Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhànước, tình hình tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng đối vớinhững nhà quản lý cũng như với những nhà đầu
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình mở cửa, biến đổi và hội nhập của đất nước ta nói chung và củanền kinh tế nói riêng nhiều năm qua đã có những bước tiến vững vàng và khámạnh mẽ
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhànước, tình hình tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng đối vớinhững nhà quản lý cũng như với những nhà đầu tư quan tâm đến doanh nghiệp.Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính là một việc làm vô cùng cần thiết.Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm để đánh giá một cách đầy đủ,chính xác tình hình tổ chức, phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồnvốn của doanh nghiệp như thế nào, đồng thời phát hiện những rủi ro tiềm tàng,tiên đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Thông qua việcquản lý, sử dụng các nguồn vốn, các nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp cầnthiết và có hiệu quả để khai thác tối đa những điều kiện hiện có để nâng cao hiệuquả sử dụng vốn phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh, giảm thiểu những rủi rotiềm tàng có thể xảy ra đối với doanh nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này , sau mộtthời gian thực tập , nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị,mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về tình hình tài chính của công ty, em đã
mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài : “ Phân tích tình hình tài chính tại Công ty
Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị “
Chuyên đề đi sâu nghiên cứu hệ thống số liệu và báo cáo tài chínhcủa Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị thông qua các chỉ tiêu trên cơ sở lýluận và số liệu dựa trên hoạt động kinh doanh thực tế trong khoảng thời gian từnăm 2007 - 2009
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là sử dụng phương pháp thống kê,tổng hợp, phân tích với hệ thống sơ đồ, bảng biểu, số liệu và các chỉ số tàichính để thể hiện các nội dung lý luận và thực tiễn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Nội dung công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Phần 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty
Trang 2Phần 3: Một số kiến nghị để hoàn thiện phân tích tài chính tại
công ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị
Trang 3PHẦN I: NỘI DUNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh
nghiệp
1.1.1 Khái niệm về hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạtđộng kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu
Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản củahoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu củadoanh nghiệp: tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp cụ thểthành những mục tiêu khác như: tối đa hoá lợi nhuận, tăng trưởng ổn định, Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanhnghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế Các quan hệ tài chính doanh nghiệpchủ yếu bao gồm:
-Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: đây là mối quan hệ phát sinhkhi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và khi Nhà nướcgóp vốn vào doanh nghiệp
-Quan hệ doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thểhiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ Trên thị trườngtài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn,
có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn Ngượclại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ.Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng sốtiền tạm thời chưa sử dụng
-Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trong nền kinh tế,doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp khác trên thị trườnghàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động Đây là những thị trường mà tại đódoanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao
Trang 4động, Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác địnhnhu cầu hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng Trên cơ sở đó, doanh nghiệphoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị htoả mãn nhu ccầu củathị trường.
-Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sảnxuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữaquyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn Các mối quan hệ này được thẻ hiệnthông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp như: chính sách phânphối thu nhập, chính sách đầu tư chính sách về cơ cấu vốn và chi phí vốn, Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất-kinh doanh, cầnphải có một lượng tài sản phản ánh bên tài sản của Bảng cân đối kế toán Nếunhư toàn bộ tài sản do doanh nghiệp nắm giữa được đánh giá tại một thời điểmnhất định thì sự vận động của chúng - kết quả của quá trình trao đổi - chỉ có thểxác định tại một thời điểm nhất định và được phản ánh trên báo cáo kết quảkinh doanh Quá trình hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể vềquy trình công nghệ và tính chất hoạt động Sự khác biệt này phần lớn do đặcđiểm kinh tế, kỹ thuật của từng doanh nghiệp quyết định Cho dù vậy, người tavẫn có thể khái quát những nét chung nhất của các doanh nghiệp bằng hàng hoádịch vụ đầu ra và hàng hoá dịch vụ đầu vào
Một hàng hoá dịch vụ dầu vào hay một yếu tố sản xuất là hàng hoá haydịch vụ mà các nhà doanh nghiệp mua sắm để sử dụng trong quá trình sản xuất-kinh doanh Các hàng hoá dịch vụ đầu vào kết hợp với nhau tạo ra hàng hoádịch vụ đầu ra - đó là hàng loạt các hàng hoá dịch vụ có ích được tiêu dùnghoặc được sử dụng trong quá trình sản xuất-kinh doanh khá Như vậy trong mộtthời kỳ nhất định, các doanh nghiệp đã chuyển hoà hàng hoá dịch vụ đầu vàothành hàng hoá dịch vụ đầu ra để trao đổi Mối quan hệ giữa tài sản hiện có vàhàng hoá dịch vụ đầu vào, hàng hoá dịch vụ đầu ra (tức quan hệ giữa bảng cânđối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) có thể mô tả như sau:
Hàng hoá dịch vụ sản xuất-chuyển hoá Hàng hoá dịch vụ
(mua vào) (bán ra)
Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một loại tài sản đặc biệt,
đó là tiền Chính dự trữ tiền cho phép các doanh nghiệp mua các hàng hoá dịch
vụ cần thiết để tạo ra những hàng hoá dịch vụ để phục vụ cho mục đích traođổi Mọi quá trình trao đổi đều được thực hện qua trung gian là tiền và khái
Trang 5niệm dòng vật chất và dóng tiền phất sinh từ đó, tức sự dịch hcuyển hàng hoá,dịch vụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị và tổ chức kinh tế
Như vậy ứng với dòng vật chất đi vào (hàng hoá, dịch vụ đầu vào) là dòngtiền đi ra; ngược lại, tương ứng với dòng vật chất đi ra (hàng hoá, dịch vụ đầura) là dòng tiền đi vào Quy trình này được mô tả theo sơ đồ sau:
Doanh nghiệp thực hiện trao đổi hoặc với thị trường cung cấp hàng hoádịch vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hoá dịch vụ đầu ra
và tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp được phát sinh từ chính quá trình traođổi đó Quá trình này quyết định đến sự vận hành của sản xuất làm thay đổi cơcấu vốn của doanh nghiệp Phân tích các quan hệ tài chính của doanh nghiệpcần dựa trên hai khái niệm căn bản là dòng và dự trữ Dòng chỉ xuất hiện trên
cơ sở tích luỹ ban đầu mỗi hàng hoá, dịch vụ hoặc tiền trong mỗi doanh nghiệp
và nó sẽ làm thay đổi khối lượng tài sản tích luỹ của doanh nghiệp Một khốilượng tài sản, hàng hoá, hoặc tiền được đo tại một thời điểm là một khoản dựtrữ Quan hệ giữa dòng và dự trữ là cơ sở nền tảngcủa tài chính doanh nghiệp.Tuỳ thuộc vào bản chất khác nhau của các dòng dự trữ mà người ta phân biệtdòng tiền đối trọng và dòng tiền độc lập
Hoạt động tài chính doanh nghiệp trả lời các câu hỏi chính sau đây:
Sản xuất
chuyển hoá
Trang 6- Đầu tư vào đâu như thế nào cho phù hợp với hình thức kinh doanh đãchọn, nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp? Từ đó đưa ra tổng tiền cần đầutư.
- Nguồn vốn tài trợ được huy động ở đâu, vào thời điểm nào để đạt được
cơ cấu vốn tối ưu và chi phí vốn thấp nhất?
- Quản lý dòng tiền vào, dòng tiền ra sao cho đảm bảo mức ngân quỹ tối
ưu thông qua việc trả lời câu hỏi: lợi nhuận doanh nghiệp được sử dụng như thếnào?, Phân tích đánh giá kiểm tra các hoạt động tài chính như thế nào, đểthường xuyên đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính?, và quản lý các hoạt độngtài chính ngắn hạn như thế nào để đưa ra quyết định thu, chi phù hợp?
Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp thực chất trả lời ba câu hỏi trên
1.1.2 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa , yêu cầu của phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp.
1.1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và cáccông cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác
về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giárủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khảnăng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra cácquyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi rophá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanhtoán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năngsinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tụcnghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mứcdoanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác, phân tíchtài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dự đoán doanhnghiệp Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau :với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiêncứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích( trong doanh nghiệp hoặcngoài doanh nghiệp )
1.1.2.2 Ý nghĩa, yêu cầu của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.2.2.1 Đối với người quản lý doanh nghiệp
Trang 7Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ làtìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bịcạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa Mặt khác, nếu doanh nghiệpkhông có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động
Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi là phântích tài chính nội bộ khác với phân tích tài chính bên ngoài do các nhà phântích ngoài doanh nghiệp tiến hành, do có thông tin đầy đủ và hiểu rõ hơn vềdoanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế
để có thể phân tích tài chính tốt nhất
Phân tích tài chính nội bộ có nhiều mục tiêu:
- Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanhquá khứ, giúp nhà quản trị tài chính đánh giá được hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp từ đó tiến hànhcân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ và rủi ro tàichính của doanh nghiệp
- Định hướng các quyết định của Ban giám đốc cũng như của Giám đốctài chính: quyết định về đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần…
- Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sáchtiền mặt…
- Cuối cùng phân tích tài chính là công cụ để kiểm soát các hoạt độngquản lý
Phân tích tài chính làm nổi bật tầm quan trọng của dự báo tài chính và là
cơ sở cho các nhà quản trị, làm sáng tỏ không chỉ chính sách tài chính mà cònlàm rõ các chính sách chung
1.1.2.2.2 Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoànvốn, mức sinh lãi và sự rủi ro Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tàichính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng củacác doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp Cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tưvào doanh nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro Những rủi ro này liênquan tới việc giảm giá cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản củadoanh nghiệp Chính vì vậy, quyết định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắc giữa
Trang 8mức độ rủi ro và doanh lợi đạt được Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của các cổđông là khả năng tăng trưởng, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữutrong doanh nghiệp Trước hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ.Trên cơ sở phân tích các thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinhdoanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triểnvọng phát triển của doanh nghiệp; từ đó đưa ra những quyết định phù hợp Cácnhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vào một dự án nếu ít nhất có một điều kiện
là giá trị hiện tại ròng của nó dương Khi đó lượng tiền của dự án tạo ra sẽ lớnhơn lượng tiền cần thiết để trả nợ và cung cấp một mức lãi suất yêu cầu chonhà đầu tư Số tiền vượt quá đó mang lại sự giàu có cho những người sở hữudoanh nghiệp Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tàitrợ của doanh nghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng vì
nó trực tiếp tác động đến thu nhập của họ Ta biết rằng thu nhập của cổ đôngbao gồm phần cổ tức được chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổphiếu trên thị trường Một nguồn tài trợ với tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp
lý sẽ tạo đòn bẩy tài chính tích cực vừa giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vừalàm tăng giá cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) Hơn nữa các cổđông chỉ chấp nhận đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp khi quyền lợi của họ
ít nhất không bị ảnh hưởng Bởi vậy, các yếu tố như tổng số lợi nhuận ròngtrong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu nămtrước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếucủa doanh nghiệp cũng như hiệu quả của việc tái đầu tư luôn được các nhà đầu
tư xem xét trước tiên khi thực hiện phân tích tài chính
1.1.2.2.3 Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp
Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệpthực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanhnghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tíndụng thương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ củadoanh nghiệp
Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệpđược xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn Nếu là những khoảncho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toánnhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối vớicác món nợ khi đến hạn trả Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho
Trang 9vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp màviệc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâmcủa họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ chú ýđặc biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền,
từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời củadoanh nghiệp Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụngcũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảohiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro Như vậy, kỹ thuật phântích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của các khoản nợ, nhưng cho
dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơcấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay
Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họphải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng haykhông, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại vàtrong thời gian sắp tới
1.1.2.2.4 Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp,người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thôngtin tài chính của doanh nghiệp Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính củangười lao động Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động đượctham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định Như vậy, họ cũng lànhững người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanhnghiệp
1.1.2.2.5 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý củaNhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát cáchoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủtheo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toánchi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng
Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm làphân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông quamột hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sửdụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái
Trang 10quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ranhững điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyếtđịnh tài trợ và đầu tư phù hợp.
1.2 Nội dung hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Những việc tiến hành trước khi phân tích
1.2.1.1 Tài liệu phục vụ cho phân tích
1.2.1.1.1 Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mụctiêu của dự đoán tài chính Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bênngoài, thông tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thểđưa ra nhận xét, kết luận sát thực Tuy nhiên, thông tin kế toán là nguồn thôngtin đặc biệt cần thiết Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán củadoanh nghiệp Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tàichính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán
Các báo cáo tài chính gồm có:
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chínhcủa một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đấy là một báo cáotài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thànhtài sản Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợpgiữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả( nguồn vốn)
Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, tài liệu chủ yếu làbản cân đối kế toán.Thông qua nó cho phép ta nghiên cứu, đánh giá một cáchtổng quát tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụngvốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán có hai hình thức trình bày:
Hình thức cân đối hai bên: Bên trái là phần tài sản, bên phải là phần
nguồn vốn
Hình thức cân đối hai phần liên tiếp: phần trên là phần tài sản, phần
dưới là phần nguồn vốn
Trang 11Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần luôn luônbằng nhau
Tài sản = Nguồn vốnHay Tài sản = Vốn chủ sở hữu+ Nợ phải trả
Phần tài sản: Bao gồm có tài sản lưu động và tài sản cố định.
Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp cóquyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi íchtrong tương lai
Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát
về quy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụngvốn của doanh nghiệp
Phần nguồn vốn: Bao gồm công nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu,
phản ánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp
Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vậtchất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn( Nhà nước, ngân hàng, cổđông, các bên liên doanh ) Hay nói cách khác thì các chỉ tiêu bên phần nguồnvốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinhdoanh, về số tài sản hình thành và trách nhiệm phải thanh toán các khoảnnợ( với người lao động, với nhà cung cấp, với Nhà nước )
Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sảnhiện có, căn cứ vào đó có thể biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn đồngthời phần nguồn vốn cũng phản ánh được thực trạng tình hình tài chính củadoanh nghiệp
Tác dụng của phân tích bảng cân đối kế toán:
Cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệpthông qua các chỉ tiêu về tổng tài sản và tổng nguồn vốn
Thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp :tài sản lưu động, tài sản cố định
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu vàcác khoản phải trả
Cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp
Trang 12 Báo cáo kết quả kinh doanh
Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phântích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết sựdịch chuyển của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nócho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiẹp trong tương lai Báocáo kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánhdoanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phíphát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở đó, cóthể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh : lãi hay lỗ trong năm Như vậy,báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềmnăng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Biểu mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” có 3 phần:
Phần I: Lãi, lỗ
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, đượcmiễn giảm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lập trên
cơ sở các tài liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước ; Sổ kế toántrong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 ; Sổ kế toán các tài khoản 133
“Thuế GTGT được khấu trừ” và tài khoản 333 “Thuế GTGT phải nộp”
Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanhthu, lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước củadoanh nghiệp Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho
ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳdoanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vàvốn là bao nhiêu Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳtrước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai
Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhànước, ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không Nếu
Trang 13số thuế còn phải nộp lớn chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp là không khả quan.
Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp
ta có những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanhnghiệp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc
mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụngthông tin của doanh nghiệp Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồnlực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinhdoanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lãi, lỗ trongmột kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đềliên quan đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạncủa doanh nghiệp Những luồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền đượctổng hợp thành ba nhóm : lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh,lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động bấtthường
Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: phản ánh toàn bộ
dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản thu thương mại, cácchi phí bằng tiền như tiền trả cho người cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trảcho khoản nợ từ kỳ trước) tiền thanh toán cho công nhân viên về lương vàBHXH, các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí )
Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và
chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm đầu
tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp như hoạt động xây dựng
cơ bản, mua sắm Tài sản cố định, đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thứcgóp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, đầu tư ngắn hạn và dài hạn.Dòng tiền lưu chuyển được tính gồm toàn bộ các khoản thu do bán thanh lý tàisản cố định, thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, chi mua sắm, xâydựng Tài sản cố định, chi để đầu tư vào các đơn vị khác
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu
vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh củadoanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn, nhận vốn liên doanh,
Trang 14phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trả nợ vay Dòng tiền lưu chuyển được tínhbao gồm toàn bộ các khoản thu, chi liên quan như tiền vay nhận được, tiền thu
do nhận vốn góp liên doanh bằng tiền, do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tiềnchi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền ,thu lãi tiềngửi
Tác dụng của việc phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Việc phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp đánh giá về khả năng chitrả của một doanh nghiệp thông qua việc:
Xác định hoặc dự baó dòng tiền thực nhập quỹ ( thu ngân quỹ ):dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt độngđầu tư tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ ( chi ngân quỹ ) :dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiệnhoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường
Trên cơ sở dòng tiền nhập và xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đốingân quỹ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ Từ đó, thiết lập mức dự phòngtối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin vềtình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồngthời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa đượctrình bày nhằm giúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tàichính có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mụctrong bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào những số liệu trongcác sổ kế toán kỳ báo cáo ; bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo ; báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh kỳ báo cáo ; thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, nămtrước
“ Thuyết minh báo cáo tài chính” trình bày 7 chỉ tiêu nhằm cụ thể hoácác chỉ tiêu mà bảng cân đối kế toán không thể nêu lên hết được bao gồm:
Chỉ tiêu 1: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2: Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
Chỉ tiêu 3: Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính Bao gồm:Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố; Tình hình tăng giảm tài sản cố định;
Trang 15Tình hình thu nhập của công nhân viên; Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu;Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác; Các khoản phải thu và
Chỉ tiêu 6: Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu Đây là phần doanh nghiệp
tự đánh giá khái quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo của mìnhcùng những khó khăn, thuận lợi mà doanh nghiệp gặp phải trong kỳ báo cáo
Chỉ tiêu 7: Các kiến nghị Doanh nghiệp đề xuất các kiến nghị với các
cơ quan hữu quan về các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp
Tác dụng của việc phân tích Thuyết minh báo cáo tài chính
Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp bổ sung nhữngthông tin chi tiết, cụ thể hơn về một số tình hình liên quan đến hoạt động kinhdoanh trong kỳ của doanh nghiệp Cụ thể:
Phân tích chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” sẽ cho tabiết tình hình biến động của chi phí trong kỳ theo từng yếu tố chi phí: nguyênvật liệu, nhân công, khấu hao
Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm tài sản cố định” sẽ cho ta biếtđược tình hình biến động của tài sản cố định trong kỳ theo từng loại Qua đó,đánh giá được tình hình đầu tư, trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp vàxây dựng được kế hoạch đầu tư
Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình thu nhập của công nhân viên” sẽ giúp ta
có những đánh giá chính xác hơn về sự phát triển của doanh nghiệp bởi vìkhông thể nói một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nếu thu nhập củangười lao đông có xu hướng giảm theo thời gian và thấp so với mặt bằng chungđược Thu nhập của công nhân viên phải gắn liền với kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp
Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu” đểthấy được tình hình biến động của tổng số nguồn vốn chủ sở hữu cũng như
Trang 16từng loại nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Qua đó, đánh giá được tínhhợp lý của việc hình thành và sử dụng từng nguồn vốn chủ sở hữu.
Phân tích “Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào các đơn vị khác”
để nắm được tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư vào các đơn vị khác
Phân tích chỉ tiêu “Các khoản phải thu và nợ phải trả” sẽ nắm đượctình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ củadoanh nghiệp
Phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận sẽ phản ánh hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Các tỷ suất lợi nhuận càng lớn so với trướcthì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng tăng
1.2.1.1.2 Thông tin ngoài doanh nghiệp
Ngoài thông tin từ các BCTC của doanh nghiệp, phân tích tài chính còn
sử dụng nhiều nguồn thông tin khác để đưa ra kết luận cuối cùng chính xácnhất về tình hình tài chính doanh nghiệp Các thông tin khác gồm:
Thông tin về nền kinh tế
Mỗi doanh nghiệp là một thực thể hoạt động trong nền kinh tế nên doanhnghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của các nhân tố vĩ mô, do đó phân tích tài chínhcần được đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước, khu vực và thếgiới Kết hợp những thông tin này cùng với những thông tin từ BCTC củadoanh nghiệp, việc phân tích tài chính sẽ đánh giá đầy đủ hơn, toàn diện hơn vềtình hình của doanh nghiệp và đưa ra được những dự báo chính xác về nguy cơ,thách thức cũng như cơ hội đối với doanh nghiệp Những thông tin mà doanhnghiệp quan tâm bao gồm: Thông tin về tình hình tăng trưởng và suy thoái củanền kinh tế, thông tin về lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát
Thông tin về chính sách quản lý của Nhà nước
Mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc dân đều chịu sự quản
lý vĩ mô của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế được cụ thể hóa thànhcác văn bản quy phạm pháp luật Sự thay đổi về chính sách của Nhà nước đòihỏi doanh nghiệp phải có những sự điều chỉnh trong hoạt động để thích ứng với
cơ chế mới Điều đó tạo ra những sự thay đổi trong hoạt động của doanhnghiệp mà nhà phân tích cần quan tâm khi thực hiện phân tích
Thông tin về ngành kinh doanh
Trang 17Ngoài các thông tin về nền kinh tế, thông tin về chính sách quản lý củaNhà nước, nhà phân tích tài chính còn đặc biệt quan tâm đến các thông tin củangành, lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp đang thực hiện Các thông tin nàybao gồm: cơ cấu ngành và vị trí của ngành trong nền kinh tế; nhịp độ tăngtrưởng và xu hướng phát triển của ngành; mức độ cạnh tranh và nhu cầu, quy
mô của thị trường đối với sản phẩm của ngành; mức độ và yêu cầu công nghệcủa ngành; nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn; các chỉ tiêutrung bình ngành được sử dụng làm thước đo tham chiếu các chỉ tiêu của từngdoanh nghiệp khi phân tích Những thông tin này sẽ làm rõ hơn nội dung củacác chỉ tiêu tài chính trong từng ngành, từng lĩnh vực kinh doanh, giúp đánh giánhững rủi ro cũng như những thách thức cùng với triển vọng phát triển màdoanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động
1.2.1.2 Các bước tiến hành phân tích
1.2.1.2.1 Thu thập thông tin
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải vàthuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình
dự đoán tài chính Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tinbên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, nhữngthông tin về số lượng và giá trị trong đó các thông tin kế toán phản ánh tậptrung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặcbiệt quan trọng Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báocáo tài chính doanh nghiệp
1.2.1.2.2 Xử lý thông tin
Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đãthu thập được Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độnghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhauphục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra : Xử lý thông tin là quá trình xắp xếp cácthông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích,đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quátrình dự đoán và quyết định
1.2.1.2.3 Dự đoán và quyết định
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiệncần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra những quyếtđịnh tài chính Có thể nói mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyếtđịnh tài chính Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra
Trang 18những quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăngtrưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp
1.2.1.3 Các phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ vàbiện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệbên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉtiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanhnghiệp Có 2 phương pháp được sử dụng chủ yếu đó là: phương pháp so sánh
và phương pháp phân tích tỷ số
1.2.1.3.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là công cụ hữu ích và dễ sử dụng trong phân tích tàichính doanh nghiệp Việc so sánh số liệu của nhiều kỳ chỉ ra sự biến động, xuhướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động, tìnhtrạng tài chính của doanh nghiệp So sánh số liệu của 2 – 3 năm là so sánh ngắnhạn để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp
So sánh số liệu của 5 – 10 năm là so sánh dài hạn để thấy được xu hướng biếnđộng của các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp
Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể
so sánh được của các chỉ tiêu tài chính đó là sự thống nhất về không gian, thờigian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán và theo mục đích phân tích màxác định gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặckhông gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị
so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bìnhquân
Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xuhướng thay đổi về tình hình tài chính, đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùitrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ hoàn thành kếhoạch đã đặt ra của doanh nghiệp
- So sánh giữa số thực hiện của doanh nghiệp với số liệu trung bình củangành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh
Trang 19nghiệp tốt hay xấu so với các doanh nghiệp khác và với mức trung bình củangành.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổngthể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi và xuhướng biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu qua các niên
độ kế toán liên tiếp
Phương pháp so sánh thường được sử dụng kết hợp với phương phápphân tích tỷ số thông qua việc so sánh và phân tích sự biến động của các tỷ sốtài chính qua các năm hoặc so sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp vớicác tỷ số định mức Khi so sánh cần chú ý rằng việc so sánh chỉ có ý nghĩa nếucác chỉ tiêu đem so sánh có cùng nội dung, tính chất và có cùng đơn vị tínhtoán
1.2.1.3.2 Phương pháp phân tích tỷ số
Phân tích tỷ số là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trongphân tích tài chính Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ số củacác đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ số chính
là sự biến đổi của các đại lượng tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ sốyêu cầu phải xác định được ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tìnhhình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ số của doanh nghiệp vớicác tỷ số tham chiếu
Phương pháp này ngày càng được áp dụng phổ biến Bởi vì nguồn thôngtin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ sở
để hình thành những tỷ số tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số củadoanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệthông tin cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàngloạt các tỷ số
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phânchia thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo cácmục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:
- Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: phản ánh khả năng hoàn trả cáckhoản nợ của doanh nghiệp
Trang 20- Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: phản ánh mức
độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanhnghiệp
- Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: đặc trưng cho việc sử dụng nguồnlực của doanh nghiệp
- Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi: phản ánh hiệu quả hoạt động tổnghợp nhất của một doanh nghiệp
Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ từng bộ phậncủa hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau Trong quá trình phântích, tuỳ theo mục tiêu phân tích mà nhà phân tích chú trọng vào các nhóm tỷ
số, các tỷ số khác nhau
Phương pháp phân tích tỷ số giúp cho doanh nghiệp đánh giá được sựbiến động và xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính Tuy nhiên, phươngpháp này cũng có những hạn chế nhất định như: việc phân tích đòi hỏi phải cómột hệ thống chỉ tiêu chuẩn để làm cơ sở tham chiếu, quy mô dữ liệu cho phântích lớn Hạn chế lớn nhất của phương pháp này đó là mỗi tỷ số chỉ là một chỉtiêu độc lập, phản ánh một khía cạnh về tình hình tài chính của doanh nghiệptại một thời điểm mà không chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi củacác hiện tượng tài chính Do đó, nếu đứng độc lập thì các tỷ số tài chính không
có ý nghĩa cho việc phân tích Để khắc phục hạn chế này của phương phápphân tích tỷ số, người ta sử dụng phương pháp phân tích Dupont
Phương pháp phân tích Dupont cũng là một phương pháp thường được
sử dụng trong phân tích tài chính Phương pháp này cho biết nguyên nhân dẫnđến những sự thay đổi trong tình hình tài chính của doanh nghiệp Thực chấtphương pháp Dupont cũng phải dựa trên cơ sở các tỷ số được tính toán theophương pháp phân tích tỷ số Theo phương pháp này, một chỉ tiêu tổng hợp sẽđược tách thành nhiều tỷ số có quan hệ với nhau để xem xét tác động của các tỷ
số đó tới chỉ tiêu tổng hợp
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu thành phần với chỉ tiêu tổng hợp (ROA vàROE) được thể hiện trong phương trình Dupont như sau:
Trang 21= PM x AUTrong đó, PM là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm trong kỳ, phản ánh tỷ trọnglợi nhuận sau thuế so với doanh thu của doanh nghiệp PM tăng cho biết doanhnghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả AU là hiệu suất sửdụng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số này cho biết một đồng tài sản được huyđộng hoạt động mang lại bao nhiêu đồng doanh thu Tỷ số này càng cao chứng
tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả tốt
EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu , phản ánh mức độ huy động vốn từ bênngoài của doanh nghiệp EM tăng chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từbên ngoài
Từ phương trình Dupont có thể thấy các nhân tố ảnh hưởng đến doanh lợitài sản (ROA) là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (PM) và hiệu suất sử dụng tài sản(AU) của doanh nghiệp, khi các nhân tố này thay đổi sẽ trực tiếp tác động đếnROA Còn doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng của ROA và hệ sốnhân vốn chủ sở hữu (EM) Các chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (PM) vàhiệu suất sử dụng tài sản (AU) tác động gián tiếp đến ROE thông qua sự ảnhhưởng tới ROA
Điểm nổi bật của phương pháp phân tích Dupont không chỉ là phản ánhkhả năng sinh lời của doanh nghiệp mà nó còn cho phép nhà phân tích đi sâutìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến những sự thay đổi tốt, xấu trong hoạtđộng của doanh nghiệp bằng cách phân tích các tỷ số thành phần Việc sử dụngkết hợp phương pháp Dupont với phương pháp so sánh và phương pháp phântích tỷ số sẽ cho thấy một cái nhìn toàn diện nhất về tình hình hoạt động hoạtđộng cũng như tình hình tài chính của toàn doanh nghiệp
1.2.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Trang 221.2.2.1 Phân tích khái quát tài chính doanh nghiệp
Qua các số liệu từ Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán,chúng ta tiến hành phân tích một cách khái quát nhất tài chính doanh nghiệp đểthấy được xu hướng thay đổi của từng khoản mục theo thời gian Việc phântích được tiến hành ở 3 nội dung chủ yếu sau:
- Về tài sản: so sánh số đầu kỳ với số cuối kỳ về số tuyệt đối và tỷ trọng,
so sánh tỷ trọng từng khoản mục bên tài sản với tổng số tài sản hiện có để thấyđược xu hướng biến động của chúng qua các năm
- Về nguồn vốn cũng so sánh tương tự như phần tài sản nhằm rút ranhững kết luận chung nhất về khả năng thanh mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh, về khả năng tài trợ cho các tài sản
- Về kết quả kinh doanh: xem xét sự thay đổi của doanh thu thuần, lợinhuận thuần cũng như tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng doanh thu (giávốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý) để đánh giá xu hướng thay đổicủa từng chỉ tiêu và đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu vốn và tài sản
Phân tích cơ cấu vốn và tài sản là việc xem xét, đánh giá tỷ trọng của từngloại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động củachúng
Để phân tích cơ cấu tài sản, phải xem xét sự biến động của tổng tài sảncũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa số đầu kỳ và số cuối kỳ,qua đó đánh giá được sự biến động về quy mô, về năng lực kinh doanh củacông ty Đồng thời, phải xem xét cơ cấu tài sản của công ty đã hợp lý hay chưa.Khi đánh giá sự hợp lý của cơ cấu tài sản, nhà phân tích cần quan tâm tới tínhchất và ngành nghề kinh doanh, xem xét tác động của từng loại tài sản đến quátrình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ
Phân tích cơ cấu vốn là việc xem xét tỷ trọng của các khoản mục nguồnvốn, từ đó đánh giá khái quát khả năng tài trợ về tài chính của công ty, xác địnhmức độ độc lập, tự chủ trong hoạt động của công ty Nếu nguồn vốn của chủ sởhữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng, điều này cho thấy khả năng tựđảm bảo về tài chính của công ty là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đốivới các chủ nợ thấp và ngược lại Tuy nhiên, khi xem xét cần quan tâm tới lĩnh
Trang 23vực hoạt động, chính sách tài trợ của doanh nghiệp để đánh giá cơ cấu vốn đãhợp lý hay chưa.
Để phân tích cơ cấu vốn và tài sản cần phải lập bảng phân tích cơ cấu vốn
và tài sản Bảng này bao gồm các cột số đầu kỳ, cột số cuối kỳ, cột số chênhlệch cuối kỳ so với đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối Trên cơ sở bảngphân tích cơ cấu này, nhà phân tích tiến hành phân tích và đánh giá cơ cấu vốn
có phù hợp hay không và mức độ độc lập của doanh nghiệp trong hoạt động
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong các công cụquan trọng của nhà phân tích tài chính Mục tiêu của phân tích diễn biến nguồnvốn và sử dụng vốn là chỉ ra được tiền có nguồn gốc từ đâu và được sử dụngnhư thế nào trên cơ sở sự biến động của các khoản mục trên BCĐKT giữa haithời kỳ
Một trong những công cụ được sử dụng để phân tích diễn biến nguồn vốn
và sử dụng vốn là bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn hay còngọi là bảng tài trợ Bảng này giúp nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứngvốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó
Để lập được bảng này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi của các khoảnmục trên BCĐKT từ đầu kỳ đến cuối kỳ Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở 2cột sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc:
- Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốngiảm thể hiện việc sử dụng vốn
- Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồnvốn tăng thể hiện việc tạo nguồn
- Tổng giá trị sử dụng vốn trong kỳ bằng tổng giá trị nguồn vốn được tạo
ra trong kỳ
Bên cạnh đó, nhà phân tích có thể lập bảng tài trợ dự đoán để tìm hiểuxem doanh nghiệp sẽ huy động và sử dụng vốn trong tương lai như thế nào.Bảng tài trợ này được xây dựng từ BCĐKT được dự đoán, thu nhập dự kiến, cổtức và khấu hao dự kiến Một bảng tài trợ như vậy sẽ rất có ích đối với ngườicho vay cũng như nhà quản lý tài chính trong quá trình kế hoạch hóa cho tươnglai
1.2.2.2 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Trang 24Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tài trợ cho các tài sảncủa mình các doanh nghiệp không chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà còncần đến nguồn tài trợ khác là vay nợ Việc vay nợ này được thực hiện với nhiềuđối tượng và dưới nhiều hình thức khác nhau Cho dù là đối tượng nào đi chăngnữa thì để đi đến quyết định có cho doanh nghiệp vay nợ hay không thì họ đềuquan tâm đền khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chínhgiữa các khoản phải có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanhtoán trong kỳ Việc phân tích các tỷ lệ về khả năng thanh toán không nhữnggiúp cho các chủ nợ giảm được rủi ro trong quan hệ tín dụng và bảo toàn đượcvốn của mình mà còn giúp cho bản thân doanh nghiệp thấy được khả năng chitrả thực tế để từ đó có biện pháp kịp thời trong việc điều chỉnh các khoản mụctài sản cho hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán
Các tỷ lệ về thanh toán bao gồm :
Hệ số thanh toán hiện hành
Là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn Tàisản lưu động thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, cáckhoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm cáckhoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhàcung cấp, các khoản phải trả khác Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều cóthời hạn nhất định - tới một năm Tỷ lệ khả năng thanh toán chung là thước đokhả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản
nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyểnthành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của các khoản nợ đó.Công thức của khả năng thanh toán chung như sau :
Hệ số thanh toán hiện
Trang 25thêm lợi nhuận Vì thế mà việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả Vấn đề này đòi hỏinhà doanh nghiệp phải phân bổ vốn như thế nào cho hợp lý.
Hệ số thanh toán nhanh:
Một tỷ lệ thanh toán chung cao chưa phản ánh chính xác việc doanhnghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thờigian ngắn với chi phí thấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanh khoảncủa các khoản mục trong tài sản lưu động và kết cấu của các khoản mục này
Vì vậy, chúng ta cần phải xét đến hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp
Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách chia tài sản quay vòngnhanh cho nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanhchóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm : tiền, chứng khoán ngắn hạn và cáckhoản phải thu Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổngtài sản lưu động và dễ bị lỗ khi đem bán Do vậy, tỷ lệ khả năng thanh toánnhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vàoviệc bán dự trữ (tồn kho)
Hệ số thanh toán nhanh = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu
Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời được tính bằng cách chia tiền cho nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán tất cả các khoản
nợ của doanh nghiệp ngay lập tức
Nợ ngắn hạnChỉ tiêu này khác nhau tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinhdoanh, nhưng thực tế cho thấy nếu hệ số này 0,5 thì khả năng thanh toán củadoanh nghiệp tương đối tốt và ngược lại nếu hệ số này < 0,5 thì doanh nghiệp
Trang 26có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán ngay Tuy nhiên, nếu hệ số này quácao lại phản ánh tình trạng vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làmgiảm hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp.
1.2.2.3 Phân tích về cơ cấu tài chính
Tỷ lệ này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữudoanh nghiệp so với phần tài trợ của chủ nợ cho doanh nghiệp Nó còn đượccoi là tỷ lệ đòn bẩy tài chính và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính.Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để thể hiệnmức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ Nếu chủ sở hữu chỉđóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn thì rủi ro trong hoạt động sảnxuất kinh doanh là do các chủ nợ gánh chịu Mặt khác, bằng cách tăng vốnthông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm được quyền kiểm soát vàđiều hành doanh nghiệp Ngoài ra, các khoản vay cũng tạo ra những khoản tiếtkiệm nhờ thuế do chi phí cho vốn vay là chi phí trước thuế
Những doanh nghiệp có tỷ lệ này thấp phải chịu rủi ro lỗ ít hơn khi nềnkinh tế suy thoái đồng thời có lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn so với doanh nghiệp
có tỷ lệ này cao trong nền kinh tế bùng nổ Hay nói cách khác, những doanhnghiệp có tỷ lệ nợ cao có nguy cơ lỗ lớn nhưng lại có cơ hội nhận được lợinhuận cao Tuy lợi nhuận kỳ vọng cao nhưng phần lớn các nhà đầu tư đều rõ´tso? rủi ro Vì thế quyết định về sử dụng nợ phải được cân bằng giữa lợi nhuận
và rủi ro
Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ nắm được khảnăng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ chủ động trong sản xuất kinh doanhhay những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn
Trang 27kiểm soát doanh nghiệp Song nếu tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vàotrạng thái mất khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi
Tỷ lệ này được xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho lãi tiền vay
Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi
Lãi tiền vay
Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo cho khả năngtrả lãi hàng năm Việc không trả được các khoản nợ này có thể làm cho doanhnghiệp bị phá sản Cùng với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ này giúp ta thấyđược tình trạng thanh toán công nợ của doanh nghiệp tốt hay xấu Một tỷ lệ nợtrên tổng tài sản cao cộng với khả năng thanh toán lãi thấp so với mức trungbình của ngành sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc muốn giatăng nợ
Khả năng độc lập về tài chính
Khả năng độc lập về tài chính = Tổng nguồn vốnVốn chủ sở hữu
Tỷ lệ này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và tính chủđộng trong kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ lệ này càng lớn thì tài sản củadoanh nghiệp càng ít chịu rủi ro Tuy nhiên, chi phí của vốn cổ phần lớn hơnchi phí vay nợ và việc tăng vốn cổ phần cổ phần có thể dẫn đến bị san sẻ quyềnlãnh đạo doanh nghiệp
Tỷ lệ về cơ cấu tài sản
Đồng thời với việc xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý, doanhnghiệp cần phải xem xét việc sử dụng vốn đó như thế nào để đáp ứng yêu cầukinh doanh và nâng cao hiệu qủa kinh tế của đồng vốn Việc phân tích tình hìnhphân bổ vốn hay kết cấu tài sản của doanh nghiệp sẽ cho ta thấy việc sử dụngvốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có phù hợp với đặc điểm loại hìnhkinh doanh không và sự thay đổi kết cấu tài sản qua từng thời kỳ có ảnh hưởng
gì đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 28Tỷ lệ về cơ cấu tài sản = Tài sản cố định hoặc tài sản lưu độngTổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nóichung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp Nó cho biết năng lựcsản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp Giá trị của chỉ tiêunày tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể
1.2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh
1.2.2.4.1 Các tỷ lệ về khả năng hoạt động
Các tỷ lệ về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sửdụng nguồn vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệp được đầu tưcho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động Do đó, cácnhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng của tổngnguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thànhnguồn vốn của doanh nghiệp
Chỉ tiêu doanh thu thuần được sử dụng chủ yếu trong các tỷ lệ này nhằmtính tốc độ quay vòng của một số đại lượng rất cần cho quản lý tài chính ngắnhạn Các tỷ lệ này cho ta những thông tin hữu ích để đánh giá mức độ cân bằngtài chính và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp
Vòng quay tiền
Tiền là khoản mục có tính lỏng cao nhất trong tổng tài sản của doanhnghiệp Việc giữ tiền và các tài sản tương đương tiền đem lại cho doanh nghiệpnhiều lợi thế như chủ động trong kinh doanh, mua hàng trả tiền ngay đượchưởng chiết khấu, ngoài ra khi vật tư hàng hoá rẻ doanh nghiệp có thể dữ trữvới lượng lớn tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất Tuy nhiên, tiền được lưu giữ
ở mức không hợp lý có thể gây ra nhiều bất lợi Thứ nhất, điều kiện thiếu vốnđang phổ biến ở các doanh nghiệp thì việc giữ quá nhiều tiền sẽ gây ứ đọngvốn, hạn chế khả năng đầu tư vào các tài sản khác, do đó lợi nhuận của doanhnghiệp có thể bị giảm Thứ hai, do có giá trị theo thời gian và do chịu tác độngcủa lạm phát, tiền sẽ bị mất giá Vì vậy, cần quan tâm đến tốc độ vòng quaytiền sao cho đem lại khả năng sinh lợi cao nhất cho doanh nghiệp
Vòng quay tiền = Tiền và các khoản tương đương tiền bình quânDoanh thu thuần
Trang 29 Vòng quay hàng tồn kho
Dự trữ và tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động củadoanh nghiệp Vì vậy, một mặt ta phải giới hạn mức dự trữ này ở mức tối ưu,mặt khác tăng vòng quay của chúng Dự trữ là một khoản đầu tư cần thiết đểđảm bảo tính liên tục của sản xuất và không bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh.Khoản đầu tư này được giải phóng sau khi sản phẩm được tiêu thụ
Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó được xác định bằng công thứcdưới đây
Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán
ra trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển.Con số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn Trên góc độ chuchuyển vốn thì hệ số quay vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tưvào công việc này, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn Tuy nhiên, khi phân tíchcũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quay vòngtồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếutiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh nghiệp, thờigian giao hàng của nhà cung cấp
Biến động của chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiềuthông tin Việc giảm vòng quay vốn hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng,quản lý dự trữ kém, trong dự trữ có nhiều sản phẩm lạc hậu Nhưng việc giảmvòng quay hàng tồn kho cũng có thể là kết quả của quyết định của doanhnghiệp tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi biết trước giá cả của chúng sẽ tănghoặc có thể có sự gián đoạn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu này (cóđình công, suy giảm sản xuất) Ngược lại, việc tăng vòng quay hàng tồn kho cóthể do những cải tiến được áp dụng trong khâu bán hàng hay hàng hoá củadoanh nghiệp đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý Đây là điều đáng khích lệ.Còn nếu doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp thì cũng làm cho hệ số quayvòng hàng tồn kho tăng cao nhưng điều này đôi khi gây ra tình trạng thiếu hàng
để bán và ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu
Kỳ thu tiền bình quân
Trang 30Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu làđiều khó tránh khỏi Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm kháchhàng, mở rộng thị trường và duy trì thị trường truyền thống, do đó có thể giảmhàng tồn kho, duy trì được mức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc,thiết bị Hơn nữa, nó còn có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ việctăng giá do khách hàng mua chịu Song việc bán hàng chịu cũng đẩy doanhnghiệp vào tình trạng phải đối mặt không ít với các rủi ro Đó là giá trị hànghoá lâu được thực hiện dẫn đến giảm tốc độ chu chuyển của vốn, đặc biệt trongtình trạng thiếu vốn doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ cho việc bánchịu; một điều đáng lo ngại hơn là rủi ro về khả năng thu nợ, chi phí đòi nợ Vìvậy, nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp là phải quan tâm đến kỳ thu tiềnbình quân và có biện pháp rút ngắn thời gian này.
Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau (đơn vị của côngthức này là ngày) :
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360
Doanh thu thuần
Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khảnăng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp Các khoản phải thu lớnhay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
- Tính chất của việc doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu : Một sốdoanh nghiệp có chính sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạnthanh toán hơn các đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường
- Tình trạng của nền kinh tế : Khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp
có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại Nếu chấp nhậntăng thời gian bán chịu cho khách hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thì
đó là dấu hiệu xấu về tình hình kinh doanh Doanh nghiệp cần phải thay đổichính sách tiêu thụ để giữ khách hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh củasản phẩm Nhưng tình trạng đó cũng có thể là do khách hàng gặp khó khăntrong chi trả nhất là ở vào thời kỳ kinh tế suy thoái Tình huống đó gây khókhăn dây chuyền cho các doanh nghiệp bán chịu
- Chính sách tín dụng và chi phí bán hàng chịu : khi lãi suất tín dụng cấpcho các doanh nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu
Trang 31hướng giảm thời gian bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu
số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại Chỉ tiêunày còn được gọi là hệ số luân chuyển Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽgóp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêuđồng doanh thu trong kỳ Tài sản cố định ở đây được xác định là giá trị còn lạitới thời điểm lập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi hao mònluỹ kế
Tài sản cố định bình quân
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Tỷ lệ này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu
Nó cũng thể hiện số vòng quay trung bình của toàn bộ vốn của doanh nghiệptrong kỳ báo cáo Hệ số này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Việc tăng vòng quay vốn kinh doanh này là yếu
tố quan trọng làm tăng lợi nhận cho doanh nghiệp đồng thời làm tăng khả năngcạnh tranh, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần
Tổng tài sản
1.2.2.4.2 Các tỷ lệ về khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là kết quả tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tố vìthế khác với các tỷ lệ tài chính phân tích ở trên chỉ phán ánh hiệu quả từng hoạtđộng riêng biệt của doanh nghiệp, tỷ lệ về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợpnhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp Mục
Trang 32đích chung của các doanh nghiệp là làm sao để một đồng vốn bỏ ra mang lạihiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời nhiều nhất Để đánh giá khả năng sinhlời người ta dùng các chỉ tiêu sau:
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuầnChỉ tiêu trên phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một đồng doanhthu Chỉ tiêu này có thể tăng giảm giữa các kỳ tuỳ theo sự thay đổi của doanhthu thuần và chi phí
Hệ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm càng cao thì càng tốt, nó phản ánh xuhướng kinh doanh phát triển của doanh nghiệp Trong điều kiện này doanhnghiệp có khả năng mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăngnguồn vốn cho việc tái sản xuất Thông thường chỉ tiêu này được đánh giá làtốt nếu đạt từ 5% trở lên
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và đượccác nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanhnghiệp Tuy nhiên, việc phân tích chỉ tiêu này phải được kết hợp với việc đánhgiá tổng nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn của doanh nghiệp.Bởi vì nếu doanh nghiệp có ROE cao là do lượng vốn chủ sở hữu bỏ vào sảnxuất kinh doanh thấp, chủ yếu sử dụng vốn vay thì tức là phần lớn lợi nhuậncủa doanh nghiệp được tạo ra bởi vốn của các chủ nợ, đồng nghĩa với việc chủ
sở hữu được lợi lớn hơn (bỏ ít vốn mà vẫn giữ quyền kiểm soát doanh nghiệp)còn các chủ nợ có thể gặp rủi ro mất vốn khi hoạt động kinh doanh khôngthuận lợi
Doanh lợi tài sản (ROA)
Tổng tài sản
Trang 33Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợicủa một đồng vốn đầu tư Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể cuả doanh nghiệpđược phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế vàlãi vay hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản Đối với các chủ nợ,
do lợi nhuận trước thuế và lãi vay thuộc quyền sở hữu của cả chủ nợ và chủ sởhữu nên họ thường quan tâm đến ROA tính theo cách thứ nhất Còn sau khi trảlãi và nộp thuế phần còn lại là thuộc riêng chủ sở hữu nên các chủ sở hữu vàcác nhà đầu tư thường quan tâm đến ROA tính theo cách thứ hai
Tuy nhiên đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau, tại từng thời điểm khácnhau thì việc xác định nội dung phân tích tài chính là khác nhau, nội dụng phântích tài chính cũng nên chú trọng vào các mặt còn hạn chế của doanh nghiệpmình để từ đó đưa ra được giải pháp khắc phục Người làm công tác phân tíchcần xác định rõ mục tiêu sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của đơn vịmình để lựa chọn nội dung phân tích tài chính cho phù hợp, đảm bảo mang lạihiệu quả cao thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Như vậy, phân tích tài chính là một đòi hỏi không thể thiếu được tronghoạt động quản trị kinh doanh của một doanh nghiệp Thông qua việc phân tíchtình hình tài chính để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệptrong hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằmcải thiện tình hình của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính.
Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau,ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉthực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tình trạng tàichính doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp kháctrong ngành Muốn vậy, thông tin sử dụng trong phân tích phải chính xác, có
độ tin cậy cao, cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn giỏi Ngoài ra, sự tồntại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một trong những nhân tố ảnhhưởng đến chất lượng phân tích tài chính
1.2.3.1 Chất lượng thông tin sử dụng
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tàichính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kếtquả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì Vì
Trang 34vậy, có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phântích tài chính.
Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệpđến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanhnghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệptrong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai
Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tácđộng hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp Hơn nữa, tiền lại
có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiềntrong tương lai Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làmnên sự phù hợp của thông tin Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tinkhông còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tíchtài chính doanh nghiệp
1.2.3.2 Trình độ cán bộ phân tích
Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thôngtin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại làđiều không đơn giản Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiệnphân tích Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toáncác chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếuchúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì Nhiệm vụ của ngườiphân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với cácthông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hìnhtài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyênnhân dẫn đến điểm yếu trên Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là người làmcho các con số “biết nói” Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tíchtài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao
1.2.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành
Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng củadoanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh
Trang 35nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Trang 36PHẦN II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
2.1 Đặc diểm của công ty ảnh hưởng đến phân tích tài chính
2.1.1 Vài nét khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty
cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị là công ty chuyên sản xuất và
kinh doanh các loại bánh kẹo, được chính thức thành lập theo Quyết định số
3206/QĐ - BTM ngày 30/12/2005 của Bộ Thương Mại Có thể giới thiệu sơ
lược về công ty như sau:
Người đại diện theo pháp luật : Chủ tịch hội đồng quản trị: Lê Văn Bằng
Lĩnh vực hoạt động : Sản xuất, kinh doanh các loại hình bánh mứt kẹo,
thực phẩm chế biến
Để có được thương hiệu như ngày hôm nay, Hữu Nghị đã trải qua hơn
80 năm hình thành và phát triển Có thể khái quát thành hai giai đoạn:
Giai đoạn trước khi cổ phần hoá( trước 2006)
Tiền thân là xí nghiêp bánh kẹo Trần Hưng được thành lập vào năm
1946 đến năm 1947 đổi tên thành nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị, trực thuộc tổng
Trang 37công ty thực phẩm Miền Bắc theo quyết định số 1260/TP MB – TCLĐTL ngày8/12/1997
Quy mô ban đầu: sản lượng bình quân đạt 2000 tấn/năm, với hơn 100lao động và bốn dây chuyền công nghệ sản xuất của Đức, Nhật Bản
Vì trực thuộc công ty Nhà Nước, nên nhà máy có chế độ hạch toán kinh
tế phụ thuộc nhưng được phép sử dụng con dấu riêng, và nằm tách biệt so vớitổng công ty, trên khu đất thuộc phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Giai đoạn sau khi cổ phần hoá (năm 2006 đến nay)
Cuối năm 2005, công ty tiến hành cổ phần hoá theo Quyết định số 3206/
QĐ - BTM ngày 30/12/2005 của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương),chuyển đổi từ hình thức sở hữu 100% vốn nhà nước sang 51% vốn Nhà Nước
và lấy tên là: Công Ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, Nhưng vẫn là công
ty con của Tổng Công ty thực phẩm miền Bắc
Công ty có chế độ hạch toán kinh tế độc lập Nhưng chính vì vậy màcông ty đã gặp không ít khó khăn: thiếu vốn, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật
cũ kỹ đặc biệt là dây chuyền công nghệ đã lạc hậu Nhưng với sự phấn đấu củatoàn bộ công nhân viên, công ty đã vượt qua khó khăn: sản lượng đạt 11650tấn, với 915 lao động và 9 dây chuyền hiện đại xuất xứ từ Y, Đức, Nhật vàonăm 2006
Tiếp đó, công ty liên tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tuyểnthêm hàng nghìn lao động:
• Cuối năm 2006: xây dựng thêm 01 nhà máy sản xuất tại khu côngnghiệp Đồng Văn – Duy Tiên – Hà Nam
• Đầu năm 2008: xây dựng thêm 01 nhà máy sản xuất tại khu côngnghiệp Quang Trung – Quy Nhơn – Bình Định
• Giữa năm 2008: xây dựng thêm 01 nhà máy sản xuất tại Thủ DầuMột - Bình Dương
Và tới đầu năm 2009, công ty đã mở thêm một chi nhánh mới ở thànhphố Hồ Chí Minh nhắm mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng thị phần của HữuNghị ở Miền Nam, tiến tới vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanhbánh kẹo ở trong nước Đồng thời tiến xa ra thị trường bên ngoài như ĐôngNam Á, Đông Âu
(Nguồn: phòng Tài chính – Tổng hợp)
Trang 38Sự phát triển của công ty còn được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính sau:
(Theo số liệu trong báo cáo tài chính các năm 2007,2008,2009)
Qua một số chỉ tiêu tài chính, ta thấy công ty đã có những bước phát triểnđáng kể
Năm 2008 so với năm 2007: tổng tài sản tăng 30.759 triệu (tăng 18,65%)trong đó tài sản ngắn hạn giảm 7.641 triệu (giảm 6,4%), tài sản dài hạn tăng38.400 triệu (tăng 84,2%), vốn chủ sở hữu tăng 28.858 triệu (tăng 40,72%),doanh thu tăng 83.738 triệu (tăng 25,4%), lợi nhuận sau thuế tăng 8.979 triệu(tăng 56,75%) Năm 2009 so với năm 2008: tổng tài sản tăng 4.857 triệu (tăng2,48%) trong đó tài sản ngắn hạn tăng 13.500 triệu (tăng 12,09%), tài sản dàihạn giảm 4.643 triệu (giảm 5,52%), vốn chủ sở hữu tăng 1.782 triệu (tăng1,9%), doanh thu tăng 10.446 triệu (tăng 2,52%), lợi nhuận sau thuế tăng 782triệu (tăng 3,15%)
Qua sự tăng trưởng của các chỉ tiêu đã thể hiện sự phát triển rất tốt củacông ty Quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, và tính tự chủ về mặttài chính ngày càng nâng cao một cách rõ rệt
Chỉ tiêu ROA tăng lên với tốc độ khá cao Điều này chứng tỏ hiệu quả sửdụng tài sản của công ty ngày càng cao.Năm 2007 chỉ tiêu ROA của công ty là9,9% , tới năm 2008 thì chỉ tiêu này đã lên tới 13,8%.Chỉ tiêu ROE của công tycũng tăng tương đối nhanh Năm 2007 chỉ tiêu này là 24% và tới năm 2008 chỉtiêu này đạt 29%.Điều này chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu nhanh,góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của công ty
Sự phát triển của công ty còn được minh chứng cụ thể hơn qua rất nhiều
thành tích mà công ty đã đạt được trong thời gian qua
Các danh hiệu đạt được như: Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi
mới do Chủ tịch nước trao tặng năm 2007, huân chương Lao động hạng hai do
Trang 39Chủ tịch nước trao tặng năm 2004, huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịchnước tăng năm 2001, 2003, cờ Thi đua xuất sắc do Bộ Thương Mại và Công đoàn Thương Mại và Du lịch Việt Nam trao tặng từ năm 1999-2007, huy chương vàng hội chợ EXPO từ năm 1999 - 2006, cờ Thi đua xuất sắc do Thủ tướng Chính phủ tặng từ năm 2001-2008, danh hiệu hàng Việt Nam Chất Lượng Cao trong các năm 2000-2005, danh hiệu Sao Vàng Đất Việt, huy chương vàng hội chợ EXPO…
(Nguồn: Website Cty CP TP Hữu Nghị)
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị là đơn vị sản xuất của TổngCông ty Thực phẩm miền Bắc nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty phải theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo tổng công ty Tuy nhiên trongvài năm gần đây, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹokhác, để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, Công ty được Tổng công
ty cho phép hạch toán độc lập Có thể nói Công ty là công ty con của TổngCông ty Thực phẩm Miền Bắc Do đó Công ty có nhiệm vụ tổ chức tốt các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tiêu thụ các mặt hàng bánh kẹo, thực phẩm trongnước, nhằm thoả mãn tốt nhu cầu của thị trường từ đó giúp Công ty tìm kiếmđược lợi nhuận
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay khi mà cạnh tranh vô cùng khốcliệt buộc các doanh nghiệp nói chung và Nhà máy bánh kẹo cao cấp hữu Nghịnói riêng phải xuất phát từ nhiệm vụ chung là sản xuất các sản phẩm bánh kemxốp, lương kho, các sản phẩm khác mang thương hiệu Hữu Nghị để cung cấpcho thị trường, thoả mãn tốt nhu cầu thị trường
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Trang 40Sơ đồ : tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Giám đốc
Phó giám đốc tổ
chức lao động
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc sản xuất
Phòng thị trường
Phòng
cơ điện Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức
hành chính