố Móng Cái (dừng khai thác nước sông Ka Long);

- Xây dựng nhà máy nước Quất Đông lên 68.000 m 3 /ngày đêm lấy nước từ hồ Quất Đông, cấp nước cho thành phố Móng Cái

- Duy trì công suất nhà máy nước Vạn Gia lấy nước từ hồ Vạn Gia với công suất là 1.000 m 3 /ngày đêm b) Giai đoạn 2020 - 2030:

- Duy trì công suất nhà máy nước Đoan Tĩnh là 5.400 m 3 /ngày đêm để cấp nước cho toàn bộ thành phố Móng Cái;

- Sửa chữa và bảo dưỡng hồ Quất Đông dung tích hữu ích 10,3 triệu cấp nước cho tưới và cấp nước sinh hoạt cho 02 nhà máy nước Quất Đông và Đoan Tĩnh;

- Sửa chữa, nâng cấp 02 hồ chứa cấp nước nông nghiệp, gồm: Hồ Đoan Tĩnh (phường Hải Yên), hồ Dân Tiến (xã Hải Tiến);

- Nâng cấp nhà máy nước Quất Đông lên 95.000 m 3 /ngày đêm cấp nước cho thành phố Móng Cái

Nâng cấp công suất nhà máy nước Vạn Gia lấy nước từ hồ Vạn Gia lên 3.000 m 3 /ngày đêm

2 Công trình nước dưới đất

Thành phố Cẩm Phả

Tổng lượng nước là 512,7 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 498,5 triệu m 3 ; lượng nước có thể phân bổ là 462,5 triệu m 3 , như sau:

Bảng 88 Tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể KTSD Lượng nước phân bổ

6.12.3.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu nước của thành phố Cẩm Phả đến năm 2020 là 47,6 triệu m 3 , đến năm 2025 là 53,4 triệu m 3 , đến năm 2030 là 65,9 triệu m 3

Bảng 89 Nhu cầu nước thành phố Cẩm Phả Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.3.3 Thứ tự ưu tiên phân bổ

- Căn cứ quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 27/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt chung xây dựng thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

- Căn cứ vào hiện trạng và định hướng sử dụng nước của các đối tượng dùng nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước thành phố Cẩm Phả trong kỳ quy hoạch được xác định, sắp xếp từ cao đến thấp cụ thể như bảng sau:

Bảng 90 Thứ tự ưu tiên phân bổ thành phố Cẩm Phả

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

1 Sinh hoạt Sinh hoạt Sinh hoạt

2 Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp

3 Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ

4 Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

5 Thủy sản Thủy sản Thủy sản

6.12.3.4 Tính toán cân bằng nước

Theo kết quả tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước của thành phố Cẩm Phả, tính toán cân bằng nước theo từng tháng, kết quả như sau:

Bảng 91 Cân bằng nước thành phố Cẩm Phả Đơn vị: Triệu m 3

Wđến (Wđ) 7,66 6,63 11,14 17,06 46,05 63,00 91,59 104,37 71,14 30,83 9,13 3,92 462,53 Wdùng (Wd) 3,79 3,55 3,94 3,95 4,06 3,92 3,99 3,90 3,94 4,37 4,20 3,99 47,58 Wđ-Wd 3,87 3,09 7,20 13,10 41,99 59,08 87,61 100,47 67,20 26,46 4,93 -0,07 414,95

Wđến (Wđ) 7,66 6,63 11,14 17,06 46,05 63,00 91,59 104,37 71,14 30,83 9,13 3,92 462,53 Wdùng (Wd) 4,30 4,02 4,45 4,44 4,57 4,42 4,48 4,39 4,33 4,84 4,67 4,51 53,42 Wđ-Wd 3,36 2,61 6,69 12,61 41,48 58,58 87,11 99,98 66,81 25,99 4,46 -0,59 409,11

Wđến (Wđ) 7,66 6,63 11,14 17,06 46,05 63,00 91,59 104,37 71,14 30,83 9,13 3,92 462,53 Wdùng (Wd) 5,38 5,00 5,53 5,48 5,64 5,46 5,54 5,45 5,28 5,86 5,67 5,59 65,89 Wđ-Wd 2,27 1,63 5,61 11,58 40,41 57,54 86,06 98,92 65,86 24,97 3,46 -1,67 396,64

Qua kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình trữ nước cho đến năm 2020 thì thành phố Cẩm Phả xảy ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô cụ thể là tháng 12 của tất cả các giai đoạn trong kỳ quy hoạch: năm 2020 lượng nước thiếu 0,07 triệu m 3 , năm 2025 lượng nước thiếu 0,59 triệu m 3 , năm 2030 lượng nước thiếu 1,67 triệu m 3

6.12.3.5 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường nguồn nước của thành phố Cẩm Phả đủ đáp ứng việc phân bổ nguồn nước bảo đảm nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế, xã hội trong kỳ quy hoạch Tỷ lệ phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường của thành phố Cẩm Phả như sau:

Bảng 92 Phân bổ trong điều kiện bình thường thành phố Cẩm Phả

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.3.6 Trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (năm ít nước) khi đó lượng nước đến bằng 81,5% lượng nước đến trung bình Khi đó lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thành phố Cẩm Phả Do đó, căn cứ vào thứ tự ưu tiên và lượng nước đến xác định tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 93 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước thành phố Cẩm Phả

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.3.7 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

6.12.3.7.1 Các nguồn nước chính a) Nguồn nước mặt:

- Nguồn nước thuộc lưu vực sông Diễn Vọng phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp;

- Nguồn nước thuộc lưu vực suối Khe Rữa phục vụ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp; nguồn nước suối cầu Gốc Thông;

- Nguồn nước Hồ Cao Vân phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp;

- Nguồn nước từ các hồ chứa nước khác trên địa bàn thành phố phục vụ cấp nước cho nông nghiệp b) Nguồn nước dưới đất: Điều tra, thăm dò, tìm kiếm nguồn nước dưới đất trong các tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Trias dưới (T3); TCN khe nứt hệ tầng Hà Cối (J1-2) - khu vực phường Cẩm Hải cung cấp phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và dịch vụ của địa phương trong kỳ quy hoạch

1 Giai đoạn đến năm 2020 a) Nâng cấp, sửa chữa công trình

- Nâng cấp, sửa chữa 03 hồ phục vụ cấp nước nông nghiệp, gồm: Hồ Yên Ngựa (xã Cộng Hòa), hồ Tân Tiến (xã Dương Huy), hồ Khe Cả (xã Cộng Hòa)

- Nâng cấp hồ Cao Vân (xã Dương Huy) đảm bảo cho việc nâng cấp công suất nhà máy nước Diễn Vọng lên 120.000 m 3 /ngày đêm cấp nước sinh hoạt cho thành phố và khu vực đông Hạ Long b) Xây mới công trình

- Xây dựng hồ Khe Rữa (xã Dương Huy) dung tích 11,8 triệu m 3 cấp nước cho nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt thành phố Cẩm Phả với công suất 52.000 m 3 /ngày đêm (cấp nước sinh hoạt 2.000 m 3 /ngày đêm)

- Xây dựng hồ Bằng Tẩy (phường Mông Dương) cấp nước sinh hoạt 100 m 3 /ngày đêm, đập dâng nước và ngăn mặn hạ lưu sông Gốc Thông cấp nước cho Cẩm Phả, Vân Đồn công suất 30.000 m 3 /ngày đêm

- Xây dựng nhà máy nước Gốc Thông công suất 2.000 m 3 /ngày đêm

2 Giai đoạn 2020 - 2030 a) Nâng cấp công trình

- Nâng cấp, sửa chữa hồ 04 hồ xã Cộng Hòa, gồm: Hồ Đầm Đá, hồ Rừng Miễu, hồ Đồng Cói, hồ Ông Trúc phục vụ cấp nước nông nghiệp

- Nâng công suất nhà máy nước lấy nước từ hồ Khe Rữa lên 5.000 m 3 /ngày đêm

- Nâng công suất nhà máy nước Gốc Thông lên 10.000 m 3 /ngày đêm, nguồn nước từ chuyển nước từ sông Ba Chẽ b) Xây mới công trình

- Xây dựng đập dâng trên sông Ba Chẽ để khai thác với công suất 55.000 m 3 /ngày đêm cấp nước cho sinh hoạt và khu công nghiệp phụ trợ ngành than 6.12.3.7.3 Công trình nước dưới đất

Trong kỳ quy hoạch duy trì các công trình khai thác cấp nước tập trung khu vực phường Cẩm Phú, Cửa Ông, Cẩm Thịnh, Cẩm Thủy, Cẩm Thành công suất 9.100 m 3 /ngày đêm, hạn chế phát triển thêm các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất Trong trường hợp cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng nước, xem xét khai thác ở các khu vực đã được thăm dò đánh giá tài nguyên nước và không thuộc vùng cấm khai thác nước dưới đất Khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất phải thực hiện quy trình từ khoan thăm dò, hút nước thí nghiệm đánh giá trữ lượng, chất lượng nước Tính toán sự dịch chuyển của biên mặn-nhạt, chất gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất (nếu có) đến công trình khai thác mới được khai thác nước dưới đất, đảm bảo không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước

Không khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước thành tạo Cabon-Pecmi (C-P).

Thành phố Uông Bí

Tổng lượng nước của thành phố Uông Bí là 329,9 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 329,3 triệu m 3 ; lượng nước có thể phân bổ là 289,76 triệu m 3 , như sau:

Bảng 94 Tài nguyên nước thành phố Uông Bí Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể KTSD Lượng nước phân bổ

6.12.4.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu nước của thành phố Uông Bí đến năm 2020 vào khoảng 61,7 triệu m 3 , đến năm 2025 là 70,33 triệu m 3 , đến năm 2030 là 81,9 triệu m 3

Bảng 95 Nhu cầu nước thành phố Uông Bí Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.4.3 Thứ tự ưu tiên phân bổ

- Căn cứ quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Uông Bí đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050;

- Căn cứ quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 01/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 khu phức hợp đô thị, công nghiệp, công nghệ cao tại thành phố Uông

Bí và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2035;

- Căn cứ vào hiện trạng và định hướng sử dụng nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước thành phố Uông Bí trong kỳ quy hoạch được xác định, sắp xếp từ cao đến thấp cụ thể như bảng sau:

Bảng 96 Thứ tự ưu tiên phân bổ thành phố Uông Bí

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

1 Sinh hoạt Sinh hoạt Sinh hoạt

2 Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp

3 Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ

4 Thủy sản Thủy sản Thủy sản

5 Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

6.12.4.4 Tính toán cân bằng nước

Theo kết quả tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước của thành phố Uông Bí, tính toán cân bằng nước theo từng tháng, kết quả như sau:

Bảng 97 Cân bằng nước thành phố Uông Bí Đơn vị: Triệu m 3

Wđến (Wđ) 5,59 5,23 7,99 12,29 28,94 53,48 66,43 53,54 30,75 15,42 6,95 3,15 289,76 Wdùng (Wd) 4,19 5,21 5,60 5,47 5,59 5,01 6,13 6,13 4,76 4,94 4,31 4,40 61,74 Wđ-Wd 1,39 0,03 2,39 6,82 23,35 48,47 60,30 47,40 26,00 10,48 2,64 -1,25 228,02

Wđến (Wđ) 5,59 5,23 7,99 12,29 28,94 53,48 66,43 53,54 30,75 15,42 6,95 3,15 289,76 Wdùng (Wd) 4,94 5,93 6,36 6,22 6,36 5,78 6,75 6,75 5,13 5,74 5,13 5,24 70,33 Wđ-Wd 0,65 -0,69 1,63 6,08 22,58 47,70 59,68 46,78 25,63 9,68 1,82 -2,09 219,43

Wđến (Wđ) 5,59 5,23 7,99 12,29 28,94 53,48 66,43 53,54 30,75 15,42 6,95 3,15 289,76 Wdùng (Wd) 5,98 6,85 7,36 7,19 7,35 6,79 7,61 7,61 5,82 6,80 6,21 6,35 81,90 Wđ-Wd -0,40 -1,61 0,64 5,11 21,59 46,69 58,83 45,93 24,94 8,62 0,74 -3,20 207,86

Kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình trữ nước cho đến năm 2020 thì xảy ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô, cụ thể giai đoạn đến năm 2020, 2025 thiếu vào tháng 12 tổng lượng nước thiếu của năm là 1,25 triệu m 3 , năm 2025 là 2,09 triệu m 3 ; đến năm 2030 tình trạng thiếu nước xảy ra trong 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) với tổng lượng nước là 5,21 triệu m 3

6.12.4.5 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường nguồn nước của thành phố Uông Bí đủ đáp ứng việc phân bổ nguồn nước bảo đảm nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế, xã hội trong kỳ quy hoạch Tỷ lệ phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường của thành phố Uông Bí như sau:

Bảng 98 Phân bổ trong điều kiện bình thường thành phố Uông Bí

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.4.6 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (năm ít nước) khi đó lượng nước đến bằng 82,7% lượng nước đến trung bình Khi đó lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thành phố Uông Bí Do đó, căn cứ vào thứ tự ưu tiên và lượng nước đến xác định tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 99 Phân bổ trong điều kiện hán hán, thiếu nước thành phố Uông Bí

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.4.7 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

6.12.4.7.1 Các nguồn nước chính a) Nguồn nước mặt:

- Nguồn nước thuộc lưu vực Sông Uông, sông Sinh phục vụ cấp nước công nghiệp;

- Nguồn nước Hồ 12 Khe phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp;

- Nguồn nước Hồ Yên Lập phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp;

- Nguồn nước Hồ Yên Trung phục vụ cấp nước nông nghiệp;

- Nguồn nước Hồ Tân Lập phục vụ cấp nước nông nghiệp; b) Nguồn nước dưới đất:

Các tầng chứa nước chủ yếu được khai thác tại TP Uông Bí là tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng, hệ tầng Hòn Gai dưới (T1-2n-rhg 1), hệ tầng Hòn Gai trên(T3n-rhg 3

1 Giai đoạn đến năm 2020 a) Nâng cấp, sửa chữa công trình

- Cải tạo nhà máy nước Lán Tháp cấp nước cho các cơ sở sản xuất công nghiệp với công suất 5000 m 3 /ngày đêm

- Nâng cấp công suất nhà máy nước Đồng Mây lên 52.000 m 3 /ngày đêm (40.000 m 3 lấy từ hồ Yên Lập, 12.500 m 3 lấy từ nước hồ 12 Khe)

- Sử dụng nguồn nước mặt của các Đập Khe Lim, suối Yên Tử trên địa bàn xã Thượng Yên Công cung cấp nước cho Khu di tích Yên Tử và nước sinh hoạt của nhân dân xã Thượng Yên Công b) Xây mới công trình

- Xây dựng hồ Đá Cổng (phường Quang Trung) dung tích 4,42 triệu m 3 phục vụ cấp nước nông nghiệp và sinh hoạt lưu lượng 13.000 m 3 /ngày đêm

- Xây dựng hồ 12 Khe (phường Bắc Sơn) cấp nước sinh hoạt và công nghiệp lưu lượng 15.000 m 3 /ngày đêm cho khu đô thị phức hợp công nghệ cao phía Nam thành phố

102 a) Nâng cấp, sửa chữa công trình

- Sửa chữa hồ Yên Trung (phường Phương Đông) phục vụ cấp nước nông nghiệp

- Sửa chữa, nâng cấp 03 đập dâng phục vụ cấp nước nông nghiệp: Đập Chân Trục, đập suối Hón, đập Đồng Bống b) Xây mới công trình

- Xây dựng 01 nhà máy nước lấy nước từ hồ Yên Lập với công suất 118.000 m 3 /ngày đêm để đảm bảo cấp nước cho khu phức hợp đô thị công nghiệp, công nghệ cao phía Nam thành phố

6.12.4.7.3 Công trình nước dưới đất

Trong kỳ quy hoạch hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất Trong trường hợp cần thiết có thể xem xét khai thác ở các khu vực đã được điều tra địa chất thủy văn, khu vực không thuộc vùng cấm khai thác nước dưới đất Khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất phải thực hiện quy trình từ khoan thăm dò, hút nước thí nghiệm đánh giá trữ lượng, chất lượng nước, tính toán sự dịch chuyển của biên mặn-nhạt (khu vực Phương Nam, Yên Thanh, Điền Công), chất gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất (nếu có) đến công trình khai thác mới được khai thác nước dưới đất.

Thị xã Đông Triều

Tổng lượng nước của thị xã Đông Triều là 459 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 443,67 triệu m 3 ; lượng nước có thể phân bổ là 398,76 triệu m 3 , cụ thể như bảng sau:

Bảng 100 Tài nguyên nước thị xã Đông Triều Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể KTSD Lượng nước phân bổ

6.12.5.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu nước đến năm 2020 vào khoảng 130,2 triệu m 3 , đến năm 2025 là 141,23 triệu m 3 , đến năm 2030 là 157,2 triệu m 3

Bảng 101 Nhu cầu nước thị xã Đông Triều Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.5.3 Thứ tự ưu tiên phân bổ

- Căn cứ quyết định số 1618/QĐ-UBND ngày 09/06/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thị xã Đông Triều đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ vào hiện trạng và định hướng sử dụng nước của các đối tượng dùng nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước thị xã Đông Triều trong kỳ quy hoạch được xác định, sắp xếp thừ cao đến thấp như bảng sau:

Bảng 102 Thứ tự ưu tiên phân bổ thị xã Đông Triều

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

1 Sinh hoạt Sinh hoạt Sinh hoạt

2 Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp

3 Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

4 Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ

5 Thủy sản Thủy sản Thủy sản

6.12.5.4 Tính toán cân bằng nước

Theo kết quả tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước, tính toán cân bằng nước cho từng tháng mùa khô, kết quả như sau:

Bảng 103 Cân bằng nước thị xã Đông Triều Đơn vị: Triệu m 3

Kỳ quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lượng nước

Wđến (Wđ) 4,74 6,08 12,14 16,31 41,85 69,24 83,79 84,29 45,81 20,57 7,04 6,91 398,76 Wdùng (Wd) 7,82 12,19 13,32 12,95 13,31 9,21 13,28 13,28 11,54 8,90 7,11 7,28 130,20 Wđ-Wd -3,09 -6,11 -1,18 3,37 28,54 60,03 70,51 71,01 34,26 11,67 -0,07 -0,37 268,56

Wđến (Wđ) 4,74 6,08 12,14 16,31 41,85 69,24 83,79 84,29 45,81 20,57 7,04 6,91 398,76 Wdùng (Wd) 8,71 13,11 14,31 13,91 14,29 10,17 14,20 14,20 12,17 9,87 8,05 8,25 141,23 Wđ-Wd -3,97 -7,03 -2,17 2,40 27,55 59,07 69,59 70,09 33,64 10,70 -1,01 -1,34 257,53

Wđến (Wđ) 4,74 6,08 12,14 16,31 41,85 69,24 83,79 84,29 45,81 20,57 7,04 6,91 398,76 Wdùng (Wd) 10,03 14,38 15,69 15,25 15,67 11,51 15,53 15,53 13,31 11,25 9,39 9,63 157,18 Wđ-Wd -5,30 -8,30 -3,55 1,06 26,17 57,73 68,25 68,75 32,50 9,32 -2,35 -2,72 241,58

Kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình trữ nước cho đến năm 2020 thì xảy ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô, cụ thể:

- Năm 2020 bị thiếu nước 5 tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau), tháng 2 là tháng thiếu nhiều nhất là 6,11 triệu m 3 Tổng lượng nước thiếu cả năm là 10,82 triệu m 3 ;

- Năm 2025 bị thiếu nước 5 tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau), tháng 2 là tháng thiếu nhiều nhất là 7,03 triệu m 3 Tổng lượng nước thiếu cả năm là 15,52 triệu m 3 ;

- Năm 2030 bị thiếu nước 5 tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau), tháng 2 là tháng thiếu nhiều nhất là 8,30 triệu m 3 Tổng lượng nước thiếu cả năm là 22,22 triệu m 3

6.12.5.5 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường tỷ lệ phân bổ nguồn nước cho các mục đích sử dụng luôn đáp ứng tối đa theo nhu cầu cho nên tỷ lệ phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường của TX Đông Triều như sau:

Bảng 104 Lượng nước phân bổ trong điều kiện bình thường thị xã Đông Triều

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.5.6 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (năm ít nước) khi đó lượng nước đến bằng 81,7% lượng nước đến trung bình Khi đó lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thị xã Đông Triều Do đó, căn cứ vào thứ tự ưu tiên và lượng nước đến xác định tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 105 Lượng nước phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước TX Đông Triều

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.5.7 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

6.12.5.7.1 Các nguồn nước chính a) Nguồn nước mặt:

- Nguồn nước thuộc lưu vực sông Trung Lương cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ;

- Nguồn nước thuộc lưu vực sông Sông Cầm, sông Đạm Thủy cấp nước nông nghiệp, công nghiệp;

- Hồ Bến Châu, hồ Khe Chè cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ;

- Nguồn nước từ các hồ chứa nước khác trên địa bàn thị xã phục vụ cấp nước cho nông nghiệp b) Nguồn nước dưới đất:

Các tầng chứa nước được khai thác tại được khai thác chủ yếu tại TX Đông Triều là các tầng chứa nước trầm tích bở rời hệ Đệ tứ (Q)

- Nâng cấp, sửa chữa 04 hồ phục vụ cấp nước nông nghiệp, bao gồm: Hồ Khe Chè (xã An Sinh), hồ Bến Châu (xã Bình Khê, hồ Đá Trắng (xã Tràng Lương), hồ Đồng Đò 1 (xã Bình Khê)

- Nâng công suất nhà máy nước Đồng Mây lên 36.000 m 3 /ngày đêm

2 Giai đoạn 2020 - 2030 a) Nâng cấp, sửa chữa công trình

- Sửa chữa, nâng cấp 05 hồ phục vụ cấp nước nông nghiệp, bao gồm: Hồ Chùa Quỳnh (xã Tràng An), hồ Trại Lốc 1 (xã An Sinh), hồ Rộc Chày (xã Hồng Thái Tây), hồ Gốc Thau (xã Bình Khê), hồ Đìa Sen (xã An Sinh)

- Nâng công suất nhà máy nước Đồng Mây lên 42.000 m 3 /ngày đêm b) Xây mới công trình

Xây dựng hồ Thành Xăng, xã An Sinh với dung tích 5,1 triệu m 3 cấp nước nông nghiệp

6.12.5.7.3 Công trình nước dưới đất

Trong kỳ quy hoạch duy trì các công trình khai thác cấp nước tập trung khu vực phường Đông Triều, Mạo Khê với công suất 5.400 m 3 /ngày đêm, hạn chế phát triển thêm các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất Trong trường hợp cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng nước, xem xét khai thác ở các khu vực đã được điều tra địa chất thủy văn, khu vực không thuộc vùng cấm khai thác nước dưới đất Khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất phải thực hiện quy trình từ khoan thăm dò, hút nước thí nghiệm đánh giá trữ lượng, chất lượng nước Tính toán sự dịch chuyển của biên mặn-nhạt (khu vực xã Nguyễn Huệ, Thủy An, Hồng Phong, Hưng Đạo, Kim Sơn và Yên Đức, Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông), chất gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất (nếu có) đến công trình khai thác mới được khai thác nước dưới đất, đảm bảo không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.

Thị xã Quảng Yên

Tổng lượng nước của thị xã Quảng Yên là 342,4 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 309,98 triệu m 3 ; lượng nước có thể phân bổ là 187,72 triệu m 3 , cụ thể như sau bảng sau:

Bảng 106 Tài nguyên nước thị xã Quảng Yên Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể KTSD Lượng nước phân bổ

6.12.6.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu nước của thị xã Quảng Yên đến năm 2020 là 259,9 triệu m 3 , đến năm 2025 là 335,6 triệu m 3 , đến năm 2030 là 418,76 triệu m 3

Bảng 107 Nhu cầu nước thị xã Quảng Yên Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.6.3 Thứ tự ưu tiên phân bổ

- Căn cứ quyết định số 1791/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 01/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 khu phức hợp đô thị, công nghiệp, công nghệ cao tại thành phố Uông

Bí và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2035;

- Căn cứ Quyết định 609/QĐ-UBND ngày 8/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu chức năng tỷ lệ 1/2000 tổ hợp cảng biển và khu công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên;

- Căn cứ vào hiện trạng và định hướng sử dụng nước của các đối tượng dùng nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước thị xã Quảng Yên trong kỳ quy hoạch được xác định, sắp xếp từ cao đến thấp cụ thể như bảng sau:

Bảng 108 Thứ tự ưu tiên phân bổ thị xã Quảng Yên

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

1 Sinh hoạt Sinh hoạt Sinh hoạt

2 Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp

3 Thủy sản Thủy sản Thủy sản

4 Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

5 Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ

6.12.6.4 Tính toán cân bằng nước

Theo kết quả tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước của thị xã Quảng Yên, tính toán cân bằng nước theo từng tháng, kết quả như sau:

Bảng 109 Cân bằng nước thị xã Quảng Yên Đơn vị: Triệu m 3

Wđến (Wđ) 4,57 5,06 7,99 12,12 31,84 43,16 56,63 48,28 36,31 18,24 5,31 3,26 272,77 Wdùng (Wd) 19,27 23,76 25,29 24,79 25,26 20,95 23,18 23,18 15,37 20,82 18,88 19,18 259,94 Wđ-Wd -14,71 -18,70 -17,29 -12,66 6,58 22,21 33,44 25,10 20,94 -2,58 -13,57 -15,93 12,83

Wđến (Wđ) 4,57 5,06 7,99 12,12 31,84 43,16 56,63 48,28 36,31 18,24 5,31 3,26 272,77 Wdùng (Wd) 25,22 29,89 31,87 31,22 31,85 27,63 29,27 29,27 19,86 27,69 25,68 26,15 335,60 Wđ-Wd -20,66 -24,84 -23,87 -19,09 -0,01 15,53 27,36 19,01 16,45 -9,45 -20,37 -22,89 -62,83

Wđến (Wđ) 4,57 5,06 7,99 12,12 31,84 43,16 56,63 48,28 36,31 18,24 5,31 3,26 272,77 Wdùng (Wd) 31,95 36,39 38,93 38,08 38,92 34,85 36,02 36,02 25,55 35,17 33,10 33,78 418,76 Wđ-Wd -27,39 -31,33 -30,93 -25,96 -7,08 8,31 20,61 12,26 10,76 -16,93 -27,79 -30,52 -145,99

Kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình trữ nước cho đến năm 2020 thì trên địa bàn thị xã Quảng Yên sẽ bị thiếu nước trong mùa khô, cụ thể:

- Năm 2020 bị thiếu nước 6 tháng mùa khô (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau), tháng 2 là tháng thiếu nhiều nhất là 18,7 triệu m 3 Tổng lượng nước thiếu cả năm là 95,44 triệu m 3 ;

- Năm 2025 bị thiếu nước 7 tháng mùa khô (từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau), tháng 2 là tháng thiếu nhiều nhất là 24,8 triệu m 3 Tổng lượng nước thiếu cả năm là 189,18 triệu m 3 ;

- Năm 2030 bị thiếu nước 7 tháng mùa khô (từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau), tháng 2 là tháng thiếu nhiều nhất là 31,3 triệu m 3 Tổng lượng nước thiếu cả năm là 171,97 triệu m 3 ;

6.12.6.5 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường nguồn nước của thị xã Quảng Yên không đủ đáp ứng việc phân bổ nguồn nước bảo đảm nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế, xã hội trong kỳ quy hoạch Tỷ lệ phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường của Quảng Yên như bảng sau:

Bảng 110 Phân bổ trong điều kiện bình thường thị xã Quảng Yên

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Tỷ lệ Năm 2025 Tỷ lệ Năm 2030 Tỷ lệ

1 Sinh hoạt 100% Sinh hoạt 100% Sinh hoạt 100%

2 Công nghiệp 90 % Công nghiệp 85 % Công nghiệp 80 %

3 Thủy sản 80% Thủy sản 75% Thủy sản 70%

4 Nông nghiệp 75% Nông nghiệp 70% Nông nghiệp 70%

5 Du lịch, dịch vụ 70% Du lịch, dịch vụ 65% Du lịch, dịch vụ 60%

6.12.6.6 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (năm ít nước) khi đó lượng nước đến bằng 77,2% lượng nước đến trung bình Khi đó lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thị xã Quảng Yên Do đó, căn cứ vào thứ tự ưu tiên và lượng nước đến xác định tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 111 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước thị xã Quảng Yên

Thứ tự ưu tiên Đối tượng sử dụng nước

Tỷ lệ phân bổ Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.6.7 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

6.12.6.7.1 Các nguồn nước chính a) Nguồn nước mặt:

- Nguồn nước lưu vực Sông Chanh, sông Khoai phục vụ cấp nước nuôi trồng thủy sản;

- Sông Bạch Đằng phục vụ du lịch sinh thái, giao thông thủy

- Nguồn nước thuộc lưu vực sông Bình Thương, Sông Rút, Sông Kênh Cháp phục vụ thủy sản, cấp nước công nghiệp, nông nghiệp

- Nguồn nước Hồ Yên Lập phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp;

- Nguồn nước các hồ còn lại phục vụ cấp nước nông nghiệp b) Nguồn nước dưới đất:

Các tầng chứa nước được khai thác tại chủ yếu tại TX Quảng Yên là các tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng, hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-rhg 1), hệ tầng Hòn Gai trên(T3n-rhg 3), tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Hà Cối (j1-2)

1 Giai đoạn đến năm 2020 a) Nâng cấp, sửa chữa công trình

- Sửa chữa, nâng cấp 02 hồ thuộc xã Tiền An phục vụ cấp nước nông nghiệp, gồm: Hồ Khe Thự, hồ Khe Giá

- Hoàn thành xây dựng nhà máy nước Yên Lập công suất 100.000 m 3 /ngày đêm, cấp nước cho cả Tây Hạ Long, thành phố Uông Bí - Biểu Nghi và thị xã Quảng Yên Trong đó lượng nước cấp cho khu vực Tây Hạ Long là 30.000 m 3 /ngày đêm và Quảng Yên là 50.000 m 3 /ngày đêm, cung cấp cho các khu vực

109 phường, xã sau: Minh Thành, Đông Mai, Tân An, Hoàng Tân, Hiệp Hòa, Yên Giang, Cộng Hòa, Tiền An; Uông Bí là 20.000 m 3 /ngày đêm

- Nâng cấp cải tạo nhà máy nước Quảng Yên lấy nước từ hồ Yên Lập với công suất 10.000 m 3 /ngđ cung cấp cho phường Quảng Yên b) Xây mới công trình

- Xây dựng hồ Liên Hòa lấy nước từ hồ Yên Lập với dung tích 100.000 m 3 phục vụ cấp nước sinh hoạt

- Xây dựng nhà máy nước Liên Vị tại xã Liên Vị công suất: 45.000 m 3 /ngày đêm, cung cấp cho xã Liên Vị, Tiền Phong, khu vực Đầm nhà Mạc, khu công nghiệp Nam Tiền Phong

Huyện Hoành Bồ

Tổng lượng nước của huyện Hoành Bồ là 1.023 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 943,4 triệu m 3 ; lượng nước có thể phân bổ là 830,6 triệu m 3 , cụ thể như bảng sau:

Bảng 112 Tài nguyên nước huyện Hoàng Bồ Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể

KTSD Lượng nước phân bổ

6.12.7.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu nước của huyện Hoành Bồ đến năm 2020 là 35,92 triệu m 3 , đến năm 2025 là 39,00 triệu m 3 , đến năm 2030 là 46,48 triệu m 3

Bảng 113 Nhu cầu nước huyện Hoàng Bồ Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.7.3 Thứ tự ưu tiên phân bổ

- Căn cứ quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoành Bồ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ vào hiện trạng và định hướng sử dụng nước của các đối tượng dùng nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước huyện Hoành Bồ trong kỳ quy hoạch được xác định, sắp xếp thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp như bảng sau:

Bảng 114 Thứ tự ưu tiên phân bổ huyện Hoành Bồ

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

1 Sinh hoạt Sinh hoạt Sinh hoạt

2 Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp

3 Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

4 Thủy sản Thủy sản Thủy sản

5 Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ

6.12.7.4 Tính toán cân bằng nước

Theo kết quả tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước, tính toán cân bằng nước cho từng tháng mùa khô, kết quả như sau:

Bảng 115 Cân bằng nước huyện Hoàng Bồ Đơn vị: Triệu m 3

Wđến (Wđ) 7,56 8,00 23,19 31,80 91,20 122,28 156,19 191,34 123,22 48,93 18,23 8,67 830,62 Wdùng (Wd) 2,12 3,13 3,42 3,33 3,40 2,71 3,95 3,95 3,30 2,54 2,02 2,06 35,92 Wđ-Wd 5,45 4,87 19,77 28,48 87,80 119,57 152,25 187,39 119,93 46,39 16,21 6,61 794,70

Wđến (Wđ) 7,56 8,00 23,19 31,80 91,20 122,28 156,19 191,34 123,22 48,93 18,23 8,67 830,62 Wdùng (Wd) 2,43 3,39 3,68 3,59 3,67 2,99 4,10 4,10 3,37 2,87 2,37 2,42 39,00 Wđ-Wd 5,13 4,61 19,51 28,22 87,53 119,28 152,09 187,24 119,85 46,06 15,86 6,25 791,62

Wđến (Wđ) 7,56 8,00 23,19 31,80 91,20 122,28 156,19 191,34 123,22 48,93 18,23 8,67 830,62 Wdùng (Wd) 3,15 3,97 4,31 4,20 4,30 3,64 4,61 4,61 3,83 3,58 3,10 3,18 46,48 Wđ-Wd 4,41 4,04 18,88 27,61 86,89 118,63 151,59 186,73 119,39 45,35 15,12 5,49 784,14

Kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình trữ nước cho thấy trong kỳ quy hoạch huyện Hoành Bồ không xảy ra tình trạng thiếu nước kể các trong mùa khô

6.12.7.5 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường tỷ lệ phân bổ nguồn nước cho các mục đích sử dụng luôn đáp ứng tối đa theo nhu cầu cho nên tỷ lệ phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường như sau:

Bảng 116 Phân bổ trong điều kiện bình thường huyện Hoành Bồ

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.7.6 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (năm ít nước) khi đó lượng nước đến bằng 82,1% lượng nước đến trung bình Khi đó lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn huyện Hoành Bồ Do đó, căn cứ vào thứ tự ưu tiên và lượng nước đến xác định tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 117 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước huyện Hoành Bồ

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.7.7 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

6.12.7.7.1 Các nguồn nước chính a) Nguồn nước mặt:

- Nguồn nước thuộc lưu vực sông Thác Nhoòng khai thác nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ;

- Nguồn nước thuộc lưu vực sông Mằn, sông Trới phục vụ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp;

- Nguồn nước từ các hồ chứa nước khác trên địa bàn huyện phục vụ cấp nước cho nông nghiệp b) Nguồn nước dưới đất: Điều tra, thăm dò, tìm kiếm nguồn nước dưới đất trong các tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Trias trung (t2); trong trầm tích Trias dưới (t3); tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Hà Cối (j1-2); trong trầm tích biến chất Ordovic-Silur (O- S); khe nứt trong trầm tích Cacbonat (C-P) cung cấp phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và dịch vụ của địa phương

1 Giai đoạn đến năm 2020 a) Nâng cấp, sửa chữa công trình

- Nâng cấp, sửa chữa 03 hồ phục vụ cấp nước nông nghiệp, bao gồm: Hồ Khe Chùa (xã Sơn Dương), hồ Khe Chùa (thị trấn Trới), hồ Rộc Cùng (thị trấn Trới);

- Nâng cấp, sửa chữa 03 đập dâng phục vụ cấp nước nông nghiệp: Đập Khe Dùng (xã Tân Dân), đập Khe Liêu (xã Bằng Cả), đập Khe Đồng (xã Tân Dân);

- Nâng cấp nhà máy nước Đồng Ho lấy nước từ sông Thác Nhòong lên công suất 40.000 m 3 /ngày đêm cấp nước cho thị trấn Trới, khu vực lân cận và khu tây Hạ Long b) Xây mới công trình

Xây dựng hồ Lưỡng Kỳ với dung tích 6 triệu m 3 , lấy nước trên sông Man cấp nước nông nghiệp cho các xã Lê Lợi, xã Thống Nhất và cấp nước cho công nghiệp, thủy sản vùng Bắc Cửa Lục và thị trấn Trới

2 Giai đoạn 2020 - 2030 a) Nâng cấp, sửa chữa công trình

- Nâng cấp, sửa chữa 03 hồ phục vụ cấp nước nông nghiệp, bao gồm: Hồ Chân Đèo (xã Thống Nhất), hồ Đồng Má (xã Sơn Dương), hồ Đồng Khuôn (xã Sơn Dương)

- Xây dựng đập Lưỡng Kỳ trên sông Mằn phục vụ nâng công suất nhà máy nước Hoành Bồ lên 20.000 m 3 /ngày đêm phục vụ nhu cầu trên địa bàn thị trấn Trới và KCN Hoành Bồ

Xây dựng hồ Cài lấy nước từ sông Thác Nhòong cấp nước nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp

6.12.7.7.3 Công trình nước dưới đất

Hạn chế phát triển công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất Trong trường hợp cần thiết xem xét khai thác ở các khu vực đã được thăm dò đánh giá tài nguyên nước và không thuộc vùng cấm khai thác nước dưới đất Khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất phải tiến hành công tác thăm dò nguồn nước dưới đất nhằm đánh giá được lưu lượng có thể khai thác của giếng khoan, mực nước hạ thấp thực tế so với mực nước hạ thấp cho phép, sự dịch chuyển của biên mặn-nhạt, chất gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất đến công trình khai thác Nếu các thông số trên đảm bảo theo các quy định mới tiến hành khai thác nước dưới đất.

Huyện Vân Đồn

Tổng lượng nước của huyện Vân Đồn là 785,96 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 769,94 triệu m 3 ; lượng nước có thể phân bổ là 765,02 triệu m 3 , cụ thể như bảng sau:

Bảng 118 Tài nguyên nước huyện Vân Đồn Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể KTSD Lượng nước phân bổ

2 Nước dưới đất 24,04 9,8 9,8 Đảo Ngọc Vừng 4,82 4,82 4,82

2 Nước dưới đất 4,72 4,72 4,72 Đảo Thắng Lợi 2,14 2,14 2,14

2 Nước dưới đất 2,14 2,14 2,14 Đảo Quan Lạn 2,82 2,82 2,82

2 Nước dưới đất 2,75 2,75 2,75 Đào Bản Sen 7,21 7,21 7,21

6.12.8.2 Phân bổ nguồn nước phần đất liền

6.12.8.2.1 Nhu cầu sử dụng nước phần đất liền

Nhu cầu nước của huyện Vân Đồn đến năm 2020 là 63,4 triệu m 3 , đến năm

2025 là 78,9 triệu m 3 , đến năm 2030 là 97,4 triệu m 3

Bảng 119 Nhu cầu nước huyện Vân Đồn Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.8.2.2 Thứ tự ưu tiên phân bổ

- Căn cứ quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ vào hiện trạng và định hướng sử dụng nước của các đối tượng dùng nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước huyện Vân Đồn trong kỳ quy hoạch được xác định, như sau:

Bảng 120 Thứ tự ưu tiên phân bổ huyện Vân Đồn

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

1 Sinh hoạt Sinh hoạt Sinh hoạt

2 Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ

3 Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp

4 Thủy sản Thủy sản Thủy sản

5 Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

6.12.8.2.3 Tính toán cân bằng nước

Theo kết quả tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước của huyện Vân Đồn, tính toán cân bằng nước cho từng tháng mùa khô, kết quả như sau:

Bảng 121 Cân bằng nước huyện Vân Đồn Đơn vị: Triệu m 3

Kỳ quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lượng nước

Wđến (Wđ) 9,91 8,85 22,44 37,77 98,80 117,98 134,25 147,68 105,65 48,66 23,49 9,54 765,02 Wdùng (Wd) 4,46 5,35 5,60 5,96 6,00 5,92 5,00 4,62 2,24 6,31 6,22 5,72 63,41 Wđ-Wd 5,44 3,50 16,83 31,81 92,80 112,06 129,26 143,06 103,41 42,35 17,27 3,82 701,61

Wđến (Wđ) 9,91 8,85 22,44 37,77 98,80 117,98 134,25 147,68 105,65 48,66 23,49 9,54 765,02 Wdùng (Wd) 5,72 6,73 7,04 7,35 7,42 7,32 6,21 5,85 2,81 7,70 7,60 7,16 78,90 Wđ-Wd 4,19 2,12 15,40 30,42 91,39 110,66 128,04 141,82 102,84 40,96 15,89 2,38 686,12

Wđến (Wđ) 9,91 8,85 22,44 37,77 98,80 117,98 134,25 147,68 105,65 48,66 23,49 9,54 765,02 Wdùng (Wd) 7,28 8,29 8,70 8,93 9,05 8,92 7,72 7,39 3,88 9,29 9,16 8,82 97,41 Wđ-Wd 2,63 0,57 13,74 28,84 89,76 109,06 126,53 140,28 101,77 39,37 14,33 0,72 667,61

Qua kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình trữ nước lượng nước huyện Vân Đồn vẫn đảm bảo cấp nước

6.12.8.2.4 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường tỷ lệ phân bổ nguồn nước cho các mục đích sử dụng luôn đáp ứng tối đa theo nhu cầu cho nên tỷ lệ phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường của huyện Vân Đồn như sau:

Bảng 122 Phân bổ trong điều kiện bình thường huyện Vân Đồn

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.8.2.5 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (năm ít nước) khi đó lượng nước đến bằng 81,45% lượng nước đến trung bình Khi đó lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn huyện Vân Đồn Do đó, căn cứ vào thứ tự ưu tiên và lượng nước đến xác định tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 123 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước huyện Vân Đồn

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.8.3 Phân bổ nguồn nước phần đảo

Nhu cầu dùng nước của đảo trong kỳ quy hoạch được tổng hợp cụ thể như bảng sau:

Bảng 124 Nhu cầu nước đảo Ngọc Vừng Đơn vị: Triệu m 3

TT Ngành dùng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Kết quả tính nhu cầu nước của đảo Ngọc Vừng cho thấy nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt sẽ tăng 7,4 lần, năm 2030, nhu cầu cho du lịch từ chỗ không có, đến năm 2030 nhu cầu sử dụng là 140.000 m 3 /năm và nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp sẽ tăng 3,7 lần vào năm 2030

2 Cân bằng nước, định hướng khai thác, sử dụng nước

Kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình cho thấy lượng nước đến đảo Ngọc Vừng đảm bảo nhu cầu nước không xảy ra thiếu nước trong kỳ quy hoạch

Bảng 125 Cân bằng nước đảo Ngọc Vừng Đơn vị: Triệu m 3

Nhu cầu dùng nước của đảo Thắng lợi trong kỳ quy hoạch cụ thể như sau:

Bảng 126 Nhu cầu nước đảo Thắng Lợi Đơn vị: Triệu m 3

TT Ngành dùng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Kết quả tính toán nhu cầu nước đảo Thắng Lợi cho thấy nhu cầu nước cho sinh hoạt tăng 4,4 lần, năm 2030, nhu cầu cho Du lịch từ chỗ không có, đến năm

2030 nhu cầu sử dụng là 130.000 m 3 /năm và nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp sẽ tăng 12,1 lần vào năm 2030

Kết quả tính cân bằng nước trong kỳ quy hoạch cụ thể như sau:

Bảng 127 Cân bằng nước đảo Thắng Lợi Đơn vị: Triệu m 3

Kỳ quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Đánh giá

Wd 0,011 0,010 0,011 0,011 0,011 0,011 0,011 0,011 0,011 0,011 0,011 0,011 Wđ-Wd 0,171 0,154 0,171 0,165 0,171 0,165 0,171 0,171 0,165 0,171 0,165 0,171 Đủ nước

Wd 0,052 0,047 0,052 0,050 0,052 0,050 0,052 0,052 0,050 0,052 0,050 0,052 Wđ-Wd 0,130 0,117 0,130 0,125 0,130 0,125 0,130 0,130 0,125 0,130 0,125 0,130 Đủ nước

Wd 0,126 0,114 0,126 0,122 0,126 0,122 0,126 0,126 0,122 0,126 0,122 0,126 Wđ-Wd 0,055 0,050 0,055 0,054 0,055 0,054 0,055 0,055 0,054 0,055 0,054 0,055 Đủ nước

Như vậy với hiện trạng các tầng chứa nước, tổng lượng nước có thể sử dụng được đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng cho sinh hoạt, du lịch và nông nghiệp Các giai đoạn tiếp theo vẫn chưa bị thiếu nước tuy nhiên, cần phát triển thêm hệ thống tích trữ nước mưa, nước mặt để thu nước vào mùa mưa, sử dụng cho mùa khô

Nhu cầu dùng nước của đảo Quan Lạn trong kỳ quy hoạch như sau:

Bảng 128 Nhu cầu nước đảo Quan Lạn Đơn vị: Triệu m 3

TT Ngành dùng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Kết quả tính toán nhu cầu nước đảo Quan Lạn cho thấy nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt sẽ tăng 9,9 lần, năm 2030, nhu cầu cho Du lịch tăng 12,1 lần và nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp sẽ tăng 2,6 lần vào năm 2030

2 Cân bằng nước, định hướng khai thác, sử dụng nước

Kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình thì sau năm 2020 sẽ bị thiếu nước, đến năm 2030 nguồn nước đáp ứng được 37,93% nhu cầu sử dụng

Bảng 129 Cân bằng nước đảo Quan Lạn Đơn vị: Triệu m 3

Kỳ quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Đánh giá

Wd 0,164 0,148 0,164 0,158 0,164 0,158 0,164 0,164 0,158 0,164 0,158 0,164 Wđ-Wd 0,076 0,068 0,076 0,073 0,076 0,073 0,076 0,076 0,073 0,076 0,073 0,076 Đủ nước

Wd 0,231 0,208 0,231 0,223 0,231 0,223 0,231 0,231 0,223 0,231 0,223 0,231 Wđ-Wd 0,009 0,008 0,009 0,008 0,009 0,008 0,009 0,009 0,008 0,009 0,008 0,009 Đủ nước

Wd 0,632 0,571 0,632 0,612 0,632 0,612 0,632 0,632 0,612 0,632 0,612 0,632 Wđ-Wd -0,392 -0,354 -0,392 -0,380 -0,392 -0,380 -0,392 -0,392 -0,380 -0,392 -0,380 -0,392 Thiếu nước

Nhu cầu dùng nước của đảo Trà Bản trong kỳ quy hoạch được thống kê như sau:

Bảng 130 Nhu cầu nước đảo Trà Bản Đơn vị: Triệu m 3

TT Ngành dùng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Kết quả tính nhu cầu nước đảo Trà Bản cho thấy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt sẽ tăng 7,2 lần vào năm 2030, nhu cầu cho du lịch tăng 11,2 lần và nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp sẽ tăng 4,45 lần vào năm 2030

2 Cân bằng nước, định hướng khai thác, sử dụng nước

Kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình thì lượng nước đến vẫn bảo đảm cho các nhu cầu trong kỳ quy hoạch không xảy ra thiếu nước

Bảng 131 Cân bằng nước đảo Trà Bản Đơn vị: Triệu m 3

Kỳ quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Đánh giá

Wd 0,024 0,021 0,024 0,023 0,024 0,023 0,024 0,024 0,023 0,024 0,023 0,024 Wđ-Wd 0,588 0,531 0,588 0,569 0,588 0,569 0,588 0,588 0,569 0,588 0,569 0,588 Đủ nước

Wd 0,045 0,041 0,045 0,043 0,045 0,043 0,045 0,045 0,043 0,045 0,043 0,045 Wđ-Wd 0,567 0,512 0,567 0,548 0,567 0,548 0,567 0,567 0,548 0,567 0,548 0,567 Đủ nước

Wd 0,142 0,128 0,142 0,138 0,142 0,138 0,142 0,142 0,138 0,142 0,138 0,142 Wđ-Wd 0,469 0,424 0,469 0,454 0,469 0,454 0,469 0,469 0,454 0,469 0,454 0,469 Đủ nước

6.12.8.4 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

6.12.8.4.1 Các nguồn nước chính a) Nguồn nước mặt:

- Hồ Mắt Rồng cấp nước sinh hoạt;

- Nguồn nước từ các hồ chứa nước khác trên địa bàn thị xã phục vụ cấp nước cho nông nghiệp

Trên đảo Ngọc Vừng có 02 hồ: hồ Ngọc Thủy là hồ nước ngọt có dung tích vào khoảng 200.000 m 3 , độ sâu hồ vào khoảng 8 m Hồ Ngọc Hải là hồ nước lợ, chủ yếu dùng cho nuôi trồng thủy sản nước lợ

- Trên đảo Thắng Lợi hiện nay chưa có các hồ chứ để tích nước, nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được tích trữ bằng các bể, lu, sành

Trên đảo Quan Lạn có 02 hồ cấp sinh hoạt và sản xuất như sau:

- Hồ Thái Hòa có dung tích khoảng 50.000 m 3 Về mùa khô nước hồ bị cạn chiều sâu 0,4 m đến 0,5 m

- Hồ xã Minh Châu có dung tích khoảng 20.000 m 3

Huyện Tiên Yên

Tổng lượng nước của huyện Tiên Yên là 1.085,1 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 990,29 triệu m 3 ; lượng nước có thể phân bổ là 817,22 triệu m 3 , cụ thể như bảng sau:

Bảng 132 Tài nguyên nước huyện Tiên Yên Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể KTSD Lượng nước phân bổ

6.12.9.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu nước của huyện Tiên Yên đến năm 2020 là 56,93 triệu m 3 , đến năm 2025 là 62,86 triệu m 3 , đến năm 2030 là 68,88 triệu m 3

Bảng 133 Nhu cầu nước huyện Tiên Yên Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.9.3 Thứ tự ưu tiên phân bổ

- Căn cứ Quyết định số 2048/QĐ-UBND của Ủy Ban nhân dân tỉnh Quản Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ vào hiện trạng và định hướng sử dụng nước của các đối tượng dùng nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước huyện Tiên Yên trong kỳ quy hoạch được xác định, sắp xếp từ cao đến thấp cụ thể như bảng sau:

Bảng 134 Thứ tự ưu tiên phân bổ huyện Tiên Yên

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

1 Sinh hoạt Sinh hoạt Sinh hoạt

2 Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

3 Thủy sản Thủy sản Thủy sản

4 Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp

5 Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ

6.12.9.4 Tính toán cân bằng nước

Theo kết quả tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước của huyện Tiên Yên, tính toán cân bằng nước theo từng tháng, kết quả như sau:

Bảng 135 Cân bằng nước huyện Tiên Yên Đơn vị: Triệu m 3

Kỳ quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lượng nước

Wđến (Wđ) 13,28 14,31 17,84 29,79 64,17 117,25 150,90 125,36 76,99 39,75 18,02 9,68 677,33 Wdùng (Wd) 1,20 1,31 1,75 2,56 2,49 2,26 2,42 1,75 3,70 3,78 3,52 1,91 28,64 Wđ-Wd 12,09 13,00 16,08 27,22 61,68 114,99 148,49 123,61 73,29 35,96 14,50 7,77 648,69

Wđến (Wđ) 11,91 11,52 24,22 38,36 93,29 137,99 154,74 169,82 104,96 43,61 16,66 10,14 817,22 Wdùng (Wd) 3,31 3,86 4,55 5,91 5,83 5,51 5,35 4,13 5,39 7,38 6,95 4,69 62,86 Wđ-Wd 8,61 7,66 19,67 32,45 87,46 132,48 149,39 165,68 99,58 36,23 9,71 5,44 754,36

Wđến (Wđ) 11,91 11,52 24,22 38,36 93,29 137,99 154,74 169,82 104,96 43,61 16,66 10,14 817,22 Wdùng (Wd) 3,77 4,36 5,09 6,44 6,36 6,01 5,83 4,62 5,75 7,94 7,49 5,21 68,88 Wđ-Wd 8,15 7,16 19,13 31,92 86,94 131,97 148,91 165,19 99,21 35,66 9,17 4,93 748,34

Kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình trữ nước cho thấy trong kỳ quy hoạch huyện Tiên Yên không xảy ra tình trạng thiếu nước kể các trong mùa khô

6.12.9.5 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường nguồn nước của huyện Tiên Yên đủ đáp ứng việc phân bổ nguồn nước bảo đảm nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế, xã hội trong kỳ quy hoạch Tỷ lệ phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường của huyện Tiên Yên như sau:

Bảng 136 Phân bổ trong điều kiện bình thường huyện Tiên Yên

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.9.6 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (năm ít nước) khi đó lượng nước đến bằng 82,6% lượng nước đến trung bình Khi đó lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn huyện Tiên Yên Do đó, căn cứ vào thứ tự ưu tiên và lượng nước đến xác định tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 137 Phân bổ trong điều hiện hạn hán, thiếu nước huyện Tiên Yên

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.9.7 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

6.12.9.7.1 Các nguồn nước chính a) Nguồn nước mặt:

- Nguồn nước lưu vực sông Hà Thanh, sông Tiên Yên phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp;

- Nguồn nước lưu vực sông Phố Cũ phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp;

- Nguồn nước hồ Khe Cát phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản;

- Nguồn nước từ các hồ khác trên địa bàn huyện phục vụ cấp nước cho nông nghiệp b) Đối với nước dưới đất: Điều tra, thăm dò, tìm kiếm nguồn nước dưới đất trong các tầng chứa nước lỗ hổng đệ tứ (Q); khe nứt trong trầm tích Trias trung (t2); khe nứt trong trầm tích Trias dưới (t3); hệ tầng Hà Cối (j1-2); cung cấp phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và dịch vụ

1 Giai đoạn đến năm 2020 a) Nâng cấp, sửa chữa công trình

- Nâng cấp, sửa chữa 04 hồ phục vụ cấp nước nông nghiệp, gồm: Hồ Cống

To (xã Tiên Lãng), hồ Cái Khánh II (xã Đông Hải), hồ Hải Yên (xã Hải Lạng), hồ Khe Táu (xã Đông Ngũ).

- Nâng cấp, sửa chữa 06 đập dâng phục vụ cấp nước nông nghiệp, gồm: Đập Tồng Tạo (xã Hà Lâu), đập Tổng Noi (xã Đông Hải), đập Lẩu Cám (xã Đông Ngũ), đập Đông Sơn (xã Đông Hải), đập Cầu Vôi (xã Đông Hải), đập Lâm Thành (xã Hải Lạng) b) Xây mới công trình

- Xây dựng đập dâng trên sông Phố Cũ đảm bảo cấp nước thô cho nhà máy nước Yên Than có công suất 5.000 m 3 /ngày đêm cấp nước sinh hoạt, khu công nghiệp thị trấn Tiên Yên thay thế cho nguồn cấp từ nhà máy nước Tiên Yên

- Xây dựng nhà máy nước sử dụng nguồn nước từ hồ Khe Cát công suất 10.000 m 3 /ngày đêm phục vụ cấp nước sinh hoạt khu vực xã Đồng Rui và các khu vực lân cận

2 Giai đoạn 2020 - 2030 a) Nâng cấp, sửa chữa công trình

- Nâng cấp 04 hồ phục vụ cấp nước nông nghiệp: Hồ thôn Thượng (xã Đồng Rui), hồ thôn Hạ (xã Đồng Rui), hồ 1-5 (xã Tiên Lãng), hồ Khe Muối (xã Yên Than)

- Nâng cấp 05 đập dâng phục vụ cấp nước nông nghiệp, bao gồm: Đập Hà Thanh (xã Đông Hải), đập Xi Hí (xã Đông Ngũ), đập Hà Tràng (xã Đông Hải), đập Làng Đà (xã Đông Hải), đập Đội 3 Đông Phong (xã Đông Hải)

- Nâng công suất nhà máy nước lấy nước từ hồ Khe Cát lên 15.000 m 3 /ngày đêm b) Xây mới công trình

- Xây dựng hồ Đầm Tàu (xã Tiên Lãng) dung tích 2 triệu m 3 phục vụ cấp nước nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho 100 hộ dân xã Tiên Lãng và các xã lân cận

6.12.9.7.3 Công trình nước dưới đất Đến năm 2020 xây dựng công trình khai thác nước dưới đất tập trung với công suất 260 m 3 /ngày đêm (theo Dự án ”Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước” do Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện), phục vụ cấp nước sinh hoạt cho xã đảo Đồng Rui Trong trường hợp cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng nước, xem xét khai thác ở các khu vực đã được thăm dò đánh giá tài nguyên nước và không thuộc vùng cấm khai thác nước dưới đất Khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất phải tiến hành công tác thăm dò nguồn nước dưới đất nhằm đánh giá được lưu lượng có thể khai thác của giếng khoan, mực nước hạ thấp thực tế so với mực nước hạ thấp cho phép, chất gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất đến công trình khai thác, đảm bảo không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước

Giai đoạn 2020 - 2030, không phát triển thêm công trình khai thác nước dưới đất tập trung và công trình khai thác nước dưới đất đơn lẻ trên địa bàn xã đảo Đồng Rui.

Huyện Bình Liêu

Tổng lượng nước của huyện Bình Liêu là 791,72 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 763,57 triệu m 3 ; lượng nước có thể phân bổ là 677,33 triệu m 3 , như bảng sau:

Bảng 138 Tài nguyên nước huyện Bình Liêu Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể KTSD Lượng nước phân bổ

6.12.10.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu nước của huyện Bình Liêu đến năm 2020 là 28,64 triệu m 3 , đến năm 2025 là 30,48 triệu m 3 , đến năm 2030 là 32,85 triệu m 3

Bảng 139 Nhu cầu dùng nước huyện Bình Liêu Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.10.3 Thứ tự ưu tiên phân bổ

- Căn cứ Quyết định 998/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Hoành

Mô - Đồng Văn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030;

- Căn cứ quyết định số 3248/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ vào hiện trạng và định hướng sử dụng nước của các đối tượng dùng nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước huyện Bình Liêu trong kỳ quy hoạch được xác định, sắp xếp từ cao đến thấp cụ thể như bảng sau:

Bảng 140 Thứ tự ưu tiên phân bổ huyện Bình Liêu

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

1 Sinh hoạt Sinh hoạt Sinh hoạt

2 Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

3 Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp

4 Thủy sản Thủy sản Thủy sản

5 Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ

6.12.10.4 Tính toán cân bằng nước

Theo kết quả tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước của huyện Bình Liêu, tính toán cân bằng nước theo từng tháng, kết quả như sau:

Bảng 141 Cân bằng nước huyện Bình Liêu Đơn vị: Triệu m 3

Kỳ quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lượng nước

Wđến (Wđ) 13,28 14,31 17,84 29,79 64,17 117,25 150,90 125,36 76,99 39,75 18,02 9,68 677,33 Wdùng (Wd) 1,20 1,31 1,75 2,56 2,49 2,26 2,42 1,75 3,70 3,78 3,52 1,91 28,64 Wđ-Wd 12,09 13,00 16,08 27,22 61,68 114,99 148,49 123,61 73,29 35,96 14,50 7,77 648,69

Wđến (Wđ) 13,28 14,31 17,84 29,79 64,17 117,25 150,90 125,36 76,99 39,75 18,02 9,68 677,33 Wdùng (Wd) 1,32 1,46 1,92 2,73 2,64 2,39 2,56 1,90 3,87 3,96 3,68 2,05 30,48 Wđ-Wd 11,96 12,85 15,92 27,06 61,53 114,86 148,35 123,46 73,12 35,78 14,34 7,63 646,85

Kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình trữ nước cho thấy trong kỳ quy hoạch huyện Bình Liêu không xảy ra tình trạng thiếu nước kể các trong mùa khô

6.12.10.5 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường nguồn nước của huyện Bình Liêu đủ đáp ứng việc phân bổ nguồn nước bảo đảm nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế, xã hội trong kỳ quy hoạch Tỷ lệ phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường của huyện Bình Liêu như sau:

Bảng 142 Phân bổ trong điều kiện bình thường huyện Bình Liêu

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.10.6 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (năm ít nước) khi đó lượng nước đến bằng 82,7% lượng nước đến trung bình Khi đó lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn huyện Bình Liêu Do đó, căn cứ vào thứ tự ưu tiên và lượng nước đến xác định tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 143 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước huyện Bình Liêu

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.10.7 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

6.12.10.7.1 Các nguồn nước chính a) Nguồn nước mặt:

- Nguồn nước thuộc lưu vực suối Pắc Hooc, sông Tiên Yên phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp; sông Đồng Văn phục vụ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp

- Nguồn nước hồ Khe Lánh phục vụ cấp nước nông nghiệp b) Nguồn nước dưới đất: Điều tra, thăm dò, tìm kiếm nguồn nước dưới đất trong các tầng chứa nước chính như: TCN lỗ hổng đệ tứ (q); TCN khe nứt trong trầm tích Trias trung (t2); TCN khe nứt hệ tầng Hà Cối (j1-2); cung cấp phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và dịch vụ của địa phương trong kỳ quy hoạch

1 Giai đoạn đến năm 2020 a) Nâng cấp, sửa chữa công trình

- Sửa chữa, nâng cấp 08 đập dâng phục vụ cấp nước nông nghiệp: Đập Ngàn Kheo (xã Đồng Văn), đập Soong Liềng (xã Lục Hồn), đập Ngàn Chi (xã

Vô Ngại), đập Co Sen (xã Hoành Mô), đập Nà Khau (xã Đồng Tâm), đập Cốc Lồng (xã Lục Hồn), đập Khe Và (xã Tình Húc), đập Pắc Chi (xã Vô Ngại);

- Nâng cấp nhà máy nước thị trấn Bình Liêu lấy nước từ suối Pắc Hooc lên công suất 5.000 m 3 /ngày đêm cấp nước cho thị trấn Bình Liêu;

- Nâng cấp nhà máy nước cửa khẩu Hoành Mô lấy nước từ suối Đồng Mô với công suất 2.000 m 3 /ngày đêm cung cấp cho các hộ dân khu vực cửa khẩu Hoành Mô, xã Đồng Tâm b) Xây mới công trình

- Xây dựng trạm cấp nước lấy nước từ suối Đồng Văn với công suất 2.000 m 3 /ngày đêm Nguồn nước lấy từ suối Đồng Văn thông qua hồ chứa nước Đồng Văn phục vụ cấp nước cho khu kinh tế cửa khẩu Hoàng Mô - Đồng Văn; xây dựng hệ thống xử lý nước sạch công suất 2.000 m 3 /ngày đêm phục vụ dân cư xã Đông Văn và khu du lịch Cao Ba Lanh

- Xây dựng hồ Nà Mo, lấy nước trên sông Ngạn Chi, xã Vô Ngại, dung tích hồ khoảng 1,0 triệu m 3 nước, cấp nước phục vụ sinh họat, tưới và dự trữ nước phòng, chống hạn hán

- Nâng cấp nhà máy nước thị trấn Bình Liêu lấy nước từ suối Pắc Hooc lên công suất 8.000 m 3 /ngày đêm

- Xây dựng trạm cấp nước số 1 công suất 1.000 m 3 /ngày đêm Nguồn nước suối Đồng Mô

- Nâng cấp trạm cấp nước số 2 lấy nước từ suối Đồng Văn từ 3.000 m 3 /ngày đêm lên 4.500 m 3 /ngày đêm phục vụ cấp nước cho khu kinh tế cửa khẩu Hoàng Mô - Đồng Văn; nâng công suất hệ thống nước sạch Đồng Văn lên 6.000 m 3 /ngày đêm

6.12.10.7.3 Công trình nước dưới đất Đến năm 2020 khai thác nước dưới đất cấp nước tập trung với công suất

690 m 3 /ngày đêm, phục vụ cấp nước sinh hoạt cho khu kinh tế cửa khẩu Hoành

Mô - Đồng Văn Trong trường hợp cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng nước, xem xét khai thác ở các khu vực đã được thăm dò đánh giá tài nguyên nước và không thuộc vùng cấm khai thác nước dưới đất Khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất phải tiến hành công tác thăm dò nguồn nước dưới đất nhằm đánh giá được lưu lượng có thể khai thác của giếng khoan, mực nước hạ thấp thực tế so với mực nước hạ thấp cho phép, chất gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất đến công trình khai thác, đảm bảo không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.

Huyện Ba Chẽ

Tổng lượng nước của huyện Ba Chẽ là 893,6 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 848,2 triệu m 3 ; lượng nước có thể phân bổ là 693,35 triệu m 3 , cụ thể như bảng sau:

Bảng 144 Tài nguyên nước huyện Ba Chẽ Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể KTSD Lượng nước phân bổ

6.12.11.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu nước của huyện Ba Chẽ đến năm 2020 là 15,6 triệu m 3 , đến năm

2025 là 16,8 triệu m 3 , đến năm 2030 là 20,2 triệu m 3

Bảng 145 Nhu cầu dùng nước huyện Ba Chẽ Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.11.3 Thứ tự ưu tiên phân bổ

- Căn cứ quyết định số 1446/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ vào hiện trạng và định hướng sử dụng nước của các đối tượng dùng nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước huyện Ba Chẽ trong kỳ quy hoạch được xác định, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như bảng sau:

Bảng 146 Thứ tự ưu tiên phân bổ huyện Ba Chẽ

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

1 Sinh hoạt Sinh hoạt Sinh hoạt

2 Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

3 Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp

4 Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ

5 Thủy sản Thủy sản Thủy sản

6.12.11.4 Tính toán cân bằng nước

Theo kết quả tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước của huyện Ba Chẽ, tính toán cân bằng nước cho từng tháng mùa khô, kết quả như bảng sau:

Bảng 147 Cân bằng nước huyện Ba Chẽ Đơn vị: Triệu m 3

Kỳ quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lượng nước

Wđến (Wđ) 9,29 9,84 19,77 29,21 72,01 101,86 136,88 150,47 90,78 48,97 15,78 7,49 692,35 Wdùng (Wd) 0,90 1,28 1,42 1,38 1,41 1,18 1,85 1,85 1,67 1,03 0,80 0,83 15,58 Wđ-Wd 8,38 8,56 18,35 27,83 70,60 100,68 135,04 148,62 89,11 47,94 14,98 6,67 676,77

Wđến (Wđ) 9,29 9,84 19,77 29,21 72,01 101,86 136,88 150,47 90,78 48,97 15,78 7,49 692,35 Wdùng (Wd) 1,00 1,37 1,52 1,47 1,50 1,28 1,97 1,97 1,77 1,12 0,89 0,92 16,78 Wđ-Wd 8,29 8,47 18,25 27,74 70,50 100,58 134,92 148,50 89,01 47,85 14,89 6,57 675,57

Wđến (Wđ) 9,29 9,84 19,77 29,21 72,01 101,86 136,88 150,47 90,78 48,97 15,78 7,49 692,35 Wdùng (Wd) 1,28 1,62 1,81 1,75 1,79 1,56 2,27 2,27 2,05 1,41 1,17 1,21 20,18 Wđ-Wd 8,01 8,21 17,96 27,46 70,22 100,29 134,62 148,20 88,73 47,57 14,62 6,29 672,17

Qua kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình trữ nước cho thấy trong kỳ quy huyện Ba Chẽ không xảy ra tình trạng thiếu nước kể các trong mùa khô

6.12.11.5 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường tỷ lệ phân bổ nguồn nước cho các mục đích sử dụng luôn đáp ứng tối đa theo nhu cầu cho nên tỷ lệ phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường của huyện Ba Chẽ như sau:

Bảng 148 Phân bổ trong điều kiện bình thường huyện Ba Chẽ

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.11.6 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (năm ít nước) khi đó lượng nước đến bằng 80,1% lượng nước đến

131 trung bình Khi đó lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn huyện Ba Chẽ Do đó, căn cứ vào thứ tự ưu tiên và lượng nước đến xác định tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 149 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước huyện Ba Chẽ

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.11.7 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

6.12.11.7.1 Các nguồn nước chính a) Nguồn nước mặt:

- Nguồn nước thuộc lưu vực sông Ba Chẽ phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp;

- Hồ Khe Lọng Trong phục vụ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp; hồ Khe Mười phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp

- Nguồn nước từ các hồ chứa nước khác trên địa bàn huyện phục vụ cấp nước nông nghiệp b) Nguồn nước dưới đất: Điều tra, thăm dò, tìm kiếm nguồn nước dưới đất trong các tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Trias trung (t2); khe nứt trong trầm tích Trias dưới (t3); hệ tầng Hà Cối (j1-2) cung cấp phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và dịch vụ

1 Giai đoạn đến năm 2020 a) Nâng cấp, sửa chữa công trình:

- Nâng cấp nhà máy nước Ba Chẽ lấy nước từ sông Ba Chẽ với công suất 3.000 m 3 /ngày đêm cung cấp nước cho thị trấn Ba Chẽ b) Xây mới công trình

- Xây dựng nhà máy nước tại xã Thanh Lâm;

- Xây dựng các đập, hồ chứa để phục vụ cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp: đập Lang Cang, đập Khe Lầy, đập Khe Khuy, đập Khe Ngại, đập Khe Váp, đập Khe Mười, đập Thác Trúc

- Xây dựng hồ Khe Mười lấy nước từ sông Khe Mười, dung tích hồ khoảng 0,6 triệu m 3 đảm bảo nhu cầu cấp nước cho CCN Nam Sơn với công suất 1.200 m 3 /ngày đêm

- Nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Lọng Trong xã Thanh Sơn phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp;

- Nâng công suất nhà máy nước Ba Chẽ lấy nước từ sông Ba Chẽ với công suất 6.000 m 3 /ngày đêm cung cấp nước cho thị trấn Ba Chẽ

- Xây dựng đập dâng Thác Trúc trên sông Ba Chẽ phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp

Trong trường hợp cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng nước, xem xét khai thác ở các khu vực đã được thăm dò đánh giá tài nguyên nước và không thuộc vùng cấm khai thác nước dưới đất Khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất phải tiến hành công tác thăm dò nguồn nước dưới đất nhằm đánh giá được lưu lượng có thể khai thác của giếng khoan, mực nước hạ thấp thực tế so với mực nước hạ thấp cho phép, chất gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất đến công trình khai thác, đảm bảo không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.

Huyện Đầm Hà

Tổng lượng nước của huyện Đầm Hà là 507,06 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác sử dụng là 491,39 triệu m3, lượng nước phân bổ là 447,19 triệu m 3 , cụ thể như bảng sau:

Bảng 150 Tài nguyên nước huyện Đầm Hà Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể KTSD Lượng nước phân bổ

6.12.12.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu nước của huyện Đầm Hà đến năm 2020 là 52,47 triệu m 3 , đến năm

2025 là 57,05 triệu m 3 , đến năm 2030 là 61,52 triệu m 3

Bảng 151 Nhu cầu dùng nước huyện Đầm Hà Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.12.3 Thứ tự ưu tiên phân bổ

- Căn cứ Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Quản Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đầm Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ vào hiện trạng và định hướng sử dụng nước của các đối tượng dùng nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước huyện Đầm Hà trong kỳ quy hoạch được xác định, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như bảng sau:

Bảng 152 Thứ tự ưu tiên phân bổ huyện Đầm Hà

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

1 Sinh hoạt Sinh hoạt Sinh hoạt

2 Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

3 Thủy sản Thủy sản Thủy sản

4 Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp

5 Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ

6.12.12.4 Tính toán cân bằng nước

Theo kết quả tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước của huyện Đầm Hà, tính toán cân bằng nước theo từng tháng, kết quả như sau:

Bảng 153 Cân bằng nước huyện Đầm Hà Đơn vị: Triệu m 3

Wđến (Wđ) 6,24 8,65 12,19 21,04 45,38 72,78 101,54 81,52 53,31 28,63 10,49 5,42 447,19 Wdùng (Wd) 2,29 2,53 3,30 5,09 5,04 4,73 4,94 3,23 5,62 6,39 5,89 3,42 52,47 Wđ-Wd 3,95 6,12 8,89 15,95 40,34 68,05 96,60 78,28 47,69 22,24 4,60 2,00 394,72

Wđến (Wđ) 6,24 8,65 12,19 21,04 45,38 72,78 101,54 81,52 53,31 28,63 10,49 5,42 447,19 Wdùng (Wd) 2,62 2,90 3,70 5,49 5,43 5,09 5,30 3,61 5,94 6,85 6,32 3,79 57,05 Wđ-Wd 3,62 5,75 8,48 15,55 39,95 67,69 96,24 77,90 47,37 21,77 4,18 1,63 390,14

Wđến (Wđ) 6,24 8,65 12,19 21,04 45,38 72,78 101,54 81,52 53,31 28,63 10,49 5,42 447,19 Wdùng (Wd) 2,97 3,25 4,09 5,87 5,81 5,44 5,66 3,99 6,29 7,29 6,72 4,15 61,52 Wđ-Wd 3,28 5,40 8,09 15,17 39,58 67,33 95,88 77,53 47,02 21,34 3,78 1,27 385,67

Qua kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình trữ nước cho thấy trong kỳ quy hoạch huyện Tiên Yên không xảy ra tình trạng thiếu nước kể các trong mùa khô

6.12.12.5 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường nguồn nước của huyện Đầm Hà đủ đáp ứng việc phân bổ nguồn nước bảo đảm nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế, xã hội trong kỳ quy hoạch Tỷ lệ phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường của huyện Đầm Hà như sau:

Bảng 154 Phân bổ trong điều kiện bình thường huyện Đầm Hà

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.12.6 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (năm ít nước) khi đó lượng nước đến bằng 82,07% lượng nước đến trung bình Khi đó lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn huyện Đầm Hà Do đó, căn cứ vào thứ tự ưu tiên và lượng nước đến xác định tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 155 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước huyện Đầm Hà

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.12.7 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

6.12.12.7.1 Các nguồn nước chính a) Nguồn nước mặt:

- Nguồn nước lưu vực sông Đầm Hà phục vụ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp; sông Hà Gian (Khe Mắm) phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp

- Nguồn nước hồ Đầm Hà Động phục vụ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp;

Hồ Tân Bình phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp

- Nguồn nước hồ chứa khác trên địa bàn huyện phục vụ cấp nước phục vụ mục đích nông nghiệp b) Nguồn nước dưới đất: Điều tra, thăm dò, tìm kiếm nguồn nước dưới đất trong các tầng chứa nước lỗ hổng đệ tứ (Q); khe nứt trong trầm tích Trias trung (t2); hệ tầng Hà Cối (j1-2); trầm tích biến chất Ordovic-Silur (O-S) cung cấp phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và dịch vụ

- Nâng cấp hồ Tân Bình thuộc xã Tân Bình, dung tích 0,6 triệu m 3 phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhà máy máy nước sạch Tân Bình đảm bảo công suất cấp nước sinh hoạt, cấp nước công nghiệp cho CCN Tân Hà và CCN Tân Bình

- Nâng cấp, sửa chữa 07 đập dâng phục vụ cấp nước nông nghiệp: Đập Đông Hà (xã Quảng Tân), đập Dực Yên (xã Quảng An), đập Thôn Đông (xã

Quảng An), đập Bình Hải (đập an ninh lương thực) xã Tân Bình, đập Khe Cảo (xã Sơn Hải), đập Hoắc Coóc (xã Quảng Lợi), đập Bà Gia (Đầm Hà)

- Nâng cấp, bảo đảm an toàn hồ chứa Đầm Hà Động cấp nước tưới và sinh hoạt cho thị trấn Đầm Hà

2 Giai đoạn 2020 - 2030 a) Công trình sửa chữa, nâng cấp

Nâng cấp nhà máy nước Đầm Hà lấy nước từ sông Đầm Hà với công suất 2.000 m 3 /ngày đêm cấp nước cho thị trấn Đầm Hà b) Xây mới công trình

Xây dựng hồ Nà Pá (xã Quảng An) thuộc sông Nà Pá với dung tích 4 triệu m 3 phục vụ cấp nước nông nghiệp, sinh hoạt cho xã Quảng An và các xã lân cận 6.12.12.7.3 Công trình nước dưới đất

Trong trường hợp cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng nước, xem xét khai thác đơn lẻ ở các khu vực đã được điều tra địa chất thủy văn, khu vực không thuộc vùng cấm khai thác nước dưới đất Khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất phải thực hiện quy trình từ khoan thăm dò, hút nước thí nghiệm đánh giá trữ lượng, chất lượng nước Tính toán sự dịch chuyển của biên mặn-nhạt (xã Đại Bình, Tân Lập, Đầm Hà, Tân Bình), chất gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất (nếu có) đến công trình khai thác mới được khai thác nước dưới đất, đảm bảo không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.

Huyện Hải Hà

Tổng lượng nước của huyện Hải Hà là 1.000,6 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 961,44 triệu m 3 ; lượng nước có thể phân bổ là 786,44 triệu m 3 , cụ thể như bảng sau:

Bảng 156 Tài nguyên nước huyện Hải Hà Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể

KTSD Lượng nước phân bổ Phần đất liền

2 Nước dưới đất 63,04 40,31 40,31 Đảo Cái Chiên

6.12.13.2 Phân bổ nguồn nước phần đất liền

6.12.13.2.1 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu nước của huyện Hải Hà đến năm 2020 là 95,2 triệu m 3 , đến năm

2025 là 202,9 triệu m 3 , đến năm 2030 là 318,2 triệu m 3 :

Bảng 157 Nhu cầu nước huyện Hải Hà Đơn vị: Triệu m 3

TT Đối tượng sử dụng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

6.12.13.2.2 Thứ tự ưu tiên phân bổ

- Căn cứ quyết định số 3276/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ vào hiện trạng và định hướng sử dụng nước của các đối tượng dùng nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước huyện Hải Hà trong kỳ quy hoạch được xác định, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như bảng sau:

Bảng 158 Thứ tự ưu tiên phân bổ huyện Hải Hà

Thứ tự ưu tiên Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

1 Sinh hoạt Sinh hoạt Sinh hoạt

2 Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp

3 Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

4 Thủy sản Thủy sản Thủy sản

5 Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ Du lịch, dịch vụ

6.12.13.2.3 Tính toán cân bằng nước

Theo kết quả tính toán lượng nước có thể phân bổ và nhu cầu dùng nước của huyện Hải Hà, tính toán cân bằng nước cho từng tháng mùa khô, kết quả như sau:

Bảng 159 Cân bằng nước huyện Hải Hà Đơn vị: Triệu m 3

Wđến (Wđ) 14,0 14,1 20,7 34,2 88,5 145,5 186,5 160,4 104,5 62,3 22,4 9,9 863,1 Wdùng (Wd) 15,0 14,2 16,1 17,7 18,1 17,5 17,8 15,8 16,8 19,1 18,3 16,4 202,9 Wđ-Wd -1,0 -0,1 4,6 16,6 70,4 128,0 168,7 144,6 87,6 43,2 4,1 -6,5 660,2

Wđến (Wđ) 14,0 14,1 20,7 34,2 88,5 145,5 186,5 160,4 104,5 62,3 22,4 9,9 863,1 Wdùng (Wd) 25,1 23,3 26,1 27,1 27,9 27,1 27,5 25,7 25,8 28,6 27,6 26,4 318,2 Wđ-Wd -11,1 -9,2 -5,4 7,1 60,6 118,4 159,0 134,8 78,6 33,7 -5,2 -16,5 544,9

Qua kết quả tính toán cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình trữ nước cho đến năm 2025 thì xảy ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô, cụ thể:

- Năm 2025 bị thiếu nước 3 tháng mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau), tháng 12 là tháng thiếu nhiều nhất là 6,5 triệu m 3 Tổng lượng nước thiếu cả năm là 7,6 triệu m 3 ;

- Năm 2030 bị thiếu nước 5 tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau), tháng 12 là tháng thiếu nhiều nhất là 16,5 triệu m 3 Tổng lượng nước thiếu cả năm là 47,4 triệu m 3 ;

6.12.13.2.4 Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường nguồn nước của huyện Hải Hà đủ đáp ứng việc phân bổ nguồn nước bảo đảm nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế, xã hội trong kỳ quy hoạch Tỷ lệ phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường của huyện Hải Hà như sau:

Bảng 160 Phân bổ trong điều kiện bình thường huyện Hải Hà

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.13.2.5 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước

Trường hợp hạn hán được xác định khi lượng nước đến tương ứng với tần suất P = 75% (năm ít nước) khi đó lượng nước đến bằng 84,5% lượng nước đến trung bình Khi đó lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn huyện Hải Hà Do đó, căn cứ vào thứ tự ưu tiên và lượng nước đến xác định tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 161 Phân bổ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước huyện Hải Hà

TT Đối tượng sử dụng nước Tỷ lệ phân bổ Năm 2020

6.12.13.3 Phân bổ nguồn nước đảo Cái Chiên

1 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu dùng nước của đảo Cái Chiên trong kỳ quy hoạch được tổng hợp như bảng sau:

Bảng 162 Nhu cầu nước đảo Cái Chiên Đơn vị: Triệu m 3

TT Ngành dùng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Kết quả tính toán nhu cầu nước đảo Cái Chiên tăng nhanh trong kỳ Quy hoạch Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt tăng 10 lần, du lịch từ chỗ chưa có đã tăng lớn hơn nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt vào năm 2030, nhu cầu nước cho nông nghiệp sẽ tăng 3,5 lần vào năm 2030

Kết quả tính cân bằng nước với phương án giữ nguyên hiện trạng công trình cho thấy đến năm 2020 lượng nước đến của đải Cái Chiên vẫn bảo đảm nhu cầu nước Tuy nhiên sau năm 2025 nếu không phát triển thêm các công trình tích, chứa, thì sẽ bị thiếu nước, nguồn nước chỉ còn đáp ứng được 91,74 % vào năm 2030

Bảng 163 Cân bằng nước đảo Cái Chiên

Wd 0,0520 0,0469 0,0520 0,0503 0,0520 0,0503 0,0520 0,0520 0,0503 0,0520 0,0503 0,0520 Wđ-Wd 0,1319 0,1192 0,1319 0,1277 0,1319 0,1277 0,1319 0,1319 0,1277 0,1319 0,1277 0,1319 Đủ nước

Wd 0,0997 0,0901 0,0997 0,0965 0,0997 0,0965 0,0997 0,0997 0,0965 0,0997 0,0965 0,0997 Wđ-Wd 0,0842 0,0760 0,0842 0,0815 0,0842 0,0815 0,0842 0,0842 0,0815 0,0842 0,0815 0,0842 Đủ nước

6.12.13.4 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

6.12.13.4.1 Các nguồn nước chính a) Nguồn nước mặt:

- Nguồn nước thuộc lưu vực sông Hà Cối, sông Tài Chi phục vụ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp; sông Đường Hoa phục vụ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp; suối Văn Tốc, sông Thoa Mới phục vụ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp;

- Nguồn nước hồ Chúc Bài Sơn phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp;

- Nguồn nước cửa sông ven biển phục vụ cho tái sử dụng nước khu công nghiệp cảng biển Hải Hà

- Nguồn nước các hồ còn lại trên địa bàn huyện phục vụ cấp nước cho nông nghiệp

- Chuyển nước từ hồ Tràng Vinh (thành phố Móng Cái) cấp nước cho nhu cầu công nghiệp của huyện

Nguồn nước từ hồ Khe Dầu dung tích hữu ích 0,38 triệu m 3 và hồ Khe Đình 0,02 triệu m 3 b) Nguồn nước dưới đất: Điều tra, thăm dò, tìm kiếm nguồn nước dưới đất trong các tầng chứa nước lỗ hổng đệ tứ (Q); trầm tích Trias trung (t2); hệ tầng Hà Cối (j1-2) cung cấp phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và dịch vụ

* Phần đất liền a) Nâng cấp, sửa chữa công trình

- Nâng cấp, sửa chữa hồ Chúc Bài Sơn (xã Quảng Sơn) dung tích thiết kế 14,7 triệu m 3

- Tu sửa, nâng cấp 05 đập dâng phục vụ cấp nước nông nghiệp, gồm: Đập Quảng Thành (xã Quảng Thành), đập Tài Chi A, B, đập Tài Phố (xã Quảng Đức), đập Núi Chùa (xã Quảng Minh) b) Xây mới công trình

* Giải pháp phát triển nguồn nước đáp ứng nhu cầu KCN Cảng - biển Hải Hà:

- Xây đập cao su trên sông Tài Chi công suất 30.000 m 3 /ngày đêm phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp cho khu công nghiệp Texhong Hải Hà

- Xây dựng hồ Tài Chi lấy nước sông Tài Chi tại xã Quảng Đức có dung tích hữu ích khoảng 21 triệu m 3 để cung cấp nước nông nghiệp và bổ sung nước sinh hoạt cho Khu công nghiệp TexHong Hải Hà với lưu lượng 75.000 m 3 /ngày đêm

Huyện Cô Tô

Tổng lượng nước của huyện Cô Tô là 5,2 triệu m 3 ; lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 5,2 triệu m 3 ; lượng nước có thể phân bổ là 5,19 triệu m 3 , cụ thể như bảng sau:

Bảng 164 Tài nguyên nước huyện Cô Tô Đơn vị: Triệu m 3 /năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể KTSD Lượng nước phân bổ Đảo Cô Tô 3,01 3,01 3,01

2 Nước dưới đất 2,32 2,32 2,31 Đảo Trần 0,95 0,95 0,95

2 Nước dưới đất 0,95 0,95 0,95 Đảo Quan Lạn 1,23 1,23 1,23

6.12.14.2.1 Phân bổ nguồn nước đảo Cô Tô

1 Nhu cầu nước đảo Cô Tô

Nhu cầu dùng nước của đảo Cô Tô trong kỳ quy hoạch được tổng hợp như bảng sau:

Bảng 165 Nhu cầu nước đảo Cô Tô Đơn vị: Triệu m 3

TT Ngành dùng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Kết quả tính toán nhu cầu nước của đảo Cô Tô cho thấy nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt sẽ tăng 4,33 lần, nhu cầu nước cho du lịch tăng 21,5 vào năm

2030 so với hiện tại, nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp tăng 2,33 lần vào năm 2030

2 Cân bằng nước đảo Cô Tô

Kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy với phương án hiện trạng công trình cấp nước trên đảo Cô Tô lượng nước đến đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 Tuy nhiên đến năm 2025 nếu không phát triển thêm các công trình thì sẽ xảy ra thiếu nước, khi đó nguồn nước chỉ còn đáp ứng được 92,87 %, năm 2030

Bảng 166 Cân bằng nước đảo Cô Tô Đơn vị: Triệu m 3

6.12.14.2.2 Phân bổ nguồn nước đảo Trần

1 Nhu cầu nước đảo Trần

Bảng 167 Nhu cầu nước đảo Trần Đơn vị: Triệu m 3

TT Ngành dùng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Kết quả tính toán nhu cầu nước đảo Trần cho thấy nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt tăng 14 lần

2 Cân bằng nước đảo Trần

Kết quả tính toán cân bằng nước với phương án hiện trạng công trình cho thấy trên đảo Trần lượng nước lượng nước đến đáp ứng cho các nhu cầu khai thác, sử dụng trên đảo đến năm 2020 Tuy nhiên đến năm 2030 nếu không phát triển thêm các công trình thì sẽ xảy ra thiếu nước khi đó nguồn nước chỉ đáp ứng được 83,83 % nhu cầu sử dụng nước trên đảo

Bảng 168 Cân bằng nước đảo Trần Đơn vị: Triệu m 3

Kỳ quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Đánh giá

Wd 0,034 0,031 0,034 0,033 0,034 0,033 0,034 0,034 0,033 0,034 0,033 0,034 Wđ-Wd 0,052 0,047 0,052 0,051 0,052 0,051 0,052 0,052 0,051 0,052 0,051 0,052 Đủ nước

Kỳ quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Đánh giá

Wd 0,101 0,092 0,101 0,098 0,101 0,098 0,101 0,101 0,098 0,101 0,098 0,101 Wđ-Wd -0,014 -0,012 -0,014 -0,013 -0,014 -0,013 -0,014 -0,014 -0,013 -0,014 -0,013 -0,014 Thiếu nước

6.12.14.2.3 Phân bổ nguồn nước đảo Thanh Lân

1 Nhu cầu nước đảo Thanh Lân

Nhu cầu nước đảo Thanh Lân trong kỳ quy hoạch như sau:

Bảng 169 Nhu cầu nước đảo Thanh Lân Đơn vị: Triệu m 3

TT Ngành dùng nước Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Kết quả tính toán nhu cầu nước của đảo Thanh Lân cho thấy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tăng 2,1 lần, năm 2030, nhu cầu cho du lịch tăng 8 lần và nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp tăng 3,2 lần vào năm 2030

2 Cân bằng nước đảo Thanh Lân

Kết quả tính toán cân bằng nước với phương án hiện trạng công trình cho thấy trên đảo Thanh Lân lượng nước lượng nước đến đáp ứng cho các nhu cầu khai thác, sử dụng trên đảo đến năm 2020 Tuy nhiên sau năm 2020 nếu không phát triển thêm các công trình tích, chứa, phát triển nguồn nước thì sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn nước, nguồn nước chỉ còn đáp ứng được 93,16 % vào năm 2025 và 58,15% vào năm 2030

Bảng 170 Cân bằng nước đảo Thanh Lân Đơn vị: Triệu m 3

Kỳ quy hoạch Hạng mục T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Đánh giá

Wd 0,048 0,043 0,048 0,046 0,048 0,046 0,048 0,048 0,046 0,048 0,046 0,048 Wđ-Wd 0,044 0,040 0,044 0,043 0,044 0,043 0,044 0,044 0,043 0,044 0,043 0,044 Đủ nước

Wd 0,068 0,061 0,068 0,066 0,068 0,066 0,068 0,068 0,066 0,068 0,066 0,068 Wđ-Wd 0,024 0,022 0,024 0,024 0,024 0,024 0,024 0,024 0,024 0,024 0,024 0,024 Đủ nước

Wd 0,160 0,145 0,160 0,155 0,160 0,155 0,160 0,160 0,155 0,160 0,155 0,160 Wđ-Wd -0,067 -0,060 -0,067 -0,065 -0,067 -0,065 -0,067 -0,067 -0,065 -0,067 -0,065 -0,067 Thiếu nước

6.12.14.3 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước

1 Đảo Cô Tô a) Giai đoạn đến năm 2020

- Duy trì khai thác nước từ hồ C4, hồ Trường Xuân

- Duy trì trạm cấp nước tập chung với công suất 200 m 3 /ngày đêm khai thác từ 03 lỗ khoan là CT7, CT8 và CT9 trong tổng số 09 lỗ khoan dã được thăm dò được kết cấu thành giếng khoan khai thác trên đảo

- Không khai thác nước trong tầng trầm tích Đệ tứ b) Giai đoạn 2020 - 2030

Xây mới NMN lấy nước từ hồ C4 và hồ Trường Xuân công suất 2.000 m 3 /ngày đêm

Xem xét khai thác nước dưới đất ở các lỗ khoan CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6 khi nhu cầu sử dụng nước tăng

2 Đào Trần a) Giai đoạn đến năm 2020

Tiếp tục duy trì khai thác nước dưới đất với công suất khai thác 150 m 3 /ngày đêm, nâng công suất khai thác lên trong những năm tiếp theo cho phù hợp với nhu cầu thực tế nhưng không quá 268 m 3 /ngày đêm b) Giai đoạn 2020 - 2030

- Khai thác, sử dụng nước mặt từ hồ C2 phục vụ dịch hậu cần nghề cá

- Xây mới 2 hồ nước dung tích 100.000 m 3 /hồ và trạm xử lý nước

3 Đảo Thanh Lân a) Giai đoạn đến năm 2020

Khai thác nước dưới đất từ 02 giếng khoan với tổng công suất khoảng 210 m 3 /ngày đêm và hệ thống xử lý cung cấp nước sinh hoạt được lấy từ hồ Chiến Thắng b) Giai đoạn 2020 - 2030

Sử dụng nguồn nước mặt từ các hồ: Chiến Thắng, Bạch Vân, ông Cự, ông Thanh để phục vụ cấp nước cho các nhu cầu dùng nước trên đảo, hạn chế khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất.

XÁC ĐỊNH CÔNG TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC

Từ đặc điểm nguồn nước, các quy hoạch ngành liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Quy hoạch chi tiết thủy lợi, Quy hoạch cấp nước đô thị và phòng cháy chữa cháy) các công trình phát triển nguồn nước theo giai đoạn như sau:

1 Giai đoạn đến năm 2020: 80 công trình nâng cấp trong đó có 13 nhà máy nước, 35 hồ chứa, 32 đập dâng; 32 công trình xây mới trong đó có 15 nhà máy nước, 09 hồ chứa và 08 đập dâng

2 Giai đoạn 2020 - 2030: 63 công trình nâng cấp trong đó có 15 nhà máy nước, 36 hồ chứa, 12 đập dâng; 10 công trình xây mới trong đó có 03 nhà máy nước, 05 hồ chứa và 02 đập dâng

Bảng 171 Công trình nước mặt đề xuất

Công trình nâng cấp, sửa chữa Công trình xây mới

Nhà máy nước Hồ Đập Nhà máy nước Hồ Đập

03 NMN: Đông Ho lên 40.000 m 3 /ngđ; Yên Lập lên 100.000 m 3 /ngđ; Diễn Vọng lên 120.000 m 3 /ngđ

05 Hồ: Cái Tần dung tích 0.25 triệu m 3 ; Khe Lởi dung tích dung tích 0.25 triệu m 3 ; Sau Làng; Khe Cá; Cái Mắm

01 NMN: Đoan Tĩnh lên 5.400 m 3 /ngđ

05 Hồ: Tràng Vinh; Thán Phún; Tù Vè; Khe Năng;

NMN Quất Đông công suất 68.000 m 3 /ngđ

01 NMN: từ hồ Cao Vân lên 120.500 m 3 /ngđ

Tiến; Khe Cả; Cao Vân

02 Hồ: Hồ Khe Rữa W= 11,8triệu m 3 ;

Triều 04 Hồ: Khe Chè, Bến Châu, Đá Trắng, Đồng Đò 1

02 NMN: Quảng Yên lên 10.000 m 3 /ngđ; Yên Lập lên 100.000 m 3 /ngđ

02 Hồ: Khe Thự, Khe Giá

02 NMN: Liên Vị công suất 15.000 m 3 /ngđ; Cẩm La công suất 15.000 m 3 /ngđ

03 ( Hồ Khe Chùa xã Sơn Dương, Khe Chùa thị trấn Trới, hồ Rộc Cùng)

03 Đập: Khe Dùng, Khe Liêu, Khe Đồng

Vân Đồn 01 NMN: Vân Đồn lên công suất 2.000 m 3 /ngđ

05 Hồ: Đầm Tròn, Tống Hôn, Cóoc Sếnh, Đài Mỏ, Ông Lân

02 NMN: Khe Mai công suất 2.500 m 3 /ngđ; Lộ 3 công suất 2.500 m 3 /ngđ

02 Hồ: Hồ Khe Mít 1triệu m 3 ; Hồ Đồng Dọng 10.000- 15.000 m 3

04 Hồ: Cống To, Cái Khánh II, Hải Yên, Khe Táu

06 Đập: Tồng Tạo, Tổng Noi, Lẩu Cám, Đông Sơn, Cầu Vôi,

01 NMN: NMN công suất 20.000 m 3 /ngđ, lấy nước từ sông Phố

Công trình nâng cấp, sửa chữa Công trình xây mới

Nhà máy nước Hồ Đập Nhà máy nước Hồ Đập

Lâm Thành nguồn nước sông

01 NMN: NMN Ba Chẽ, công suất 3000 m 3 /ngđ 01 NMN: Tại xã

01 Hồ: Khe Mười dung tích W= 0.6 triệu m 3

7 Đập: Lang Cang, Khe Lầy, Khe Khuy, Khe Ngại, Khe Váp, Khe Mười, Tháp Trúc

5000 m 3 /ngđ; Hoành Mô công suất 2000 m 3 /ngđ

08 Đập: Ngàn Kheo, Soong Liềng, Ngàn Chi, Co Sen, Nà Khau, Cốc Lồng, Khe Và, Pắc Chi

01 Hồ: Nà Mo với dung tích W= 1 triệu m 3

02 Hồ: Nâng cấp Hồ Tân Bình 0.6 triệu m 3 ; Sửa chữa Đầm Hà Động

Hà, Dực Yên, Thôn Đông, Bình Hải, Khe Cảo, Hoắc Coóc, Bà Gia

- Nguồn nước cửa sông ven biển phục vụ cho tái sử dụng nước khu công nghiệp cảng biển Hải Hà

05 Đập: Quảng Thành, Tài Chi

A, Tài Chi B, Tài Phố, Núi Chùa

7 NMN: Văn Tốc công suất 600 m 3 /ngđ; Cống Mằn Thìn công suẩt 320 m 3 /ngđ; Quảng Sơn 420m 3 /ngđ; Tiến Tới- 1.000 m 3 /ngđ; Quảng Thành 500m 3 /ngđ;

Hà 1 công suất 130.000 m 3 /ngđ; Hải

01 Hồ: tại xã Quảng Đức (hồ Tài Chi) dung tích W= 21 triệu m 3

01 Đập Cao Su trên sông Tài Chi công suất 30.000 m 3 /ngđ

14 Huyện Duy trì trạm cấp nước tập

Công trình nâng cấp, sửa chữa Công trình xây mới

Nhà máy nước Hồ Đập Nhà máy nước Hồ Đập

Cô Tô chung với công suất 200 m 3 /ngđ khai thác từ 03 lỗ khoan là CT7, CT8 và CT9 tại đảo Cô Tô

- Khai thác nước dưới đất với công suất khai thác

- Khai thác nước dưới đất từ 02 giếng khoan với tổng công suất khoảng

210 m 3 /ngđ tại đảo Thanh Lân

02 NMN: NMN Diễn Vọng lên160.000 m 3 /ngđ; NMN Đồng Đăng lên 20.000 m 3 /ngđ

04 Đập: Ông Đô, Quỳnh Trung, Cái Cả, Đồn Biên Phòng

01 NMN: NMN Quất Đông lên 95.000 m 3 /ngđ

01 Hồ: Quất Đông; Nâng cấp 02 hồ: Đoan Tĩnh, Dân

Cẩm Phả 04 Hồ: Đầm Hà, Rừng

Miễu, Đồng Cói, Ông Trúc 01 Đập trên sông Ba

Uông Bí 01 Hồ: Hồ Yên Trung 03 Đập: Chân

Trục, Suối Hón, Đồng Bống

01 NMN: lấy nước từ Yên Lập, công suất 118.000 m 3 /ngđ

05 Hồ: Chùa Quỳnh, Trại Lốc 1, Rộc Chày, Gốc Thau, Đìa Sen

01 Hồ: Thành Xăng dung tích W= 5,1 triệu m 3

01 NMN: Yên Lập lên 180.000 m 3 /ngđ

Hoành Bồ 03 Hồ: Chân Đèo, Đồng

Má, Đồng Khuôn 01 Hồ: Hồ Cài

8 Huyện 02 NMN: Đồng Dọng lên 05 Hồ: Ông Giáp, Hòa 01 Hồ: Hồ Đồn

Công trình nâng cấp, sửa chữa Công trình xây mới

Nhà máy nước Hồ Đập Nhà máy nước Hồ Đập

Vân Đồn 36.000 m 3 /ngđ Khe Mai lên 5.000 m 3 /ngđ Bình, Ông Thành, Khe

Tiên Yên 04 Hồ: thôn Thượng, thôn

05 Đập: Hà Thanh, Xi Hí,

Hà Tràng, Làng Đà, Đội 3 Đông Phong

01 Hồ: Đầm Tàu dung tích W= 2 triệu m 3

01 Đập: Thượng lưu sông Phố Cũ

Ba Chẽ 01 Hồ: Hồ Khe Lọng 01 Đập: đập dâng

02 NMN: Bình Liêu lên 8.000 m 3 /ngđ; Trạm cấp nước số 2 lên 4.500 m 3 /ngđ

2 lấy nước từ suối Đồng Mô, công suất

12 Huyện Đầm Hà 01 NMN: Đầm Hà, công suất 2.000 m 3 /ngđ

01 Hồ: Hồ Nà Pá dung tích W= 4 triệu m 3

06 NMN: Quảng Sơn- 1.000 m 3 /ngđ; Tiến Tới

2000 m 3 /ngđ; Văn Tốc 1000m 3 /ngđ; Cống Mằn Thìn 600 m 3 /ngđ; Quảng Thành 1.000 m 3 /ngđ; Hải

02 Hồ: Tài Chi, Chúc Bài

02 NMN: lấy nước từ hồ C4 và hồ Trường Xuân công suất 2.000 m 3 /ngđ tại đảo Cô Tô; NMN khai thác nước các hồ: Chiến Thắng, Bạch Vân, ông Cự, ông Thanh

Xây mới 2 hồ nước dung tích 100.000 m 3 /hồ tại đảo Trần

Bảng 172 Danh mục các công trình khai thác, sử dụng nước và phát triển nguồn nước

TT Công trình Thực hiện

1 - Nâng cấp Hồ Cái Tần, hồ Khe Lởi, hồ Sau Làng, hồ Khe Cá, hồ Cái Mắm Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Nâng cấp, sửa chữa 03 đập dâng gồm: Đập Đá Bàn, đập Khu 12, đập Khe Bầu Quy hoạch chi tiết thủy lợi

3 - Nâng cấp NMN Đồng Ho lên 40.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

4 - Nâng cấp NMN Yên Lập lên 100.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

5 - Nâng cấp NMN Diễn Vọng 120.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

1 - Nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Sung Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Nâng cấp, sửa chữa 04 đập dâng gồm: Đập Ông Đô, đập Quỳnh Trung, đập Cái Cả, đập Đồn Biên

Phòng Quy hoạch chi tiết thủy lợi

3 - Nâng cấp NMN Diễn Vọng lên 160.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

4 - Nâng cấp NMN Đồng Đăng lên 40.000 m 3 /ngày đêm từ nguồn nước hồ Yên Lập Quy hoạch cấp nước, PCCC

1 - Nâng cấp: Hồ Tràng Vinh, hồ Thán Phún, hồ Tù Vè, hồ Khe Năng, hồ Quất Đông Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Nâng cấp NMN Kim Tinh 10.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

3 - Nâng cấp NMN Đoan Tĩnh lên 5.400 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

4 - Xây dựng NMN Quất Đông 68.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

1 - Sửa chữa và bảo dưỡng hồ Quất Đông (10,3 triệu m3) Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Sửa chữa, nâng cấp 02 hồ: Hồ Đoan Tĩnh, hồ Dân Tiến C22 Quy hoạch chi tiết thủy lợi

3 - Duy trì công suất NMN Đoan Tĩnh 5.400 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

4 - Nâng cấp NMN Quất Đông lên 95.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

1 - Nâng cấp 03 hồ: Hồ Yên Ngựa, hồ Tân Tiến, hồ Khe Cả Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Xây dựng hồ chứa nước Khe Rữa dung tích 11,8 triệu m 3 Quy hoạch chi tiết thủy lợi

3 - Xây dựng hồ chứa nước Bằng Tẩy cấp nước sinh hoạt 100 m 3 /ngày đêm, đập dâng nước và ngăn mặn hạ lưu hồ Gốc Thông công suất 30.000 m 3 /ngày đêm; Quy hoạch cấp nước, PCCC

TT Công trình Thực hiện

4 - Nâng cấp NMN Diễn Vọng lên 120.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

1 - Nâng cấp, sửa chữa hồ Cao Vân Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Nâng cấp Hồ Đầm Đá, hồ Rừng Miễu, hồ Đồng Cói, hồ Ông Trúc Quy hoạch chi tiết thủy lợi

3 - Xây dựng đập nước trên sông Ba Chẽ công suất 55.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

1 - Cải tạo NMN Lán Tháp công suất 5000 m 3 / ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

2 - Nâng cấp NMN Đồng Mây lên 52.000 m 3 / ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

3 - Xây mới hồ chứa Đá Cổng (4,42 triệu m3) Quy hoạch chi tiết thủy lợi

3 - Xây mới hồ 12 Khe Quy hoạch cấp nước, PCCC

1 - Sửa chữa hồ Yên Trung Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Sửa chữa, nâng cấp 03 đập dâng: Đập Chân Trục, đập suối Hón, đập Đồng Bống Quy hoạch chi tiết thủy lợi

4 - Xây dựng thêm 01 NMN công suất 118.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

1 - Nâng cấp, sửa chữa 04 hồ: Hồ Khe Chè, hồ Bến Châu, hồ Đá Trắng, hồ Đồng Đò 1 Quy hoạch chi tiết thủy lợi Giai đoạn 2020 - 2030

1 - Sửa chữa, nâng cấp 05 hồ: Hồ Chùa Quỳnh, hồ Trại Lốc 1, hồ Rộc Chày, hồ Gốc Thau, hồ Đìa Sen Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Xây dựng hồ chứa nước Thành Xăng - xã An Sinh dung tích 5,1 triệu m 3 Quy hoạch chi tiết thủy lợi

1 - Sửa chữa, nâng cấp 02 hồ: Hồ Khe Thự, hồ Khe Giá Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Xây dựng NMN Yên Lập công suất 100.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

3 - Nâng cấp cải tạo NMN Quảng Yên với công suất 10.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC Giai đoạn 2020 - 2030

1 - Nâng cấp, sửa chữa 03 hồ gồm: hồ Bồng Ngai, hồ Ông Xuyên, hồ Rộc Bồng Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Nâng cấp công suất nhà máy nước Yên Lập lên 180.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

TT Công trình Thực hiện

1 - Nâng cấp, sửa chữa 03 hồ: Hồ Khe Chùa, hồ Khe Chùa, hồ Rộc Cùng Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Nâng cấp, sửa chữa 03 đập dâng: Đập Khe Dùng, đập Khe Liêu, đập Khe Đồng Quy hoạch chi tiết thủy lợi

3 - Xây dựng mới hồ chứa nước Lưỡng Kỳ dung tích 6 triệu m 3 Quy hoạch chi tiết thủy lợi Giai đoạn 2020 - 2030

1 - Nâng cấp, sửa chữa 03 hồ: Hồ Chân Đèo, hồ Đồng Má, hồ Đồng Khuôn Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Xây mới hệ thống Hồ Cài Quy hoạch chi tiết thủy lợi

1 - Nâng cấp, sửa chữa 05: Hồ Đầm Tròn, hồ Tống Hôn, hồ Coóc Sếnh, hồ Đài Mỏ, hồ Ông Lâm Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Nâng cấp NMN Vân Đồn công suất 2.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

3 - Xây dựng hồ nước Đồng cấp nước từ 10.000 đến 15.000 m 3 Quy hoạch cấp nước, PCCC

4 - Xây mới hồ Khe Mít tưới dung tích 1 triệu m 3 Quy hoạch chi tiết thủy lợi

5 - Xây dựng đập Khe Ngái cấp nước SH công suất 10.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

6 - Xây dựng nhà máy nước Khe Mai công suất 2.500 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

7 - Xây dựng nhà máy nước Lộ 3 tại thị trấn Cái Rồng có công suất 2.500 m 3 /ngày đêm lấy nước từ Điểm lộ 3 Quy hoạch cấp nước, PCCC

1 - Nâng cấp công suất nhà máy nước Đồng Dọng lên 36.000 m 3 /ngày đêm và nhà máy nước Khe Mai lên

5.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

2 - Xây mới 02 hồ chứa : Hồ Khe Ngái, hồ Đồn Quy hoạch chi tiết thủy lợi

3 - Nâng cấp, sửa chữa 09 hồ chứa: Hồ Ông Giáp, hồ Hòa Bình, hồ Ông Thành, hồ Khe Chàm, hồ Mắt

Rồng Quy hoạch chi tiết thủy lợi

1 - Nâng cấp 04 hồ gồm: Hồ Cống To, hồ Cái Khánh II, hồ Hải Yên, hồ Khe Táu Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Nâng cấp, sửa chữa 06 công trình đập dâng, gồm: Đập Tồng Tạo, đập Tổng Noi, đập Lẩu Cám, đập Đông Sơn, đập Cầu Vôi, đập Lâm Thành Quy hoạch chi tiết thủy lợi

3 - Xây dựng NMN công suất 20.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

TT Công trình Thực hiện

1 - Nâng cấp 04 hồ: Hồ thôn Thượng, hồ thôn Hạ, hồ 1-5, hồ Khe Muối Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Nâng cấp 05 đập dâng gồm: Đập Hà Thanh, đập Xi Hí, đập Hà Tràng, đập Làng Đà, đập Đội 3 Đông

Phong Quy hoạch chi tiết thủy lợi

3 - Xây mới 01 hồ chứa hồ Đầm Tàu (2 triệu m 3 ) Quy hoạch chi tiết thủy lợi

4 - Xây dựng đập dâng tạo hồ chứa ở thượng lưu sông Phố Cũ và hệ thống dẫn nước, trạm xử lý cấp nước cho khu công nghiệp Tiên Yên (Đông Ngũ) Quy hoạch chi tiết thủy lợi

1 - Nâng cấp nhà máy nước Ba Chẽ công suất 3.000 m3/ ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

2 - Xây dựng nhà máy nước tại xã Thanh Lâm Quy hoạch cấp nước, PCCC

3 - Xây dựng các đập, hồ chứa: đập Lang Cang, đập Khe Lầy, đập Khe Khuy, đập Khe Ngại, đập Khe

Váp, đập Khe Mười, đập Thác Trúc Quy hoạch chi tiết thủy lợi

4 - Xây dựng mới hồ chứa nước Khe Mười, dung tích hồ khoảng 0,6 triệu m 3 Quy hoạch chi tiết thủy lợi Giai đoạn 2020 - 2030

1 - Sửa chữa nâng cấp hồ Khe Lọng xã Thanh Sơn Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Xây dựng đập dâng Thác Trúc trên sông Ba Chẽ Quy hoạch chi tiết thủy lợi

1 - Sửa chữa, nâng cấp 08 đập dâng: Đập Ngàn Kheo, đập Soong Liềng, đập Ngàn Chi, đập Co Sen, đập

Nà Khau, đập Cốc Lồng, đập Khe Và, đập Pắc Chi Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Nâng cấp NMN thị trấn Bình Liêu lên công suất 5000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

3 - Nâng cấp NMN cửa khẩu Hoành Mô công suất 2000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

4 - Xây dựng trạm cấp nước số 2 với công suất 3000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

5 - Xây dựng mới hồ chứa nước Nà Mo dung tích 1,0 triệu m 3 Quy hoạch chi tiết thủy lợi

1 - Nâng cấp NMN thị trấn Bình Liêu công suất 8000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

2 - Xây dựng trạm cấp nước số 1 công suất 1.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

3 - Nâng cấp trạm cấp nước số 2 lên 4.500 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

TT Công trình Thực hiện

1 - Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa Tân Bình Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Nâng cấp, sửa chữa 07 đập dâng: Đập Đông Hà, đập Dực Yên, đập Thôn Đông, đập Bình Hải (đập an ninh lương thực) xã Tân Bình, đập Khe Cảo, đập Hoắc Coóc, đập Bà Gia Quy hoạch chi tiết thủy lợi

3 - Nâng cấp, bảo đảm an toàn hồ chứa Đầm Hà Động Quy hoạch chi tiết thủy lợi

1 - Nâng cấp NMN Đầm Hà công suất 2000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

2 - Xây dựng mới hồ chứa Nà Pá dung tích 4 triệu m 3 Quy hoạch chi tiết thủy lợi

1 - Nâng cấp, sửa chữa Hồ Chúc Bài Sơn Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Tu sửa, nâng cấp 05 đập dâng gồm: Đập Quảng Thành, đập Tài Chi A, B, đập Tài Phố, đập Núi Chùa Quy hoạch chi tiết thủy lợi

3 - Xây đập cao su trên sông Tài Chi công suất 30.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

4 - Xây dựng hồ chứa nước trên sông Tài Chi tại xã Quảng Đức có dung tích hữu ích khoảng 21 triệu m 3 Quy hoạch cấp nước, PCCC

5 - Xây dựng nhà máy nước xã Quảng Sơn, công suất là 420 m 3 /ngày đêm; nhà máy nước xã Tiến Tới công suất là 1.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

6 - Xây dựng nhà máy nước suối Văn Tốc, công suất là 600 m 3 /ngày đêm; nhà máy nước Cống Mằn Thìn, công suất là 320 m 3 /ngày đêm; nhà máy nước xã Quảng Thành, công suất 500 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

7 - Xây dựng, nâng công suất NMN Hải Hà công suất 3.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

8 - Xây dựng NMN KCN Hải Hà 1 công suất là 130.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

9 - Xây dựng NMN KCN Hải Hà 2 công suất là 80.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

1 - Nâng cấp, sửa chữa các hồ chứa Tài Chi, Chúc Bài Sơn Quy hoạch chi tiết thủy lợi

2 - Nâng cấp NMN xã Quảng Sơn lên 1.000 m 3 /ngày đêm; nhà máy nước xã Tiến Tới là 2.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

3 - Nâng cấp NMN suối Văn Tốc, công suất 1.000 m 3 /ngày đêm; nhà máy nước Cống Mằn Thìn công suất là 600 m 3 /ngày đêm; nhà máy nước xã Quảng Thành, công suất là 1.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

4 Nâng cấp nhà máy nước Hải Hà công suất là 6.000 m 3 /ngày đêm Quy hoạch cấp nước, PCCC

TT Công trình Thực hiện

- Duy trì trạm cấp nước tập chung với công suất 200 m 3 /ngày đêm khai thác từ 03 lỗ khoan là CT7, CT8 và CT9 tại đảo Cô Tô

- Khai thác nước dưới đất tại 03 lỗ khoan ĐT1, ĐT2, ĐT3 với công suất khai thác 150 m 3 /ngày đêm tại đảo Trần

- Khai thác nước dưới đất từ 02 giếng khoan với tổng công suất khoảng 210 m 3 /ngày đêm tại đảo Thanh Lân

Quy hoạch chi tiết thủy lợi

- Xây mới 02 NMN lấy nước từ hồ C4 và hồ Trường Xuân công suất 2.000 m 3 /ngày đêm tại đảo Cô Tô

- Xây NMN khai thác nước các hồ: Chiến Thắng, Bạch Vân, ông Cự, ông Thanh

- Xây mới 2 hồ nước dung tích 100.000 m 3 /hồ tại đảo Trần Quy hoạch chi tiết thủy lợi

MẠNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC, KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC155

Hiện trạng mạng giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước

6.14.1.1 Mạng quan trắc tài nguyên nước mặt

Hiện nay hầu hết mạng quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đều đang có nhiệm vụ là quan trắc về chất lượng nước, cụ thể như sau:

Bảng 173 Hiện trạng mạng quan trắc nước mặt

TT VỊ TRÍ QUAN TRẮC KÝ HIỆU

1 Sông Cầm (tại cầu Cầm) NM1

2 Hồ Cổ Lễ - thị xã Đông Triều NM2

3 Suối Cầu Lim (tại Cầu Lim QL18A) NM3

4 Hồ Yên Trung – TP Uông Bí NM4

5 Hồ Tân Lập - TP Uông Bí NM5

6 Sông Sinh tại cầu sông Sinh QL18A tránh nội thị Uông Bí NM6

7 Sông Uông tại cầu Uông Bí NM7

8 Sông Vàng Danh phía sau điểm hợp lưu với suối Than Thùng NM8

10 Sông Chanh tại cầu sông Chanh (*) NM10

11 Sông Thác Nhoòng trước đập Đồng Ho NM11

12 Suối Tân Dân đoạn thôn Bàng Anh, xã Tân Dân NM12

13 Sông Đồng Quặng trước trạm bơm về nhà máy nước Hoành Bồ NM13

14 Suố i Va ́o tại đập suối Váo khu 9 thi ̣ trấn Trới NM14

15 Hồ Yên Lập - TP Hạ Long NM15

16 Suối Lộ Phong tại cầu Lộ Phong QL 18A NM16

17 Tại cầu suối Lại qua đường 336 NM17

18 Suối Hà Lầm tại cầu K67 trên đường 336 NM18

19 Hồ Khe Cá - TP Hạ Long NM19

20 Hồ Cao Vân tại đập Cao Vân NM20

21 Sông Diễn Vọng tại đập Đá Bạc NM21

22 Suối moong cọc 6 tại cầu qua QL 18A NM22

23 Sông Mông Dương ta ̣i cầu Tràn Mông Dương (*) NM23

24 Hồ Mắt Rồng - huyện Vân Đồn NM24

25 Sông Tiên Yên tại điểm lấy nước phục vụ mục đích sinh hoạt cho huyện Tiên Yên NM25

26 Sông Ba Chẽ tại điểm lấy nước về nhà máy nước Ba Chẽ NM26

27 Sông Ba Chẽ đoạn hạ lưu CCN Nam Sơn NM27

28 Suố i Hoa ̀nh Mô ta ̣i cửa khẩu Hoành Mô NM28

29 Suối Bình Liêu phía trước cầu PắcHooc NM29

30 Hồ Đầm Ha ̀ Đô ̣ng NM30

31 Sông Đầm Hà tại đập Yên Hàn - xã Quảng Tân NM31

32 Sông Ha ̀ Cối ta ̣i đâ ̣p lấy nước về nhà máy xử lý nước cấp tại xã Quảng

33 Sông Tài Chi phía thượng lưu hồ Tài Chi NM33

34 Sông Pạt Cạp tại cầu Pạt Cạp, xã Quảng Nghĩa NM34

35 Hồ Tràng Vinh - TP Móng Cái NM35

36 Hồ Quất Đông - TP Móng Cái NM36

37 Sông Ka Long tại điểm lấy nước về nhà máy nước Đoan Tĩnh NM37

TT VỊ TRÍ QUAN TRẮC KÝ HIỆU

38 Hồ Trường Xuân xã Đồng Tiến NM38

39 Hồ C4 khu 2 thị trấn Cô Tô NM39

6.14.1.2 Mạng quan trắc nước dưới đất

Bảng 174 Hiện trạng mạng quan trắc nước dưới đất

TT VỊ TRÍ QUAN TRẮC KÝ HIỆU

5 Giếng ATH10 Hòn Gai NN5

7 Điểm lộ 12 Thị trấn Cái Rồng NN7

8 Giếng VH8 (Công ty Vân Hải Viglacera) NN8

9 Lỗ khoan CT7 (Huyện Cô Tô) NN9

Xác định mạng giám sát tài nguyên nước, khai thác sử dụng nước

6.14.2.1 Mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước mặt

Mạng giám sát tài nguyên nước mặt được xây dựng gồm 10 điểm quan trắc, cụ thể như bảng sau:

Bảng 175 Mạng giám sát tài nguyên nước mặt

TT Ký hiệu Vị trí Trên sông

1 NM1 Hưng Đạo - TX Đông Triều Cầm

2 NM (W52) Trưng Vương - TP Uông Bí Vàng Danh

3 NM3 TT.Ba Chẽ - H Ba Chẽ Ba Chẽ

4 NM4 TT Tiên Yên - H Tiên Yên Tiên Yên

5 NM4 (W56) TT Đầm Hà - H Đầm Hà Đầm Hà

6 NM6 TT Quảng Hà - H Hải Hà Hà Cối

7 NM7 Hải Tiến - TP Móng Cái Tín Coóng

8 NM8 Vô Ngại - H Bình Liêu Tiên Yên

9 NM9 Hải Sơn - TP Móng Cái Ka Long

10 NM10 Phương Nam - TP Uông Bí Đá Vách

6.14.2.2 Mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước dưới đất

Toàn bộ mạng lưới giám sát TNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bao gồm

20 công trình quan trắc giám sát TNN dưới đất

Bảng 176 Mạng giám sát tài nguyên nước dưới đất

TT Số hiệu Xã Huyện, TX, TP Chiều sâu

1 LKQT1 Bình Dương TX Đông Triều 60 Qp

2 LKQT2 Tràng Lương TX Đông Triều 80 T 2

3 LKQT3 Bằng Cả H Hoành Bồ 80 T 2

4 LKQT4 Đồng Sơn H Hoành Bồ 80 T 2

5 LKQT5 P Yên Thanh TP Uông Bí 60 Qp

6 LKQT6 Việt Hưng TP Hạ Long 80 T 3

7 LKQT7 Thống Nhất H Hoành Bồ 70 J 1-2

TT Số hiệu Xã Huyện, TX, TP Chiều sâu

8 LKQT8 P Quang Hanh TP Cẩm Phả 70 C-P

9 LKQT9 Thanh Sơn H Ba Chẽ 80 T 3

10 LKQT10 Đồn Đạc H Ba Chẽ 80 T 2

11 LKQT11 Cộng Hòa TP Cẩm Phả 70 J 1-2

12 LKQT12 Hà Lâu H Tiên Yên 80 T 2

13 LKQT13 Tiên Lãng H Tiên Yên 70 J 1-2

14 LKQT14 TT Bình Liêu H Bình Liêu 70 T 2

15 LKQT15 Quảng An H Đầm Hà 80 T 2

16 LKQT16 Tân Bình H Đầm Hà 70 J 1-2

17 LKQT17 Quảng Sơn H Hải Hà 80 T 2

18 LKQT18 Quảng Thịnh H Hải Hà 70 J 1-2

19 LKQT19 Hải Sơn TP Móng Cái 70 T 1 2

20 LKQT20 Hải Đông TP Móng Cái 70 J 1-2

7 Chương 7: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC

NGUYÊN TẮC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC

1 Bảo vệ tài nguyên nước phải lấy phòng ngừa là chính; phải bảo vệ được nguồn sinh thủy, chất lượng nước, hệ sinh thái thủy sinh, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên

2 Bảo vệ tài nguyên nước phải gắn kết với phân bổ nguồn nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

3 Các giải pháp phòng ngừa suy thoái, cạn kiệt nguồn nước phải có tính linh hoạt để chủ động ứng phó các sự cố ô nhiễm nguồn nước không lường trước do phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn

4 Bảo vệ chất lượng nước phải gắn với các mục đích sử dụng nước, ưu tiên cho nguồn nước có tầm quan trọng để ổn định an sinh xã hội.

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC

Nước thải sinh hoạt

7.2.1.1 Nước thải sinh hoạt, đô thị

Số liệu thống kê hết năm 2015 dân số tỉnh Quảng Ninh là 1.235,5 nghìn người, trong đó dân số đô thị 790,7 nghìn người chiếm 63,9% Bên cạnh đó, hằng năm tỉnh còn đón một lượng khách dụ lịch từ 4 đến 7 triệu lượt khách Chính vì thế nguồn phát sinh NTSH trên địa bàn tỉnh là rất lớn Lượng NTSH phát sinh trong năm trên địa bàn tỉnh là 67.039.500 m 3 , trung bình là 183.670 m 3 /ngày đêm

Thành phố Hạ Long đã có những trạm xử lý nước thải được đưa vào sử dụng với tổng công suất thiết kế là 16.100 m 3 /ngày đêm, chỉ có 41% nước thải đô thị của thành phố Hạ Long là được xử lý trước khi xả thải Đối với các đô thị khác trong tỉnh, hầu hết NTSH chỉ được xử lý sơ bộ, trực tiếp đổ vào các kênh, mương, chảy thẳng ra sông và ra biển

Tổng khối lượng phát sinh nước thải đô thị được dự báo của tỉnh Quảng Ninh năm 2020 là 254.280 m 3 /ngày đêm, ước tính gấp 2 lần lượng nước thải phát sinh năm 2012 Tải lượng các chất ô nhiễm như BOD5 và TSS trong lượng NTSH là 60.444 kg/ngày đối với BOD5 và 130.906 kg/ngày đối với TSS So sánh với yêu cầu của quy chuẩn Việt Nam, thì với lượng nước thải trên, tải lượng các chất ô nhiễm sau xử lý cần đạt là 9.185 kg/ngày với BOD và 18.367 kg/ngày với TSS Như vậy, nguồn NTSH trên luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm lớn đối với chất lượng nước mặt và nước biển ven bờ nếu không được xử lý

Theo báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015 thì nước thải đô thị chiếm tới 80% tổng lượng nước thải ở các thành phố sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây ra nên tình trạng ô nhiễm nước mặt Nếu công suất xử lý nước thải đô thị không được nâng lên, sự tác động đến môi trường nước trong tỉnh sẽ trở lên ngày càng lớn

7.2.1.2 Nước thải sinh hoạt nông thôn Đối với khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, NTSH được xả vào nguồn nước công cộng sau khi qua nhà tiêu hợp vệ sinh Tính đến tháng 5/2013, có khoảng 74% hộ gia đình nông thôn Quảng Ninh có nhà tiêu hợp vệ sinh Phân bắc từ các hộ gia đình nông thôn được xử lý đơn giản tại các nhà tiêu hợp vệ sinh Tuy nhiên, nước xám từ các hộ gia đình nông thôn không được xử lý trước khi xả thải Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh có khoảng 125 xã thuộc khu vực nông thôn, trong đó đã có 36 xã có hệ thống thu gom nước thải và trạm xử lý nước thải tập trung quy mô nhỏ.

Hiện nay, ở các khu vực nông thôn, ô nhiễm nước từ NTSH không nghiêm trọng như ở các khu đô thị.

Nước thải công nghiệp

Hiện nay, tỉnh có bốn khu công nghiệp và sáu cụm công nghiệp đang hoạt động và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng Cái Lân, Việt Hưng, Hải Yên, Đông Mai; 02 KCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng chuẩn bị xây dựng hạ tầng kỹ thuật: KCN và Cảng Nam Tiền Phong thuộc KCN - Dịch vụ Đầm Nhà Mạc, KCN và Cảng Nam Tiền Phong thuộc KCN - Dịch vụ Đầm Nhà Mạc, KCN Texhong Hải Hà (giai đoạn 1) thuộc KCN - Cảng Biển Hải Hà; 01 KCN đang tiến hành các thủ tục đầu tư: KCN Hoành Bồ; 04 KCN đang thu hút, kêu gọi các nguồn đầu tư: KCN Phương Nam KCN Quán Triều; KCN Tiên Yên, KCN phụ trợ ngành than; 4 Khu kinh tế Vân Đồn, KKT cửa khẩu Móng Cái, KKT cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh Tổng khối lượng NTCN hiện nay là 10.510 m 3 /ngày đêm (KCN là 6.540 m 3 /ngày đêm, CCN là 3.970 m 3 /ngày đêm)

Hiện nay cả 4 khu công nghiệp đều đã đầu tư và vận hành các trạm xử lý nước thải, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải các Khu công nghiệp Đối với các cụm công nghiệp hiện vẫn chưa có trạm xử lý nước thải tập trung, một phần nước thải từ các cụm công nghiệp không được xử lý trước khi thải ra môi trường Đối với các cơ sở sản xuất ngoài KCN tập trung hầu hết đều chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Nước thải ngành than

Hiện nay, có 3 khu vực chế biến và sàng tuyển than ở Tỉnh và lượng lớn nước thải ô nhiễm từ các khu vực khai thác mỏ xả vào nguồn nước Theo phân tích của Vinacomin, mức tăng trưởng của ngành than hàng năm là 11,1%

Nguồn ô nhiễm lớn nhất đối với nước bề mặt và nước ven biển là lượng nước xả chưa được xử lý, đặc biệt là nước từ hoạt động khai thác và chế biến

160 than, chỉ có 74% lượng nước thải khai thác than hầm lò và lộ thiên được xử lý trước khi xả.

Ngành than là một trong những nguồn gây ô nhiệm lớn đối với môi trường nước mặt và nước biển ven bờ của tỉnh Năm 2014 tổng khối lượng nước thải mỏ của TKV khoảng 105,9 triệu m 3 /năm (290.000 m 3 /ngày đêm) trong đó theo tính toán, 72% lượng nước thải được xử lý triệt để, 14% được xử lý sơ bộ và 14

% nước thải chưa được xử lý thải ra môi trường

Bảng 177 Nước thải ngành than

Khối lượng nước thải mỏ (Tr.m3)

(theo số liệu đóng phí nước thải) 49,9 73,9 112,2 105,9 110 110

Số lượng trạm xử lý nước thải (trạm) 21 27 34 38 50 66 Khối lượng nước thải xử lý triệt để (Tr.m 3 ) 20,1 35,1 58,9 76,5 87,6 110 Khối lượng nước thải xử lý sơ bộ (Tr.m 3 ) 15,5 23,8 36,3 14,4 12,4 0 Tổng khối lượng nước thải được xử lý (Tr.m 3 ) 35,6 58,9 95,2 90,9 100 110

Số lượng nước thải chưa được xử lý (Tr.m 3 ) 14,3 15 17 15 10 0

Nguồn: Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam - TKV

Nước thải mỏ chưa qua xử lý tại một số khu vực khai thác có độ pH thấp (pH=3,3 - 3,8), một số kim loại nặng và cặn lơ lửng vượt giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về NTCN, do đó khi xả thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận

Tính đến 30/11/2016, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam đã đầu tư và đưa vào vận hành 45 trạm xử lý nước thải trong đó đã bàn giao lại cho Tổng Công ty Đông Bắc 04 trạm Nước thải ngành than cơ bản được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn về mặt môi trường.

Nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trong nông nghiệp việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt tại vùng nông thôn Theo số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, để phục sản xuất nông nghiệp, hàng năm trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 53 tấn thuốc trừ sâu và trên 30 ngàn tấn phân bón các loại Trung bình 20 - 30 % thuốc bảo vệ thực vật và phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tích lũy trong đất, nước ngầm dưới dạng dư lượng phân bón và thuôc bảo vệ thực vật Sự có mặt của những chất này, kể cả khi có nông độ rất nhỏ cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng

Nước thải chăn nuôi gia súc cũng là nguồn gây ô nhiễm nước tại các khu vực nông thôn Nước thải chứa nhiều chất thải hữu cơ và các hợp chất Nitơ nồng độ cao Dòng chảy mặt khi qua các khu vực chăn nuôi thường cuốn theo một lượng lớn các chất gây ô nhiễm và vi khuẩn

Tính đến tháng 4/2015, có 70,88% hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh Gần 30% hộ còn lại chưa có chuồng

161 trại hợp vệ sinh là một trong những nguồn gây ô nhiễm nước mặt cho khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh

Hoạt động chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ lẻ, không có hệ thống xử lý nước thải cũng là nguồn gây ô nhiễm nước mặt với hàm lượng chất hữu cơ, vi khuẩn (coliform) cao.

Nước thải y tế

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 32 cơ sở y tế, bệnh viện quy mô lớn và vừacó tổng lượng nước thải trung bình đạt 1.441,7 m 3 /ngày đêm Trong số đó 100% các cơ sở này đã có HTXL nước thải và về cơ bản, các htxl này hiện trạng hoạt động bình thường, xử lý nước thải đạt QCVN trước khi xả ra môi trường: tuy nhiên, còn nhiều cơ sở y tế nhỏ lẻ (chủ yếu là các phòng khám chữa bệnh tư nhân) chưa có htxl nước thải đạt chuẩn

NTYT chứa vô số loại vi sinh vật, vi khuẩn, virus lây lan bệnh truyền nhiễm và các mầm bệnh khác của người bệnh; các chất kháng sinh và các dược chất, kể cả các chất phóng xạ (dùng trong chẩn đoán và điều trị ); các hóa chất và kim loại được thải ra trong các hoạt động của bệnh viện (hóa chất xét nghiệm, các kim loại có trong các thiết bị dụng cụ y tế); các chất thải giống như NTSH

NTYT là một nguồn gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải ra môi trường.

Nước thải khác

Ngoài các loại nước thải nêu trên, trên địa bàn Tỉnh còn có các loại hình hoạt động phát sinh nước thải mà hiện nay đã có quy chuẩn, tiêu chuẩn về nước thải như: nước thải công nghiệp chế biến thủy sản, nước thải công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải công nghiệp dệt may, nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn…những loại nước thải này là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải ra môi trường.

BẢO VỆ NGUỒN SINH THỦY

Bảo vệ và phát triển rừng

7.3.1.1 Hiện trạng bảo vệ và phát triển rừng rừng

Tài nguyên rừng tỉnh Quảng Ninh bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, cụ thể:

1 Diện tích rừng đặc dụng là 25.046,3 ha, chiếm 5,9 % tổng diện tích đất lâm nghiệp, thuộc các loại hình: Vườn quốc gia; rừng quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; rừng văn hóa lịch sử Với chức năng chính là bảo tồn và phát huy các giá trị về đa dạng sinh học, văn hóa lịch sử Diện tích rừng đặc dụng được duy trì, ổn định trong kỳ quy hoạch và sẽ được bổ sung diện tích rừng phòng hộ chuyển sang tại khu vực chùa Lôi Âm - thành phố Hạ Long và khu vực rừng Quốc gia Yên Tử - thành phố Uông Bí

2 Diện tích rừng phòng hộ 133.254,0 ha, chiếm 31,2 % tổng diện tích đất lâm nghiệp thuộc các loại hình: phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường dân cư, phòng hộ biên giới

3 Diện tích rừng sản xuất 268.676,9 ha, chiếm 62,9% tổng diện tích đất lâm nghiệp, tỉ lệ đất có rừng trong rừng sản xuất là 78,0 % Đây là đối tượng chính để thực hiện các giải pháp kinh doanh rừng bền vững: trồng mới, nuôi dưỡng, tu bổ, cải tạo, khai thác; trồng lại rừng

Bảng 178 Diện tích rừng phân theo 3 loại rừng Đơn vị: ha

TT Loại đất, loại rừng Cộng Rừng đặc dụng

A Tổng diện tích đất LN 426.977,1 25.046,3 133.254,0 268.676,9

1.2 Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa 15.690,8 1.400,2 1.042,7 13.247,9

- Rừng gỗ có trữ lượng 101.000,2 1.049,5 17.857,0 82.093,8

- Rừng gỗ chưa có tr.lượng 73.315,5 413,7 18.744,3 54.157,5

II Đất chưa có rừng 93.424,2 2.777,7 31.977,1 58.669,4

4 Núi đá không có rừng 6.176,8 6.156,2 20,6

Nguồn: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, năm 2014

7.3.1.2 Yêu cầu về bảo vệ và phát triển rừng

Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ và phát triển tài nguyên nước, đặc biệt là tài nguyên nước mặt các sông, suối và các hồ chứa Do vậy, việc bảo vệ duy trì diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ có tính quyết định đến số lượng, chất lượng nước cũng như phòng, chống các tác hại do nước gây ra

1 Bảo vệ rừng đặc dụng: bảo tồn nguyên trạng, tạo ra môi trường tốt nhất để bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật, đặc hữu, quý hiếm, các hệ sinh thái rừng đặc thù nhằm nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học; bảo vệ các khu di tích lịch sử; văn hóa Đối với diện tích chưa có rừng, hạn chế trồng rừng thuần loại mà chủ yếu khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và xây dựng các

163 vườn thực vật, vườn sưu tập thực vật, trồng các loài cây bản địa, cây bảo tồn nguồn gen, cây cảnh quan Tăng cường khai thác các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…

2 Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ nhằm phát huy vai trò phòng hộ đầu nguồn; phòng hộ ven biển cho các công trình thủy điện, thuỷ lợi

7.3.1.3 Mục tiêu phát triển rừng trong kỳ quy hoạch

Bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ nguồn cấp tự nhiên của tài nguyên nước bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất, mục tiêu bảo vệ, phá triển rừng trong kỳ quy hoạch như sau:

Bảng 179 Mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng

TT Hạng mục Tổng Phân theo giai đoạn

- Núi đá cây lùm bụi 7.575 7.575 7.575 7.575

Bảo vệ hồ chứa

Do điều kiện địa hình, địa mạo cũng như đặc điểm về nguồn nước, hầu hết các hồ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là hồ chứa nhân tạo với vai trò cung cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có 179 hồ chứa, với tổng dung tích là 345,7 triệu m 3 , trong đó có một số hồ lớn, có tầm quan trọng đối với việc cấp nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như hồ Yên Lập, hồ Chúc Bài Sơn, hồ Tràng Vinh…

Nguồn nước các hồ chứa có vai trò hết sức quan trọng trong việc cấp nước, cho các ngành kinh tế - xã hội đặc biệt là các hồ có nhiệm vụ cấp nước đa mục tiêu…do đó việc bảo vệ duy trì các hồ chứa là rất quan trọng

Hiện nay các hồ chứa trên địa bàn tỉnh vẫn đang được nâng cấp sửa hàng năm theo nhiệm vụ của từng hồ do đó không xảy ra tình trạng suy thoái, lấn chiếm, san lấp Tuy nhiên để bảo vệ chức năng của các hồ cần phải tăng cường các biện pháp bảo vệ duy trì diện tích rừng trong phạm vi lưu vực hồ, cắm mốc hành lang bảo vệ hồ chứa, ưu tiên các hồ đang cấp nước đa mục tiêu

Danh mục các hồ chứa cần bảo vệ trong kỳ quy hoạch, cụ thể như bảng sau:

Bảng 180 Danh mục hồ chứa cần bảo vệ

TT Tên Hồ chứa Vị trí

TT Tên Hồ chứa Vị trí

1 Hồ Yên lập TX Quảng

- Cấp nước du lịch, dịch vụ

2 Hồ Tràng Vinh TP Móng

- Cấp nước du lịch, dịch vụ

3 Hồ Chúc Bài Sơn H Hải Hà 18,2 1,4 13,6 15

4 Hồ Đầm Hà Động H Đầm Hà 68,5 2,01 12,3 14,3 - Cấp nước sinh hoạt

5 Hồ Cao Vân TP Cẩm Phả 52 0,8 11 11,8

- Cấp nước du lịch, dịch vụ

6 Hồ Quất Đông TP Móng

- Cấp nước du lịch, dịch vụ

7 Hồ Khe Chè TX Đông

8 Hồ Bến Châu TX.Đông

Triều 24 0,47 8,2 8,67 - Cấp nước sinh hoạt

9 Hồ Đoan Tĩnh TP Móng

10 Hồ Vạn Gia TP Móng

Cái 0,23 0,5 0,5 - Cấp nước sinh hoạt

11 Hồ Kim Tinh TP Móng

Cái 1,2 0,5 0,5 - Cấp nước sinh hoạt

12 Hồ Trường Xuân H Cô Tô 0,66 0,27 0,45 0,45 - Cấp nước sinh hoạt

13 Hồ C4 H Cô Tô 0,09 0,18 - Cấp nước sinh hoạt

14 Hồ Khe Đình H Hải Hà 0,23 0,05 0,2 0,25 - Cấp nước sinh hoạt

15 Hồ Mắt Rồng H Vân Đồn 0,22 0,12 0,12

- Cấp nước du lịch, dịch vụ

Trong H Ba Chẽ 2,3 0,092 0,293 0,385 - Cấp nước sinh hoạt

Bảo vệ miền cấp nước dưới đất

7.3.3.1 Các khu vực, tầng chứa nước cần bảo vệ miền cấp nước dưới đất trong vùng quy hoạch

Miền cung cấp cho nước dưới đất là phần diện tích mà ở đó xảy ra sự gia nhập của nước có nguồn gốc bất kỳ (nước mưa, nước mặt, nước dịch chuyển, nước dưới sâu ) vào tầng chứa nước dưới đất

Với đặc điểm tự nhiên, Quảng Ninh bao gồm cả dạng địa hình đồng bằng và miền núi Tại các khu vực đồng bằng, nguồn nước dưới đất chủ yếu được khai thác trong các trầm tích đệ tứ (Qh và Qp) giàu nước bằng các giếng khoan tập chung cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và dịch vụ Tại các khu vực miền núi, nước dưới đất được khai thác từ các tầng chứa nước khe nứt có mức độ chứa nước trung bình, tầng chứa nước này có chức năng cung cấp cho ăn uống sinh hoạt của người dân bằng các công trình khai thác tập trung đơn lẻ và nông thôn Các khu vực tầng chứa nước dù nghèo nước nhưng các mạch lộ, giếng đào trong các tầng chứa nước này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho các thôn bản, hộ gia đình Do đó các tầng chứa nước trong khu vực đều cần được bảo vệ, đặc biệt là miền cấp của chúng Như vậy các đối tượng cần bảo vệ miền cấp nước dưới đất là những tầng giàu nước và những khu vực tầng chứa nước có mức độ chứa nước từ trung bình đến giàu Các khu vực, tầng chứa nước cần bảo vệ miền cấp nước dưới đất trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

1 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Đệ tứ không phân chia (Q): Tầng chứa nước này phân bố chủ yếu ở thị xã Đông Triều, và dọc bờ biển của tỉnh, dọc thung lũng sông Trung Lương, chạy theo đường 18A từ Mạo Khê, Uông Bí, Cửa Ông đến Trà Cổ quanh vịnh Cuốc Bê và rải rác ở các thung lũng lớn như thung lũng Bình Liêu, Hoành Mô, Dương Huy - Quảng La, Tấn Mài, chiếm diện tích hơn 2.000 km 2 Thành phần đất đá tầng chứa nước chủ yếu gồm cát sét, sạn, sỏi

2 Tầng chứa nước các trầm tích lục nguyên hệ Neogen (N), bao gồm: hệ tầng Tiêu Giao (N2 tg) và hệ tầng Đồng Ho (N1 3 đh) Phân bố thành một dải hẹp trên địa hình đồi thấp nằm ở cận góc Tây Nam vùng nghiên cứu thuộc địa phận huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh với diện tích khoảng 25 km 2 Thành phần đất đá chứa nước chủ yếu là cuội kết, cát kết, sạn kết, bột kết, sét kết

3 Tầng chứa nước thuộc hệ tầng Hà Cối, bao gồm: phân hệ tầng dưới J1-2 hc 1 và phân hệ tầng trên J1-2 hc 2 Trong phạm vi vùng nghiên cứu, đất đá thuộc tầng chứa nước này phân bố khá rộng rãi, kéo dài liên tục thành một dải dọc theo ven biển từ Cửa Ông đến Trà Cổ, ngoài ra còn phân bố ở phía Tây bắc huyện Ba Chẽ, vùng nghiên cứu có diện tích khoảng 1.200 km 2 Đất đá chứa nước bao gồm: cát kết, bột kết, cuội kết, sạn kết, phiến sét

4 Tầng chứa nước hệ tầng Hòn Gai phân hệ tầng trên (T3n-rhg 2): phân bố chủ yếu ở khu vực Cửa Ông - Cọc 6 Thành phần đất đá chứa nước của tầng bao gồm: cát kết, cuội kết, bột kết, sét kết dạng quarzit

5 Tầng chứa nước T3n-rhg 1 bao gồm các thành tạo lục nguyên Trias thượng, hệ tầng Hòn Gai phân hệ tầng dưới (T3n-rhg 1) Tầng chứa nước này phân bố tập trung ở khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông và phía Bắc thị xã Đông Triều và thành phố Uông Bí Thành phần đất đá chủ yếu là cuội kết, sạn kết, cát kết thạch anh, có nhiều vỉa than công nghiệp

6 Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng hệ tầng Mẫu Sơn (T3 ms 1) Tầng chứa nước này chỉ lộ ra ít ở phía Tây - Tây Bắc của huyện Hoành Bồ như vùng Đông Sơn, Luồng Mong, Đập Thành với diện tích khoảng 600 km 2 Thành phần đất đá chủ yếu là cát kết, bột kết, sét vôi, cát kết dạng quarzit

7 Tầng chứa nước khe nứt thuộc các trầm tích lục nguyên - phun trào, Trias trung (T2), bao gồm: các hệ tầng T2abl 1-2; T2 nk chiếm diện tích khá lớn phân bố tập trung thành dải kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ phía Bắc Đông Triều đến Uông Bí, Hoành Bồ, Quảng Hà với diện lộ khoảng 1.700 km 2

8 Tầng chứa nước khe nứt - khe nứt karst trong các trầm tích Carbonat, Carbon - Permi (C-P): bao gồm các thành tạo địa chất của hệ tầng Bắc Sơn (C- Pbs), phân bố dọc theo quốc lộ 18A từ Bãi Cháy - Hòn Gai - Cẩm Phả và khu vực Đá Trắng huyện Hoành Bồ, có diện lộ khoảng 350 km 2 Thành phần đất đá bao gồm: Đá vôi, đá vôi trứng cá, đá vôi silic màu xám sáng đến xám đen

9 Tầng chứa nước của hệ tầng Tấn Mài (O3-S1 tm 1) và lộ ra theo dạng dải không liên tục từ Cẩm Phả - Hoành Bồ, khu vực Mông Dương, Quảng Hà - Tiên Yên với diện tích khoảng 400 km 2 Thành phần đất đá chủ yếu bao gồm: Cát kết quarzit, cát kết tufogen, phiến thạch anh

7.3.3.2 Xác định vị trí, phạm vi miền cấp nước dưới đất cần bảo vệ trong vùng quy hoạch Đối với tầng chứa nước bở rời, miền cấp của tầng chứa nước là phần lộ ra của tầng chứa nước trên bề mặt địa hình, tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy mực nước tĩnh của tầng chứa nằm rất nông, ngay sát mặt đất, chiều sâu trung bình là 0,1 - 10,6 m, nguồn cung cấp chính cho tầng chứa nước là nước từ các nguồn (nước mưa, nước sông, ao, hồ ) ngấm trực tiếp vào tầng chứa nước, do đó phạm vi cần bảo vệ được xác định là phạm vi phân bố của tầng chứa nước

Do đặc thù là nước dưới đất trong đá nứt nẻ, phạm vi miền cấp thường trùng với phạm vi phân bố nên hầu hết các khu vực cần được bảo vệ thì miền cung cấp của chúng cũng trùng với miền phân bố Một số khu vực là các thung lũng, miền cung cấp của chúng lớn hơn Trên cơ sở phân tích đặc điểm địa hình các khu vực, đặc điểm địa chất địa chất thủy văn Vị trí, phạm vi miền cấp nước dưới đất cần bảo vệ trong vùng cụ thể như sau:

Bảng 181 Phạm vi miền cấp nước dưới đất

TT Phức hệ, TCN Vị trí

Phạm vi khu vực cần bảo vệ

Phạm vi miền cấp (km 2 )

Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Đệ tứ không phân chia (Q)

Dọc theo bờ biển của tỉnh, dọc thung lũng sông Trung Lương, theo đường 18A từ Mạo Khê, Uông Bí, Cửa Ông đến Trà

Cổ quanh vịnh Cuốc Bê và rải rác ở các thung lũng lớn Bình Liêu, Hoành Mô, Dương Huy - Quảng La, Tấn Mài

TT Phức hệ, TCN Vị trí

Phạm vi khu vực cần bảo vệ

Phạm vi miền cấp (km 2 )

Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Neogen (N)

Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Hà

Dải dọc theo ven biển từ Cửa Ông đến Trà Cổ, phía Tây Bắc huyện Ba Chẽ 1.200 1.200

Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng, Hòn Gai trên

Khu vực Cửa Ông - Cọc 6, X Sơn Dương - Hoành Bồ, Hoàng Quế - Đông Triều

Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng, hệ tầng Hòn

Tập trung ở khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông và phía Bắc thị xã Đông Triều và thành phố Uông Bí

Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng

Mẫu Sơn (T 3 ms) Ở phía Tây- Tây Bắc của huyện Hoành

Bồ như vùng Đông Sơn, Luồng Mong, Đập Thành

Tầng chứa nước khe nứt thuộc các trầm tích lục nguyên - phun trào, Trias trung (T 2 )

Dải theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ phía Bắc Đông Triều đến Uông Bí, Hoành Bồ, Quảng Hà,

Tầng chứa nước khe nứt - khe nứt karst trong các trầm tích

Dọc theo quốc lộ 18A từ Bãi Cháy - Hòn Gai - Cẩm Phả và khu vực Đá Trắng huyện Hoành Bồ

Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích biến chất ordovic thượng - silur, hệ tầng

Dải không liên tục từ Cẩm Phả - Hoành

Bồ, khu vực Mông Dương, Quảng Hà - Tiên Yên

PHÒNG NGỪA CẠN KIỆT, SUY THOÁI NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Phân tích, đánh giá mức độ hạ thấp mực nước

Để phòng ngừa, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất, căn cứ vào đặc điểm Địa chất thủy văn tại từng địa phương, kết quả tìm kiếm, đánh giá, thăm dò nước dưới đất của các dự án và tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất trên thực tế, chúng tôi tính toán trị số hạ thấp mực nước cho phép (Scp) của các tầng chứa nước bở rời và khe nứt tại mỗi địa phương, căn cứ vào trị số Scp, mực nước hạ thấp tại các công trình khai thác (Stt) không được vượt quá mức cho phép: Stt ≤ Scp

- Đối với các tầng chứa nước bở rời: chiều dày tầng chứa nước được lấy theo kết quả thăm dò đã thực hiện tại các địa phương và các giếng khoan thực tế đang hoạt động

- Đối với tầng chứa nước khe nứt, để đảm bảo môi trường khai thác bền vững chúng tôi đề nghị: Trị số hạ thấp mực nước cho phép được lấy bằng chiều sâu hoạt động của máy bơm là 42,0 (m) trừ đi chiều sâu mực nước tĩnh dự kiến tại các địa phương.

Xác định mực nước hạ thấp cho phép

Kết quả tính toán mực nước hạ thấp cho phép đối với các thành tạo chứa nước bở rời và khe nứt tại các địa phương như sau:

Bảng 182 Mực nước hạ thấp cho phép tại các địa phương

TT Huyện/thị Trị số hạ thấp mực nước cho phép (Scp)

TCN Đệ tứ TCN khe nứt

14 Huyện Cô Tô Không khai thác 37,8

Kết quả phân vùng chiều sâu khai thác cho phép được thể hiện như sau:

Hình 15 Phân vùng chiều sâu khai thác cho phép

Xác định khu vực có nguy cơ mực nước hạ thấp quá mức cho phép

Căn cứ vào kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước của các đề án/dự án đã thực hiện và kết quả quan trắc mực nước tại các giếng khoan hiện đang khai

169 thác tại các khu vực như Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả và Đông Triều cho thấy, hầu hết các giếng khoan này, mực nước hạ thấp hiện tại (vào mùa kiệt, tháng 12/2015) đều thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép tại khu vực khai thác

Nguy cơ mực nước hạ thấp quá mức cho phép có nguy cơ xảy ra tại các khu vực có hoạt động tháo khô mỏ phục vụ khai thác khoáng sản như:

Khu vực khai thác than của Công ty than Hà Lầm, công ty than Hà Tu, khu vực phường Mông Dương, TP Cẩm Phả: một số giếng khoan, giếng đào nhà dân hiện tại vào mùa khô mực nước hạ thấp nhiều và hầu như không thể khai thác được.

Đề xuất ngưỡng giới hạn khai thác tại các địa phương

Bảng 183 Mực nước hạ thấp cho phép tại các khu vực khai thác

TT Huyện/thị Mực nước hạ thấp cho phép Khu vực

1 Hạ Long Đến 10m Vùng đất đá bở rời thuộc các xã, phường: Đại

Yên, Việt Hưng, Giếng Đáy, Cao Xanh, Hà Khánh Đến 34,4m

Các xã, phường: Đại Yên, Việt Hưng, Giếng Đáy, Bãi Cháy, Tuần Châu, Bạch Đằng, Cao Thắng, Hồng Hà, Yết Kiêu, Hà Trung, Hà Tu,

Vùng đất đá bở rời thuộc các xã, phường: Quảng Nghĩa, Hải Tiến, Hải Đông, Hải Yên, Ninh Dương, Ka Long, Vạn Ninh, Hải Xuân, Hải Hòa Đến 37,7m Các xã, phường: Trà Cổ, Hòa Lạc, Ninh

Dương, Quảng Nghĩa, Hải Tiến, Hải Đông, Hải Yên, Hải Sơn, Bắc Sơn, đảo Vĩnh Thực

3 Cẩm Phả Đến 8m Vùng đất đá bở rời thuộc các xã, phường: Cẩm

Thạch, Cẩm Trung, Cẩm Bình, Cẩm Sơn, Cẩm Thịnh, Cửa Ông, Cộng Hòa Đến 37,8m

Các xã, phường: Cẩm Thạch, Cẩm Trung, Cẩm Bình, Cẩm Sơn, Cẩm Thịnh, Cửa Ông, Quang Hanh, Dương Huy, Cẩm Thành, Cẩm Tây, Cẩm Đông, Mông Dương, Cẩm Hải

Vùng đất đá bở rời thuộc các xã, phường: Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Thanh Sơn, Bắc Sơn, Quang Trung, Trưng Vương, Nam Khê, Điền Công Đến 38,6m

Các xã, phường: Thượng Yên Công, Vàng Danh, Phương Đông, Thanh Sơn, Bắc Sơn, Quang Trung, Bắc Sơn, Nam Khê

Vùng đất đá bở rời thuộc các xã, phường: Nguyễn Huệ, Bình Dương, Thủy An, Hồng Phong, Việt Dân, Tân Việt, Tràng An, Đức Chính, Hưng Đạo, Kim Sơn, Xuân Sơn, TT Mạo Khê, Yên Thọ, Yên Đức, Hoàng Quế, Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông, Tràng Lương, Bình Khê, An Sinh

TT Huyện/thị Mực nước hạ thấp cho phép Khu vực Đến 34,4m

Các xã, phường: TT Mạo Khê, Yên Thọ, Yên Đức, Hoàng Quế, Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông, Tràng Lương, Bình Khê, An Sinh

Vùng đất đá bở rời thuộc các xã, phường: Đông Mai, Minh Thành, Sông Khoai, Tân An, Tiên

An, Yên Giang, Nam Hòa, Cẩm La, Hải Phong, Yên Hải, Phong Cốc, Liên Hoa, Hà An, Tiền Phong, Liên Vị, Hoàng Tân Đến 37,7m Các xã, phường: Cộng Hòa, Hiệp Hòa, Đông

7 Hoành Bồ Đến 8m Vùng đất đá bở rời thuộc các xã: TT Trới, Lê

Các xã: Tân Dân, Bằng Cả, Quảng La, Dân Chủ, Sơn Dương, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hòa Bình, TT Trới, Lê Lợi, Thống Nhất

8 Vân Đồn Đến 8m Vùng đất đá bở rời thuộc các xã: Đài Xuyên,

Bình Dân, Đoàn Kết Đến 37,8m

Các xã: Đoàn Kết, Đông Xá, TT Cái Rồng, Vạn Yên, các đảo: Trà Bản, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Quan Lạn

9 Tiên Yên Đến 8m Vùng đất đá bở rời thuộc các xã: Đồng Rui,

Tiên Lãng, Đông Hải, Đông Nga Đến 40,3m

Các xã: Điền Xá, Yên Than, TT Tiên Yên, Phong Dụ, Đông Ngũ, Đại Dực, Đại Thành, Hà Lâu, Hải Lạng, Tiên Lãng

10 Ba Chẽ Đến 8m Vùng đất đá bở rời thuộc xã: Nam Sơn Đến 41m Các xã: Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh,

Thanh Lâm, Thanh Sơn, Đồn Đạc, TT Ba Chẽ,

11 Bình Liêu Đến 40,3m Các xã thuộc huyện

Vùng đất đá bở rời thuộc các xã: Đại Bình, Tân Lập, Đầm Hà, Quảng Tân, TT Đầm Hà, Quảng Lợi, Tân Bình Đến 40,3m Các xã: Quảng An, Quảng Lân, Quảng Lợi,

Vùng đất đá bở rời thuộc các xã: Quảng Phong, Tiến Tới, Quảng Điền, Quảng Trung, TT Quảng Hà, Quảng Chính, Phú Hải, Quảng Minh, Quảng Thắng, Quảng Thịnh Đến 40,3m Các xã: Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thành,

Quảng Long, Đường Hoa, Quảng Long, Tiến Tới, đảo Cái Chiên

Không chế khai thác NDĐ tại các tầng chứa nước bở rời; khai thác trong tầng chứa nước khe nứt tác xã đảo Thanh Lân, Cô Tô, đảo Trần

BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước

Nhìn chung chất lượng nước nguồn nước mặt của Quảng Ninh có sự biến động qua các năm và thay đổi theo từng vị trí quan trắc, trong đó:

Các nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt như hồ Cao Vân, hồ Yên Lập, đập Đồng Ho và nước suối 12 Khe có chất lượng cơ bản đáp ứng theo quy chuẩn, các thông số ô nhiễm không biến động nhiều hoặc có gia tăng so với giai đoạn 2006-2010, tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột A2

Sông Vàng Danh tiếp tục ô nhiễm dầu và chất hữu cơ tại một số thời điểm; suối Bình Liêu, suối Hoành Mô, hồ Tràng Vinh, hồ Quất Đông, đập Yên Hàn, các thông số ô nhiễm có xu hướng gia tăng so với giai đoạn 2006-2010, tại một số thời điểm vượt giới hạn cho phép

Các sông, suối phục vụ mục đích tưới tiêu thủy lợi như sông Cầm, sông Sinh, sông Uông … tại các điểm quan trắc bị ô nhiễm cục bộ đối với chất hữu cơ, tuy nhiên tần suất ô nhiễm thấp và có chiều hướng giảm ô nhiễm so với giai đoạn 2006 - 2010 Sông Ba Chẽ, biểu hiện ô nhiễm chất hữu cơ không có dấu hiệu giảm kể từ năm 2014 đến nay

Chất lượng nước các sông, suối chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động khai thác than như suối Lộ Phong, suối Moong Cọc 6 có chiều hướng giảm ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng từ năm 2014 so với các năm trước và so với giai đoạn 2006 - 2010 Nước sông Mông Dương vẫn tiếp tục gia tăng ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng

7.5.1.1 Chất lượng nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt

Các nguồn nước mặt phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt bao gồm 18 sông, hồ được nêu trên Mạng quan trắc môi trường của tỉnh đối với nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt gồm có 10 vị trí Diễn biến chất lượng nước căn cứ theo kết quả quan trắc môi trường của tỉnh như sau:

1 Sông Vàng Danh - Đập Lán Tháp: Hiện tại nguồn nước mặt sông Vàng Danh - Đập Lán Tháp không còn là nguồn cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho thành phố Uông Bí, chỉ hoạt động cấp nước khi nguồn nước hồ Yên Lập không đủ đáp ứng cho nhà máy nước Đồng Mây Chất lượng nước theo kết quả quan trắc tại số thời điểm có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ, ô nhiễm dầu mỡ khoáng, biểu hiện: hàm lượng COD, BOD5 trong nước sông vượt từ 1,1 - 2,9 lần, hàm lượng dầu mỡ khoáng vượt từ 1,4 - 3,9 lần giới hạn cho phép của QCVN 08- MT:2015/BTNMT (cột A2) So sánh với giai đoạn 2006 - 2010, nước sông tuy không còn biểu hiện ô nhiễm chất rắn lơ lửng nhưng vẫn tiếp tục ô nhiễm dầu và ô nhiễm chất hữu cơ tại một số thời điểm

2 Suối 12 Khe: suối 12 Khe nằm trong quy hoạch cấp nước phục vụ sinh hoạt cho thành phố Uông Bí giai đoạn sau 2020 Kết quả quan trắc chất lượng nước suối 12 Khe giai đoạn 2011 - 2015 đáp ứng yêu cầu cấp nước sinh hoạt

172 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A2 Chất lượng nước hầu như không biến động so sánh với giai đoạn 2006 - 2010

3 Hồ Yên Lập: Chất lượng nước tại vị trí quan trắc có biểu hiện ô nhiễm chất hữu cơ: hàm lượng BOD5 vượt từ 1,07 - 1,38 lần, hàm lượng dầu vượt từ 1- 3,3 lần giới hạn cho phép của quy chuẩn Từ năm 2015 chất lượng nước dần ổn định, các thông số quan trắc cơ bản nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn

4 Đập Đồng Ho: Tại một số thời điểm quan trắc trong năm 2011, 2012, có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ với hàm lượng BOD5 vượt từ 1,12 - 1,44 lần, hàm lượng COD vượt 2 lần giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A2 Từ năm 2013 đến 2015, các thông số ô nhiễm dần được ổn định, nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn Hàm lượng dầu có xu hướng tăng nhẹ so với giai đoạn 2006 – 2010 nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép

5 Hồ Cao Vân: Chất lượng nước tại điểm quan trắc có xu hướng ổn định trong giai đoạn 2011-2014, các thông số ô nhiễm như COD, BOD5 nằm trong ngưỡng cho phép của quy chuẩn Năm 2015, nước đập tại vị trí quan trắc có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ nhẹ, hàm lượng BOD5 vượt từ 1,07 - 1,18 lần giới hạn cho phép của quy chuẩn So sánh với giai đoạn 2006 - 2010, hàm lượng các thông số ô nhiễm có xu hướng gia tăng, tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép

6 Suối Bình Liêu, suối Hoành Mô (Huyện Bình Liêu): Chất lượng nước suối tại các điểm quan trắc thường xuyên có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ Hàm lượng BOD5 vượt từ 1,2 -2,93 lần giới hạn cho phép, hàm lượng COD vượt từ

1,16 - 2,01 lần giới hạn cho phép của QCVN QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A2 Hàm lượng dầu tại điểm quan trắc suối Hoành Mô vượt từ 1,05 - 3,3 lần giới hạn cho phép trong một số đợt quan trắc năm 2011 - 2015 So sánh với giai đoạn 2006 - 2010 chất lượng nước tại 02 suối này có xu hướng xấu đi

7 Hồ Quất Đông, hồ Tràng Vinh (TP Móng Cái): Là hai nguồn nước nằm trong quy hoạch phục vụ mục đích sinh hoạt, tuy nhiên hiện tại mới chỉ dùng cho tưới tiêu, thủy lợi trên địa bàn thành phố Móng Cái Hàm lượng COD, BOD5 theo kết quả quan trắc tại 02 hồ này trong năm 2013, 2014 thường xuyên vượt ngưỡng cho phép của quy chuẩn, cột A2 (COD từ 1,1 - 1,52 lần, BOD5 từ 1,03 - 3,8 lần) Từ quý 1/2015, các thông số này đã giảm, nằm trong ngưỡng cho phép của quy chuẩn So sánh với giai đoạn 2006 - 2010, các thông số ô nhiễm tuy có xu hướng gia tăng tuy nhiên cơ bản vẫn nằm trong giới hạn cho phép

8 Đập Yên Hàn - Xã Quảng Tân (Huyện Đầm Hà): Diễn biến chất lượng nước không ổn định qua các năm, có xu hướng ô nhiễm chất hữu cơ Giai đoạn 2011-2012, hàm lượng COD vượt ngưỡng cho phép từ 1,02-2,09 lần, tuy nhiên sau đó có xu hướng giảm và nằm trong giới hạn cho phép

9 Các nguồn nước phục vụ mục đích khác như Sông Đầm Hà, sông Hà Cối: Các thông số ô nhiễm tại vị trí quan trắc cơ bản nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B2

Hình 16 Biểu đồ BOD5 của nguồn nước cấp cho sinh hoạt

Hình 17 Biểu đồ COD của nguồn nước cấp cho sinh hoạt

Hình 18 Biểu đồ hàm lượng dầu, mỡ của nguồn nước cấp cho sinh hoạt

7.5.1.2 Chất lượng nước mặt phục vụ mục đích tưới nông nghiệp

Phân vùng mục tiêu chất lượng nước

7.5.2.1 Nguyên tắc phân vùng chất lượng nước

- Phân vùng chất lượng nước phù hợp với đặc điểm tự nhiên sẵn có của từng nguồn nước;

- Bảo đảm tính xác thực, nhất quán, liên tục của từng nguồn nước;

- Phân vùng chất lượng nước phải theo yêu cầu bảo vệ nguồn nước đáp ứng các chức năng của nguồn nước tronng kỳ quy hoạch;

- Đúng với các quy định hiện hành có liên quan đến quản lý tài nguyên nước, phù hợp đặc điểm của nguồn nước, khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trong kỳ quy hoạch;

- Bảo đảm tính thông dụng, đơn giản khi ứng dụng trong nghiên cứu và thực tế để quản lý nguồn nước

7.5.2.2 Phương pháp phân vùng chất lượng nước

Theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/7/2011 của Tổng cục Môi trường Ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước

Trong sổ tay hướng dẫn, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI- Water Quality Index) là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm

- WQI thông số (viết tắt là WQISI) là chỉ số chất lượng nước tính toán cho mỗi thông số

Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:

Bảng 184 Mức đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI

WQI Mức đánh giá chất lượng nước Màu

91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển

76 - 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Xanh lá cây

51 - 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Vàng

26 - 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác Da cam

0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai Đỏ

Bảng 185 Kết quả đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI

STT Vị trí lấy mẫu Thời gian lấy mẫu Thời gian phân tích

WQI thông số pH DO TSS COD BOD 5 NH 4 + PO 4 3- Độ đục Tổng WQI

1 Sông Vàng Danh – sau điểm hợp lưu với suối

3 Sông Thác Nhòong – trước đập Đồng Ho QI/2016 QI/2016 100 82.67 88 100.00 93.75 100.00 100.0 70.95 100 91.1

4 Sông Đồng Quặng – tại điểm lấy nước về nhà máy QI/2016 QI/2016 100 65.87 100 100.00 93.75 100.00 100.0 64.50 100 91.1

5 Hồ Yên Lập QI/2016 QI/2016 100 88.69 100 94.50 73.33 100.00 100.0 69.75 100 91.9

6 Hồ Cao Vân QI/2016 QI/2016 100 63.20 79.5 100.00 100.00 67.00 100.0 84.47 100 89.0

7 Sông Diễn Vọng – tại đập Đá Bạc QI/2016 QI/2016 100 74.16 100 100.00 100.00 92.00 100.0 91.27 100 96.2

8 Hồ Mắt Rồng QI/2016 QI/2016 100 68.13 69 100.00 100.00 94.50 100.0 95.52 100 91.3

9 Sông Tiên Yên – tại điểm lấy nước về nhà máy QI/2016 QI/2016 100 69.73 1 76.00 70.00 59.50 100.0 93.38 100 70.8

10 Sông Ba Chẽ – tại điểm lấy nước về nhà máy QI/2016 QI/2016 100 71.81 100 100.00 100.00 61.50 100.0 87.88 100 93.4

11 Suối Hoành Mô – cửa khẩu Hoành Mô QI/2016 QI/2016 100 66.56 88.75 69.50 62.22 68.17 100.0 94.13 100 87.5

12 Suối Bình Liêu – trước cầu PắcHooc QI/2016 QI/2016 100 70.31 63.875 96.00 71.67 90.75 100.0 44.98 100 77.6

13 Hồ Đầm Hà Động QI/2016 QI/2016 100 63.73 96 73.00 65.83 74.33 100.0 46.59 100 81.3

14 Sông Đầm Hà – tại đập Yên Hàn QI/2016 QI/2016 100 67.10 100 100.00 100.00 100.00 100.0 19.94 100 82.4

15 Sông Hà Cối – tại điểm lấy nước về nhà máy QI/2016 QI/2016 100 65.25 100 100.00 95.00 100.00 77.0 18.88 100 80.4

16 Sông Tài Chi – phía thượng nguồn Hồ Tài Chi QI/2016 QI/2016 100 68.70 100 100.00 85.00 79.50 100.0 11.13 100 78.4

17 Hồ Tràng Vinh QI/2016 QI/2016 100 54.06 100 69.50 51.94 100.00 100.0 71.90 100 86.4

18 Hồ Quất Đông QI/2016 QI/2016 100 64.26 100 100.00 80.00 100.00 100.0 58.03 100 88.9

19 Sông Ka Long - tại điểm lấy nước về nhà máy QI/2016 QI/2016 100 64.57 100 94.50 82.50 43.30 83.8 31.93 100 78.6

20 Hồ Trường Xuân – xã Đồng Tiến QI/2016 QI/2016 100 65.37 98.5 100.00 95.00 66.08 88.0 49.86 100 85.0

21 Hồ C4 khu 2 thị trấn Cô Tô QI/2016 QI/2016 100 65.38 69.125 100.00 87.50 56.00 93.8 48.59 100 78.0

Bảng 186 Kết quả đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI

STT Vị trí lấy mẫu Thời gian lấy mẫu

WQI thông số WQI pH DO TSS COD BOD 5 NH 4 + PO 4 3- Độ đục Tổng Coliform

2 Hồ Cổ Lễ QI/2016 QI/2016 1 57.69 100 100.00 100.00 9.88 100.0 27.63 100 0.8

3 Hồ Yên Trung QI/2016 QI/2016 100 100.00 100 94.00 97.50 100.0 100.0 70.95 100 94.4

4 Hồ Tân Lập QI/2016 QI/2016 100 69.90 87.75 100.00 93.75 59.92 100.0 64.50 100 86.4

Bảng 187 Kết quả đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI

STT Vị trí lấy mẫu Thời gian lấy mẫu Thời gian phân tích

WQI thông số pH DO TSS COD BOD 5 NH 4 + PO 4 3- Độ đục Tổng WQI

1 Suối Cầu Lim (tại Cầu Lim QL 18A) QI/2016 QI/2016 100 65.51 62.25 100.00 100.00 19.96 100.00 100.00 100 85.5

2 Sông Sinh (tại cầu sông Sinh) QI/2016 QI/2016 100 72.37 44.55 100.00 69.17 16.92 47.63 27.63 100 60.5

3 Sông Uông tại cầu Uông Bí QI/2016 QI/2016 100 73.49 39.15 69.17 74.44 20.22 81.50 70.95 100 70.5

5 Suối Tân Dân QI/2016 QI/2016 100 74.26 100.00 98.00 87.50 100.00 100.00 69.75 100 92.1

6 Suối Váo tại đập suối Váo QI/2016 QI/2016 100 61.94 99.50 94.00 74.72 63.17 100.00 84.47 100 89.8

7 Suối Lộ Phong tại cầu Lộ Phong QI/2016 QI/2016 1 62.37 1.00 70.67 68.61 54.25 100.00 91.27 1 0.1

8 Suối Lại qua đường 336 QI/2016 QI/2016 67 60.13 51.13 100.00 76.25 1.00 100.00 95.52 100 53.0

9 Suối Hà Lầm tại cầu K67 QI/2016 QI/2016 1 59.78 38.60 68.50 65.83 9.87 100.00 93.38 100 0.7

10 Hồ Khe Cá QI/2016 QI/2016 100 60.67 47.20 78.00 69.17 23.10 100.00 87.88 100 76.5

11 Suối Moong cọc 6 QI/2016 QI/2016 100 66.03 1.00 46.38 25.75 69.25 100.00 94.13 100 66.4

12 Sông Mông Dương tại cầu tràn Mông Dương QI/2016 QI/2016 100 74.11 1.00 100.00 96.25 19.66 100.00 44.98 100 56.4

13 Sông Ba Chẽ (đoạn hạ lưu CCN Nam Sơn) QI/2016 QI/2016 100 61.17 100.00 64.33 56.94 63.25 100.00 26.61 100 75.9

14 Sông Pạt Cạp tại cầu Pạt Cạp QI/2016 QI/2016 100 65.85 98.25 100.00 70.56 51.00 100.00 19.94 100 77.1

7.5.2.3 Phân vùng mục tiêu chất lượng nước theo mục đích sử dụng

- Phân vùng chất lượng nước phù hợp với đặc điểm tự nhiên sẵn có của từng nguồn nước;

- Bảo đảm tính xác thực, nhất quán, liên tục của từng nguồn nước;

- Đúng với các quy định hiện hành có liên quan đến quản lý tài nguyên nước, phù hợp đặc điểm của nguồn nước, khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trong kỳ quy hoạch;

- Bảo đảm tính thông dụng, đơn giản khi ứng dụng trong nghiên cứu và thực tế để quản lý nguồn nước

Phân vùng chất lượng nước được dựa vào định hướng nhu cầu sử dụng nước và theo QCVN 08-MT: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt để xác định mục tiêu chất lượng nước cho từng đoạn sông

Bảng 188 Phân vùng mục tiêu chất lượng nước theo các mục đích sử dụng

Vị trí nguồn nước các đoạn sông Chức năng chính của nguồn nước

Mục tiêu CLN giai đoạn 2020- 2030

Từ vị trí Đến vị trí

1 Sông Tiên Yên Đoạn 1 Xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu

Nhập lưu với sông Bắc Phe tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu

2 Cấp nước công nghiệp B1 A2 Đoạn 2

Nhập lưu với sông Bắc Phe (tại xã Lục Hồn)

Nhập lưu với sông Ngạn Chi tại xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu

3 Cấp nước công nghiệp A2 A2 Đoạn 3

Nhập lưu với sông Ngạn Chi, xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu

Ranh giới huyện Bình Liêu và Tiên Yên tại xã

Phong Dụ, huyện Tiên Yên

3 Cấp nước công nghiệp B1 A2 Đoạn 4

Ranh giới huyện Bình Liêu và Tiên Yên tại xã

Phong Dụ, huyện Tiên Yên

Ranh giới xã Phong Dụ và xã

Yên Than, huyện Tiên Yên

2 Cấp nước công nghiệp B1 A2 Đoạn 5

Ranh giới xã Phong Dụ và xã

Yên Than, huyện Tiên Yên

Vị trí lấy nước của NMN Tiên Yên

2 Cấp nước công nghiệp A2 A2 Đoạn 6 Vị trí lấy nước của NMN Tiên Yên Đập tràn Tiên Yên tại thị trấn Tiên Yên

1 Cấp nước công nghiệp B1 A2 Đoạn 7 Đập tràn Tiên

Yên tại thị trấn Biển 1 Cấp nước nông nghiệp

Vị trí nguồn nước các đoạn sông Chức năng chính của nguồn nước

Mục tiêu CLN giai đoạn 2020- 2030

Từ vị trí Đến vị trí

Từ thượng nguồn sông Phố

Cũ tại xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên Đến ranh giới xã Điền Xá và xã Yên Than, huyện Tiên Yên

2 Cấp nước công nghiệp B1 A2 Đoạn 2 Đến ranh giới xã Điền Xá và xã

Yên Than, huyện Tiên Yên

Nhập lưu vào sông Tiên Yên, tại thị trấn Tiên Yên

Từ thượng nguồn tại xã Đồng Sơn, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Quánh tại xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ

1 Cấp nước nông nghiệp B1 A2 Đoạn 2

Nhập lưu với sông Quánh tại xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Khe Pụt, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ

2 Cấp nước công nghiệp B1 A2 Đoạn 3

Nhập lưu với sông Khe Pụt, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Làng Cổng tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ

2 Cấp nước công nghiệp B1 A2 Đoạn 4

Nhập lưu với sông Làng Cổng tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Nam Kim tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ

2 Cấp nước công nghiệp A2 A2 Đoạn 5

Nhập lưu với sông Nam Kim tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ Đập dâng Ba

Chẽ 1.Cấp nước nông nghiệp B1 A2 Đoạn 6 Đập dâng Ba Chẽ Biển 1 Cấp nước nông nghiệp

Từ đoạn tiếp giáp với Trung Quốc

Biển 1 Cấp nước nông nghiệp

Từ thượng nguồn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái

Hồ Tràng Vinh, xã Hải Sơn, TP Móng Cái

Vị trí nguồn nước các đoạn sông Chức năng chính của nguồn nước

Mục tiêu CLN giai đoạn 2020- 2030

Từ vị trí Đến vị trí Đoạn 2 Hồ Tràng Vinh, xã Hải Sơn, TP Móng Cái

Nhập lưu với sông Đầu, xã Quảng Nghĩa,

3 Cấp nước nông nghiệp A2 A2 Đoạn 3

Nhập lưu với sông Đầu, xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái

Biển 1 Cấp nước nông nghiệp B1 B1

6 Sông Hà Cối Đoạn 1 Thượng nguồn

Vị trí lấy nước của NMN Hà Cối

3 Cấp nước nông nghiệp A2 A2 Đoạn 2 Vị trí lấy nước của NMN Hà Cối Đập tràn chợ Hải Hà cũ

2 Cấp nước nông nghiệp B1 A2 Đoạn 3 Đập tràn chợ Hải

Hà cũ Biển 1 Giao thông thủy B2 B1

7 Sông Tài Chi Đoạn 1 Thượng nguồn Đập tràn UBND huyện

3 Cấp nước nông nghiệp A2 A2 Đoạn 2 Đập tràn UBND huyện

Hà Cối 1 Giao thông thủy B2 B1

Từ thượng nguồn tại xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà

Nhập lưu với sông Siềng Lống tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm

1 Cấp nước nông nghiệp B1 A2 Đoạn 2

Nhập lưu với sông Siềng Lống tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm

Hà Đến hạ lưu sông tại xã Tân Bình, huyện Đầm Hà

3 Cấp nước công nghiệp A2 A2 Đoạn 3 Đến hạ lưu sông tại xã Tân Bình, huyện Đầm Hà

Biển 1 Cấp nước nông nghiệp B1 B1

9 Sông Quang Thành (sông Ma Ham)

Từ thượng lưu Đến hạ lưu đổ ra biển

10 Sông Khe Hèo Đoạn 1 Từ thượng lưu Đập Khe Hèo 1 Cấp nước nông nghiệp B1 A2 Đoạn 2 Đập Khe Hèo Biển 1 Cấp nước nông nghiệp

Vị trí nguồn nước các đoạn sông Chức năng chính của nguồn nước

Mục tiêu CLN giai đoạn 2020- 2030

Từ vị trí Đến vị trí

11 Sông Khe Mắm (sông Hà Gian)

Từ thượng lưu Đến hạ lưu đổ ra biển

Từ thượng lưu Đến hạ lưu đổ ra biển 1 Cấp nước nông nghiệp B1 A2

Từ thượng lưu Đến hạ lưu đổ ra biển

14 Sông Mông Dương Đoạn 1 Từ thượng nguồn Đập tràn (cầu

Mông Dương) 1 Cấp nước công nghiệp B1 A2 Đoạn 2 Đập tràn (cầu

Mông Dương) Biển 1 Giao thông thủy B2 A2

15 Sông Diễn Vọng Đoạn 1 Thượng lưu Đập Đá Bạc 1 Cấp nước sinh hoạt

3 Cấp nước công nghiệp A2 A2 Đoạn 2 Đập Đá Bạc Biển 1 Cấp nước công nghiệp

Từ thượng lưu (bao gồm thượng lưu 2 nhánh sông)

Vị trí lấy nước của NMN

3 Cấp nước công nghiệp A2 A2 Đoạn 2 Từ vị trí lấy nước của NMN Hoành Bồ

17 Sông Thác Nhòong Đoạn 1 Từ thượng lưu

Vị trí lấy nước của NMN Đồng

A2 A2 Đoạn 2 Từ vị trí lấy nước của NMN Đồng Ho Đập tràn cầu Trới 1 Cấp nước nông nghiệp

2 Cấp nước công nghiệp B1 A2 Đoạn 3 Từ đập tràn cầu

Trới Biển 1 Giao thông thủy B1 A2

18 Sông Trung Lương Đoạn 1 Từ thượng lưu

Vị trí lấy nước của NMN Miếu Hương

Vị trí nguồn nước các đoạn sông Chức năng chính của nguồn nước

Mục tiêu CLN giai đoạn 2020- 2030

Từ vị trí Đến vị trí Đoạn 2 Từ vị trí lấy nước của NMN Miếu Hương

Sông Cầm/sông Đá Vách

19 Sông Đá Bạc - Đá Vách

Từ thượng lưu Hạ lưu đổ ra sông

20 Sông Uông Đoạn 1 Từ thượng nguồn Đến đập Lán

3 Cấp nước công nghiệp A2 A2 Đoạn 2 Từ đập Lán Tháp Đến đập tràn nhà máy nhiệt điện 1 Cấp nước công nghiệp B2 A2 Đoạn 3 Đến đập tràn nhà máy nhiệt điện Sông Bạch Đằng 1 Cấp nước công nghiệp

21 Sông Sinh Đoạn 1 Từ thượng nguồn Đập tràn hồ công viên 1 Cấp nước công nghiệp B2 B1 Đoạn 2 Từ đập tràn hồ công viên Sông Bạch Đằng 1 Giao thông thủy B2 B1 Đoạn 3 Sông Bạch Đằng Biển 1 Giao thông thủy B2 B1

Bảng 189 Phân vùng mục tiêu chất lượng nước hồ theo mục đích sử dụng

TT Huyện, thị xã, TP Danh mục nguồn nước Chức năng hồ chứa

Mục tiêu CLN giai đoạn 2020- 2030

Các hồ: Khe Cá, Sau Làng, Khe Lởi, Khu 5, Cái Tần, Cái Mắm, Đầm Khu 3, Khe Sung

Các hồ: Hồ Tràng Vinh, Quất Đông, Vạn Gia, Kim Tinh, Đoan Tĩnh

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ

Các hồ: Lục Phủ (Pìng Hồ), Dân Tiến, Giếng Cối, Khe Năng, Mã Sầu Thán (Thán Phún), Khe Cầu, Cái Vĩnh, Đội 11,

Từ Vè, Cái Lấm, Khe

Nà, Lẩm Coỏng, Sau Ủy

TT Huyện, thị xã, TP Danh mục nguồn nước Chức năng hồ chứa

Mục tiêu CLN giai đoạn 2020- 2030

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ

Các hồ: Đầm Đá, Đồng Cầu, Khe Cả, Đồng Cói, Yên Ngựa, Rừng Miễu, Cống Đá, Tân Tiến, Ao Chảo, Ao Cói, Ruộng Bồng, Cây Cam, Bắc Nhòm, Cái Tăm, Ông Trúc

Cấp nước nông nghiệp và cảnh quan du lịch

Các hồ: Ông Tại, Đầm Phường, Đầm Mây, Tân Lập, Ba Za

Các hồ: Khe Chè, Bến Châu

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp

Các hồ: Trại Lốc 1, Trại Lốc 2, Đồng Đò 1, Đồng Đò 2, Nội Hoàng, Khe Ươn 1, Khe Ươn2, Yên Dưỡng, Đá Trắng, Đập Làng, Tân Yên, Cổ Lễ, Gốc Thau, Linh Sơn, Sống Rắn, Trại Nứa, Rộc Chày, Cầu Cuốn, Lỗ Chỉnh, Chùa Quỳnh, Bắc

Mã, Suối Môi, Nhà Bò, Khe Tắm, Suối Sai, Đìa Sen, Sinh Đề, Đập Cái

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ

Các hồ: Gà Gô, Đông Mai, Khe Thự, Bồng

TT Huyện, thị xã, TP Danh mục nguồn nước Chức năng hồ chứa

Mục tiêu CLN giai đoạn 2020- 2030

Ngai, Núi Dinh, Rộc Bồng, Cành Chẽ, Giếng Mùi, Ông Xuyên, Khe Giá,

Khe Chính, An Biên, Rộc Cả, Rộc Cùng, Rộc Miễu ( Rộc Mười), Chân Đèo, Rộc Ngô, Khe Chùa (Suối Páo), Khe Khoai, Khe Mằn, Đồng Khuôn, Khe Hon, 2F, Hà Nùng, Đồng Má, Khe Chùa

Các hồ: Mắt Rồng, Lòng Dinh, Cẩu Lẩu, Ngọc Thủy

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ

Các hồ: Khe Mai, Voòng Tre, Khe Bòng, Xuyên Hùng 2, Đỉ Ba, Khe Chàm, Đồng Lĩnh, Vạ Chàm, Kí Vầy, Đầm Tròn, Khe Rùa, Ông Tĩnh, Tống Hôn (Xuyên Hùng 1), Ông Thành, Thôn 8, Đông Thái, Cái Xuôi, Đầm Làng, Ông Khảm, Hòa Bình, Đài

Mỏ, Chương Sam, Nhà Thạch (ông Tiên), Coóc Sếch, Ông Giáp, Khe Quýt, Ông Lâm

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp

Các hồ: Khe Táu, Thôn

Hạ, Thôn Trung, Nông Sơn, Đồng Và, Thôn Thượng, Hải Yên, Đá Lạn, Trương Quý, 1-5, Yên Hải, Cái Khánh, Thanh Hải, Khe Muối,

10 Huyện Ba Chẽ Hồ Khe Lọng Trong

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp

TT Huyện, thị xã, TP Danh mục nguồn nước Chức năng hồ chứa

Mục tiêu CLN giai đoạn 2020- 2030

11 Huyện Bình Liêu Hồ Khe Lánh Cấp nước nông nghiệp B1 A2

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp

Các hồ: Khe Dầu, Khe Đình Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp A2 A2

Các hồ: Vàn Chảy, Trường Xuân, C4, Chiến Thắng 1, Chiến Thắng 2, Bạch Vân

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ

Các hồ: Thầu Mỷ, Ông Thanh, Ông Cự, Hải Tiến, C21, C22, Ông Vụ, Ông Mẫn, Ông Nội, Thôn 1, Ông Lý, Ông Giáo, Ông Tỏe, Bà Gừng

Ghi chú: a) Đối với mục tiêu chất lượng nước A2, yêu cầu chất lượng nước xả thải: Nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT; Nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT; Nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT; Nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột

A quy định tại QCVN tương ứng b) Đối với mục tiêu chất lượng nước B1, yêu cầu chất lượng nước xả thải: Nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT; Nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT; Nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT; Nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột

B quy định tại QCVN tương ứng c) Đối với mục tiêu chất lượng nước B2, yêu cầu chất lượng nước xả thải: Nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT; Nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B

190 của QCVN 40:2011/BTNMT; Nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT; Nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột

B quy định tại QCVN tương ứng.

Đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước

1 Xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các khu dùng nước, các sông suối chính, các hộ khai thác sử dụng nước lớn như các hồ thủy điện, thủy lợi, các khu công nghiệp… nhằm phát hiện sớm các vi phạm trong khai thác tài nguyên nước đặc biệt các khu vực có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước

2 Xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước

3.Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn thải Các nguồn nước thải trước khi xả vào nguồn nước phải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép, đối với khu vực ven bờ vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đến năm

2020 toàn bộ các nguồn nước thải được xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam trước khi xả ra môi trường a) Đối với nước và rác thải sinh hoạt: Triển khai chương trình 3R (Giảm - Tái chế - Tái sử dụng rác) phân loại rác thải thành các loại rác tái chế được, không tái chế được và rác hữu cơ; Lựa chọn phương án xử lý phù hợp với công nghệ xử lý hiện đại thích hợp; Từng bước di chuyển các nhà dân nằm trong hành lang bảo vệ công trình thủy lợi tránh đổ rác thải hoặc xây dựng các công trình vệ sinh trên bờ kênh mương, b) Đối với nước thải nông nghiệp: Nâng cao nhận thức của nông dân trong kỹ thuật bón phân hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học thông thường; Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về cách sử dụng phân bón, cách tưới, tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân; Hạn chế chăn thả gia súc tự do và khuyến khích, trang bị phương tiện thu gom phân khi chăn thả gia súc tự do; Cấm sử dụng phân tươi bón ruộng, khuyến khích xử lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi bằng việc xây dựng các bể Biogas; Hạn chế xử dụng nước thải cho tưới ruộng hoặc phải có biện pháp xử lý phù hợp c) Đối với NTCN: Các nhà máy có nghĩa vụ xử lý nước thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường; Khuyến khích các cơ sở sản xuất từng bước đổi mới máy móc, đưa vào các công nghệ tiên tiến dùng ít nước; Bắt buộc các dự án khi trình phê duyệt phải thực hiện xong hạng mục đánh giá tác động của việc phát triển dự án đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng

Nước thải các KCN, CCN: Thiết kế và xây dựng hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải hợp lý đảm bảo sử dụng tiết kiệm và tăng cường khả năng tái sử dụng nước; thu gom và xử lý toàn bộ nước thải sản xuất, NTSH và nước mưa chảy tràn trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng và giai đoạn hoạt động

191 của cụm công nghiệp đảm bảo 100% các KCN đi vào hoạt động có các công trình xử lý nước thải và diện tích cây xanh hợp lý; các KCN và các cơ có lưu lượng xả nước thải từ 1.000 m 3 /ngày đêm trở lên thực hiện giám sát, quan trắc tự động nước thải đầu ra theo quy định

Nước thải ngành than: các giai đoạn của dự án khai thác than (từ xây dựng cơ bản, khai thác, kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ) đều có nguy cơ gây sạt lở, mất ổn định bờ dốc, trôi lấp bãi thải, gây bồi lắng sông, suối không chỉ làm giảm khả năng thoát nước của các thủy vực mà còn ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước do chất thải, nước thải Do vậy việc xây dựng công trình kè, đập chống trôi lấp và trình nạo vét sông, suối khu vực mỏ là cần thiết để chống sạt lở bờ dốc, bờ mỏ, ngăn không cho nước thải, chất thải trôi xuống sông, suối, hạn chế bồi lắng dòng sông, đảm bảo khả năng thoát nước của các sông, suối khu vực khai thác than; xây dựng các trạm xử lý nước thải cho những khu vực chưa có hoặc mở rộng các trạm đã có nhằm xử lý nước thải mỏ đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường; xử lý nâng cao hiệu quả nước thải mỏ; có giải pháp xử lý nước chảy tràn bề mặt theo hướng thu gom, xử lý nước thải theo lưu vực d) Đối với NTYT: các cơ sở y tế cần được xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn trước khi thải vào mạng lưới tiêu thoát chung đ) Đối với nước thải khác: các cơ sở phát sinh nước thải có trách nhiệm và nghĩa vụ xử lý đạt quy chuẩn tương ứng trước khi xả vào nguồn nước

4 Xác định dòng chảy tối thiểu cho các sông, suối và cần giám sát chặt chẽ để duy trì được dòng chảy tối thiểu

5 Tăng cường bảo vệ nguồn sinh thủy bằng cách duy trì và phát triển diện tích rừng đầu nguồn Nghiêm cấm khai thác rừng thuộc lưu vực các hồ chứa nước quan trọng như hồ Yên Lập, hồ Cao Vân Đối với các nguồn nước bị cạn kiệt do bồi lấp dòng sông như sông Sinh, sông Vàng Danh, sông Diễn Vọng, sông Mông Dương cần rà soát và tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy

6 Xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng nước.

BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước

Chất lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, được đánh giá dựa vào kết quả phân tích các mẫu nước ngầm tại các giếng khoan sinh hoạt trên địa bàn các địa phương của tỉnh, thông qua các báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2015 và kết quả quan trắc quý I/2016; báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường thị xã Quảng Yên năm 2014; báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông lần 2

- Quảng Ninh tháng 10/2015, ngoài ra để đánh giá chất lượng nước các đảo sử dụng kết quả phân tích mẫu từ các giếng khoan, giếng đào nhà dân, mạch lộ, điểm xuất lộ nước dưới đất từ các dự án đã và đang thực hiện do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia thực hiện, kết quả phân tích, tổng hợp và đối chiếu với QCVN 09-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

192 về chất lượng nước dưới đất Chất lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có đặc điểm như sau:

1 Độ PH: Tại các giếng quan trắc ở Đông Triều, Mạo Khê, Vàng Danh, Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cái Rồng, giếng VH12, Cô Tô, độ PH đều thấp dưới Quy chuẩn Khu vực Đông Triều, Cẩm Phả là các khu vực có trị số PH thấp nhất

Hình 29 Độ PH trong nước dưới đất tại các địa phương

2 Hàm lượng các kim loại: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại các vị trí lấy mẫu trên địa bàn tỉnh chưa cho thấy dấu hiệu ô nhiễm kim loại, tuy nhiên tại các các đảo, hàm lượng sắt trong nước khá cao, các đảo như Quan Lạn, Bản Sen (Trà Bản), Thanh Lân, Cô Tô, Ngọc Vừng

Hình 30 Hàm lượng sắt trong nước dưới đất tại các địa phương

3 Độ cứng (CaCO3): Kết quả phân tích các mẫu nước ngầm cho thấy, các khu vực quan trắc, độ cứng của nước đều nằm dưới giới hạn quy định, các khu vực Vàng Danh, Cẩm Phả là các khu vực nước có độ cứng cao nhất, tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép

Hình 31 Độ cứng nước dưới đất tại các địa phương

4 Hàm lượng Nitrat: Hàm lượng Nitrat trong nước ngầm được giới hạn ở mức 15 mg/l theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT, kết quả phân tích cho thấy: hàm lượng Nitrat ở các điểm quan trắc khá thấp, tất cả đều nằm dưới giới hạn cho phép Bãi Cháy và Cẩm phả là hai khu vực có hàm lượng Nitrat cao nhất

Hình 32 Hàm lượng nitrat trong nước dưới đất tại các địa phương

5 Ô nhiễm do vi sinh vật (Coliform):

- Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh quý 1/2016, nguồn nước giếng ATH 10 ô nhiễm vi sinh vật cao gấp gần 7 lần giới hạn cho phép, nước giếng CT7, huyện đảo Cô Tô cao gấp hơn 13 lần giới hạn

Hình 33 Hàm lượng vi sinh trong nước dưới đất tại các địa phương

Đánh giá diễn biến mực nước

Để đánh giá diễn biến tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sử dụng kết quả quan trắc mực nước tại các trạm quan trắc quốc gia với thời gian quan trắc từ năm 2005 đến tháng 3/2016 Tuy trên địa bàn tỉnh có rất ít các trạm quan trắc nước dưới đất nhưng các tầng chứa nước được quan tắc lại rất có ý nghĩa đối với việc khai thác, sử dụng nước dưới đất của tỉnh đó là các tầng chứa nước thuộc hệ Đệ tứ (Qh, Qp) và Cacbon-Pecmi (C-P) , các trạm quan trắc này chủ yếu tập trung ở khu vực Mạo Khê, TX Đông Triều, sử dụng kết quả quan trắc tại một trạm quan trắc lân cận tại huyện Phú Thứ, tỉnh Hải Dương Kết quả quan trắc cho thấy:

1 Đối với tầng chứa nước Qh2:

Tầng chứa nước này trong những năm gần đây có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng, trong những năm 2005 - 2006, mực nước đo được lớn nhất là +5,74 m, thấp nhất là +3,19 m tuy nhiên đến năm 2015 - 2016 mực nước đo được lớn nhất là +3,16 m, thấp nhất là +1,32 m, như vậy trong 10 năm, mực nước đã giảm sâu hơn 2m, hiện tại mực nước của tầng chứ nước Qh2 đang ở cốt +2,7 m

Hình 34 Diễn biến mực nước tại tầng chứa nước Qh2 tại lỗ khoan Q141

2 Đối với tầng chứa nước Qp1:

Tầng chứa nước này trong những năm gần đây cũng có dấu hiệu suy giảm, trong những năm 2005 - 2006, mực nước đo được lớn nhất là +4,42 m, thấp nhất là +0,0 m tuy nhiên đến năm 2015 - 2016 mực nước đo được lớn nhất là +0,36 m, thấp nhất là -1,0 m, như vậy trong 10 năm, mực nước đã giảm sâu hơn 1 m, hiện tại mực nước của tầng chứa nước Qp1 đang ở cốt +0,0 m

Hình 35 Diễn biến mực nước của tầng chứa nước Qp1 tại lỗ khoan Q141a

3 Đối với tầng chứa nước C-P

Tầng chứa nước này khá ổn định, trong chuỗi số liệu quan trắc thu được từ

10 năm qua cho thấy mực nước vẫn duy trì ở mức lớn nhất là +1,08 - 1,09 m, thấp nhất là +0.03 đến +0.04 m Tuy nhiên có những thời điểm mực nước của tầng chứa nước này lại giảm đột ngột khá sâu đó là thời điểm tháng 4/2013, mực nước đo được thấp nhất còn -1,17 m, tức là giảm sâu tới hơn 1,1 m

Hình 36 Diễn biến mực nước của tầng chứa nước Qh1 tại lỗ khoan Q143 Đây là tầng chứa nước tiềm năng, có mức độ chứa nước thuộc loại giàu nước, có khả năng cung cấp ở quy mô công nghiệp, tuy nhiên tầng chứa nước này trong những năm gần đây cũng có dấu hiệu suy giảm, trong những năm

2005 - 2006, mực nước đo được lớn nhất là +1,1 m, thấp nhất là +0,24 m tuy nhiên đến năm 2015 - 2016 mực nước đo được lớn nhất là +0,65 m, thấp nhất là

-0,12 m, như vậy trong 10 năm, mực nước đã giảm sâu khoảng 0,5 m, hiện tại mực nước của tầng chứa nước C-P đang ở cốt +0,5 m

Hình 37 Diễn biến mực nước của tầng chứa nước C-P tại lỗ khoan Q143

Tuy chưa phản ánh đầy đủ và toàn diện về sự suy giảm trữ lượng tài nguyên nước dưới đất của Tỉnh, nhưng qua kết quả quan trắc từ các giếng quan trắc của Bộ cho thấy tài nguyên nước dưới đất đang bị suy giảm về trữ lượng, có tầng chứa nước giảm khá sâu nhưng cũng có tầng chứa nước còn giữ được mực nước, tuy nhiên cũng cần phải có biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý để tránh làm suy giảm hơn nữa các tầng chứa nước tiềm năng này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Một vấn đề cần được quan tâm đối với suy giảm trữ lượng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mà đã được cảnh báo, lưu ý tại kỳ quy hoạch trước đó là việc tháo khô các mỏ khai thác than Theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm

2030, đối với Bể than Đông Bắc: Đến hết năm 2015 hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 m và một số khu vực dưới mức -300 m đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020 Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021-2030 Việc khai thác than đến chiều sâu lớn đòi hỏi phải tháo khô nước dưới đất do đó sẽ làm hạ thấp mực nước ngầm tại khu vực mỏ và xung quanh mỏ Bên cạnh đó quá trình khai thác mỏ hầm lò và lộ thiên với các công việc như đào lò, thoát nước ngầm cho các lớp đá cũng như khai thác khoáng sản ở các lò chợ sẽ làm thay đổi trạng thái cân bằng của khối đất đá nguyên trạng Vì vậy các lớp đất đá trên bề mặt có xu thế dịch chuyển và biến dạng để xác lập trạng thái cân bằng mới làm biến dạng bề mặt đất gây sụt lún nền đất Do đó cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ việc thoát nước mỏ và cần thiết phải quan trắc động thái mực nước dưới đất khu vực khai thác than

Đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước

1 Tăng cường điều tra, thăm dò, đánh giá khả năng khai thác tài nguyên nước dưới đất Khoanh vùng bảo vệ miền cấp cho nước dưới đất cần được bảo vệ cao, gồm các khu vực Đông Hạ Long - Cẩm Phả, vùng trung tâm và phía bắc thành phố Uông Bí, vùng phía bắc thị xã Đông Triều

2 Đối với các giếng khoan khai thác nước dưới đất khu vực có hoạt động khai thác than vùng Mạo Khê (Đông Triều), Vàng Danh (Uông Bí), Đông Hạ Long, Cẩm Phả duy trì khai thác nước dưới đất các giếng hiện có phục vụ cấp nước sinh hoạt, đặc biệt là các giếng của Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh, duy trì lưu lượng khai thác đã được cấp giấy phép, duy trì mực nước hạ thấp cho phép, thực hiện các biện pháp để khai thác ổn định, có hiệu quả, định kỳ 2 lần/năm thực hiện thau rửa giếng khoan, quan trắc mực nước, lưu lượng định kỳ

3 Hạn chế khai thác sử dụng nước dưới đất trên các địa bàn đô thị hoặc khu vực đã có hệ thống cấp nước tập trung

4 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn thải Các nguồn nước thải trước khi xả vào nguồn nước phải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép

5 Xây dựng các đới phòng hộ vệ sinh cho các công trình đang khai thác nước (giếng khoan, nguồn lộ); Trám lấp các giếng khoan không sử dụng

6 Nghiêm cấm các hành vi xả thải, chôn lấp rác thải tại những khu vực được quy hoạch khai thác nước dưới đất

7 Nghiên cứu xây dựng các mô hình bổ cập nước mặt cho nước dưới đất để tăng cường khả năng đáp ứng của nguồn nước cho các hoạt động dân sinh, phát triển kinh tế.

XÁC ĐỊNH NGUỒN NƯỚC CẦN BẢO TỒN

Căn cứ xác định

1 Nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đã được cộng đồng dân cư coi là nguồn nước linh thiêng hoặc là nơi tổ chức các lễ hội liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng

2 Nguồn nước liên quan đến hoạt động bảo tồn văn hóa, gắn liền với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa truyền thống địa phương, di sản quốc gia

3 Nguồn nước liên quan đến các hoạt động thể thao, khu vui chơi giải trí đã được quy hoạch

4 Nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học, gắn liền với môi trường sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

5 Nguồn nước dành cho mục đích nghiên cứu khoa học, bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan

Xác dịnh các nguồn nước có ý nghĩa cần bảo tồn

Căn cứ vào yêu cầu của các nguồn nước cần bảo tồn, hiện trạng khai thác, sử dụng các nguồn nước Các nguồn nước cần bảo tồn gắn với hoạt động du lịch văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa truyền thống được xác định cụ thể như sau:

Bảng 190 Danh mục sông, suối cần bảo tồn

TT Tên sông, suối Địa điểm

1 Sông Bạch Đằng TX Quảng Yên

2 Suối Lựng Xanh TP Uông Bí

3 Suối thác Mơ TX Quảng Yên

4 Suối Khe Vằn Huyện Bình Liêu

Bảng 191 Danh mục hồ chứa cần bảo tồn

TT Tên hồ chứa Địa điểm

1 Hồ Tràng Vinh TP Móng Cái

2 Hồ Quất Đông TP Móng Cái

3 Hồ Lục Phủ (Phình Hồ) TP Móng Cái

4 Hồ Mán Thí TP Móng Cái

5 Hồ Yên lập TP Hạ Long

6 Hồ Chúc Bài Sơn H Hải Hà

7 Hồ Khe Chè TX Đông Triều

8 Hồ Bến Châu TX Đông Triều

9 Hồ Yên Trung TP Uông Bí

MẠNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC, GIÁM SÁT XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC

Hiện trạng mạng giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước

Công tác quan trắc chất lượng nước trên địa bàn Tỉnh được Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đối với cả môi trường nước mặt lục địa, môi trường nước biển ven bờ và môi trường nước dưới đất với tổng số có 66 vị trí quan trắc nước, trong đó có 58 vị trí quan trắc chủ động trong đó có 39 điểm quan trắc nước mặt lục địa trên phạm vi 14 huyện/thị/ thành phố, 10 điểm quan trắc nước biển ven bờ tại 5 huyện/thị/ thành phố và 9 điểm quan trắc nước dưới đất tại 06 huyện/thị/ thành phố

Bảng 192 Mạng điểm quan trắc môi trường nước mặt lục địa

TT Vị trí quan trắc Ký hiệu Tọa độ

1 Sông Cầm (tại cầu Cầm) NM1 2331617; 373490

2 Hồ Cổ Lễ - thị xã Đông Triều NM2 2328662; 384151

3 Suối Cầu Lim (tại Cầu Lim QL18A) NM3 2331360; 381654

II Khu vực Uông Bí

4 Hồ Yên Trung - TP Uông Bí NM4 2329983; 387100

5 Hồ Tân Lập - TP Uông Bí NM5 2328177; 395270

6 Sông Sinh tại cầu sông Sinh QL18A tránh nội thị

TT Vị trí quan trắc Ký hiệu Tọa độ

7 Sông Uông tại cầu Uông Bí NM7 2326709; 399493

8 Sông Vàng Danh phía sau điểm hợp lưu với suối

III Khu vực Quảng Yên

10 Sông Chanh tại cầu sông Chanh (*) NM10 2315857; 400636

IV Khu vực Hoành Bồ

11 Sông Thác Nhoòng trước đập Đồng Ho NM11 2327578; 419149

12 Suối Tân Dân đoạn thôn Bàng Anh, xã Tân Dân NM12 2339560; 408238

13 Sông Đồng Quặng trước trạm bơm về nhà máy nước Hoành Bồ NM13 2329079; 428598

14 Suố i Va ́o tại đập suối Váo khu 9 thi ̣ trấn Trới NM14 2327425; 420765

15 Hồ Yên Lập - TP Hạ Long NM15 2322239; 413575

16 Suối Lộ Phong tại cầu Lộ Phong QL 18A NM16 2319184; 438460

17 Tại cầu suối Lại qua đường 336 NM17 2323156; 433720

18 Suối Hà Lầm tại cầu K67 trên đường 336 NM18 2320971; 431186

19 Hồ Khe Cá - TP Hạ Long NM19 2324041; 410418

VI Khu vực Cẩm Phả

20 Hồ Cao Vân tại đập Cao Vân NM20 2330391; 443560

21 Sông Diễn Vọng tại đập Đá Bạc NM21 2326740; 441868

22 Suối moong cọc 6 tại cầu qua QL 18A NM22 2323378; 455654

23 Sông Mông Dương ta ̣i cầu Tràn NM23 2330058; 455532

VII Khu vực Vân Đồn

24 Hồ Mắt Rồng - huyện Vân Đồn NM24 2331233; 465942

VIII Khu vực Tiên Yên

25 Sông Tiên Yên tại điểm lấy nước phục vụ mục đích sinh hoạt cho huyện Tiên Yên NM25 2361079; 463374

IX Khu vực Ba Chẽ

26 Sông Ba Chẽ tại điểm lấy nước về nhà máy nước

27 Sông Ba Chẽ đoạn hạ lưu CCN Nam Sơn NM27 2349969; 455566

28 Suố i Hoa ̀nh Mô ta ̣i cửa khẩu Hoành Mô NM28 2389072; 471991

29 Suối Bình Liêu phía trước cầu Pắc Hooc NM29 2381180; 463719

XI Khu vực Đầm Hà

30 Hồ Đầm Ha ̀ Đô ̣ng NM30 2366458; 480576

31 Sông Đầm Hà tại đập Yên Hàn - xã Quảng Tân NM31 2363694; 482801

XII Khu vực Hải Hà

32 Sông Ha ̀ Cối ta ̣i đâ ̣p lấy nước về nhà máy xử lý nước cấp tại xã Quảng Chính NM32 2372920; 498243

33 Sông Tài Chi phía thượng lưu hồ Tài Chi NM33 2377764; 495530

XIII Khu vực Móng Cái

34 Sông Pạt Cạp tại cầu Pạt Cạp, xã Quảng Nghĩa NM34 2381967; 504407

35 Hồ Tràng Vinh - TP Móng Cái NM35 2382769; 507989

36 Hồ Quất Đông - TP Móng Cái NM36 2383575; 513412

37 Sông Ka Long tại điểm lấy nước về nhà máy nước Đoan Tĩnh NM37 2382329; 521289

XIV Khu vực Cô Tô

TT Vị trí quan trắc Ký hiệu Tọa độ

38 Hồ Trường Xuân xã Đồng Tiến NM38 2321552; 500989

39 Hồ C4 khu 2 thị trấn Cô Tô NM39 2319013; 501104

Bảng 193 Mạng quan trắc chất lượng nước dưới đất

TT Vị trí quan trắc Ký hiệu Tọa độ

5 Giếng ATH10 Hòn Gai NN5 2317084; 433607

7 Lộ 12 Thị trấn Cái Rồng NN7 2331356; 465912

8 Giếng VH08 Quan Lạn NN8 2314139; 477730

9 Lỗ khoan CT7 Cô Tô NN9 2323593; 500351

Xác định mạng giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước

7.8.2.1 Nguyên tắc xác định hệ thống giám sát a) Hệ thống giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm khả năng giám sát toàn diện khu vực tiếp nhận nước thải vào nguồn nước, đối tượng xả nước thải trực tiếp vào nguồn nước; b) Vị trí giám sát phải thuận lợi cho việc xây dựng trạm và thực hiện việc giám sát; c) Hệ thống giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước phải kết hợp với các mạng giám sát tài nguyên nước khác; phải phù hợp với quy hoạch mạng quan trắc tài nguyên và môi trường

2 Xác định vị trí giám sát

Trên cơ sở hiện trạng chất lượng nước, đặc điểm nguồn xả nước thải các vị trí giám sát được xác định cụ thể như bảng sau:

Bảng 194 Mạng giám sát xả nước thải vào nguồn nước

Ký hiệu Vị trí Địa phương

Giai đoạn thực hiện Đến

NT1 KCN Cái Lân TP Hạ Long x x x

NT2 KCN Việt Hưng TP Hạ Long x x x

NT3 KCN Hải Yên TP Móng Cái x x x

NT4 KCN Đông Mai TX Quảng Yên x x x

NT5 KCN Phương Nam TP Uông Bí x x x

NT6 KCN Cảng biển Hải Hà Huyện Hải Hà x x x

NT7 KCN Đầm Nhà Mạc TX Quảng Yên x x x

NT8 KCN Hoành Bồ Huyện Hoành Bồ x x x

NT9 KCN Tiên Yên Huyện Tiên Yên x x x

NT10 KCN Quán Triều TX Đông Triều x x x

NT11 KCN phụ trợ ngành than TP Cẩm Phả x x x

Ký hiệu Vị trí Địa phương

Giai đoạn thực hiện Đến

NT12 CNN Hà Khánh TP Hạ Long x x x

NT13 CCN An Hưng TP Hạ Long x x

NT14 CNN Hải Hòa TP Móng Cái x x x

NT15 CCN Ninh Dương TP Móng Cái x x x

NT16 CCN Dân Tiến TP Móng Cái x x

NT17 CCN Yên Thanh TP Uông Bí x x x

NT18 CCN Chạp Khê TP Uông Bí x x x

NT19 CCN Quang Hanh TP Cẩm Phả x x

NT20 CCN Mông Dương TP Cẩm Phả x x

NT21 CCN Cẩm Thạch TP Cẩm Phả x

NT22 CCN Cẩm Thủy TP Cẩm Phả x

NT23 CCN Dương Huy TP Cẩm Phả x

NT24 CCN Quảng Thành Huyện Hải Hà x x x

NT25 CCN Quảng Phong Huyện Hải Hà x x

NT26 CCN Quảng Chính, Quảng Long Huyện Hải Hà x

NT27 CCN CB, NS Nam Sơn Huyện Ba Chẽ x x x

NT28 CCN Nam Sơn Huyện Ba Chẽ x x

NT29 CCN Đạp Thanh Huyện Ba Chẽ x

NT30 CCN Thanh Lâm Huyện Ba Chẽ x

NT31 CCN Hoành Bồ Huyện Hoành Bồ x x x

NT32 CCN số 7 (NM xi măng Hạ Long) Huyện Hoành Bồ x x

NT33 CCN số 7 (mở rộng) Huyện Hoành Bồ x

NT34 CCN Kim Sen TX Đông Triều x x x

NT35 CCN CBTS Yên Giang TX Quảng Yên x x x

NT36 CCN sửa, đóng tàu Hà An TX Quảng Yên x x x

NT37 CNN CN Tàu thủy sông Chanh TX Quảng Yên x x x

NT38 CCN Đồng Bái TX Quảng Yên x x x

NT39 CCN sửa chữa, đóng mới tàu TX Quảng Yên x x

NT40 CCN km7 TX Quảng Yên x x

NT41 CNN Đồng Tâm Huyện Tiên Yên x x

NT42 CCN Hải Lạng Huyện Tiên Yên x x

NT43 CCN Tiên Lãng Huyện Tiên Yên x

NT44 CCN Bình Quân Huyện Bình Liêu x x

NT45 CCN Đồng Tâm Huyện Bình Liêu x x

NT46 CCN Vô Ngại Huyện Bình Liêu x x

NT47 CCN Tân Bình Huyện Đầm Hà x x

NT48 CCN Đại Bình Huyện Đầm Hà x x

NT49 CCN Tân Hà Huyện Đầm Hà x

NT50 CCN Quảng Lâm Huyện Đầm Hà x

NT51 CCN Quảng An Huyện Đầm Hà x

NT52 CCN Đầm Hà Huyện Đầm Hà x

NT53 Bãi chôn lấp rác Hà Khẩu TP Hạ Long x x x

NT54 Bãi chôn lấp rác Đèo Sen TP Hạ Long x x x

NT55 Bãi xử lý rác sơ bộ Huyện Hải Hà x x x

NT56 Bãi chôn lấp chất thải rắn Huyện Hải Hà x x

NT57 Bãi rác thị trấn Huyện Bình Liêu x x

NT58 Khu xử lý rác thải sinh hoạt TP Cẩm Phả x x x

Ký hiệu Vị trí Địa phương

Giai đoạn thực hiện Đến

NT59 Nhà máy xử lý, tái chế chất thải rắn công nghiệp nguy hại TP Cẩm Phả x x

NT60 Khu xử lý tái chế, chất thải rắn công nghiệp nguy hại TP Cẩm Phả x x

NT61 Khu xử lý chất thải sinh hoạt TP Cẩm Phả x x

NT62 Bãi rác Lạc Thanh TP Uông Bí x x x

NT63 Bãi rác Vàng Danh TP Uông Bí x x x

NT64 Vỉa 1B TX Đông Triều x x x

NT65 Bãi chôn lấp rác thải tập trung Huyện Đầm Hà x x x

NT66 Bãi rác thị trấn Ba Chẽ Huyện Ba Chẽ x x x

NT67 Bãi rác Cầu Cao Huyện Vân Đồn x x x

NT68 Ba ̃i rác thải huyê ̣n Tiên Yên Huyện Tiên Yên x x x NT69 Khu liên hơ ̣p xử lý chất thải rắn Huyện Tiên Yên x x

NT70 Bãi chôn lấp rác thải khu 1 Huyện Hoành Bồ x x x

Trung tâm xử lý chất thải rắn, trồng cây ăn quả, rau sạch chất lượng cao và công viên cây xanh tại 2 xã Vũ

NT72 Bãi rác Cộng hòa TX Quảng Yên x x x

Mạng giám sát xả nước thải vào nguồn nước trong kỳ quy hoạch được xác định gồm 72 vị trí, trong đó đến 2020 thực hiện giám sát 37 vị trí, đến năm 2025 là 61 vị trí và đến năm 2030 là 72 vị trí

8 Chương 8: PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TÁC HẠI

HIỆN TRẠNG CÁC TÁC HẠI DO NƯỚC GÂY RA

Lũ lụt và ngập úng

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, lũ lớn hàng năm luôn là một mối đe doạ đối với dân cư và kinh tế - xã hội của một số khu vực Hai khu vực thường bị tác động và thiệt hại là: (1) khu vực hạ lưu sông Ba Chẽ đoạn từ xã Nam Sơn đến cửa biển;

(2) khu vực hạ lưu sông Tiên Yên, đoạn từ xã Phong Dụ đến cửa biển

1 Khu vực hạ lưu sông Ba Chẽ

Sông Ba Chẽ bắt nguồn từ núi Khe Ru ở độ cao 789m, có dạng lông chim Trong 49 km đầu, sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc tới Lang Xong sông đổi hướng thành Tây Bắc - Đông Nam và đổ thẳng ra biển vì vậy hệ số uốn khúc của dòng chính đạt 1,78, độ dốc bình quân lưu vực đạt 15,1%, do đó hệ số tập trung nước của lưu vực cao, thường hay xảy ra lũ lụt

2 Khu vực hạ lưu sông Tiên Yên

Lưu vực Tiên Yên có dạng nan quạt dốc dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Độ dốc địa hình đã quyết định hướng chảy của sông ngòi, dòng chính bắt nguồn từ độ cao 1500 m thuộc vùng Nam Châu Lãnh, phần thượng du từ nguồn tới

Co Ninh dòng chảy chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phần trung và hạ du dòng chảy chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển tại vụng Tiên Yên

Do ảnh hưởng của địa hình khối núi Cao Xiêm cao 1330 m ở phía hữu ngạn và khối núi cao 859 m ở phía tả ngạn mà đến Co Ninh dòng chính Tiên Yên đổi hướng dẫn tới hệ số uốn khúc của dòng chính đạt tới 2,48 Hình dạng lưu vực và độ dốc lưu vực lớn (28%), với nhiều thác ghềnh là nguyên nhân dẫn tới mức độ tập trung nước sông Tiên Yên cao (1,54) lũ diễn ra khá mạnh:

Cũng trong năm này, mưa lớn kéo dài cộng với nước lũ từ thượng nguồn chảy về, kết hợp triều cường dẫn đến 620 ha đầm nuôi trồng thuỷ sản bị ngập, chủ yếu ở xã Hải Lạng Sản xuất lúa ở đây cũng bị lũ tàn phá nghiêm trọng với hơn 600 ha bị ngập trắng.

Hạn hán, thiếu nước

Do địa hình dốc, các sông ngắn, dốc, cộng thêm việc chặt phá rừng bừa bãi, hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản cộng với ý thức người dân chưa cao đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước mặt Ở vùng núi, ruộng đồng phân tán nhỏ hẹp, công trình tưới phần lớn là công trình nhỏ, chưa được kiên cố hóa nên khả năng tưới thấp và không ổn định Ở vùng đồng bằng ven biển bị ảnh hưởng mặn, nhiều diện tích không thể bơm tưới chủ động Các hệ thống thủy lợi do không được hoàn chỉnh lại bị xuống cấp nên không đảm bảo tưới theo thiết kế Vì vậy hàng năm, nhất là những năm khô hạn, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn

Trong nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước, đặc biệt là cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, khá nghiêm trọng ở một số vùng khan hiếm nước như xã Đông Ngũ - Tiên Yên, xã Hiệp Hòa - phường Quảng Yên Đặc biệt là đợt hạn hán năm 2010 có mức độ khắc nghiệt nhất trong vòng 30 năm Hạn hán kéo dài làm mực nước ở các sông suối, nguồn nước đều thấp kỷ lục so với hàng năm, gây thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất nông nghiệp Trong những năm gần đây, vào mùa khô mực nước ở các sông hồ thường ở dưới mực nước chết, nhiều tháng cũng cạn trơ đáy, khiến người dân rất khó khăn trong việc lấy nước sinh hoạt hàng ngày.

Xói lở, bờ sông

Xói lở, bồi lấp bùn cát là những rủi ro thường hay xảy ra trong sông, tuy nhiên xói lở và bồi lấp thường xảy ra và có diễn biến phức tạp đối với những đoạn sông hạ lưu gần cửa sông

1 Xói, lở bơ sông và các công trình ven sông

Do các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ngắn và dốc, nên xói lở thường xảy ra vào mùa mưa lũ Hiện tượng xói lở gây ra mất đất, nhiều khu vực ven sông, ven biển của tỉnh bị xói lở lấn vào vài mét đến vài chục mét nhất là trên các dòng sông của huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Bình Liêu, Quảng Yên, thành phố Hạ Long… gây mất đất

Mưa lũ đã gây sạt lở xảy ra mạnh mẽ dọc các sông miền núi ở các huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hoành Bồ,… Sạt lở gây mất đất sản xuất, hư hại các công trình dọc bờ sông Tại thị trấn Ba Chẽ, cụm dân cư và các công trình công cộng ven sông đã bị thiệt hại nghiêm trọng

Tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều cửa sông, nhiều cửa sông là luồng lạch chính cho hoạt động giao thông thủy Cửa sông ở tỉnh Quảng Ninh trong nhiều năm qua không ổn định và có diễn biến rất phức tạp như cửa Đá Bạc, vịnh Cửa Lục, cửa Voi Lớn, cửa sông Ka Long Mùa cạn do lượng nước sông từ thượng nguồn suy giảm làm nên làm giảm sức mang bùn cát của dòng nước, cùng với tương tác của thủy triều, dòng triều đã gây nên hiện tượng bồi lắng bùn cát ngay tại khu vực cửa sông

Xói lở, sạt lở bờ sông, bồi lấp bùn cát trong lòng sông và khu vực cửa sông đã gây mất ổn định cho đoạn sông và nhiều tác động tiêu cực đối với kinh tế xã hội của khu vực như là làm hư hỏng đê, kè phòng chống lũ, ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng cơ sở như các công trình thủy lợi, các tuyến đường giao thông chạy ven sông, làm giảm khả năng thoát lũ, gây khó khăn trở ngại cho phát triển kinh tế xã hội khu vực Hiện tại vấn đề này đang gay cấn, có ảnh hưởng đến phát triển bền vững của khu vực đòi hỏi phải có biện pháp kiểm soát và giảm thiểu.

Tình hình xâm nhập mặn

Quảng Ninh chưa được xác định về xâm nhập mặn một cách chi tiết và cụ thể, vì lý do kinh phí đo đạc còn bị hạn chế, bởi vậy chưa có trạm quan trắc độ mặn ở vùng cửa sông, tuy nhiên trên thực tế trên sông Ka Long có trạm bơm Đoan Tĩnh

205 vẫn lấy nước trong mùa kiệt để tưới ruộng và phục vụ dân sinh, trên sông Bạch Đằng có trạm bơm Đống Thác cách biển 30 km cũng lấy nước trong mùa kiệt để tưới ruộng

Theo tài liệu quan trắc mùa kiệt năm 2011 tại Đồn Sơn (sông Đá Bạc, thị xã Đông Triều) cách biển 40 km và Bến Triều (sông Kinh Thầy, tại Hồng Phong, thị xã Đông Triều) cách biển 60 km cho thấy:

- Độ mặn tại Đồn Sơn thay đổi từ 0,1 - 0,55‰ Cực trị của độ mặn thường xuất hiện sau cực trị của mực nước khoảng từ 1-2 giờ

- Độ mặn tại Bến Triều dao động từ 0,04 - 0,06‰ trung bình là 0,05‰ sự đồng pha triều mặn thể hiện không rõ ràng Độ mặn tại Bến Triều nhỏ Đối với các sông khác do sông ngắn và dốc nên nước biển không xâm nhập được vào sâu trong đất liền và thường bị chặn bởi công trình ngăn sông như đập, cống ngăn mặn.

PHÂN VÙNG TÁC HẠI DO NƯỚC GÂY RA

Phân vùng phòng chống lũ lụt

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, lũ lớn hàng năm luôn là một mối đe doạ đối với dân cư và kinh tế - xã hội của một số khu vực Lụt trên địa bàn tỉnh xây ra do 2 nguyên nhân: (1) lụt do nước từ thượng nguồn đổ về không thoát kịp ra biển, thường xảy ra ở khu vực hạ lưu sông Ba Chẽ và Tiên Yên; (2) úng ngập do nước dâng trong bão thường kết hợp với lúc thủy triều lên, khu vực xảy ra tình trạng ngập này là khu vực ven biển từ Móng Cái đến Cẩm Phả và Quảng Yên đến Đông Triều

Theo kết quả tính toán của Đề tài nghiên cứu, xây dựng mô hình hệ thống tự động giám sát và cảnh báo thiên tai tại Quảng Ninh do Viện khoa học khí tượng thuỷ văn và môi trường thực hiện năm 2010 thì diện phân bố vùng ngập lụt tỉnh Quảng Ninh như hình dưới đây:

Hình 38 Bản đồ cảnh báo diện ngập lụt hạ lưu sông Ba Chẽ

Hình 39 Bản đồ cảnh báo diện ngập lụt hạ lưu sông Tiên Yên

Hình 40 Bản đồ cảnh báo diện ngập lụt (tương ứng với ảnh hưởng của bão mạnh lên cấp 12 và thủy triều lên)

Hình 41 Bản đồ cảnh báo diện ngập lụt (tương ứng với ảnh hưởng của bão mạnh lên cấp 12 và thủy triều xuống)

Phân vùng phòng chống hạn hán, thiếu nước

Thực tế hạn hán xảy ra rất phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường và các hoạt động của con người Vì thế, cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về hạn hán Tuỳ theo mục đích sử dụng và đánh giá, cũng như dựa vào bản chất và hệ quả tác động mà chia ra các loại hạn như:

Hạn khí tượng, hạn nông nghiệp, hạn thủy văn, hạn kinh tế - xã hội

Các loại hạn có quan hệ mật thiết với nhau Sự thiếu hụt nước mưa và gia tăng lượng bốc hơi sẽ tác động đến các thành phần khác của cân bằng nước, tức là tác động đến các thành phần khác của chu trình thuỷ văn và gây nên các loại hạn Sự thiếu hụt lượng mưa và bốc hơi cao có thể dẫn đến hạn khí tượng, sự thiếu hụt lượng ẩm trong đất, dẫn đến hạn độ ẩm đất, không đủ độ ẩm cung cấp cho cây trồng, dẫn đến hạn nông nghiệp Tiếp theo, do không có mưa hay mưa ít, kết hợp với lượng bốc hơi cao, lượng trữ nước trong lưu vực giảm, sự cung cấp nước cho nước ngầm giảm sút, làm cho dòng chảy sông suối cạn kiệt và do đó xảy ra hạn thuỷ văn

Từ những nghiên cứu và phân tích về các chỉ số hạn, tiếp thu các kết quả nghiên cứu, giám sát, cảnh báo, dự báo hạn, dự án chọn chỉ số khô hạn sau đây để đánh giá và kiểm soát hiện trạng hạn hán trong khu vực nghiên cứu:

(1) Chỉ số chuẩn hóa lượng mưa hay chỉ số chuẩn hóa giáng thủy (SPI): Đây là chỉ số dựa vào xác suất của lượng mưa cho các khoảng thời gian bất kỳ Trong phân tích hạn hán, cần lưu ý đến các vấn đề sau: thời gian hạn hán, khả năng xảy ra hạn hạn, sự thiếu hụt mưa (cường độ hạn hán) Khoảng thời gian xảy ra hạn hán và sự thiếu hụt mưa thể hiện sự ảnh hưởng của hạn hán tới nguồn nước Các khoảng thời gian này phản ánh sự tác động của hạn hán đối với sự có sẵn của các nguồn nước khác nhau Điều kiện ẩm của đất phản ứng lại những giá trị bất thường của mưa trong một khoảng thời gian ngắn, trong khi đó nước ngầm, dòng chảy và mức độ tích lũy của chúng có ảnh hưởng đến những giá trị bất thường của mưa trong khoảng thời gian dài Chỉ số SPI thể hiện sự chênh lệch của lượng mưa thực tế trong thời đoạn tính toán (tháng, mùa, vụ) so với trung bình nhiều năm và chia cho độ lệch chuẩn Công thức tính SPI như sau:

Trong đó: X: Lượng mưa thời đoạn i

X : Lượng mưa trung bình nhiều năm

: Độ lệch chuẩn của lượng mưa thời đoạn i

Chỉ số này có thể tính cho bất kỳ khoảng thời gian nào, có thể dùng để cảnh báo sớm hạn hán và đánh giá mức độ khắc nghiệt của hạn và tính toán ít phức tạp Theo kết quả nghiên cứu Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Bảng phân cấp hạn theo chỉ số SPI cho điều kiện Việt Nam đã được xây dựng như sau:

Bảng 195 Phân cấp theo chỉ số SPI

Phân cấp hạn Khoảng giá trị SPI

Bắt đầu Hạn (thiếu nước) -0,49 ÷ 0,25

Theo đánh giá của đề tài, việc phân cấp hạn theo chỉ số SPI khác so với phân cấp theo tài liệu của Mỹ do chỉ số SPI ở các khu vực của Việt Nam tương đối cao và nếu lấy theo giá trị SPI từ - 0,99 đến 0,99 là giá trị gần chuẩn thì không thể hiện được tình hình xảy ra hạn ở Việt Nam Hạn hán xuất hiện khi SPI âm và chấm dứt khi SPI dương

Phương pháp này được sử dụng đánh giá hạn hán vụ đông xuân năm 2007,

2008 và 2010 cho tỉnh Quảng Ninh

8.2.2.2 Kết quả phân vùng Để có thể đưa ra được những biện pháp có hiệu quả phòng chống và giảm thiểu tác hại do hạn hán gây ra đối với từng khu vực và ứng với các mức độ ảnh

209 hưởng khác nhau, trong nghiên cứu này Dự án đã tiến hành phân vùng phòng chống giảm thiểu tác hại do hạn hán gây ra thông qua chỉ số SPI Chỉ số này được xây dựng dựa trên số liệu khí tượng của các trạm khí tượng trong vùng

Trong phạm vi nghiên cứu của Dự án đã chọn vụ đông xuân các năm 2007,

2008, 2010 để tính toán chỉ số SPI và phân vùng hạn hán; bởi đây là những năm hạn hán được đánh giá là khá nghiêm trọng, đồng thời đây cũng có số liệu đồng bộ, đầy đủ nhất

Hình 42 Bản đồ phân vùng hạn hán vụ đông xuân năm 2007

Kết quả phân vùng cho thấy:

- Vào mùa khô năm 2006 - 2007, toàn tỉnh bị hạn với mức độ khác nhau trừ khu vực phía tây thị xã Đông Triều còn nằm trong ngưỡng không hạn Khu vực Móng Cái hạn nhẹ; thành phố Uông Bí, Hạ Long, thị xã Quảng Yên, huyện Hoành

Bồ, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu hạn vừa; khu vực hạn nặng nhất nằm ở phía đông huyện Ba Chẽ, thành phố Cẩm Phả và phía nam huyện Tiên Yên, huyện Vân Đồn

- Mùa khô năm 2008: toàn tỉnh xuất hiện hạn nhẹ riêng, không có khu vực nào xuất hiện hạn nặng Một số khu vực xuất hiện hạn vừa: thành phố Móng Cái, huyện Hải Hà, Đầm Hà, phía đông huyện Tiên Yên và huyện Bình Liêu và một phần thành phố Uống Bí

Hình 43 Bản đồ phân vùng hạn hán vụ đông xuân năm 2008

Hình 44 Bản đồ phân vùng hạn hán vụ đông xuân năm 2010

- Mùa khô năm 2010: Mức độ hạn khí tượng năm 2010 giảm rõ rệt so với năm 2007 và năm 2008 Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có khá nhiều khu vực không hạn như: thành phố Móng Cái, Cẩm Phả, huyện Hải Hà, Bình Liêu, Vân Đồn, Tiên Yên và một phần huyện Đầm Hà, Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, Uông

Bí Một số khu vực xuất hiện hạn vừa: thị xã Đông Triều, thị xã Quảng Yên, huyện

Ba Chẽ, phía đông huyện Đầm Hà, phía đông thành phố Uông Bí và phía tây huyện Hoành Bồ

Tuy nhiên, đánh giá hạn hán theo chỉ số SPI chỉ phản ánh mức độ thiếu hụt ẩm so với chuẩn của các khu vực trong tỉnh Quảng Ninh, nói cách khác là chỉ số

SPI chỉ thể hiện tiềm năng hạn hán do thiếu hụt ẩm chứ chưa thể đánh giá một cách tổng thể mức độ và tình trạng hạn hán Để có thể đánh giá hạn hán một cách toàn diện, cần phải xét đến nhiều yếu tố khác như cơ cấu cây trồng, loại cây trồng, điều kiện ẩm của đất, các nguồn nước sẵn có, khả năng cung cấp nước, các hệ thống dẫn nước, điều phối và điều tiết cấp nước, v.v

CÁC BIỆN PHÁP PHÓNG, CHỐNG TÁC HẠI DO NƯỚC GÂY RA

Phòng chống giảm thiểu lũ, ngập lụt

8.3.1.1 Đối với phòng tránh và giảm thiểu lũ quét tại vùng núi thượng lưu các con sông và khu vực khai thác than

1 Biện pháp phi công trình:

- Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn:

Nhằm giảm cường suất lũ trên vùng quy hoạch, có tác dụng hạn chế lũ quét Theo thống kê, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh bị giảm dần theo các năm từ năm 2005 có 167.867 ha đến năm 2011 chỉ còn 146.500 ha, mặc dù diện tích rừng trồng tăng lên hàng năm từ 10.000 đến 15.000 ha nhưng số vụ sạt lở, lũ quét xảy ra ngày càng nhiều Do đó trong giai đoạn quy hoạch, cần thiết phải duy trì diện tích rừng tự nhiên còn lại song song với việc mở rộng diện tích rừng trồng đảm bảo đến năm 2020 tỷ lệ che phủ đạt từ 55 - 60%

- Quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư: Căn cứ vào các bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét xác định hành lang an toàn làm cơ sở cho việc quy hoạch bố trí, sắp xếp lại dân cư, kiên quyết di dời các hộ dân trong vùng có nguy cơ cao về lũ quét đến nơi an toàn

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động xây dựng cơ bản, không cho xây dựng tại các vùng có nguy cơ cao

- Kiểm soát hoạt động khai thác than và khoáng sản đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về an toàn trong khai thác cũng như hoàn nguyên khu mỏ sau khi khai thác, tránh làm biến đổi cấu trúc, mất tính ổn định của đất đá

- Hoàn thiện, nâng cấp mạng lưới các trạm cảnh báo thiên tai hiện có trên địa bàn, nâng cao khả năng phòng tránh lũ quét

2 Các biện pháp công trình

- Gia cường các hồ chứa nước:

Phần lớn các hồ nước trong vùng quy hoạch là các hồ chứa nhỏ có dung tích từ 0,5 đến vài triệu m 3 , ngoài tác dụng cấp nước vào mùa khô, sự xuống cấp của các công trình này gây nguy cơ lũ quét rất cao khi vào mùa mưa lũ công trình mất ổn định và bị vỡ đập Do đó cần phải rà soát các công trình đập dâng, hồ chứa nước đã xuống cấp để có kế hoạch gia cố, nâng cấp

- Xóa bỏ những khu vực có nguy cơ lũ quét cao bằng các công trình ổn định mái dốc, chống sạt lở

8.3.1.2 Đối với phòng tránh và giảm thiểu lũ lụt khu vực hạ du sông Ba Chẽ, Tiên Yên và ven biển

Phần lớn khu vực có khả năng ngập lụt là dải đồng bằng ven biển có cao trình măt đất không chênh nhiều so với mực nước biển nên khi có triều cao sẽ xảy ra tình trạng ngập úng Trên địa bàn vùng quy hoạch đã hình thành hệ thống đê biển với cao trình từ 3,5 đến 5 m Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu trong tương lai cần nâng

213 cao cao trình đê đạt tiêu chuẩn chống lũ đã xác định ở trên Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê điều đảm bảo theo tiêu chuẩn chống lũ là cao trình đê chống được bão cấp 8 - 9 với mức triều cao (có xét ảnh hưởng của nước biển dâng), tần suất mực nước lũ là 5% đối với đê có bảo vệ dân sinh và 10% đối với đê vảo vệ sản xuất nông nghiệp và thủy sản

- Mực nước thiết kế ở một số điểm đặc trưng là: Tại Mũi Ngọc: 4,64 m; tại Cửa Ông: 4,61 m; tại Hòn Gai: 4,62 m

- Cao trình thiết kế đê biển và đê cửa sông: Đê biển từ khu vực Quảng Yên đến +5,0 m cho khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả tới Hải Hà - Móng Cái Đối với đê sông có cao độ từ + 6m từ Đông Triều giảm xuống + 5 đến 4,6 m ở đoạn cửa sông

Bên cạnh đó cần kết hợp với biện pháp tăng cường diện tích của rừng ngập mặn phía ven biển, hệ sinh thái ngập mặn này vừa cải thiện điều kiện môi trường vừa làm lá chắn bảo vệ các vùng ven biển trước ảnh hưởng của nước biển dâng

Khu vực hạ du sông Ba Chẽ, Tiên Yên thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa bão khi có lũ ở thượng nguồn đổ về Khi lũ kết hợp với triều cường thì tình hình ngập lụt càng tồi tệ và thiệt hại về người và của cũng tăng lên

Thị trấn Ba Chẽ nhiều năm qua đã xây dựng tuyến đê/kè ven tả sông Ba Chẽ để bảo vệ thị trấn mỗi khi có lũ, tuy nhiên cao trình của tuyến kè này chưa đảm bảo tiêu chuẩn thiết kê nên thị trấn Ba Chẽ vẫn xảy ra tình trạng ngập lụt 2 - 3 ngày khi gặp lũ lớn Như vậy trong giai đoạn quy hoạch, đề xuất biện pháp phòng chống ngập lụt cho khu vực thị trấn Tiên Yên và thị trấn Ba Chẽ như sau:

1 Biện pháp phi công trình:

- Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn: giải pháp này giống như đối với phòng chống giảm thiểu lũ quét

- Xây dựng, nâng cấp hệ thống cảnh báo lũ cho 2 thị trấn

- Xác định hành lang thoát lũ cho khu vực hạ du và có giải pháp nạo vét bùn cát xây dựng công trình để chỉnh trị hoặc bảo vệ duy trì hành lang thoát lũ, đảm bảo thoát nhanh nước lũ, không để dồn ứ lượng nước lũ trong sông do thu hẹp hoặc có vật cản thu nhỏ hành lang thoát lũ

- Làm mương tiêu lũ, ngăn không cho lũ núi đổ trực tiếp vào khu bảo vệ

Nâng cấp tuyến đê/kè hiện có trên sông Ba Chẽ và xây dựng hồ chứa đầu nguồn trên sông Ba Chẽ và Tiên Yên kết hợp mục tiêu cắt lũ ở hạ du và cấp nước cho thượng lưu sông Ba Chẽ và Tiên Yên.

Phòng, chống giảm thiểu tác hại của hạn hán, thiếu nước

8.3.2.1 Các biện pháp phòng chống và giảm thiểu tác hại của hạn hán

1 Các biện pháp bảo vệ nguồn nước trước khi có hạn

- Phát triển và thực hiện một cách hữu hiệu hệ thống theo dõi để phát hiện hạn như là một phần chủ yếu của hệ thống thông tin khí tượng thủy văn

- Nâng cao các điều kiện cho vận hành, duy tu và quản lý các hệ thống cung cấp nước chủ yếu là kiểm soát thất thoát nước do vận hành Cụ thể là triển khai các công tác nạo vét các cửa khẩu, bể hút các trạm bơm, hệ thống kênh mương nội đồng

- Thiết lập một chính sách phân chia nước để thực hiện trong thời gian xảy ra hạn, trong đó phải xem xét tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của việc sử dụng hạn chế nguồn nước

- Triển khai nhanh tiến độ dự án thủy lợi, từ đó nước sẽ được phân phối phục vụ tưới, kiểm soát mặn và các mục đích sử dụng nước sinh hoạt, đô thị và công nghiệp

- Theo dõi chặt chẽ các nguồn nước, đặc biệt trữ và điều hành nước trong các hồ chứa để làm sao có thể giảm thiểu các tác động của việc giảm thấp của nguồn nước trong thời gian hạn hán, đặc biệt là các hồ chứa lớn trong vùng như hồ Yên Lập, Tràng Vinh, Quất Đông, Đầm Hà Động, Chúc Bài Sơn…,

- Triển khai sớm công trình phòng chống hạn, các trạm bơm dã chiến, tổ chức lấy nước sớm để trữ vào các kênh tiêu, hồ ao, đầm

- Rà soát những diện tích có khả năng thiếu nước để lên kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng

- Phát triển các điều kiện về thể chế cho việc chuẩn bị và quản lý trước khi có hạn, bao gồm cả việc triển khai theo thời gian các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại do hạn

- Xây dựng giá nước và các trợ giúp tài chính cũng như việc xử phạt nhằm giảm việc tiêu thụ và sử dụng nước và tránh việc thải và mất nước, bao gồm kiểm soát việc suy thoái chất lượng nguồn nước

- Tăng cường nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị kinh tế, xã hội và môi trường của nước cũng như sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại của hạn

2 Các biện pháp giảm nhẹ các ảnh hưởng và thiệt hại của hạn hán khi hạn đã xảy ra

Khai thác hệ thống theo dõi hạn hán để giám sát tình hình của hạn, cung cấp thông tin cho những người ra quyết định cũng như người dùng nước

- Thực hiện thay đổi các nguyên tắc quản lý vận hành các hồ chứa nước và nước ngầm phù hợp với việc chống hạn

- Thực hiện các chính sách dẫn nước và phân bổ nguồn nước bắt buộc đối với tất cả các hộ dùng nước

- Sử dụng nước một cách tiết kiệm, tăng cường các biện pháp trữ nước vào các mặt ruộng, các hệ thống sông, kênh trục nội đồng để cung cấp nước tạo nguồn cho các trạm bơm trong hệ thống

- Việc chuẩn bị và thực hiện các biện pháp bảo vệ nước trong thời gian trước khi có hạn là rất quan trọng, có thể chủ động phòng chống hạn Thực hiện điều này cần phải có một chương trình “tiết kiệm nước để giảm nhẹ tác động của hạn hán” Chương trình này cũng có những biện pháp tương tự như chương trình “tiết kiệm nước”ở trên và có thể bổ sung một số biện pháp riêng phù hợp với những vùng có hạn như:

- Trồng cây chịu được hạn và thay đổi các cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình hạn hán

- Xem xét lại các diện tích cần phải tưới nước và thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước

- Thực hiện các công cụ và cách thực hành để giảm nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt, đô thị, giải trí, bao gồm việc dùng nước có chất lượng thấp hơn cho sử dụng tưới ở các khu vui chơi, giải trí

- Thực hiện chính sách giá nước bắt buộc liên quan đến thể tích nước sử dụng, cách thức sử dụng nước và hiệu quả của sử dụng nước

- Thực hiện việc khuyến khích cho việc giảm nhu cầu nước và lượng nước sử dụng, phạt thích đáng các trường hợp sử dụng nước quá mức và làm suy thoái nguồn nước

- Phát triển một chiến dịch cho tới người dùng nước cuối cùng để thực hiện các công cụ và cách thức tiết kiệm nước

9 Chương 9: GIẢI PHÁP, KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY

GIẢI PHÁP, KINH PHÍ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Các giải pháp chủ yếu

9.1.1.1 Giải pháp về quản lý nhà nước

- Ban hành các quy định phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước, phù hợp với đặc điểm tài nguyên nước và công tác quản lý nhà nước của Tỉnh;

- Cập nhật, nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liê ̣u tài nguyên nước, gắn vớ i cơ sở dữ liê ̣u về môi trường, đất đai bảo đảm tích hợp với hê ̣ thống thông tin cơ sở dữ liê ̣u về tài nguyên nước, cơ sở dữ liê ̣u về tài nguyên và môi trường của Trung ương;

- Triển khai có hiệu quả các dự án phát triển tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước đảm bảo đúng lộ trình, tiến độ đề ra;

- Công khai các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm và các nguồn nước bị ô nhiễm cho nhân dân biết và phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dõi, giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước;

- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn

2 Giải pháp khoa học công nghệ để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ nguồn nước

- Áp dụng công nghệ sử dụng nước tiết kiệm và phát sinh ít nước thải;

- Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường;

- Sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước và nâng cao hiệu suất sử dụng nước đối với ngành than, các khu công nghiệp có nhu cầu sử dụng nước lớn như Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà;

- Tăng hiệu suất quay vòng sử dụng nước ở các nhà máy nhiệt điện;

- Lưu giữ, bảo vệ nguồn nước và đầu tư các công trình lưu giữ nước mưa, nước mặt như hồ, đập trên các đảo;

- Chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả khai thác của các công trình khai thác, sử dụng nước đặc biệt là các công trình thủy lợi và công trình cấp nước tập trung

3 Giải pháp bảo vệ an toàn, an ninh nguồn nước

- Khoanh định hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh, vùng cấm, hạn chế khai thác và các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; danh mục nguồn nước không được san lấp làm cơ sở cho công tác quản lý tại địa phương;

- Duy trì và phát triển diện tích rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước, nguồn sinh thủy quan trọng;

- Xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước

4 Giải pháp phòng, chống hậu quả tác hại do nước gây ra

- Xây dựng, hoàn thiện và vận hành đúng quy trình các công trình phát triển nguồn nước và khai thác, sử dụng nước;

- Bố trí, sắp xếp dân cư, di dời các hộ dân trong vùng nguy cơ cao về sạt lở, bờ sông, sụt lún đất;

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động xây dựng, không cho xây dựng tại các vùng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của thiên tai do nước gây ra;

- Kiểm soát hoạt động khai thác than, khoáng sản, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về an toàn trong khai thác cũng như cải tạo, phục hồi môi trường các khu mỏ sau khi kết thúc khai thác;

- Kiểm soát việc khai thác, sử dụng nước dưới đất phòng tránh xâm nhập mặn, sụt, lún do khai thác nước dưới đất quá mức.

Đề xuất các dự án

- Luật Tài nguyên nước năm 2012;

- Quyết định số 3594/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 03/4/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020;

- Kết quả đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước năm 2012

9.1.2.2 Danh mục các dự án

Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh năm 2012 được phê duyệt có

10 dự án ưu tiên với tổng mức đầu tư là 76 tỷ đồng Tính đến năm 2016 đã triển khai được 01 dự án (Điều tra cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỉnh Quảng

Ninh phục vụ công tác quản lý) với kinh phí 01 tỷ đồng Như vậy còn lại 09 dự án chưa triển khai thực hiện với tổng kinh phí là 75 tỷ đồng Tuy nhiên đến nay một số dự án được phê duyệt không còn phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý tài nguyên nước do sự thay đổi của các quy định, văn bản pháp luật Bên cạnh đó để đáp ứng được yêu cầu của Luật Tài nguyên nước năm 2012 và tình hình

218 thực tế của địa phương cần bổ sung một số dự án Danh mục các đề án, dự án đề xuất cụ thể như bảng sau:

Bảng 196 Danh mục các dự án, đề án Đơn vị: triệu đồng

TT Tên dự án Thời gian thực hiện

Cơ quan phối hợp Kinh phí Nguồn vốn

Xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước tỉnh

TT KTTV, Sở NN&PTNT,

Xã hội hóa, Ngân sách nhà nước; Hình thức đầu tư: hợp tác công

2 Kiểm kê tài nguyên nước 2020 - 2025 Sở

TN&MT Sở NN&PTNT 10.000

3 Điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải các sông chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

4 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu

5 Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng các công trình cấp nước vành đai biên giới Việt - Trung

Sở NN&PTNT và UBND các huyện Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu

(*): Lồng ghép với các chương trình, dự án TW, tổ chức quốc tế, quy hoạch ngành, lĩnh vực, chương trình, kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu.

Giải pháp đầu tư, huy động nguồn vốn

Theo danh mục các đề án, dự án đề suất bao gồm: 05 dự án trong đó có 03 dự án điều tra, 02 dự án khác Tổng mức đầu tư các dự án là 47 tỷ đồng

Kỳ đầu tư của dự án được xác định theo kỳ quy hoạch với 02 giai đoạn:

- Giai đoạn từ 2017 đến 2020: tổng mức đầu tư 01 dự án là 8,0 tỷ đồng;

- Giai đoạn từ 2020 đến 2030: tổng mức đầu tư 04 dự án là 39,0 tỷ đồng

9.1.3.2 2 Đầu tư, huy động nguồn vốn

1 Tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tài nguyên nước, đầu tư các chương trình dự án, đề án

- Tăng cườ ng đầu tư cho công tác quản lý tài nguyên nước trước hết là đầu tư để tăng cường năng lực quản lý, tăng cường trang thiết bi ̣, công cụ, kỹ thuật phục vụ quản lý và đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá, quan trắc, dự báo diễn biến tài nguyên nước và xây dựng hê ̣ thống thông tin, cơ sở dữ liê ̣u về tài nguyên nước;

- Xây dựng các chương trình, đề án, kế hoa ̣ch dài ha ̣n và kế hoa ̣ch hằng năm để đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho công tác quản lý tài nguyên nước tăng cường trang thiết bị phu ̣c vu ̣ quản lý, điều tra, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước; quy hoạch chi tiết tài nguyên nước ở các vùng; quan trắc, giám sát, dự báo tài nguyên nước, xây dựng hê ̣ thống thông tin, cơ sở dữ liê ̣u về tài nguyên nước, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuâ ̣t trong lĩnh vực tài nguyên nước

2 Huy động nguồn vốn

- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, huy động nguồn vốn xã hội hóa dướ i nhiều hình thức khác nhau

- Hình thức đầu tư hợp tác công - tư (PPP) hoặc lồng ghép với các chương trình, dự án TW, tổ chức quốc tế, quy hoạch ngành, lĩnh vực, chương trình, kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu

- Vốn ngân sách nhà nước bao gồm cả Trung ương và Đi ̣a phương, trong đó có các nguồn thu theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 - Luật Tài nguyên nước năm 2012.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1 Sở Tài nguyên và Môi trường

- Thực hiện việc phân bổ nguồn nước và điều phối các hoạt động khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tài nguyên nước;

- Công bố, công khai quy hoạch được phê duyệt; quản lý giám sát việc thực hiện quy hoạch tài nguyên nước theo đúng quy định;

- Hướ ng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiê ̣m vu ̣ đươ ̣c giao xây dựng và tổ chức thực hiê ̣n các chương trình, kế hoa ̣ch, đề án, dự án, bảo đảm phù hợp với các mu ̣c tiêu, nô ̣i dung, giải pháp của quy hoa ̣ch tài nguyên nước;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiê ̣n quy hoa ̣ch; đi ̣nh kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiê ̣m thực hiê ̣n Quy hoa ̣ch; trình Chủ ti ̣ch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh nô ̣i dung quy hoa ̣ch khi cần thiết;

- Tổ chức cấp phép khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước theo Quy hoạch được phê duyệt

2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi, quy hoạch cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, các quy hoạch có khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp Quy hoạch tài nguyên nước được phê duyệt;

- Xây dựng, hoàn thiện và vận hành đúng quy trình các công trình thủy lợi;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước có liên quan đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, xử lý chất thải trong nông nghiệp và các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp nước và hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy tập trung tại các đô thị và khu công nghiệp, quy hoạch thoát nước phù hợp Quy hoạch tài nguyên nước được phê duyệt;

- Thực hiện quy hoạch cấp, thoát nước đô thị; triển khai thực hiện các dự án cấp nước và xử lý nước thải;

- Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và thực hiện quy hoạch về thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, thoát nước, đặc biệt là khu vực đô thị và các khu công nghiệp

4 Ban Quản lý Khu kinh tế: Tăng cường giám sát hoạt động xử lý nước thải tập trung và xả nước thải sau khi xử lý vào nguồn nước; trực tiếp đôn đốc các doanh nghiệp kinh doanh về cơ sở hạ tầng khu công nghiệp phải khẩn trương thi công xây dựng công trình nhà máy xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp

5 Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy hoạch

6 Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện quy hoạch hiệu quả; nâng cao hiệu lực hiệu quả

7 Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước: Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng nước hàng năm; áp dụng, ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm thất thoát tài nguyên nước; xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo mục tiêu chất lượng nước trước khi xả vào nguồn nước, tái sử dụng nguồn nước sau xử lý

10 Chương 10: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KIẾN NGHỊ 222 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Để Quy hoạch tài nguyên nước có tính khả thi cần triển khai đông bộ các chương trình, dự án có liên quan đến phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng nước,ứng phó với biến đối khí hậu Ưu tiên việc xây dựng, nâng cấp sửa chữa các hồ chứa, đập dâng

2 Để bảo vệ nguồn nước, chức năng nguồn nước cần sớm triển khai cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định tại Nghị định số 43/2015/NĐ- CP; xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định tại Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT

3 Triển khai xây dựng đồng bộ mạng giám sát tài nguyên nước, cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên nước.

Ngày đăng: 11/05/2018, 15:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Báo cáo đề án tổng hợp tài liệu địa chất, khoáng sản và quy hoạch hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 Khác
3. Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Khác
4. Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 Khác
5. Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh. 2012. Báo cáo hiện trạng cấp nước, thoát nước các đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2011 Khác
6. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh: Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Quảng Ninh năm 2014 Khác
7. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh: Báo cáo Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh, 2010 Khác
8. UBND tỉnh Quảng Ninh. 2011. Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015 tầm nhìn 2020 Khác
9. UBND tỉnh Quảng Ninh. 2009. Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
10. Các kết quả điều tra khảo sát do Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Khác
11. Tài liệu khí tượng, thủy văn các trạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thuộc mạng lưới khí tượng thủy văn Quốc gia Khác
12. Điều tra, khảo sát thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Khác
13. Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030 Khác
14. Báo cáo quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w