Các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CreditMetrics tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp Việt Nam (Trang 29)

II. Các phương pháp cơ bản được sử dụng để xếp hạng tín dụng

2.1.1. Các chỉ tiêu tài chính

11 chỉ tiêu tài chính được phân thành bốn nhóm chỉ tiêu như sau

2.1.1.1. Chỉ tiêu thanh khoản

Các chỉ tiêu này thể hiện khả năng chuyển đổi của các tài sản lưu động thành tiền. Nếu doanh nghiệp có các giá trị của các chỉ tiêu này càng lớn thì điểm tín dụng càng cao, bởi vì nó thể hiện khả năng thanh toán đối với ngân hàng càng cao.

Người ta sẽ tính toán 2 chỉ tiêu sau đại diện cho nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

 Khả năng thanh toán ngắn hạn: - Công thức xác định:

TSLĐ + Đầu tư ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn =--- Tài sản nợ ngắn hạn

- Miêu tả chỉ số: chỉ số này cho biết quy mô những khoản phải trả ngắn hạn được bù đắp bởi những tài sản có dự kiến sẽ chuyển đổi thành tiền trong một thời gian ngắn.

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này dùng để kiểm tra trạng thái vốn lưu động và tính thanh khoản, xem xét mức độ bảo vệ người cho vay trong trường hợp doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động, thể hiện sự an toàn của người cho vay ngắn hạn.

- Khoảng giá trị: 1  4 là chấp nhận được

 Khả năng thanh toán nhanh:

- Công thức xác định:

TSLĐ và đầu tư NH – hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh =---

- Miêu tả chỉ số: Tỷ lệ này cho biết khả năng chuyển đổi các tài sản có của doanh nghiệp thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cấp thiết các khoản nợ.

- Khoảng giá trị: 12 là chấp nhận được

Giá trị của tỷ lệ này càng cao thì độ rủi ro về thanh toán của doanh nghiệp càng thấp. Tuy nhiên, điều này cũng có ý nghĩa rằng hiệu quả quản lí tài sản lưu động(TSLĐ) của doanh nghiệp chưa tốt vì những tài sản này có tỷ lệ sinh lời thấp đối với doanh nghiệp.

Giá trị của tỷ lệ này nhỏ thì khả năng đáp ứng ngay các nghĩa vụ nợ ngắn hạn kém. 2.1.1.2.Chỉ tiêu hoạt động  Vòng quay hàng tồn kho: - Công thức xác định: Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =--- Hàng tồn kho bình quân

- Ý nghĩa: Giá trị hệ số này thấp chứng tỏ

+ Giá trị của các loại hàng hóa tồn kho quá cao so với doanh thu. + Số ngày hàng nằm trong kho càng lâu

+ Hiệu quả quản trị ngân quỹ của doanh nghiệp thấp vì lượng tiền tồn đọng trong hàng hóa quá lâu.

 Kì thu tiền bình quân:

- Công thức xác định:

Các khoản phải thu

Kì thu tiền bình quân = --- Doanh thu thuần / 365 ngày

+ Giá trị của tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp càng thấp, khả năng có những khoản nợ khó đòi cao.

+ Giá trị có thể chấp nhận được:3060 ngày.

Hiệu quả sử dụng:

-Công thức xác định:

Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng = --- Tổng TS có

- Ý nghĩa: Thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kì.Giá trị của chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện hiệu quả hoạt động nhằm tăng thị phần và sức cạnh tranh.

2.1.1.3. Chỉ tiêu cân nợ

 Nợ phải trả trên tổng tài sản:

-Công thức xác định:

Nợ phải trả Nợ phải trả trên tổng tài sản = --- Tổng tài sản có

-Ý nghĩa: phản ánh cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp.

+ Trên phương diện chủ nợ: tỷ lệ này càng cao thì khả năng thu hồi nợ càng thấp, mức độ phá sản của doanh nghiệp càng cao.

+ Trên phương diện doanh nghiệp: tỷ lệ cao chứng tỏ thành tích vay mượn tốt, nếu doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ lệ lãi vay thì tỷ lệ này cao là tốt. Ngược lại, nếu tỷ suất sinh lợi nhuận thấp hơn tỷ lệ lãi vay thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng,độ phá sản cao.

Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sỏ hữu:

- Công thức xác định:

Nợ phải trả

Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu =--- Nguồn vốn chủ sở hữu

-Ý nghĩa: Phản ánh mức độ đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn riêng của doanh nghiệp. Giá trị của tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ mức độ rủi ro đối với các chủ nợ càng lớn.

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngân hàng:

- Công thức xác định:

Nợ quá hạn

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngân hàng = --- Tổng dư nợ NH

- Ý nghĩa: Tỷ số này thể hiện việc hoàn trả vốn vay ngân hàng đúng hạn của doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu quan trọng khi xét duyệt cho vay.

2.1.1.4. Chỉ tiêu lợi tức:

 Tổng lợi tức sau thuế trên tài sản: - Công thức xác định:

Lợi tức sau thuế Tổng lợi tức sau thuế trên tài sản = --- Tổng tài sản có

- Ý nghĩa: Ý nghĩa quan trọng của tỷ lệ này là dùng để so sánh với chi phí vốn (chi phí sử dụng ngân quỹ của doanh nghiệp):

+ Nếu tỷ lệ này lớn hơn chi phí vốn, doanh nghiệp kinh doanh có lãi + Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn chi phí vốn, doanh nghiệp bị thua lỗ.

 Tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn:

-Công thức xác định:

Lợi tức sau thuế

Tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn = --- NVCSH

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với chủ sở hữu hiện tại và chủ sở hữu tiềm tàng của doanh nghiệp, nó cho biết khả năng thu nhập có thể nhận được khi họ đầu tư vốn vào công ty. Tỷ số này thể hiện sức hấp dẫn của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư tiềm tàng, nó rất hấp dẫn khi so sánh với tỷ lệ sinh lời cần thiết trên thị trường (trái phiếu chính phủ).

 Tổng lợi tức sau thuế trên doanh thu:

- Công thức xác định:

Lợi tức sau thuế Tổng lợi tức sau thuế trên doanh thu = --- Doanh thu thuần

- Ý nghĩa: Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao và doanh thu của doanh nghiệp càng lớn thì tiềm năng sinh lời càng lớn.

Trên đây là 11 chỉ tiêu tài chính quan trọng được xét đến khi tiến hành xếp hàng bất kì một doanh nghiệp nào.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CreditMetrics tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w