Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị (Trang 54)

PHẦN I I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 2.1 Đặc diểm của công ty ảnh hưởng đến phân tích tài chính

2.3.1.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Mối quan hệ cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách huy động và sử dụng vốn của công ty. Sự biến động của tài sản và nguồn vốn không chỉ phản ánh nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính , đến rủi ro kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty

Phân tích mối quan hệ cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn thường được thể hiện thông qua việc tính toán so sánh biến động của các khoản mục tài sản với biến động của nguồn vốn để xem xét tài sản doanh nghiệp thay đổi theo hướng nào ; Được tài trợ từ những nguồn nào ; Để hiểu rõ hơn về tình hình thực tế tại công ty ta xét các quan hệ cân đối sau :

 Quan hệ cân đối 1:

B. VCSH = (I + III + IV)A.TSNH + (I + II ) B.TSDH

(Hay: Nguồn vốn chủ sở hữu = Tiền và các khoản tương đương tiền + Phải thu ngắn hạn + Hàng tồn kho + Các khoản phải thu dài hạn + Tài sản cố định ) Nghĩa là: Nguồn vốn chủ sở hữu phải đủ để bù đắp cho các loại tài sản chủ yếu của doanh nghiệp để doanh nghiệp không phải đi vay hay chiếm dụng vốn của đơn vị khác, cá nhân khác.

Chỉ tiêu B.VCSH (I+II+IV)A.TSNH

+(I+II)B.TSDH Chênh lệch

Đầu năm 99.720.970.717 186.451.573.613 -86.730.602.896

Cuối năm 102.301.681.068 190.782.079.240 -88.480.398.172

(Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán của công ty năm 2009)

Dựa vào bảng trên ta thấy rằng nguồn vốn tự có của công ty không đủ để trang trải cho những hoạt động cơ bản của công ty và lượng vốn thiếu hụt này lại có chiều hướg tăng lên, cụ thể ở thời điểm đầu năm lượng vốn thiếu là 86.730.602.896 VNĐ, đến thời điểm cuối năm con số nay lên tới 88.480.398.172 VNĐ. Từ phân tích trên ta thấy rõ nhu cầu vốn của công ty ngày càng tăng dần, chính vì lẽ đó để có đủ vốn phục vụ cho nhu hoạt động kinh doanh ,công ty phải huy động vốn từ các khoản đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác.

 Quan hệ cân đối 2 :

(I+ II)A.Nợ phải trả + B.VCSH = (I + II + IV)A.TSNH + (I+II)B.TSDH

(Hay: Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu = Tiền và các khoản tương đương tiền + Phải thu ngắn hạn + Hàng tồn kho + Các khoản phải thu dài hạn + Tài sản cố định )

Nghĩa là: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay nợ phải đủ để bù đắp cho các loại tài sản chủ yếu của doanh nghiệp.

Ta có bảng sau: Chỉ tiêu (I+II)A.NPT +B.VCSH (I+II+IV)A.TSNH +(I+II)B.TSDH Chênh lệch Đầu năm 129.488.806.935 186.451.573.613 -56.962.766.678 Cuối năm 132.229.182.419 190.782.079.240 -58.552.896.821

(Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán của công ty năm 2009)

Qua bảng phân tích ta thấy cả vào thời điểm cuối năm lẫn đầu năm, VCSH cộng vay ngắn hạn và vay dài hạn không đủ đáp ứng được cho nhu cầu họat động của công ty. Đầu năm, số thiếu hụt này là 56.962.766.678 VNĐ. Đến cuối năm, con số này lên tới 58.552.896.821 VNĐ. Để đáp ứng nhu cầu vốn đó,

công ty phải đi chiếm dụng vốn từ các nguồn như phải trả người bán, phải trả người lao động, các khỏan phải trả phải nộp khác...Việc sử dụng nguồn vốn chiếm dụng này công ty phải trả chi phí lãi vay hay cổ tức , nên đây cũng là biện pháp được ưa thích, tuy nhiên nếu chiếm dụng nhiều quá cũng không tốt cho hình ảnh công ty, nhất là khi các khoản phải trả người bán và phải trả người lao động cao

 Quan hệ cân đối 3 :

Phân tích tình hình cân đối giữa TSNH với nợ ngắn hạn, và giữa TSDH với nợ dài hạn

Ta có bảng sau :

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

Số tiền %

TSNH so với nợ ngắn hạn 35.188.314.083 45.438.876.751 +10.250.562.668 +29,13 TSDH so với nợ dài hạn 64.532.656.634 56.862.804.317 -7.669.852.317 -11,89

(Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán của công ty năm 2009)

Qua bảng tính trên, ta thấy ở thời điểm cuối năm và đầu năm 2009 thì TSNH luôn lớn hơn nợ ngắn hạn và TSDH luôn lớn hơn nợ dài hạn. Như vậy, phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nợ dài hạn được trang trải từ nguồn vốn chủ sở hữu.Điều này chứng tỏ công ty giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, đảm bảo mục đích sử dụng vốn. Chỉ tiêu TSNH so với nợ ngắn hạn vào cuối năm tăng so với đầu năm là do cả TSNH và nợ ngắn hạn đều tăng, trong đó tốc độ tăng của TSNH lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, sự tăng lên của TSNH phần lớn được trang trải từ nguồn vốn chủ sở hữu.Còn chỉ tiêu TSDH so với nợ dài hạn cuối năm giảm so với đầu năm, tốc độ giảm của TSDH cao hơn so với tốc độ giảm của nợ dài hạn. Nhìn chung, hai chỉ tiêu trên đều cao thể hiện công ty sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, đồng thời cũng cho thấy tình hình tài chính lành mạnh của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w