Ưu, nhược điểm của mô hình

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CreditMetrics tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp Việt Nam (Trang 61)

1. Ưu điểm

Trước hết, nhận thấy rằng CreditMetrics là một công cụ khá hữu ích và nhạy để xác định thay đổi của giá trị danh mục cho vay do thay đổi chất lượng tín dụng. Trong đó, phần phân tích của mô hình này cho phép chúng ta tính được giá trị kì vọng và phương sai của giá trị danh mục cho vay. Việc mô phỏng Monte Carlo xác định phân phối của giá trị tài sản và nhờ đó, dựa trên VaR có thể ước tính một cách tin cậy rủi ro của danh mục cho vay.

Hơn thế nữa, CreditMetrics là một công cụ ước tính rủi ro khá cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi khoảng tối thông tin ngày càng nhiều, và nhiều loại rủi ro mới phát sinh. Vì rõ ràng phương pháp này tỏ rõ thế mạnh của mình, đó là có thể sử dụng trong những trường hợp số liệu đưa ra không đáp ứng được các yêu cầu số liệu của các phương pháp ước tính rủi ro khác.

Không chỉ có thể, ngoài việc đánh giá rủi ro của danh mục cho vay thì CreditMetrics còn là một công cụ hữu hiệu để tính toán xác suất chuyển hạng của các doanh nghiệp cũng như của các công cụ đầu tư hiện nay.

Vì thế, hiện nay CreditMetrics đang được nhiều tổ chức xếp hạng tín dụng cũng như các ngân hàng lớn trên thế giới triển khai và áp dụng rộng rãi phương pháp này trong việc tính toán xác suất chuyển hạng cũng như tính toán rủi ro của các danh mục cho vay.

2. Nhược điểm

Tuy nhiên, mô hình này cũng không tránh khỏi một số hạn chế:

Hạn chế đầu tiên của mô hình là giả thiết các doanh nghiệp trong cùng một hạng tín dụng có cùng xác suất chuyển hạng. Giả thiết này và giả thiết xác suất thực tế tình bằng tần suất trung bình tính từ các số liệu thống kê trong quá khứ đã bị nhiều công ty và tổ chức xếp hạng phản đối, mà tiêu biểu là công ty KMV.

Hạn chế thứ hai là giả thiết tất cả các lãi suất là xác định. Do đó mô hình không nhạy cảm với những biến động của thị trường tiền tệ. Các điều kiện kinh tế chung không được xem xét trực tiếp trong mô hình vì mặc dù thu nhập của tài sản được liên kết với các yếu tố hệ thống nhưng các chỉ số ngành chỉ phản ánh một phần các xu hướng kinh tế.

Hạn chế thứ ba là mô hình cùng tương quan của nguồn vốn chủ sở hữu thay cho tương quan tài sản – điều này có thể làm cho ước lượng không chính xác.

CHƯƠNG III

ÁP DỤNG MÔ HÌNH CREDITMETRICS VÀO TÍNH TOÁN XÁC SUẤT CHUYỂN HẠNG CỦA MỘT SỐ DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM

Nhận xét chung: Do ở nước ta, nền kinh tế mới đang trong giai đoạn chuyển đổi, phát triển từ từ, từng bước, đặc biệt là hệ thống ngân hàng- tài chính mới bắt đầu công cuộc cải tổ và phát triển trong một vài năm gần đây nên cơ sở dữ liệu để đáp ứng cho việc phát triển mô hình CreditMetrics có thể nói là chưa hoàn toàn đầy đủ, thậm chí trong điều kiện hiện nay việc áp dụng mô hình này vào nước ta là không thể. Nhưng do thế mạnh cũng như tính chính xác, tính ưu việt của phương pháp này là rất lớn và với hi vọng trong tương lai không xa, với những số liệu đầy đủ hơn thì việc áp dụng CreditMetrics vào hệ thống xếp hạng tín dụng nói riêng và hệ thống quản trị tài chính nói chung ở nước ta là hoàn toàn phù hợp và hoàn toàn có thể thực hiện được, nên em mạnh dạn đưa đề tài này vào chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chính do điều kiện dữ liệu không cho phép như đã nói ở trên và tính chất bí mật của cơ sở thực tập là rất cao nên chuyên đề của em chỉ mang mục đích giới thiệu về mặt lí thuyết mô hình này, và trong phần tính toán cụ thể đối với Việt Nam thì những tính toán chỉ mang tính minh họa cho cơ sở lí thuyết đã trình bày trong chương trước còn tính thực tế thì em đã cố gắng hết sức để đảm bảo nó, nhưng chắc chắn tính thực tế là không cao.

Để dễ dàng hơn trong quá trình tính toán, và mục đích của chuyên đề mang tính định hướng hơn là thực tế, chúng ta sẽ tính toán một số doanh nghiệp điển hình. Cụ thể, chúng ta sẽ xem xét đại diện 4 doanh nghiệp thuộc 4 ngành kinh tế theo cách phân chia của Trung tâm Thông tin tín dụng đã nói ở phần trên, cả 4 doanh nghiệp này được giả sử là tham gia hoạt động tín

dụng tại một ngân hàng nào đó.

Bốn doanh nghiệp mà chúng ta nhắc đến bao gồm 4 doanh nghiệp thuộc 4 ngành tương ứng như sau:

- Doanh nghiệp A: thuộc ngành nông lâm ngư nghiệp

- Doanh nghiệp B: thuộc ngành công nghiệp

- Doanh nghiệp C: thuộc ngành xây dựng

- Doanh nghiệp D: thuộc ngành thương mại dịch vụ

Về mặt thời gian, ta sẽ thực hiện các tính toán với thời kì gốc là đầu năm 2006, và cuối kì xem xét là đầu năm 2007.

Sau đây là toàn bộ quá trình tính toán đối với những doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CreditMetrics tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w