Các chỉ tiêu chung

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CreditMetrics tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp Việt Nam (Trang 35)

II. Các phương pháp cơ bản được sử dụng để xếp hạng tín dụng

2.1.3. Các chỉ tiêu chung

Các chỉ tiêu chung được xem xét trong quá trình xếp hạng tín dụng thường là:

 Nguồn vốn kinh doanh

 Lao động

 Doanh thu thuần

 Nộp ngân sách

Trong đó nguồn vốn kinh doanh và doanh thu thuần được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Còn lao động thường được xác định bằng số lao động trung được sử dụng thực tế tại doanh nghiệp trong một số năm nhất định gần thời điểm tiến hành xếp hạng (số năm quy định tùy thuộc vào quy định của mỗi tổ chức xếp hạng, của mỗi quốc gia). Và cuối cùng, khoản nộp ngân sách là giá trị các khoản thuế phải nộp (trừ thuế xuất khẩu và nhập khẩu) và các khoản phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước trong năm báo cáo.

Trên đây là căn cứ để chấm điểm tín dụng cho các chỉ tiêu chung. Theo đó, các tổ chức xếp hạng tín dụng sẽ có kết luận cụ thể về quy mô của doanh

nghiệp là lớn, vừa hay nhỏ.

Nhìn chung, hệ thống 3 bộ chỉ tiêu trình bày ở trên được nhiều tổ chức xếp hạng trên thế giới sử dụng để tiến hành chấm điểm tín dụng cho các doanh nghiệp. Nhưng việc xác định trọng số cũng như mức điểm tương ứng cho từng chỉ tiêu là không giống nhau giữa các tổ chức xếp hạng khác nhau cũng như giữa các quốc gia khác nhau.

Phần chấm điểm cụ thể sẽ được trình bày sau trong đó trình bày về cách thức chấm điểm tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.2. Chấm điểm tín dụng dựa trên độ biến động (rủi ro) tài sản của doanh nghiệp

Mặc dù việc chấm điểm bằng hệ thống các chỉ tiêu chung, chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đánh giá, định mức chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp được chấp nhận với mức độ tin tưởng khá cao nhưng hiện nay phương pháp này thể hiện một số hạn chế nhất định như: chưa đảm bảo được tính khách quan, đầy đủ, nhất quán, đồng bộ do chưa có một hệ thống xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng thống nhất trên toàn thế giới, và cũng chưa có một hội đồng tín dụng bao gồm các chuyên gia hàng đầu trên thế giới đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn và ấn định trọng số vẫn chưa có những minh chứng cũng như những căn cứ cụ thể. Hơn nữa kết quả xếp hạng vẫn chưa thể hiện một cách rõ ràng về khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp được xếp hạng.

Chính vì thế, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng xây dựng các phương pháp chấm điểm mang tính khách quan, thống nhất và có cơ sở lí thuyết rõ ràng hơn. Và phương pháp xếp hạng tín dụng dựa trên ý tưởng tính toán độ biến động của tài sản đã được hình thành. Vì theo lí thuyết quản trị tài chính hiện đại nói chung, và lí thuyết quản trị rủi ro nói riêng thì độ biến động

của tài sản (mà độ lệch chuẩn hay phương sai của chuỗi số liệu về giá trị tài sản doanh nghiệp đặc trưng cho nó) được lựa chọn là đại lượng đo lường mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Giá trị của phương sai hay độ lệch chuẩn nói ở trên càng lớn thì độ rủi ro của doanh nghiệp càng cao. Tuy ý tưởng phát triển hệ thống xếp hạng theo hướng này dường như hợp lí hơn rất nhiều so với phương pháp chấm điểm dựa vào các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính ở trên, vì nó dựa trên lí thuyết về xác suất thống kê, rủi ro được lượng hóa một cách khá rõ ràng, minh bạch và phù hợp với lí thuyết về rủi ro hiện đại. Bởi vì, rõ ràng dưới giác độ hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính, rủi ro được định nghĩa một cách đơn giản và trực tiếp nhất là sự thay đổi không lường trước được về giá trị tài sản và khoản nợ. Đối với một doanh nghiệp, quá trình hình thành và phát triển của nó thể hiện qua lượng tài sản doanh nghiệp có được qua các năm. Vì thế, rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua độ biến động của tài sản doanh nghiệp. Mà theo lí thuyết kinh tế nói chung và lí thuyết xác suất thống kê nói riêng thì phương sai hoặc độ lệch chuẩn là đại lượng đặc trưng cho độ biến động, độ dao động. Việc sử dụng phương sai, độ lệch chuẩn để ước tính rủi ro đã được thực hiện từ khá lâu trong lịch sử phát triển của thị trường tài chính thế giới, các nhà phân tích thị trường và các nhà đầu tư tài chính đã tính toán phương sai của chuỗi lợi suất của cổ phiếu, trái phiếu, các chứng khoán phái sinh và nhiều công cụ đầu tư khác. Nhưng việc sử dụng phương pháp tiếp cận này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong hệ thống xếp hạng tín dụng trên toàn thế giới.

Hiện nay, đã có một loạt các mô hình đánh giá rủi ro của các doanh nghiệp, của các công cụ đầu tư đi theo hướng tiếp cận trên, đó là các mô hình cấu trúc. Những mô hình này sẽ được trình bày chi tiết hơn trong chương II.

III. Nghiên cứu phương pháp đánh giá, cho điểm và xếp loại các doanh nghiệp đang được thực hiện tại Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC)

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CreditMetrics tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w