PHẦN I I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 2.1 Đặc diểm của công ty ảnh hưởng đến phân tích tài chính
2.3.1.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản
Phân tích sự biến động tài sản sẽ cho người sử dụng báo cáo tài chính biết được nguồn lực kinh tế thực sự về tài sản của công ty cũng như đánh giá tính hợp lý của những thay đổi về mặt giá trị và cơ cấu tài sản
Dựa vào bảng cân đối kế toán phần tài sản ngày 31/12/2009 của công ty, ta lập bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản
Qua bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản ta thấy: tổng tài sản cuối năm tăng so với đầu năm là 4.856.938.363 VNĐ (tăng 2,48%). Như vậy, quy mô công ty đã tăng nhẹ so với năm trước. Tuy nhiên, việc tổng tài sản tăng là do tài sản ngắn hạn tăng lên, còn tài sản dài hạn của công ty lại giảm xuống. Tài sản dài hạn của công ty cuối năm giảm so với đầu năm là 8.643.226.333 VNĐ ( giảm 10,29%).Việc giảm sút này đã làm thay đổi tỷ trọng của tài sản dài hạn.Nếu như đầu năm, tài sản ngắn hạn chiếm 42,94% trong tổng tài sản thì đến cuối năm, con số này còn 37,59% .Còn tài sản ngắn hạn cuối năm tăng lên thành 125.121.868.569 VNĐ ( tăng 12,09%), đồng thời kéo theo tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản từ 57,06% vào đầu năm lên tới 62,41% vào cuối năm
Để hiễu rõ hơn về sự thay đổi của các loại tài sản, chúng ta hãy đi vào phân tích đánh giá sự thay đổi của từng loại tài sản cụ thể
Về tài sản ngắn hạn: tài sản ngắn hạn cuối năm tăng so với đầu năm là 13.500.164.696 VNĐ ( tăng 12,09%), do sự thay đổi của các loại tài sản ngắn hạn, cụ thể:
- Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 2.858.030.741 VNĐ (tăng 11%).Việc khoản mục này tăng lên có hợp lý hay không còn phải căn cứ vào khả năng thanh toán nhanh của công ty.Chỉ tiêu này sẽ được phân tích ở phần sau
- Các khoản đầu tư tài chính của công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 330.094.899 đồng.
- Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm tăng 3.083.491.709 VNĐ so với đầu năm ( tăng 11%). Tuy nhiên cơ cấu của khoản này trong tổng tài sản không thay đổi nhiều. Đầu năm,khoản phải thu ngắn hạn chiếm 14,33% trong tổng tài sản,đến cuối năm con số này chiếm 15,52%
- Hàng tồn kho cuối năm tăng so với đầu năm là 7.032.209.510 VNĐ ( tăng 13,31%). Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản tương đối cao.Đầu năm, con số này là 27% và cuối năm là 29,86%. Sở dĩ hàng tồn kho của công ty đầu năm và cuối năm dương lịch đều lớn là để phục vụ nhu cầu trong dịp tết dương lịch, là thời điểm mà lượng tiêu thụ bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn.Đây cũng là đặc điểm chung của các công ty bánh kẹo, thực phẩm. Lượng hàng tồn kho này sẽ được tiêu thụ mạng trong quý I năm tới.Việc đánh giá giá trị hàng tồn kho như vậy đã hợp lý hay chưa còn phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.Chỉ tiêu này sẽ được phân tích trong phần tiếp theo
- Các tài sản ngắn hạn khác tăng 196,373,838 VNĐ( tăng 11%) .Tuy nhiên, sự thay đổi của lọai tài sản này cũng không ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi của tổng tài sản công ty
Qua sự thay đổi của các chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn,ta thấy nguyên nhân tăng nhẹ của tài sản ngắn hạn là do sự tăng lên đồng thời của các yếu tố trong nó.
Trong khi tài sản ngắn hạn công ty tăng lên thì tài sản dài hạn của công ty lại giảm xuống. Điều này cho thấy công ty dường như đang có sự điều chỉnh cơ cấu tài sản. Tài sản dài hạn cuối năm giảm đi so với đầu năm là 8.643.226.333 VNĐ ( giảm 10,29%). Sự giảm xuống của TSDH chủ yếu là do TSCĐ giảm. So với đầu năm, TSCĐ giảm 8.643.226.333 VNĐ( giảm 10,86%). Các khoản tài sản dài hạn khác không thay đổi.
Như vậy, qua phân tích tình hình biến động của tài sản, ta thấy so với năm 2008 thì năm 2009, cơ cấu tài sản của công ty đã có những thay đổi theo nhất định, tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác xem với cơ cấu tài sản như vậy đối với công ty là đã phù hợp chưa thì còn phải phân tích thêm nhiều chỉ tiêu liên quan như các chỉ tiêu về tình hình thanh toán, các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh.
Chỉ tiêu Mã
số
Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %