1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

134 285 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 14,91 MB

Nội dung

Tiềm năng du lịch đặc sắc đang đưa Cô Tô trở thành điểm đến du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng biển đảo cấp quốc gia gắn với khu du lịch sinhthái biển đảo cao cấp Vân Đồn trở thành trọng điể

Trang 1

o0o DỰ THẢO

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ

GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN

TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CÔ TÔ, THÁNG 6, NĂM 2014

Trang 2

MỞ ĐẦU

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH

Với tổng diện tích hơn 46 km2 bao gồm 50 đảo lớn nhỏ, huyện đảo Cô

Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, anninh quốc phòng ở khu vực biển đảo phía Bắc của đất nước Với hệ thống tàinguyên thiên nhiên biển đảo đa dạng, phong phú, đồng thời lưu giữ những disản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc biệt quan trọng đối với cả nước Mặc dùtrong bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực và trong nước còn những khó khăn,tuy nhiên lượng khách du lịch đến với Cô Tô tham quan nghỉ dưỡng ngàycàng tăng cao Tiềm năng du lịch đặc sắc đang đưa Cô Tô trở thành điểm đến

du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng biển đảo cấp quốc gia gắn với khu du lịch sinhthái biển đảo cao cấp Vân Đồn trở thành trọng điểm du lịch hấp dẫn trongquần thể du lịch Cát Bà – Hạ Long – Vân Đồn – Cô Tô – Móng cái – Trà Cổ.Trong những năm qua, lĩnh vực dịch vụ-du lịch của Cô Tô đang ngàycàng được chú trọng đầu tư phát triển, đang từng bước khẳng định vai trò củamình trong cơ cấu kinh tế của huyện đảo Đến năm 2013 tỷ trọng của ngànhthương mại-dịch vụ và du lịch đứng thứ 2 chiếm 32,4% trong cơ cấu kinh tếtoàn huyện và đây là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giaiđoạn 2010-2013(19,9%/năm so với 12,9%/năm của nông – lâm nghiệp, thủysản và 8,0%/năm cua ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng).Tiềm năng và thế mạnh của du lịch Cô Tô được thể hiện rõ nét qua sứchấp dẫn của những bãi biển nước trong, bờ thoải gắn với cảnh quan của hệsinh thái rừng nguyên sinh nhiệt đới được bảo tồn gần như nguyên vẹn manglại vẻ đẹp hoang sơ Cô Tô cũng là vùng biển được coi là đa dạng sinh họchàng đầu Việt Nam với sự có mặt nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biểnnhiệt đới, trong đó có hệ sinh thái rạn san hô tập trung Đây cũng là địa bànphong phú về cơ cấu hải sản với nhiều loại quý hiếm, có giá trị cao như tômhùm, bào ngư, hải sâm, cầu gai, cua, ghẹ, cá song, mú, mực, san hô sừng

Có thể nói trong giai đoạn vừa qua du lịch của Cô Tô đã đạt những kếtquả phát triển tích cực, thu hút lượng du khách tăng cao qua từng năm Nếunăm 2010 mới có 3000 lượt du khách thì đến năm 2012 có 35.000 lượt dukhách và đến năm 2013 có tới 56.000 lượt du khách, doanh thu du lịch –thương mại đạt trên 70 tỷ đồng Sự phát triển này đã và đang khẳng định vaitrò quan trọng của lĩnh vực du lịch trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyệnđảo Cô Tô đúng như nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Cô Tô lần thứIV( 2010-2015) đã xác định: “Tập trung phát triển nhanh ngành du lịch trởthành ngành kinh tế mũi nhọn”

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng quá trình phát triển dulịch của Cô Tô cũng đang bộc lộ những khó khăn, hạn chế như: hoạt động dulịch còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ và phân tán, chưa hình thành những

Trang 3

sản phẩm mang tính chủ lực, hệ thống cơ sở hạ tầng còn không ít hạn chế, bấtcập những khó khăn hạn chế trong thực tiễn khiến du lịch Cô Tô chưa pháttriển tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của mình.

Để tạo bước chuyển biến về chất trong phát triển việc lập “Quy hoạchphát triển du lịch huyện Cô Tô gắn với ổn định kinh tế nông thôn đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030” là yêu cầu mang tính cấp thiết của thực tiễntrong định hướng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọngcủa huyện đảo

II QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1 Quan điểm

1.1 Phát triển Cô Tô trở thành khu du lịch Quốc gia, tạo động lực quan trọng

để phát triển du lịch Quảng Ninh – vùng Đồng bằng Sông Hồng – vùng kinh

tế trọng điểm phía Bắc và cả nước như đã được xác định tại chiến lược pháttriển Du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh QuảngNinh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.2 Xây dựng Cô Tô thành khu kinh tế - Du lịch và Dịch vụ chất lượng caogắn với bảo tồn, tôn tạo

1.3 Xây dựng Cô Tô tương xứng với vị trí tiền tiêu góp phần tích cực trongquá trình mở cửa hội nhập kinh tế - Quốc tế, đảm bảo Quốc phòng – An ninh.1.4 Phát triển Cô Tô theo hướng du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, cósức cạnh tranh trong khu vực và Thế giới

1.5 Phát triển du lịch làm tiền đề và động lực thúc đẩy các ngành sản xuất vàdịch vụ khác phát triển theo hướng chất lượng cao gắn với sự tham gia củacộng đồng dân cư đảo

1.6 Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, dulịch văn hóa lịch sử, đồng thời phải gắn kết với thị trường Quốc tế và nângcao tính cạnh tranh với các đảo khác trong và ngoài nước

1.6 Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị thiên nhiên

2 Mục tiêu

Cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nâng cao một bướcnăng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch phục vụ quá trìnhphát triển kinh tế-xã hội của huyện từ nay cho đến 2020, tầm nhìn 2030 gópphần vào việc nâng cao thu nhập, văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh,thu hút nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến huyện Cô Tô

Các mục tiêu cụ thể:

Phát triển Cô Tô đạt các tiêu chí khu du lịch Quốc gia quy định tại luật

Du lịch năm 2005, trở thành khu du lịch biển đảo chất lượng cao, đặc sắc tầm

cỡ khu vực và Quốc tế với những mục tiêu:

Trang 4

- Có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn được bảo tồn,nâng cao và phát huy các giá trị hấp dẫn khách du lịch

- Mặt bằng không gian, cơ sở vật chất – kỹ thuật và dịch vụ đạt chuẩnQuốc tế, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí củakhách du lịch trong nước và Quốc tế

- Bảo đảm tạo công ăn việc làm cho dân cư, tổng thu từ hoạt động dulịch chiếm tỷ trọng cao trong GDP hàng năm của Huyện

- Làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng và phát triển đảotheo quy hoạch Tạo cơ hội thuận lợi cho các chương trình phát triển , các dự

án đầu tư, sử dụng hợp lý các nguồn lực đảm bảo phát triển Cô Tô bền vững

III NHỮNG CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

1 Căn cứ pháp lý

- Luật du lịch năm 2005;

- Luật di sản văn hóa và luật sửa đôi bổ sung một số điều khoản của Luật

di sản văn hóa;

- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH 11 ngày 29/11/2009;

- Nghị định 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt

và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định 92/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ về quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Du Lịch;

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi

bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006 NĐ-CP ngày 07/9/2006 củaChính phủ;

- Nghị định 98/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ về quy định chitiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật di sản văn hóa;

- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 3/11/2013 của Bộ Kế hoạch vàDầu tư hướng dẫn tổ chức lập thẩm định, phê duyệt, điêu chỉnh và công bốquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực vàsản phẩm chủ yếu

- Quyết định số 2782/QD-BVHTTDL ngày 27-07-2013 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Đê án phát triển du lịch biển đảo vàvùng ven biển Việt Nam đến năm 2020

- Quyết định số 2782/QD-BVHTTDL ngày 27-07-2013 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển đảo vàvùng ven biển Việt Nam đến năm 2020

Trang 5

Quyết định số 91/QDBVHTTDL ngày 30122008 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịchvùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020

-2 Các văn bản liên quan

- Quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hảiĐông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 03/5/2013 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc ủy quyền cho các Sở Ban Ngành của tỉnh và UBND các địaphương liên quan triển khai lập Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quyhoạch xây dựng và các Quy hoạch ngành lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tinhQuảng Ninh;

- Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 25/5/2013 của Ban chấp hành Đảng bộtỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quang Ninh, Giai đoạn 2013-2020,tầm nhìn 2030;

- Kết luận số 29-KL/TU ngày 25/3/2013 về Kết luận của Ban Thường vụTỉnh ủy về nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn2013-2015;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cô Tô lần thứ IV;

- Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đếnnăm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng biển đảo Cô Tô, tỉnhQuảng Ninh đến năm 2020;

- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tôgiai đoạn 2008-2015;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cô Tô đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020;

- Công văn số 201/UBND ngày 8/04/2014 của UBND huyện Cô Tô vềviệc lập Quy hoạch phát triển du lịch huyện Cô Tô đến năm 2020, tàm nhìnđến 2030;

- Các quy hoạch một số ngành về giao thông, điện nước, đô thị đếnnăm 2020; quy hoạch nông thôn mới các xã;

- Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế tại địa bàn trước khi tiến hành xâydựng Nội dung Quy hoạch

Trang 6

IV PHẠM VI QUY HOẠCH

1 Về không gian

Phạm vi bao gồm toàn huyện đảo Cô Tô (thị trấn Cô Tô, xã Đồng Tiến,

xã Thanh Lân, các đảo như đảo Trần, Cô Tô nhỏ…)

2 Về thời gian

+ Hệ thống số liệu thống kê: đến năm 2013

+ Năm định hình quy hoạch: 2015-2020

V PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH

1 Phương pháp thu thập tài liệu

Sử dụng lựa chọn số liệu, tài liệu, những thông tin liên quan đến nộidung và đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch, làm tiền đề cho việc phân tíchđánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan

và chính xác

2 Phương pháp phân tích tổng hợp

Được sử dụng trong suốt quá trình phân tích đánh giá toàn diện các nộidung, các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như: Thực trạng tiềm năngtài nguyên du lịch, thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên

du lịch, thực trạng phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, thựctrạng biến động của môi trường du lịch, thực trạng phát triển của các chỉ tiêukinh tế du lịch…

3 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thôngtin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu

và số liệu; xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quantrọng của các đối tượng nghiên cứu, đồng thời xác định khả năng tiếp cận củakhách du lịch đến các điểm tài nguyên

4 Phương pháp dự báo

Nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan, cácyếu tố trong nước và Quốc tế, các yếu tố trong và ngoài ngành du lịch, nhữngthuận lợi và khó khăn thách thức…có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành

du lịch Trên cơ sở đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch, nghiên cứu tổchức không gian khu du lịch, đề xuất các dự án, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư,cũng như việc xác định các sản phẩm du lịch đặc thù

5 Phương pháp bản đồ

Thể hiện các số liệu, nội dung kết quả đã đượ nghiên cứu trên hệ thốngbản vẽ quy hoạch

Trang 7

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ

TỈNH QUẢNG NINH

I CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÔ TÔ

1 Điều kiện tự nhiên

1.

1 Vị trí địa lý

Cô Tô là một quần đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong pháttriển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước Được thành lậpvào 29/3/1994, lãnh thổ huyện Cô Tô bao gồm toàn bộ phần đảo nổi củakhoảng 50 hòn đảo, quần đảo và vùng biển xung quanh, được giới hạn: Từ

Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng

Phía Tây giáp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

Đảo Cô Tô cách đất liền khoảng 25 hải lý, gần ngư trường khai thác hảisản lớn của cả nước; Đảo Trần một trong những hòn đảo quan trọng trongquần thể các hòn đảo của huyện Cô Tô nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện,cách thành phố Móng Cái khoảng 35 km, nằm trong khu vực cửa khẩu, cáchđường hàng hải Quốc tế Hải Phòng - Bắc Hải 30 km

Với vị trí địa lý nêu trên, Cô Tô là một huyện đảo có nhiều tiềm năngphát triển kinh tế trên biển, du lịch, phát triển dịch vụ cứu hộ cứu nạn trênbiển và giao lưu kinh tế với Quốc tế

Trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xác định đếnnăm 2020 Cô Tô trở thành trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, trungtâm vui chơi giải trí đẳng cấp Quốc tế Đến năm 2030, Cô Tô sẽ là trung tâmcông nghiệp giải trí đẳng cấp Quốc tế, là mắt xích đóng vai trò quan trọngtrong chuỗi du lịch cao cấp Vân Đồn – Cô Tô

1.2 Địa hình, địa chất

1.2.1 Địa hình

Quần đảo Cô Tô bao gồm các đảo lớn, nhỏ kéo dài theo hướng ĐôngBắc - Tây Nam và hợp thành một vòng cung thoải quay chiều lõm ra khơiVịnh Bắc Bộ Địa hình đồi cao với những nét đặc thù của núi thấp, sườn dốc,

Trang 8

Bãi biển có những bãi cát dài tương đối bằng phẳng có độ cao từ 2-6m, độdốc trung bình 00 - 30 được thành tạo bởi cát hạt trung là điều kiện thuận lợicho phát triển du lịch tắm biển

Những bãi đá gốc có nguồn gốc mài mòn xuất hiện ở khắp nơi, diệntích khá rộng Do dao động thủy triều khá cao nên thường có sự lẫn lộn giữa

đá nổi và đá ngầm Dạng địa hình này phát triển ở phía bắc đảo Thanh Lân,đảo Trần tạo nên những cảnh đẹp tự nhiên thu hút sự hiếu kỳ của du kháchtrong các hoạt động du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học

1.2.2 Địa chất

Quần đảo Cô Tô được cấu tạo bởi các trầm tích khá đồng nhất, vớiphương cấu trúc đông bắc - tây nam Thành phần đá nền là các loại đá trầmtích biến chất và đá trầm tích phun trào Các lớp đất đá có chiều dày rất khácnhau, bề mặt các đảo được phủ bởi một lớp trầm tích có nguồn gốc biển,deluvi, eluvi; ở chân đảo là những bãi tích tụ cát và cát bùn nguồn gốc biển

Khu vực đảo Trần còn tồn tại hệ tầng Đồ Sơn (D1đs) phân bố thànhmột dải ở Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đảo, nằm bất chỉnh hợp trên trầmtích Ocdovic – Silua của hệ tầng Cô Tô

Với những đặc điểm trên Cô Tô không chỉ là điểm đến tham quan, nghỉdưỡng, tắm biển mà còn thu hút sự quan tâm của những du khách có nhu cầunghiên cứu khoa học từ mọi miền đất nước và thế giới

1.3 Khí hậu - Thủy văn, hải văn

- Chế độ nắng: khá dồi dào trung bình đạt từ 1700-1820 giờ/năm và có

sự phân hóa theo mùa Từ tháng 4 đến 12, số giờ nắng trung bình trên 100giờ/tháng, cao nhất vào tháng 7 Tháng 1- 3 số giờ nắng dưới 100 giờ/năm

- Chế độ nhiệt: ổn định với nhiệt độ trung bình nhiều năm là 22 - 230Cphân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè (tháng 5 - 10), mùa đông (tháng 11 - 4)

- Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1700 - 1900mm/năm và có sự phân hóa theo mùa:

+Mùa mưa: từ tháng 5 – 10, Mùa ít mưa: từ tháng 11 năm trước đếntháng 4 năm sau

Trang 9

+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm đạt 83 - 84%.Đạt cực tiểu vào nửa đầu mùa đông và cực đại vào tháng 3 và tháng 4.

- Chế độ gió, bão: thường thịnh hành 2 loại gió chính:

+ Gió mùa Đông Nam: Xuất hiện vào mùa hè,

+ Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện vào mùa khô (tháng 10 - 4 năm sau)

Bão: Hàng năm, huyện Cô Tô thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của 5

-7 cơn bão với sức gió từ cấp 8 - 11 Bão thường xuất hiện vào tháng 6 đếntháng 9 kèm theo gió mạnh và mưa lớn gây thiệt hại lớn cho người dân

- Sương: Sương muối ít xảy ra, thường xuất hiện vào cuối tháng 12 đếntháng 1 năm sau Sương mù hàng năm có khoảng từ 15 - 30 ngày

Như vậy các yếu tố thời tiết đáng lưu ý nhất trên huyện đảo là mưa vàbão lũ, sương mù Vì vậy, khi bố trí các ngành sản xuất, các hoạt động du lịch

và xây dựng cần tính tới thời kỳ mưa, gió bão và sương mù trên đảo và biển

1.3.2 Thủy văn, hải văn

- Tài nguyên nước mặt

Hệ thống sông suối trên đảo ít và ngắn, dốc Toàn huyện có 13 con suối

có chiều dài trên 1 km, được phân bố chủ yếu ở đảo Thanh Lân (9 suối), đảo

Cô Tô lớn (có 3 suối) và đảo Cô Tô con (1 suối)

Chế độ thủy văn có sự phân hóa theo mùa: Mùa mưa lượng nước khádồi dào, tuy nhiên vào mùa khô nước suối cạn, nguồn nước sinh hoạt của cưdân trên đảo chủ yếu dựa vào mạch nước ngầm và các hồ chứa trên đảo

Toàn huyện có 21 hồ, đập để chứa nước cung cấp nước sinh hoạt và sảnxuất cho người dân Do vậy, các hồ chứa có vai trò vô cùng quan trọng đápứng nhu cầu sử dụng của người dân và du khách tham quan lưu trú trên đảo

+ Đảo Cô Tô lớn: có 14 hồ lớn nhỏ chứa nước là nguồn cấp nước phục

vụ sinh hoạt và sản xuất với tổng dung tích hơn 485.000 m3 và hai hồ nướcmặn (hồ Thầu Mỵ và Đồng Muối) Tuy nhiên, vào mùa khô thì hầu như các

hồ bị cạn trừ hồ C4, hồ Trường Xuân

+ Đảo Thanh Lân: có 4 hồ chứa nước, trong đó có hồ Ông Thanh và hồ

Ông Cự là nguồn cấp nước sản xuất nông nghiệp với tổng dung tích 119.957

m3, hồ Bạch Vân và hồ Chiến Thắng 2 là nguồn cấp nước sinh hoạt chính chongười dân trên đảo với dung tích 107.510 m3 Tuy nhiên, do các hồ nước trênđảo chủ yếu là những hồ nhỏ nên chỉ có thể chứa nước vào mùa mưa, cònmùa khô gần như cạn kiệt không đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất

+ Đảo Trần: Đảo Trần có diện tích nhỏ, địa hình chủ yếu là đồi và núi

nên việc hình thành dòng chảy trên đảo, nhất là vào mùa khô là rất khó khăn,

Trang 10

xây dựng 3 đập chắn nước phục vụ dự án đưa dân ra đảo Trần sinh sống, tuynhiên khả năng trữ và giữ nước đáp ứng nhu cầu sử dụng còn nhiều hạn chế.

- Tài nguyên nước ngầm

Trữ lượng nước ngầm tính cho toàn huyện đảo vào khoảng 10,65 triệu

m3 Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5 m và thấp nhất là 2 m Chấtlượng nước ngầm từ trung bình đến kém, độ pH cao Riêng với các tầng chứanước nguồn gốc biển và tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích, nước ngầmxuất hiện ở độ sâu từ 8 đến 20 m, chất lượng nước nhìn chung tốt, có độkhoáng nhỏ, nước ngọt, nên có thể khai thác nước ngầm từ quy mô nhỏ đếnquy mô trung bình dùng cho sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu sử dụng khác

- Hải văn

+ Chế độ sóng: Huyện đảo Cô Tô là khu vực có chế độ hải văn điển hình

cho vùng vịnh Bắc Bộ Chế độ hải văn khu vực quần đảo Cô Tô phụ thuộc vàohoàn lưu của hai loại gió mùa (gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam)

+ Chế độ thuỷ triều: chịu ảnh hưởng chung của chế độ nhật triều đều và

thuần nhất của Vịnh Bắc Bộ Biên độ triều vùng này cao nhất Việt Nam từ 3 - 4

m Hướng của thuỷ triều cũng thay đổi vào các mùa trong năm

Tại vùng nước xung quanh đảo Cô Tô, sóng thịnh hành về mùa đông làhướng đông bắc và đông - đông bắc; với độ cao trung bình từ 0,7 đến 1,3m,

độ cao cực đại đạt 2,3-2,8 m Mùa hè, từ tháng VI -VIII, hướng sóng thịnhhành là nam và nam - đông nam, độ cao trung bình từ 0,7 - 0,9m, độ cao cựcđại có thể tới 3,5-4,5m, cá biệt, sóng trong bão có thể tới 5-6m Trong thời gianchuyển tiếp, phổ biến là hướng sóng đông bắc và đông nam

Với những đặc điểm trên Cô Tô có thể phát triển nhiều khu vực bãi tắm vànhững sản phẩm du lịch hấp dẫn với các hoạt động vui chơi biển độc đáo thu hút sựquan tâm của du khách tới đảo

2 Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1 Tài nguyên rừng và hệ sinh thái rừng

Theo Quyết định số 3541/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 tổng diện tíchrừng và đất lâm nghiệp của huyện Cô Tô là 3.379ha, trong đó đất có rừng là2.767ha, độ che phủ của rừng là 58,2% Rừng trên đảo đa số là rừng phục hồi,

có nhiều loại cây gỗ thuộc họ trâm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long lão, lim,giao, bồ hòn, thông, keo , nhiều loại cây dược liệu quý như: sâm sắn, chèkhe, chè vằng,… có chức năng phòng hộ hiệu quả, tạo cảnh quan đẹp như câyChõi (Trâm bầu) và những loại cây có thể khai thác, phát triển làm cây cảnhđẹp và giá trị kinh tế cao: Tùng La hán, cây Cứt chuột (tên địa phương câyThèn đen), nguyệt quế, si, sộp,…

Trang 11

Sự đa dạng của hệ hệ sinh thái rừng với thảm thực vật phong phú vànhững loại cây trồng tại những khu dân cư tạo nên cảnh đẹp tự nhiên, phongphú không chỉ là chức năng phòng hộ mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiênvới nhiều loại động vật hoang dã là điểm đến lý tưởng cho những du khách ưamạo hiểm và nghiên cứu khoa học, thực hiện những trải nghiệm khám phá

2.2 Tài nguyên biển và hệ sinh thái biển

2.2.1 Tài nguyên biển

Bờ biển của đảo có vị thế khác hẳn với các đoạn bờ biển trên đất liềnthuộc tuyến Hạ Long-Bạch Long Vĩ Bãi biển sạch, đẹp với dải cát trắngmịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thaolướt ván, lướt sóng và bơi lặn Các bãi biển trên đảo còn có đặc điểm độc đáo

là sườn ngầm khá sâu hợp với nhu cầu du khách tắm biển và thích khám phá.Tổng diện tích bãi biển trên hai đảo Cô Tô lớn và đảo Thanh Lân là: 7,58

km2, trong đó phân bố dày đặc trên đảo Cô Tô lớn (chiếm 1/3 diện tích đảo)

Bãi tắm vụng Ba Châu – xã Thanh Lân Bãi tắm Hải Quân – xã Thanh Lân

Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, với

những bãi biển đẹp, không khí trong lành, cấu tạo kiến trúc địa chất, địa hình

và địa mạo của những dải bờ biển dài, cát trắng mịn, đặc biệt hấp dẫn như bãibiển Thị trấn; bãi biển Hồng Vàn, Vàn Chải, Bắc Vàn (xã Đồng Tiến); các bãibiển vụng Ba Châu, bãi tắm Hải Quân, bãi biển C76 (xã đảo Thanh Lân) bãibiển của đảo Cô Tô nhỏ và nhiều bãi biển khác hòa lẫn những cánh rừngnguyên sinh cùng nhiều loài động, thực vật quý hiếm, hệ sinh thái biển phongphú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển , rất thích hợpvới du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta

Trang 12

Quần thể các hòn đảo lớn nhỏ thuộc huyện Đào còn giữ được vẻnguyên sơ, các bãi tắm và đất ven bãi biển chưa bị chia nhỏ phù hợp cho pháttriển khu nghỉ dưỡng cao cấp (đảo Cô tô Con ), Cô Tô lớn (Vàn Chảy).

Với hàng nghìn ngư dân đánh bắt trên biển cũng như các tàu bè đánhbắt xa đất liền của các địa phương khác gần huyện nên Cô Tô có điều kiệnthuận lợi phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn huyện Đây chính làmột trong những điểm thu hút khách du lịch và tạo thành tuyến thăm quan dulịch làng nghề cá, bắt ốc, câu mực đêm, chế biến mực, cá khô

Trong tương lai khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn hình thành

Cô Tô sẽ có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và tạo kết nối đối vớiVân Đồn từ đó tạo ra chuỗi du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách

2.2.2 Hệ sinh thái biển

Cũng như hệ sinh thái rừng, các hệ sinh thái biển tại khu vực đảo Cô Tôcũng tương đối đa dạng, thu hút sự quan tâm nghiên cứu khoa học biển Vùngbiển quanh đảo Cô Tô có sự đa dạng về sinh học, có giá trị nguồn gen, đặcbiệt là rong biển, thực vật phù du, động vật phù du khá đa dạng và nhữngđộng vật đáy có giá trị kinh tế cao (bào ngư, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, hảisâm, móng tay, mực, sứa đỏ…) thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trongnhững trải nghiệm “Một ngày làm dân chài” cùng tham gia chèo thuyền câu

cá, câu mực Vui chơi trên các bãi biển, dạo quanh các bãi đá bắt ốc…

San Hô Cô Tô

Cô Tô nổi tiếng với những loài san hô đẹp, quý hiếm Những rạn san hôtập trung hầu hết tại phía Đông Bắc đảo Cô Tô lớn và phía bắc đảo ThanhLân với những rạn san hô nổi tiếng ở Bắc Vàn, Hồng Vàn hòn Tám Cháu,Khe Trâu, Đuôi Chuột là mối quan tâm đặc biệt của những hoạt động du lịchnghiên cứu và khám phá của những nhà khoa học và du khách Nếu không cócác giải pháp bảo vệ phục hồi lại các rạn san hô thì nguồn lợi từ nhóm cá tạicác rạn san hô sẽ mất đi, ảnh hưởng rất lớn đến tính đa dạng sinh hoạc và tàinguyên đất đai

2.3 Tài nguyên đất đai

2.3.1 Điều kiện Thổ nhưỡng

Trang 13

Sự đa dạng và phong phú của tính chất thổ nhưỡng tài nguyên đất hìnhthành trên đảo hệ thảm thực vật phong phú với những cánh rừng nguyên sinh,những vùng trồng cây ăn quả, vùng sản xuất lương thực, rau màu rộng lớn vànhững bãi biển đẹp (bãi tắm thị trấn, bãi Vàn Chảy, Hồng Vàn, bãi vụng BaChâu, bãi tắm đảo Cô Tô Con) là những địa danh nổi tiếng thu hút du khách.

2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất

Nhìn chung, hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của huyện đáp ứng tốt nhucầu về ở và sản xuất, ổn định đời sống và phát triển Du lịch bền vững theohướng sinh thái trong điều kiện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn

và sự quan tâm đặc biệt đến bảo vệ môi trường thiên nhiên của đảo

2.3.2.1 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất

a Đất sản xuất nông nghiệp

Toàn huyện có 250,54 ha chiếm 10,64% tổng diện tích nhóm đất nôngnghiệp, được sử dụng cho các mục đích như sau:

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Đơn vị tính: Diện tích – Ha; Cơ cấu - %

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nông nghiệp huyện Cô Tô)

- Đất sản xuất nông nghiệp

Trang 14

b Đất phi nông nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp trong toàn huyện có 1164,91 ha chiếm24,52% tổng diện tích tự nhiên Diện tích, cơ cấu các loại đất trong nhóm đấtphi nông nghiệp như sau:

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nông nghiệp huyện Cô Tô)

- Diện tích đất phát triển hạ tầng hiện nay của huyện có 94,33 ha chiếm8,09% diện tích đất phi nông nghiệp

- Hiện trạng đất di tích danh thắng có 4,36 ha, chiếm 0,37% diện tíchđất phi nông nghiệp, đây là diện tích đất khu di tích khuôn viên Đài tưởngniệm Bác Hồ nằm trên địa bàn thị trấn Cô Tô

Trang 15

- Diện tích đất ở đô thị của huyện có 16,19 ha chiếm 1,39% diện tíchđất phi nông nghiệp.

- Diện tích đất ở nông thôn của huyện có 28,04 ha chiếm 2,4% diện tíchđất phi nông nghiệp

- Tổng diện tích nhóm đất chưa sử dụng trên toàn huyện còn 1232,49

ha chiếm 25,94% ha diện tích tự nhiên, bao gồm:

+ Đất bằng chưa sử dụng: 697,33 ha

+ Đất đồi núi chưa sử dụng:501,42 ha

+ Núi đá không có rừng cây: 33,74 ha

2.3.2.2 Những tồn tại trong việc sử dụng đất

Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế chưađược bố trí thỏa đáng Mặt khác, các ngành, các cấp cũng chưa quan tâm đếnquy hoạch, dẫn đến việc chuyển đổi mục đích và sử dụng đất đai sai so vớiquy hoạch được phê duyệt

Trong quá trình sử dụng đất, một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹviệc bảo vệ cảnh quan môi trường

3.Tiềm năng nguồn lực kinh tế, xã hội và tài nguyên nhân văn

3.1 Nguồn lực kinh tế

3.1.1 Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tốc độ tăng giá trị gia tăng trong giai đoạn 2006-2010 đạt 12,72%.Trong đó, trồng trọt và chăn nuôi tăng 5,2%, thủy sản tăng 5%; Công nghiệp

và xây dựng tăng 55,5%, song chủ yếu do tăng xây dựng; Dịch vụ tăng 5,3%

Bảng 3: Tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: Giá trị - Tỷ đồng;

TTBQ: %

Giá trị gia tăng (giá so sánh) 105,87 125,79 5,92

(Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô và tính toán dự án)

Giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng giá trị gia tăng đạt 5,92%, bằng mứctăng trưởng trung bình chung của cả nước Nông nghiệp tăng khoảng 20,6%,

Trang 16

dựng tăng giảm 17,7%, trong đó ngành xây dựng giảm 18,6% nhưng ngànhcông nghiệp chế biến tăng 12,9% (sức tăng của ngành công nghiệp chế biếnkhông bù đắp được sự giảm sút mạnh mẽ của ngành xây dựng)

Bảng 4: Cơ cấu kinh tế huyện Cô Tô giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Giá trị - Tỷ đồng; TTBQ: %

(Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô và tính toán dự án)

Ngành Dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 64,2%, chủ yếu

do tăng từ du lịch: 169,2%/năm, thương mại tăng 28,4% và các ngành dịch vụkhác tăng 23,9%

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh theo hướng phát huy lợi thế củahuyện Ngành thủy sản và du lịch đã đóng góp lớn vào chuyển dịch cơ cấukinh tế Năm 2013, giá trị gia tăng của ngành thủy sản (giá hiện hành) đạtkhoảng 44,5 tỷ đồng, chiếm khoảng 27,15% tổng giá trị gia tăng của toàn nềnkinh tế huyện (năm 2010 chiếm 18,13%); giá trị gia tăng của ngành du lịchđạt 35,8 tỷ đồng chiếm khoảng 21,88% (năm 2010 chiếm 1,3%) Ngành xâydựng chiếm 30,56% (năm 2010 là 67,42%) Cơ cấu kinh tế của huyện năm

2013, ngành nông lâm và thủy sản chiếm 31,2%, ngành công nghiệp – xâydựng chiếm 32,5% và ngành thương mại – dịch vụ chiếm 36,3%

3.1.2 Thu ngân sách

Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện khá nhỏ và không tự cân đốiđược nguồn chi ngân sách Do hoạt động công nghiệp và dịch vụ vẫn chưaphát triển, các nhà đầu tư còn nhỏ bé và hạn chế về số lượng nên nguồn thucủa huyện hàng năm chỉ chiếm khoảng 1/10 chi ngân sách đầu tư trên địa bàn.Phần lớn ngân sách phụ thuộc vào nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn tài trợkhác Là huyện đảo còn gặp nhiều khó khăn nên nguồn ngân sách từ cấp tỉnh

hỗ trợ chủ yếu giúp huyện cân đối thu chi hàng năm không bị thâm hụt

Trang 17

Do số lượng doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh (hiện toànhuyện chỉ có 6 doanh nghiệp đang hoạt động) trên địa bàn huyện ít và qui mônhỏ nên nguồn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm vẫn khá thấp trong tổngnguồn thu ngân sách Hàng năm thu ngân sách trên địa bàn huyện chỉ bằngkhoảng 1/10 tổng nguồn thu ngân sách của huyện Tuy nhiên, với tốc độ thuhút khách du lịch và sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh du lịch: kháchsạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải , của người dân địa phương và doanh nghiệp

sẽ giúp huyện tăng nguồn thu ngân sách mạnh trong vài năm tới

3.1.3 Đầu tư xây dựng cơ bản

Là huyện đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, được Đảng vàNhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội,nhiều hạng mục công trình quan trọng như: xây dựng cầu cảng, xây dựngmạng lưới điện, hệ thống cấp nước, mạng lưới giao thông, trụ sơ, bệnh viện,trường học… đã được thực hiện với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2010 là621,437 tỷ đồng Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn từ ngân sách tỉnh, nguồnvốn Biển Đông - Hải Đảo và vốn từ ngân sách huyện Các công trình đầu tưcủa huyện hầu hết đã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả trong côngcuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo

3.5 Nguồn lực xã hội và tài nguyên nhân văn

3.5.1 Nguồn lực xã hội

a.Dân số

Theo số liệu thống kê của UBND huyện Cô Tô, dân số huyện đến năm

2013 là 5.553 người, gồm các dân tộc Kinh, Sán Dìu, Hoa có nguồn gốc từcác tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương

và các huyện của Quảng Ninh Đa số dân cư định cư ở đảo từ sau 1978 Tốc

độ tăng dân số giai đoạn 2006-2010 khoảng 1,4%, riêng các năm 2011-2013tăng khoảng 1,96%

Bảng 5: Cơ cấu dân số theo giới tính, thành thị và nông thôn qua các năm

Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%) 56,4 56,3 56,0 56,0

Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%) 43,6 43,7 44,0 44,0

Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%) 48,2 47,7 47,6 47,5

Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%) 51,8 52,3 52,4 52,5

Trang 18

1 Tổng dân số trong độ tuổi lao động (người) 3090 3.420 3654

2 Theo giới tính (người)

3 Theo nhóm tuổi (người)

- Cơ cấu trong quy mô tổng số lao động (%) 36,1 36,1 36,1

- Cơ cấu trong quy mô tổng số lao động (%) 48,9 48,9 48,9

- Cơ cấu trong quy mô tổng số lao động (%) 15,0 15 15 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô và điều tra, tính toán của nhóm tư vấn)

Dân số trong độ tuổi lao động dưới 30 tuổi chiếm khoảng 36,1%, từ 30đến 49 tuổi chiếm khoảng 48,9% , dân số trong độ tuổi lao động trên 50 tuổi(từ 50 tuổi đến 59 tuổi đối với nam, từ 50 tuổi đến 54 tuổi đối với nữ) chiếmkhoảng 15% tổng số lao động trong độ tuổi lao động

Nhìn chung cơ cấu lực lượng lao động theo độ tuổi của huyện đangtrong giai đoạn “dân số vàng”, đây là điều kiện thuận lợi để huyện Cô Tô thựchiện thắng lợi các chủ trương phát triển kinh tế xã hội

Bảng 7: Cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn Huyện Cô Tô

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô và điều tra, tính toán của nhóm tư vấn)

Tốc độ tăng bình quân về lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịchgiai đoạn 2010 - 2013 là 62%, trong đó lao động trực tiếp tăng 91,3%, laođộng gián tiếp tăng 49,4%, lao động lĩnh vực Du lịch chiếm 11,4 đến 12,6%;Năm 2014, tổng số lao động là 2.500 người, trong đó lao động trực tiếp là

Trang 19

1.000 người và lao động gián tiếp là 1.500 người Lao động trong kinh doanhdịch vụ lưu trú, nhà hàng chiếm 22%, kinh doanh lữ hành chiếm hơn 1%.

- Trình độ học vấn

Nhân lực huyện Cô Tô có trình độ học vấn ở mức tương đối thấp so vớimặt bằng chung của cả nước Số người trong độ tuổi lao động không biết chữchiếm tỷ trọng thấp trong lực lượng lao động (chiếm đến 1,4%)

Bảng 8: Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn - kỹ

thuật

(Nguồn phòng thống kê huyện Cô Tô và tính toán của nhóm tư vấn)

- Trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Trình độ chuyên môn-kỹ thuật nhân lực huyện tăng nhanh trong giai đoạn2006-2012, đến năm 2013 tỷ trọng lao động qua đào tạo trong tổng lao độngđang làm việc trong nền kinh tế là 26,9%, trong đó học nghề chiếm 13,3%, trunghọc chuyên nghiệp là 5,6%, cao đẳng là 3,7% và đại học là 4,3% Từ kết quả nàycho thấy chất lượng nguồn nhân lực của huyện thấp hơn mức trung bình của cảnước cả về đào tạo nghề và qua đào tạo nói chung Đây là một trong nhữngthách thức lớn của huyện trong thời gian tới

Bảng 9: Cơ cấu lao động các ngành trên địa bàn huyện Cô

2 LĐ làm việc trong ngành KTQD người 3040 3.229 3.334 294

Trang 20

- Số lượng và cơ cấu trạng thái việc làm của nguồn nhân lực

Năm 2013 số người trong độ tuổi lao động toàn huyện chiếm 59,5%

tổng dân số, tăng 6,8% so với năm 2010 Trong đó lao động Dịch vụ và Dulịch năm 2013 tăng 30,7%, cao hơn 206 lao động so với năm 2010 Lao độnglĩnh vực Du lịch chiếm tỷ trọng không nhiều khoảng 15,6%

c.Việc làm và mức sống dân cư

So với bình quân toàn tỉnh Quảng Ninh, thu nhập bình quân đầu ngườicủa huyện vẫn khá thấp nhưng so với một số huyện như Ba Chẽ, Hải Hà, TiênYên thì thu nhập bình quân đầu người của Cô tô lại cao hơn Cụ thể, thu nhậpbình quân đầu người ước đạt 1.200 USD/người/năm (tương đương khoảng 24triệu đồng/người) năm 2012

d Văn hoá, giáo dục,thông tin, thể dục thể thao

Hàng năm huyện tổ chức và phối hợp tổ chức thành công nhiều các sựkiện chính trị, văn hóa diễn ra trên địa bàn như: "Tuần Văn hóa-Thể thao-Dulịch Cô Tô", Liên hoan tiếng hát cho đối tượng thiếu niên nhi đồng và dân cưcấp huyện, "Đêm Thơ quảng Ninh"; Lễ khánh thành dự án Đưa điện lưới rađảo Cô Tô tổ chức các hoạt động Thể dục - Thể thao gắn với các hoạt động

kỷ niệm thành lập tỉnh Quảng Ninh và thành lập huyện Cô Tô…

e Y tế

Duy trì tốt công tác quân dân y kết hợp trong khám, chữa bệnh chonhân dân; chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn

Đảm bảo bảo 100% các xã, thị trấn có trạm y tế với trang thiết bị và độingũ bác sỹ đạt chuẩn Quốc gia, có cán bộ y tế tại các thôn Trang thiết bị phục

vụ công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư hiệnđại và đồng bộ, hạn chế tối đa số bệnh nhân chuyển tuyến điều trị

g Chợ

Cô Tô hiện có 2 chợ, 01 chợ loại 2 ở trung tâm huyện và 01 chợ loại 3

ở xã Thanh Lân, đang được đầu tư nâng cấp, xây dựng để đạt chuẩn theo quyđịnh của Bộ Xây dựng Các khu thương mại, dịch vụ tập trung chủ yếu tại cáctuyến phố khu trung tâm Thị trấn đang được củng cố và duy trì hoạt động tốt,với các sản phẩm chủ yếu là nông sản, hàng tạp hóa, và hàng điện tử trongnước và nhập khẩu, hàng may mặc…hình thức bán hàng chủ yếu là bán lẻ

3.5.2 Tài nguyên nhân văn

a Di tích lịch sử

ỶTên đảo hiện có các di tích về Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tượng đài Bác

Hồ, khu Cánh đồng muối và khu di tích đền thờ Hồ Chủ Tịch, ghi dấu ngày

Trang 21

09/05/1961, khi Người ra thăm và động viên cán bộ, chiến sỹ nhân dân trênđảo phát huy truyền thống yêu nước, xây dựng và bảo vệ biển đảo Tổ Quốc

Di tích khu Đồn Cao ghi dấu tích đại đội Ký Con đã chiến đấu vì sựnghiệp bảo vệ đất nước sẽ được đầu tư xây dựng, là nơi tri ân để người dânđảo và du khách viếng thăm tưởng nhớ công ơn các liệt sỹ

Khu di tích tượng đài Chủ Tịch Hồ Chí Minh

b Tài nguyên phi vật thể

Quá trình phát triển của Huyện thu hút đông đảo dân cư từ các vùngmiền trên cả nước đến định cư lập nghiệp trên đảo tạo nên sự đa dạng về vănhóa, tín ngưỡng Các khu dân cư được hình thành nằm đan xen giữa thiênnhiên hoang sơ của biển và núi rừng cùng với những ngành nghề truyền thống(sản xuất ngư cụ, chế biến thủy sản, làm mắm…): khu Vòong Si (gần nhàthờ), khu Đà Lạt (thôn Hải Tiến xã Đồng Tiến) sẽ mang đến những cảm nhậnđặc biệt thú vị cho những du khách ưa trải nghiệm và khám phá

Lễ hội truyền thống hàng năm với đa dạng các loại hình văn hoá nhưhát Xoan của người Thái Bình, hát ví dặm của người Hà Tính, hò Sông Mãcủa người Thanh Hóa, hát Chầu Văn người Nam Định – Hà Nam thể hiện tìnhđoàn kết, nhân ái, ý chí quyết tâm bảo vệ và xây dựng đảo của những ngườidân đến từ mọi miền đất nước hiện đang sinh sống và làm việc trên đảo

c Các đặc sản Cô Tô

Cũng như những vùng biển đảo khác, Cô Tô nổi tiếng với tiềm năngnguồn lợi thủy sản Trong đó nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao được thịtrường biết đến với thương hiệu Mực và cá Duội Cô Tô, Hải Sâm, Bào Ngư…các vùng trồng cây ăn quả (cam, bưởi, na…) tại các thôn Nam Đồng, thôn HảiTiến, thôn Nam Hà, khoai lang (thị trấn Cô Tô) là những điểm tham quan lýtưởng của những du khách ưa trải nghiệm, thích khám phá

Trang 22

Mực Cô Tô Bào Ngư

3.6 Hạ tầng kỹ thuật

3.6.1 Giao thông vận tải

+ Giao thông đường thủy

Hiện tại trên địa bàn Huyện có 07 bến cảng (một số do Quốc phòngquản lý như: cảng Bắc Vàn – Cô Tô lớn; cảng Trần Đông, cảng Trần Tây –đảo Trẩn; cảng Hải Quân – xã Thanh Lân), có 03 cảng dân sự là cảng Cô Tô,cảng từ Cô Tô lớn sang Thanh Lân và ngược lại

Giao thông đường thủy vận chuyển hành khách tới đảo hiện đang dầnđược bổ sung và thay thế bằng tàu cao tốc có sức chở lớn, có thể hoạt động antoàn trong những điều kiện thời tiết xấu, thời gian hành trình rút ngắn được2/3 thời gian Tuy nhiên số lượng tàu còn hạn chế (06 tàu tuyến Vân Đồn –

Cô Tô), tần suất chạy tàu thấp chưa đáp ứng được nhu câu đi lại của cư dân

và du khách đặc biệt trong mùa du lịch, kỳ nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần

+ Hệ thống giao thông đường bộ

Hệ thống các tuyến đường trên đảo được xây dựng bằng bê tông, mặtđường còn xấu, một số tuyến đường đã có dấu hiệu xuống cấp

Phương tiện giao thông trên đảo nhìn chung cơ bản đáp ứng được nhucầu đi lại của người dân và du khách với 20 xe ô tô loại 12 chỗ ngồi và 15 xeđiện loại 15 chỗ và 7 chỗ Tuy nhiên, các phương tiện vận chuyển trên đảohầu hết là những loại xe cũ, chất lượng và độ an toàn không cao

Xu hướng sử dụng phương tiện vận chuyển “Xanh, Sạch” trên đảobằng xe taxi điện, xe máy điện, xe đạp…đang được đầu tư thay vì sử dụng cácloại phương tiện giao thông có ảnh hưởng xấu đến môi trường như hiện nay

3.6.2 Bưu chính, viễn thông

Cô Tô là một địa điểm du lịch đầu tiên trên cả nước cung cấp dịch vụInternets wifi miễn phí cho du khách và người dân Hiện nay, trên đảo có 60điểm Internet không dây (wifi) phục vụ tra cứu thông tin miễm phí cho cán

bộ, nhân dân, du khách Điện thoại di động cũng đã được phủ sóng trên toànđảo, đảm bảo liên lạc thông suốt cho nhu cầu sử dụng của người dân

Trang 23

3.6.3 Mạng lưới điện và hệ thống chiếu sáng

Chỉ cách đây vài năm, huyện Cô Tô còn gặp nhiều khó khăn trong việcđáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình cho sinh hoạt và sản xuất

Cụ thể, năm 2011 chỉ chưa được một nửa số hộ gia đình sử dụng điện nhưng

do được tỉnh đầu tư điện lưới ra tận đảo nên hiện nay toàn bộ 100% hộ giađình trên đảo đều có điện Đây là sự thay đổi mang tính lịch sử đối với huyện

Cô Tô vì nó có tác động lớn không chỉ tới sinh hoạt của người dân mà nó còntạo môi trường đầu tư hấp dẫn và ổn định Từ đó tạo tiền đề cho phát triển mởrộng sang các ngành, lĩnh vực khác giúp diện mạo đô thị và kinh tế của huyệnthay đổi tích cực

3.6.4 Mạng lưới cấp, thoát nước

- Mạng lưới cung cấp nước:

Mạng lưới cung cấp nước cho huyện trong thời gian qua đã được quantâm đầu tư, đặc biệt là hồ Trường Xuân và hồ C4 một công trình xây dựnglớn Hệ thống hồ đập xã Thanh Lân với diện tích 3 ha; xã Đồng Tiến đã xâydựng được hệ thống hồ đập với diện tích là 4 ha; thị trấn Cô Tô đã xây dựngđược hệ thống hồ đập với diện tích là 21 ha Nhìn chung với hệ thống hồ đập

và kênh mương như hiện nay, thì nhu cầu về nước để phục vụ cho đời sốngsinh hoạt và hoạt động sản xuất của huyện đã cơ bản được đáp ứng đầy đủ

- Mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải:

Hệ thống thoát nước chủ yếu trên địa bàn huyện là hệ thống mương,rãnh gắn với các trục đường kết hợp với thoát nước thải ra biển Hiện tại trênđịa bàn huyện đang xây dựng cơ sở xử lý rác thải sử dụng công nghệ đốt rác

3.6.5 Những dịch vụ khẩn cấp

Trong tình huống khẩn cấp, cảnh sát, quân đội, bộ đội biên phòng và y

tế có thể đáp ứng được các sự cố, làm tốt công tác phòng chống cháy nổ tuynhiên đối với sự cố cháy xảy ra thì công tác chữa cháy sẽ gặp nhiều khó khăn

do phương tiện, trang thiết bị đầu tư còn hạn chế, địa bàn đi lại không thuậnlợi, khả năng khống chế thảm họa sẽ gặp nhiều khó khăn

3.7 Tài chính ngân hàng

Hệ thống ngân hàng nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu về vốn củangười dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địabàn Tuy nhiên hoạt động Ngân hàng mới chỉ có sự tham gia của 02 hệ thốngngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng chính sách xãhội mà chưa có sự tham gia của hệ thống các ngân hàng Thương Mại Việcđáp ứng nhu cầu về vốn và cung cấp các dịch vụ tiện ích trong hoạt độngNgân hàng vì vậy còn nhiều hạn chế, trong đó loại hình tín dụng, thẻ ATM

Trang 24

đang trở thành những khó khăn đáng kể trong hoạt động Dịch vụ - Du lịch vàThương Mại của người dân Huyện và du khách

4 Tình hình an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Huyện đảo Cô Tô được xếp vào nhóm đảo nằm ở vị trí tiền tiêu của đấtnước, có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh quốcphòng và phát triển kinh tế biển ở tây bắc Vịnh Bắc Bộ

Nằm ở vị trí cửa khẩu lại là cửa khẩu trên biển, kiểm soát một vùngbiển rộng lớn, lại nằm trong vịnh Bắc Bộ, một khu vực luôn phải đối mặt vớinhiều tranh chấp giữa các quốc gia Chính vì vậy công tác bảo vệ An ninhQuốc phòng luôn được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, tình hình An ninhChính trị trên huyện đảo luôn được giữ vững, tạo môi trường xã hội ổn địnhcho cuộc sống nhân dân, thân thiện với du khách thăm đảo

5 Đánh giá chung

5.1 Thuận lợi

- Vùng biển của quần đảo Cô Tô có ngư trường rộng lớn (khoảng300km2), mang lại nguồn lợi thủy sản phong phú với những sản phẩm có giátrị kinh tế cao và là lợi thế cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tếliên quan đến biển (khai thác đánh bắt, du lịch biển…)

- Cô Tô có khoảng cách không quá xa với cửa khẩu Quốc tế Móng Cái,khu kinh tế mở Móng Cái và cảng trung chuyển nước sâu Vạn Giả, án ngữđường hàng hải Quốc tế, là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tếtruyền thống trên đảo như Ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp Tạo động lựcthúc đảy phát triển ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phẩn

ổn định kinh tế, giữ vững An ninh quốc phòng huyện đảo

- Đặc điểm địa hình có những cấu trúc đặc biệt của núi được che phủ bởi

hệ thảm thực vật phong phú của rừng nguyên sinh tạo nên sự đa dạng của hệsinh thái biển đảo, là một trong những khu bảo tồn biển Việt Nam

- Tạo hóa của tự nhiên đã hình thành trên địa bàn huyện Cô Tô nhữngbãi biển đẹp có những dải cát dài, thoải, sạch đẹp, nước trong có thể xem lànhững bãi tắm có sức hấp dẫn nhất ở khu vực biển Đông vịnh Bắc Bộ và ĐôngBắc Việt Nam, môi trường không khí trong lành chưa bị ô nhiễm là điều kiện

lý tưởng phát triển ngành Du lịch của đảo

- Người dân trên đảo cần cù, chịu khó trong phát triển kinh tế, nồng hậu

và mến khách, duy trì được nếp sống nhân văn… đây là một trong những yếutốt quan trọng cho phát triển du lịch và dịch vụ

- Đã có điện lưới quốc gia, tạo điều kiện rất quan trọng cho phát triểnkinh tế, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng

5.2 Khó khăn

Trang 25

- Đảo nằm trong vùng ảnh hưởng của nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt(bão, triều dâng ), gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việc khắc phụcthiên tai gây ra là thách thức lớn đối với huyện Cô Tô.

- Giao thông đi lại giữa các đảo, giữa đảo và đất liền gặp còn nhiều khókhăn đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu (giông, bão, biển động ) ảnhhưởng đáng kể tới các hoạt động Dịch vụ và Du lịch của đảo

- Khó khăn lớn nhất hiện nay của đảo là tài nguyên nước ngọt phục vụsản xuất và sinh hoạt của nhân dân

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ

Trong giai đoạn 2011-2013, ngành Dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ vớitốc độ tăng 64,2%, chủ yếu do tăng từ du lịch: 169,2%/năm, chiếm tỷ trọng36,3% cơ cấu kinh tế của Huyện Lượng khách du lịch tới đảo tăng nhanh, từchỗ rất ít khách du lịch biết đến Cô tô nhưng chỉ sau vài năm số lượng kháchthăm quan đã gia tăng đột biến

1 Chỉ tiêu về khách du lịch

1.1 Tốc độ tăng trưởng khách du lịch

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đảo Cô Tô trong giai đoạn 2010

-2013 đạt 148,5%/năm, trong đó tăng trưởng khách Quốc tế là 12,3%/năm, khách nội địa tăng mạnh với tốc độ tăng bình quân gần 152,0%/năm Số lượng khách du lịch Quốc tế đến với Cô Tô có xu hướng không ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu khách du lịch (Năm 2010 chiếm hơn 4,4%, năm 2011 gần 2%, năm 201 hơn 1%, năm 2013 là 0,5%)

Bảng 10: Hiện trạng khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013

(Nguồn: Số liệu Thống kê của phòng VHTT và kết quả tính toán của VQH&TKNN)

Năm 2010 du lịch Cô Tô đón được 3.663 lượt khách trong đó khách du lịch Quốc tế chiếm 4,4%, khách du lịch nội địa chiếm 95,6%; đến năm 2011,

du lịch Cô Tô ước đón được 15.299 lượt khách, trong đó khách du lịch Quốc

tế chỉ chiếm gần 2%, khách du lịch nội địa chiếm trên 98%; Năm 2012 tổng

số khách du lịch là 35.360 (tăng gấp hơn 2 lần so với năm trước), trong đó khách du lịch Quốc tế tăng gấp 1,2 lần trong khi đó khách du lịch nội địa tăng hơn 2,3lần Đến năm 2013, tổng số khách du lịch là 56.231 người, khách du lịch nội địa chiếm gần 99,6% (tăng 1,6 lần so với năm trước), khách du lịch Quốc tế chỉ chiếm gần 0,5% (giảm so với năm trước hơn 6,4 lần) Điều này chứng tỏ, số lượng khách đến Cô Tô tăng nhanh, năm sau tăng hơn năm trước, khách du lịch nội địa tăng nhanh hơn khách du lịch Quốc tế.

Trang 26

1.2 Ngày lưu trú trung bình và tống sổ ngày khách

Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch tại đảo Cô Tô là 1,8 ngày,tốc độ tăng giảm không đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu Năm 2013, sốngày lưu trú tăng nhẹ do trên đảo đã có điện lưới với trung bình 2 ngày khách

Tổng số ngày khách: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳnghiên cứu là 142%, trong đó tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịchQuốc tế đạt là 38,6%, khách du lịch nội địa là 144% Cụ thể: năm 2013, đạtcao nhất trên 112 ngàn ngày khách tăng gấp 1,6 lần so với năm trước; tổng sốngày khách du lịch nội địa chiếm trung bình 99,4%

Bảng 11: Hiện trạng khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013

(Nguồn: Số liệu Thống kê của phòng VHTT và kết quả tính toán của VQH&TKNN)

Đối tượng khách du lịch là lớp trẻ (học sinh, sinh viên) chiếm tỷ trọngtrên 50%; Cán bộ công nhân viên chức chiếm trên 40% còn lại các đối tượnghưu trí, người cao tuổi là không nhiều, trẻ em thường đi theo với gia đình

1.3 Mức chi tiêu bình quân, tổng thu từ khách du lịch (khảo sát thực tế)

Từ kết quả khảo sát thực tế và các tài liệu đánh giá liên quan cho thấy: Đối tượng khách du lịch học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng lớn, mức chi tiêu bình quân/người/ngày là không cao (khoảng 500 nghìn đồng, xấp xỉ 25 USD) Khách du lịch đi theo gia đình có mức chi tiêu cao nhất (khoảng 770 nghìn đồng/người/ngày, tương đương với 35 USD) Khách du lịch Quốc tế có mức chi tiêu trung bình/người/ngày khoảng 700 nghìn đồng (32 USD)

- Mức chi tiêu bình quân: Mức chi tiêu bình quân khách du lịch trong

kỳ nghiên cứu tăng đều trong các năm đối (tuy nhiên mức tăng thấp), với cả khách du lịch Quốc tế và nội địa Chi tiêu trung bình của khách du lịch nội địa khoảng 29,3 USD, cao nhất là năm 2013 với 35 USD tương đương 770 nghìn đồng, năm 2010 là thấp nhất (khoảng 500 nghìn đồng) tương đương 25 USD Chỉ tiêu trung bình khách du lịch Quốc tế khoảng 32 USD, năm cao nhất là 2013 là 770 nghìn đồng (tương đương 35 USD), năm thấp nhất là

2010 và 2011 là 660 nghìn đồng (tương đương 30USD).

Bảng 12: Mức chi tiêu và tổng thu từ khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013

Trang 27

USD 7.260 15.600 25.443 22.540 45,9

2 Chi tiêu khách DL N địa Tỷ đồng 4,2 17,8 46,2 86,2 173,0

USD 192.500 809.622 2.099.580 3.916.570 173,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của VQH&TKNN)

- Tổng thu từ khách du lịch: Tăng trưởng trong kỳ đạt 170,2%, năm

2013 đạt gấp 19,7 lần so với năm 2010, cụ thể: Năm 2010 đạt khoảng 4,4 tỷđồng, năm 2013 đạt khoảng trên 86,7 tỷ đồng cũng là năm cao nhất Năm

Phân loại chất lượng về khách sạn có 30 cơ sở, nhà khách có 01 cơ sở

và nhà nghỉ có 37 cơ sở

Khách sạn tư nhân thị trấn Cô Tô

Cơ sở lưu trú trên địa bàn Cô Tô cơ bản đáp ứng nhu cầu thiết yếu của

du khách, tuy nhiên chất lượng còn thấp, hầu hết các cơ sở lưu trú chưa đượccông nhận đạt tiêu chuẩn Các cơ sở lưu trú nằm quá xa những điểm du lịch,trong khi đó nhu cầu lưu trú của khách tại những khu vực này tăng cao, đâycũng là yếu tố bất lợi trong việc lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách đồngthời tạo nên sự mất cân đối về mật độ lưu trú trên địa bàn, dẫn tới tình trạngquá tải về lưu trú và những dịch vụ khác tại những cơ sở lưu trú khu trung tâm

2.2 Vận chuyển khách du lịch

Vận chuyển bằng đường thủy: Là tuyến nối đất liền với đảo Cô Tô và

đảo chính với các đảo khác, cũng như tham quan du lịch trên biển Vậnchuyển hành khách qua đảo bằng tàu cao tốc có vai trò quan trọng không chỉđối với việc đi lại của dân cư mà còn có ý nghĩa đối với phát triển du lịch đảo,

Trang 28

qua đảo chủ yếu từ cảng Vân Đồn cập cảng Thị trấn Cô Tô.

Hiện nay, có 02 công ty có tàu vận chuyển khách bằng tàu cao tốc từVân Đồn tới đảo Cô Tô với số lượng 07 tàu (03 tàu cao tốc) với thời gian gần1,5 tiếng, 03 tàu gỗ vận chuyển khách trung bình mỗi ngày vận chuyểnkhoảng 600 - 700 khách từ cảng Vân Đồn ra đảo Cô Tô lớn Vận chuyểnkhách từ đảo đến các đảo khác hoặc tham quan du lịch trên biển bằng tàu cácải tiến hoặc tàu gỗ loại nhỏ gồm 24 chiếc (CôTô - Thanh Lân: 03 chiếc;CôTô - CôTô con 21 chiếc) theo chương trình tham quan du lịch đến các đảo:câu cá, thám hiểm các đảo san hô; trung bình mỗi tàu chuyên chở từ 10 - 30khách; tùy theo từng chương trình du lịch và loại hình tham quan các tàukhách này có thể đựoc cho thuê đáp ứng yêu cầu du khách

Tàu cao tốc Vân Đồn – Cô TôNhìn chung giao thông đường thủy cơ bản đáp ứng nhu cầu dân sinh,tuy nhiên là chưa đủ để phát triển du lịch Tuy nhiên tình trạng ùn ứ khách dothiếu phương tiện vào ngày trọng điểm (ngày lễ, cuối tuần, nghỉ hè…) vẫnthường xuyên xảy ra, đặc biệt là sự lãng phí về sử dụng thời gian để chờ đợi

và thay đổi phương tiện giao thông đang là bất cập lớn cho cư dân, hạn chếđáng kể lượng du khách muốn đến với Thanh Lân

Vận chuyển đường bộ: Về cơ bản hệ thống các tuyến giao thông trên

địa bàn đã được đầu tư nâng cấp, bê tông hóa, giao thông đi lại thuận tiện

Trang 29

khách du lịch với số lượng gồm 28 ôtô các loại (từ 4 chõ đến 24 chỗ), 05 xetaxi điện loại 07 chỗ đến 15 chỗ Số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanhvận chuyển khách không nhiều (hiện chỉ có 01 doanh nghiệp) với 07 xe taxiđiện loại 07 chỗ đến 15 chỗ Ngoài ra phương tiện xe máy cho thuê được các

hộ kinh doanh tham gia đầu tư với số lượng lên tới 700 chiếc cùng với hàngtrăm xe đạp trên địa bàn thị trấn

Nói chung, dịch vụ vận chuyển khách du lịch còn thiếu cả về số lượng

và chất lượng chưa đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; đội ngũ lái xechưa chuyên nghiệp, chưa có trình độ ngoại ngữ; doanh nghiệp kinh doanhvận chuyển khách du lịch là doanh nghiệp nhỏ và đầu tư manh mún

2.3 Dịch vụ ăn uống

Cơ sở dịch vụ ăn uống trên đảo có quy mô vừa phải, không cầu kỳ hiệnđại như đất liền, số lượng nhà hàng đạt tiêu chuẩn cho phục vụ khách du lịchkhoảng 24 cơ sở Các nhà hàng, quán ăn bình dân có thể đáp ứng cho nhiềuloại khách khác nhau Hầu hết các khách sạn đều phục vụ ăn uống với cácmón ăn hấp dẫn du khách được chế biến chủ yếu từ thủy sản, tuy nhiên phongcách phục vụ của đội ngũ nhân viên chưa đạt tiêu chuẩn do chưa được đàotạo, chủ yếu là lao động phổ thông, làm việc thời vụ

Nhà hàng ven biển phục vụ ăn uống thị trấn Cô Tô

Hoạt động tiếp thị, quảng bá các món ẩm thực đặc sản địa phương chưađược thực hiện, đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành nghề về ẩm thực cònthiếu, chưa tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu Cô Tô, chưa gâyđược ấn tượng đối với du khách

2.4 Dịch vụ vui chơi giải trí

Nhìn chung về số lượng các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí còn quá ít sovới tốc độ tăng của khách du lịch trên đảo, chất lượng chưa đáp ứng được yêucầu của khách du lịch Các dự án đầu tư xây dựng cho loại hình du lịch nàychưa thu hút các nhà đầu tư nên giai đoạn tới cần có chính sách hợp lý để cónhiều dự án đầu tư cho dịch vụ này

Trang 30

Câu cá giải trí Lặn ngắm san hô

Hiện nay, dịch vụ vui chơi giải trí gắn liền với tài nguyên biển đảo thuhút được khách du lịch nhiều nhất như là du lịch tham quan trên biển với câu

cá và câu cá mực ban đêm, bắt ốc, bắt cù kỳ tại các bãi đá Thị trấn, vụng BaChâu (xã Thanh Lân), du lịch mạo hiểm tại các đảo san hô tại mỏm ĐuôiChuột (thị trấn), Hồng Vàn (xã Đồng Tiến)…

3 Về đầu tư phát triển du lịch

Tính đến năm 2014, tổng số dự án đầu tư phát triển hạ tầng du lịch gần1.800 tỷ đồng cho các dự án: Đưa điện lưới ra Huyện, Dự án xây dựng khuhậu cần nghề cá, Dự án tôn tạo, mở rộng khu di tích Bác Hồ trên đảo…Cảitạo hồ chứa nước, nâng cấp đội tàu cao tốc vận chuyển hành khách, nâng cấp

hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển hành khách trên đảo

4 Về thị trường khách du lịch và sản phẩm du lịch.

4.1 Thị trường khách du lịch.

Giai đoạn 2010 đến 2014, thị trường khách du lịch Quốc tế đến với Cô

Tô còn hạn chế (chiếm khoảng 0,8%), thời vụ du lịch đối với khách du lịchQuốc tế tập trung từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khách du lịch nội địa từtháng 5 đến tháng 8, tháng 9 - 10 là tháng có khách du lịch ít nhất trong năm

Khách du lịch Quốc tế đến với Cô Tô còn hạn chế về số lượng (chiếmkhoảng 0,8%), thời vụ du lịch đối với khách du lịch Quốc tế tập trung từtháng 11 đến tháng 4 năm sau Tuy nhiên Thị trường khách du lịch Quốc tếcủa đảo Cô Tô rất đa dạng từ nhiều thị trường khác nhau trên thế giới nhưngtập trung nhiều là thị trường châu Á (49,3%), châu Âu (13,6%), châuMỹ(5,9%).Trong mấy năm gần đây thì khách du lịch từ châu Âu đến thamquan đảo có xu hướng tăng, trong đó phần lớn đến từ Đông Âu

Thị trường khách du lịch nội địa có đa dạng thành phần với nhiều miềnkhác nhau như công nhân, cán bộ, học sinh, sinh viên Thị trường khách dulịch nội địa quan trọng đối với đảo Cô Tô là từ Hà Nội, Hải Phòng và cáctrung tâm du lịch tại vùng du lịch ĐBSH Thời vụ du lịch khách du lịch nộiđịa từ tháng 5 - 8, tháng 9 - 10 là tháng có khách du lịch ít nhất trong năm

4.2 Sản phẩm du lịch.

Trang 31

Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển là sản phẩm chủ lực thu hút

cả khách du lịch Quốc tế và nội địa đến với Cô Tô, chủ yếu là tắm biển, thamquan các đảo, du lịch thám hiểm rừng nguyên sinh, các đảo san hô Sản phẩm

du lịch sinh thái mới tập trung cho các đoàn là sinh viên, các nhà nghiên cứu

về hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, tuy nhiên số lượng khách du lịch thamquan các điểm du lịch này còn khiêm tốn Du lịch cộng đồng, du lịch trảinghiệm, khám phá hiện đang thu hút khách du lịch đặc biệt là giới trẻ vớinhững hoạt động “Một ngày làm dân chài”, “Một ngày làm chiến sỹ”, “Hànhtrình vì biển đảo quê hương” cắm trại, thăm làng nghề Tuy nhiên sản phẩm

là dịch vụ vui chơi giải trí trên đảo còn rất ít, chất lượng chưa cao

5 Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

UBND huyện Cô Tô đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại

và Du lịch trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh và các doanh nghiệp kinhdoanh du lịch xây dựng các chương trình xúc tiến và quảng bá du lịch nhằmquảng bá tiềm năng tài nguyên du lịch trên đảo, giới thiệu các chương trìnhsản phẩm du lịch; đồng thời đã tổ chức, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh du lịchtrên địa bàn tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm để thu hút khách dulịch, tổ chức tuần văn hóa, thể thao và Du lịch Cô Tô năm 2013 với nhữnghoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, tổ chức liên hoan “Lân, Sư,Rồng”, “Cuộc thi Vidieo clip nổi tiếng về Cô Tô”, “Hướng dẫn viên du lịch

Cô Tô”, “Triển lãm ảnh đẹp”, “Liên hoan đôi nhảy đẹp, nhóm nhảy đẹp”,

“Liên hoan xe đạp thể thao”, tổ chức chương trình “Du lịch cộng đồng”, thựchiện cơ chế hỗ trợ khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại xã ThanhLân…đưa các chương trình xúc tiến vào nội dung tờ quảng cáo, lịch, “Cẩmnang du lịch Cô Tô”, mở Website, phủ sóng Internet không dây toàn huyệnđảo miễn phí, đăng tin bài trên báo, phóng sự truyền hình về Du lịch Cô Tô…Những công ty du lịch có chi nhánh, hay văn phòng đại diện tại Cô Tô lànhững công ty tích cực tham gia xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch

Phòng Văn hóa và Thể thao với tổng số nhân sự 13 người có chức năng

và nhiệm vụ là thực hiện quản lý nhà nước về Du lịch, Văn hóa Quần chúng,Văn hóa gia đình, Công nghệ thông tin, Thư viện, Bảo tàng, Ban chỉ đạo toàndân xây dựng đời sống văn hóa…và tồ chức xúc tiến các hoạt động du lịch,văn hóa trên địa bàn Về tổ chức có 01 cán bộ chuyên về du lịch, và các cán

bộ chuyên trách từng nội dung lĩnh vực quản lý

Do trình độ, khả năng và hạn chế về kinh phí nên các chương trình hoạtđộng xúc tiến, quảng bá du lịch chưa được tổ chức; các tài liệu và phân phát

ấn phẩm là hoạt động chính hiện nay nhưng do không có kinh phí nên các ẩnphẩm đang phát cho du khách là ấn phẩm đã cũ, nhiều ấn phẩm không đạtchất lượng, thiếu các thông tin mới

6 Về tổ chức không gian phát triển du lịch

Trang 32

Hiện nay, trên đảo có nhiều sản phẩm du lịch có giá trị văn hóa, thẩm

mỹ cao và sinh thái: các khu Di tích văn hóa (khu di tích Hồ Chí Minh, cánh đồng muối), khu di tích lịch sử (di tích trận chiến đại đội Ký Con), các khu danh thắng (các bãi đá, đồi ngắm sóng, rừng nguyên sinh…), những công trình kiến trúc, xây dựng (ngọn Hải đăng, Hồ Trường Xuân, Nhà thờ…khu dịch vụ hậu cần nghề cá), khu làng chài và hệ thống các bãi tắm chất lượng cao có thể khai thác phát triển Du lịch: Bãi Hồng Vàn, Vàn Chảy (xã Đồng Tiến, Bắc Vàn), Nam Hải (Thị trấn),bãi đầu Nam Cô Tô con, bãi đầu Đông

Cô Tô con,…đã hình thành các khu du lịch, các dịch vụ du lịch phục vụ khách

du lịch; còn các bãi tắm Ba Châu, bãi tắm Hải Quân (xã Thanh Lân), Vụng

Bò, Hải Quân (đảo Trần) đang được kêu gọi đầu tư xây dựng thành các khu

+ Cánh đồng muối nơi Bác đến thăm: Cánh đồng muối thuộc thôn NamHải, trước cửa trung tâm Y tế huyện Cô Tô Cánh đồng muối là một thunglũng bằng phẳng xung quanh là đồi núi bao bọc, có các của thông ra biển,diện tích đầm xấp xỉ 100,000m2

+ Dốc Khoai: Nằm cách con đường từ bãi biển vào nhà lưu niệm cáchbiển 175m, bia được xây dựng bên phải đường từ ngoài vào, chính giữa đầuluống khoai Bác đã bới xem khoai Nơi đây Bác đã dặn dò động viên ngườidân phát huy sản xuất ổn định đời sống và giữ vững chủ quyền biển đảo

- Khu di tích Đồn Cao nơi ghi lại chiến công anh dũng của đại đội anhhùng Ký Con quyết tử bảo vệ chủ quyền biển đảo chống thực dân Pháp

- Bãi đá cầu Mỵ, bãi đá Đuôi chuột, đồi ngắm sóng là nơi được dukhách quan tâm thưởng ngoạn cùng với các hoạt động giải trí câu cá, bắt ốc…thám hiểm khám phá rạn san hô quí hiếm Nằm phía Nam của đảo Cô

Tô Lớn Bãi đá Cầu Mỵ với hệ thống đá trầm tích được bào mòn qua hàngvạn năm bởi nước biển tạo ra một kì quan thực sự Duy nhất trong các đảocủa Việt Nam Toàn bộ khu vực có hình giống Đuôi Chuột, hướng ra biển.Được dân đảo gọi ngắn gọn là Cầu Mỵ

Trang 33

Đồi ngắm sóng Bãi đá Đuôi Chuột

Ngoài bãi đá, trên các điểm cao để bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh khuvực cảnh quan.Tại đây du khách có thể lặn trong ngày lặng gió, trong mùa rêu

để ngắm nhìn từng đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới làn trước trong xanh

- “Con đường tình yêu” thơ mộng trải dài dưới tán rừng phi lao chạytheo bãi tắm Nam Hải là điểm đi dạo ưa thích của người dân đảo và cũng làđiểm ngắm bình minh đẹp nhất dành cho du khách

- Khu làng chài và khu hậu cần nghề cá là điểm đến cho du khách trảinghiệm thực tế các hoạt động sản xuất chế biến các loại thủy hải sản đặctrưng của đảo

- Bãi tắm Nam Hải (khu tượng Bác) dài 1,5km chạy suốt về phía cuốiđảo, cát trắng mịn, thoải dài thuận lợi tổ chức các hoạt động vui chơi biển vớicác trò chơi hấp dẫn như lướt sóng, mô tô nước, xuồng bay…đây là một trongnhững điểm du lịch tắm biển thu hút đông đảo người dân và du khách

Xã Đồng Tiến

- Hải đăng Cô Tô không chỉ đơn thuần giúp những con tàu bình yênvượt sóng mà còn là những cột mốc khẳng định chủ quyền tại vùng biểnĐông Bắc Tổ quốc Từ ngọn Hải đăng Du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹptoàn cảnh đảo Cô Tô, đây là một trong những điểm đến hấp dẫn mà du kháchthường quan tâm

- Bãi Hồng Vàn (thôn Hồng Hải xã Đồng Tiến) có chiều dài 04 km códiện tích khoảng 0,24 km2 (chạy dài từ mom pháo Quân y đến kho gạo), bãibiển sạch dẹp có cát trắng mịn, ít sóng, có những rạn san hô quí hiếm, là nơitắm biển, tổ chức các trò chơi trên biển (lướt sóng, lặn biển khám phá) Bãichia thành những khu vực khác nhau: tắm biển, bảo tồn san hô, rừng thiênnhiên, là điều kiện phát triển khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao,kết hợp chữa bệnh Khu vực này đã có quy hoạch phát triển du lịch đang chờnguồn vốn đầu tư nên vẫn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác phát triển

Trang 34

Bãi biển Hồng Vàn Rừng Chõi (Bắc Vàn – xã Đồng Tiến)+

-Bãi Vàn Chảy nằm (thôn Nam Hà xã Đồng Tiến) dài 3,5 km diện tíchkhoảng 0,21 km2 (từ trạm cấp điện lưới) Bãi biển thoải, cát trắng mịn, cósóng khá lớn cùng với cánh rừng nguyên sinh (rừng Chõi) tạo nên môitrường không khí trong lành Đây là địa điểm thu hút đông đảo dân cư đảo và

du khách với các hoạt động tắm biển và vui chơi biển, khám phá thiên nhiên

-Bãi Bắc Vàn ( chạy dọc theo cánh rừng chõi xã Đồng Tiến) có chiềudài 1,5 km, diện tích bãi biển gần 0,1 km2 cát trắng đẹp Với đa dạng hệ sinhthái của rừng nguyên sinh là niềm đam mê của nhiều du khách thích khámphá, nghiên cứu khoa học

-Giống như hình ảnh của Đà Lạt thu nhỏ, làng chài thôn Hải Tiến đơn

sơ nấp bóng cùng những con đường chạy dưới rặng phi lao và những cánhrừng ven biển thu hút du khách lưu trú tại đây trải nghiệm ra khơi câu cá câumực và tận hưởng những giây phút đặc biệt cùng những món ăn ngon đậmchất biển đảo và hoang sơ được chế biến bởi chính những người dân thôn đảo

-Trên con đường dẫn du khách tới cảng Bắc Vàn, và Hồng Vàn, cảnhđẹp hoang sơ của khu rừng nguyên sinh với hệ thảm thực vật phong phú củarừng Chõi tạo cho du khách cảm giác như đang bước vào thế giới thiên nhiên

kỳ ảo mà chỉ có nơi biển đảo Cô Tô Tại đây du khách thường tổ chức hoạtđộng cắm trại, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng và hòa mình vàosóng biển của bãi tắm Bắc Vàn hoang sơ

-Có không gian yên tĩnh, khí hậu trong lành với những ngành nghề sảnxuất nông nghiệp truyền thống, dịch vụ du lịch Homestay đã thu hút đông đảo

du khách cùng trải nghiệm khám phá những nét đẹp của đời sống, sinh hoạt,tận hưởng không khí thân thiện mến khách của người dân thôn Nam Đồng,Nam Hà Hải Tiến

-Hồ chứa nước Trường Xuân không chỉ là công trình dân sinh đáp ứngnhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân đảo mà còn có ý nghĩa tolớn về môi trường, đây là công trình xây dựng trọng điểm của Huyện có tínhthẩm mỹ cao và cũng là địa điểm lý tưởng để lưu lại những hình ảnh đẹp cho

du khách khi đến thăm Cô Tô

Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, tiềm năng đất đai dồi

Trang 35

dào là điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch đặc sắc làm phong phú thêmcác sản phẩm du lịch trên địa bàn: Công viên vui chơi giải trí cảm giác mạnh,khu nghỉ dưỡng cao cấp… sẽ thu hút du khách nhiều hơn đến với Cô Tô

Đảo Cô Tô con

-Có thể nói Cô Tô Con sở hữu bãi biển đẹp nhất trong quần đảo, bãitắm đầu Nam Cô Tô con (đảo Cô Tô con) và bãi đầu Đông Cô Tô con bãibiển hoang sơ, cát trắng, nước trong xanh, sóng đẹp với hệ sinh thái phongphú của rừng nguyên sinh là mối quan tâm của nhiều du khách Tuy nhiên cơ

sở hạ tầng dịch vụ du lịch tại đây chưa phát triển, giao thông đi lại khó khăn

là những hạn chế đối với du khách

- Rừng nguyên sinh Cô Tô Con có nhiều loại động vật, chim muông và

sở hữu nhiều loại gỗ quí Du khách có thể đi xuyên rừng Cô Tô Con để đếnvới các bãi biển trên đảo và tìm kiếm những kỷ vật được tinh tạo bởi thiênnhiên từ những những mảnh san hô, viên đá hay những vỏ ốc của đảo

Có những lợi thế về đặc biệt không gian, Cô Tô Con có thể trở thànhđiểm du lịch “Phi truyền thống” và phát triển du lịch theo hướng: Ở đó dukhách sẽ được cung cấp những sản phẩm du lịch “Mới lạ và sang trọng” vàcao cấp nhất theo tiêu chuẩn Quốc Tế

Xã Thanh Lân

Thanh Lân đẹp nhẹ nhàng với những cung đường uốn lượn quanh

đảo Cũng như Cô Tô, Thanh Lân nổi bật với những bãi tắm hoang sơ mà

khó nơi đâu có được với những bãi đá trầm tích hàng nghìn năm tuổi vànhững cánh rừng nguyên sinh bám theo những bãi cát dài của biển

- Bãi biển trung tâm xã (hiện là nơi tránh trú của tàu thuyền) dàikhoảng 01 km, bãi cát trắng, thoải dài Trong tương khu vực này sẽ được khaithác trở thành nơi tắm biển, tổ chức các hoạt động vui chơi với những sảnphẩm du lịch mới thúc đẩy phát triển Du lịch trên địa bàn

- Bãi tắm vụng Ba Châu (thôn 3 xã Thanh Lân) nước trong xanh, sóngđẹp, hoang sơ dài khoảng gần 01 km, nằm gần sát với rừng nguyên sinh vớicác loại cây che bóng và thảm cỏ xanh cùng với những bãi đá khu vực 2 đầubãi tắm là điều kiện thuận lợi phát triển loại hình du lịch sinh thái, cắm trại,khám phá rừng và trải nghiệm câu cá, câu mực, bắt cù kỳ, bắt ốc…

Trang 36

Bãi biển vụng Ba Châu Bãi biển Hải Quân

- Bãi tắm Hải Quân (thôn 3 xã Thanh Lân) dài gần 1km, bãi thoải, cáttrắng mịn, nước trong, sóng đẹp Du khách sẽ được tận hưởng cảm giác sảngkhoái bởi không khí trong lành tạo bởi không khí mát mẻ của cánh rừngnguyên sinh và gió biển trên con đường dẫn quí du khách đến với bãi biển Ởđây cùng với hoạt động tắm biển khám phá rừng, du khách sẽ được trảinghiệm “Một ngày làm chiến sỹ” được tập luyện, ăn nghỉ và hiểu rõ hơn vềcuộc sống các chiến sỹ đảo

- Bãi tắm C67 (xã Thanh Lân) dài gần 01 km, cát trắng mịn, sóng đẹpbãi biển hoang sơ nằm bên cánh rừng nguyên sinh có trảng cỏ đẹp dưới bóngmát của cánh rừng Chõi, dứa rừng thuận lợi cho phát triển du lịch khám phá,cắm trại, tắm biển cùng với hoạt động trải nghiệm câu cá, câu mực, bắt ốc…

- Khám phá rừng nguyên sinh (khu vực đồi ra đa và Mom Sửu), trảinghiệm cùng tham gia đi biển câu cá, câu mực, bắt sá sùng, bắt ốc, bắt cù kỳvới người dân thôn 1, tham quan các đảo nhỏ trên biển như: Hòn Miếu, ThanhMai, Cá chép…sẽ mang lại nhiều hơn cho du khách những cảm nhận đặc biệtkhi đến và khám phá Thanh Lân

Khám phá rừng Thanh Lân Bãi tắm vụng Con xã Thanh Lân

Tiềm năng phát triển du lịch của Xã là khá dồi dào, khó khăn về giaothông đến những điểm du lịch, tuyến giao thông đối ngoại chưa được hìnhthành, tần suất chạy tàu từ đảo Cô Tô Lớn đến Thanh Lân còn thấp, chấtlượng không cao, chờ đợi nhiều gây lãng phí thời gian là những khó khăn cho

du khách trong kế hoạch thăm quan và lưu trú

Trong tương lai, việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, nâng cao

Trang 37

năng lực vận chuyển khách sẽ phát huy đáng kể tiềm năng du lịch xã, gópphần thức đẩy mạnh mẽ ngành du lịch Cô Tô phát triển

Đảo Trần

Nằm cách xa đảo Cô Tô Lớn khoảng 40 km, cách thị xã Móng Cáitrên 20 km, đảo Trần giữ nguyên vẻ hoang sơ với những bãi biển cát trắng,những cánh rừng nguyên sinh với hệ thảm thực vật đa dạng và phong phú cácloại chim muông, thú hoang dã

Những bãi tắm đẹp như bãi Vụng Bò, bãi tắm Ra Đa – Hải Quân cóchiều dài khoảng 500 m với diện tích trên 01 km2 là những địa điểm lý tưởngcho các hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển, câu cá, bắt ốc…kết hợp với hoạtđộng cắm trại, trải nghiệm “Một ngày làm chiến sỹ” với các chiến sỹ đảo;

tham quan cột cờ chủ quyền, trạm Hải Đăng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá…

7 Hiện trạng phát triển các tuyến du lịch.

Tuyến du lịch tàu thủy từ cảng Vân Đồn ra đảo chủ yếu là khách dulịch nội địa

Tuyến du lịch tàu biển Quốc tế chưa khai thác vì chưa có cảng đón khách.Tuyến du lịch nội đảo: Cô Tô – Thanh Lân, Cô Tô – Cô Tô Con và cáctuyến tới các đảo của huyện, các tuyến đến các điểm du lịch và các khu dulịch trên đảo, các tuyến đến với các làng nghề, khu dân cư truyền thống đểtiêu dùng sản phẩm du lịch

8 Môi trường và hiện trạng môi trường du lịch

8.1 Xử lý nước thải, rác thải, không khí

8.1.1 Thoát nước thải

Cô Tô chưa có hệ thống thoát nước thải, thu gom và xử lý nước thảikhu vực thị trấn Phần lớn lượng nước thải chảy ra biển, ao hồ hoặc để chảytràn trên bề mặt đất Công tác thu gom và xử lý nước thải chưa được quan tâmđúng mức, đặc biệt tại các bãi tắm, nơi tập trung lượng lớn du khách

Bảng 13: Hệ thống thoát nước mặt huyện Cô Tô

STT Hạng mục/tên công trình Khối lượng(km) Tỷ lệ(%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện quản lý thoát nước và xử lý nước thải đô thị năm 2012)

Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hoạt động sản xuất như chế biếnthủy hải sản, nước thải y tế chưa được xử lý hoặc xử lý thiếu triệt để, thảitrực tiếp ra môi trường nước, đất và biển, về lâu dài, đây cũng là nguyên nhângây ra sự ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất Bên cạnh đó mặc dù

Trang 38

Huyện đã có quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước thải, tuy nhiên việc đầu

tư thực hiện quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn

Hiện nay chưa có đơn vị - tổ chức nào làm nhiệm vụ quản lý vận hành hệthống thoát nước thị trấn Cô Tô Đây là vấn đề quan trọng tác động lớn tớimôi trường sinh thái vốn có của Huyện có ảnh hưởng trực tiếp tới sự pháttriển tiềm năng Du lịch Cô Tô

8.1.2 Xử lý rác thải rắn

Theo đánh giá của các cơ quan quản lý chuyên ngành và khảo sát thực

tế, rác thải rắn trên địa bàn chưa được thu gom, xử lý triệt để và kịp thời, đặcbiệt lượng rác thải ở khu vực cảng biển, chợ, đường ven biển, khu vực nôngthôn Đây là hạn chế lớn nhất của đảo gây ấn tượng không tốt cho du khách

Khối lượng chất thải rắn từ đời sống sinh hoạt, từ các hoạt động xâydựng cơ sở hạ tầng, từ chợ, dịch vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn), chất thải y

tế, từ các hoạt động đánh bắt thủy sản và khách du lịch là rất lớn Trong đóchất thải rắn từ sinh hoạt lên tới trên 6,5 tấn/ngày/đêm: thị trấn hơn 46%, xãĐồng Tiến gần 31%, xã Thanh Lân gần 23% (Theo báo cáo về thực trạngquản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Cô Tô năm 2012 và 6 tháng đầunăm 2013) Tại các khu vực bãi biển, nguy cơ rác thải và ô nhiễm môi trường

có chiều hướng tăng cao, người dân tham gia Dịch vụ Du lịch và du kháchchưa thực sự quan tâm và thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường

Tình trạng rác thải trên đảoCông tác quản lý và bảo vệ môi trường đã được Huyện hết sức quantâm với nhiều giải pháp được thực hiện trong đó việc sử dụng xe ngựa thugom rác thải trên các bãi biển có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệmôi trường của Huyện Tuy nhiên việc đầu tư trang thiết bị thu gom tại cácđiểm tập kết rác thải (thùng chứa rác) còn hạn chế Tại xã Đồng Tiến chưa cótrang bị cho điểm tập kết rác thải Rác thải được vận chuyển bằng phương tiệnthủ công thô sơ, chưa có xe chuyên dụng vận chuyển thu gom rác từ điểmtrung chuyển tới nơi tập trung xử lý rác thải

Trên địa bàn Thị trấn và xã Đồng Tiến đã có đơn vị chuyên trách thugom vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn (Công ty cổ phần Thương

Trang 39

mại và Dịch vụ Mạnh Quang) Tại xã Thanh Lân Ủy ban nhân dân xã ThanhLân tổ chức tuyên truyền vận động người dân thu gom, vận chuyển và xử lýrác trên địa bàn Khối lượng chất thải thu gom hiện mới đáp ứng được 70%.Công tác phân loại và xử lý rác thải hiện chưa được giải quyết triệt để là nguy

cơ phát triển của các loại côn trùng gây bệnh và làm ô nhiễm môi trường

Tại các bãi biển, khu danh lam, khu di tích (khu tượng đài Bác, khu bãibiển Hồng Vàn, Vàn Chảy…), nơi tập trung lượng lớn du khách, hoạt độngthu gom rác chưa được tiến hành đồng bộ và thường xuyên, chưa đảm bảocông suất thu gom theo yêu cầu

8.1.3 Môi trường không khí, tiếng ồn

Nhìn chung Cô Tô là địa điểm lý tưởng chưa bị tác động nhiều bởi tácđộng của ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn Hầu hết các điểm đo có

độ ồn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT Riêng điểmkhảo sát Cầu cảng Cô Tô độ ồn vượt giới hạn cho phép là 1,34 lần, nguyênnhân là do hoạt động của tàu thuyền và hành khách ra vào bến cảng nên tiếng

ồn của khu vực này tăng cao

8.2 Hiện trạng môi trường một số khu vực trọng điểm

8.2.1 Hiện trạng môi trường khu vực dải ven biển

Môi trường dải ven biển huyện Cô Tô nhìn chung tốt, tuy nhiên cácnguồn chất thải sinh hoạt, nguồn từ giao thông ven biển, từ các hoạt độngnuôi trồng và khai thác hải sản ven bờ đang có nguy cơ gây ô nhiễm cao:

- Môi trường nước khu vực cảng có dấu hiệu ô nhiễm do dầu mỡ, chấtthải từ các tàu thuyền và rác thải chưa được thu gom thường xuyên dọc bờbiển khu vực cảng

- Bãi Vàn Chảy và khu hậu cần nghề cá đảo Cô Tô đều có hàm lượngAmoni, COD và dầu mỡ khoáng vượt QCVN 10-2008/BTNMT

- Khu vực bãi tắm thị trấn, lượng rác thải nhiều và chưa được thu gomgây mất cảnh quan

- Sự suy giảm về đa dạng sinh học biển, đặc biệt là các rạn san hô.Nhìn chung, các nguồn thải nêu trên hiện nay chưa lớn nên chất lượngmôi trường tại dải ven biển chưa bị ảnh hưởng mạnh Tuy nhiên, tính nhạycảm của môi trường của khu vực rất cao, do vậy cần chú ý đến công tác quản

lý và bảo vệ môi trường

8.2.2 Hiện trạng môi trường du lịch các bãi biển

Du lịch biển là thế mạnh trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội củahuyện đảo Cô Tô Trên địa bàn huyện đảo Cô Tô hiện có 3 bãi tắm chính

Trang 40

phục vụ khách du lịch: bãi Hồng Vàn, bãi Vàn Chảy và bãi tắm thị trấn Tạicác bãi biển này có một số vấn đề môi trường cần quan tâm như sau:

- Rác thải:

Rác thải tại các bãi biển chưa được thu gom, xử lý triệt để, tại nhữngkhu vực này chưa được trang bị những phương tiện thu gom rác thải Tạinhững bãi tắm, lượng rác thải là khá lớn, nguyên nhân do bãi tắm nằm gầncảng nơi thường xuyên có hoạt động qua lại của tàu thuyền, rác thải sinh hoạtcủa cư dân trên biển trôi dạt vào tập trung tại đây, và do lượng rác thải từ cáchoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch của các nhà hàng không được thu gom.Mặc dù hiện nay ở các bãi biển đều có đơn vị chuyên trách công tác vệ sinhbãi biển, nhưng chưa hiệu quả Đáng chú ý hơn cả là đường Thanh Niên venbãi tắm thị trấn, hai bên đường rác thải hoàn toàn chưa được thu gom, thànhphần rác thải chủ yếu bao gồm xốp, vỏ chai lọ, túi linon Trong thời gian tới,cần thiết phải có biện pháp xử lý và thu gom triệt để vì con đường này kết hợpvới bãi tắm dài ven biển sẽ là địa điểm du lịch hấp dẫn của thị trấn

- Môi trường nước

Nhìn chung, môi trường nước biển tại các bãi tắm huyện Cô Tô tươngđối tốt, thuận tiện cho các hoạt động tắm biển và thể thao dưới nước

8.3 Thực trạng tai biến thiên nhiên

Huyện đảo Cô Tô là khu vực có nguy cơ chịu nhiều các tai biến thiênnhiên do vị trí tách biệt với đất liền và địa hình thấp Hàng năm những taibiến thường xảy ra làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và các hoạtđộng sản xuất trên đảo, gây nhiều khó khăn cho việc đi lại của tàu thuyền, ảnhhưởng không tốt tới các hoạt động trên biển và hoạt động Dịch vụ Du lịch 8.4 Công tác tổ chức quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch Cô Tô

8.4.1 Công tác tổ chức quản lý đầu tư trên đảo

+ Phát triển nguồn điện ổn định phục vụ sản xuất ổn định đời sốngnhân dân và phát triển du lịch, dịch vụ

+ Khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt trên đảo: Cải tạo nâng cấp các

hồ chứa nước và xây mới một số hồ chứa nước cho nhu cầu sử dụng trên đảo

+ Phát triển đội tàu vận tải hành khách chất lượng cao, với 07 tàu caotốc rút ngắn hành trình từ đảo với đất liền từ 3 đến 4 trước đây còn 1,5 giờnăm 2012, đến nay chỉ còn 70 phút

+ Thường xuyên tổ chức kiểm định quản lý chất lượng đảm bảo an toàncác loại phương tiện giao thông trên đảo

+ Triển khai thực hiện nhiều dự án đàu tư phát triển kinh tế: Trung tâmdịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Vịnh Bắc Bộ, tổng giá trị đầu tư 500 tỷ đồng ,

Dự án tôn tạo, mở rộng khu di tích Bác Hồ trên đảo với tổng mức đầu tư 71 tỷ

Ngày đăng: 10/05/2018, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w