1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích điều kiện phát triển sản phẩm du lịch tại điểm du lịch

15 583 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 93,5 KB

Nội dung

Nhắc đến Việt Nam ta không thể không nhắc đến Hà Nội, không thể không nhắc đến “hồ Gươm xanh thắm, tháp rùa nghiêng soi bóng.” Du khách đến với Việt Nam đều không thể quên được những nét

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

Đề án môn học

Sinh viên: Nguyễn Thị Diệp

Mã sv: CQ520502

Lớp POHE K52 QTLH

Đề án: Phân tích điều kiện phát triển sản phẩm du lịch tại điểm du lịch

Hồ Hoàn Kiếm.

Bài làm

Nằm giữa thủ đô sừng sững uy nghiêm, hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) là biểu tượng của thủ đô ngàn năm văn hiến, cũng như là biểu tượng thiêng liêng của Việt Nam

Nhắc đến Việt Nam ta không thể không nhắc đến Hà Nội, không thể không nhắc đến “hồ Gươm xanh thắm, tháp rùa nghiêng soi bóng.”

Du khách đến với Việt Nam đều không thể quên được những nét đẹp văn hóa, những giá trị tinh thần con người Việt Nam mang lại, và có lẽ để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng mỗi người đó là vẻ đẹp của trái tim Hà Nội Hồ Gươm vốn là một di tích lịch sử văn hóa gắn liền với hang bao thế hệ nhân dân thủ đô, nay mang them trong mình trọng trách tương đương với biểu tượng của du lịch Việt Nam Chính vì vậy, hồ là một trong những điểm mạnh phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Việt Nam

1 Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn

Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn là cụm di tích, thắng cảnh nổi tiếng, là niềm tự hào của người Hà Nội và nhân dân cả nước khi hướng về

Trang 3

Thủ đô nghìn năm văn hiến Khu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 10-7-1980

1.1 Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm ( còn gọi là hồ Gươm) là một hồ nước ngọt nằm giữa Thủ đô Hà Nội Hồ Hoàn Kiếm có diện tích khoảng 12ha, chiều dài Nam-Bắc

là 700m, chiều rộng Đông-Tây là 200m Bao quanh hồ là các phố Lê Thái Tổ

ở phía tây, phố Đinh Tiên Hoàng phía đông, phố Hàng Khay phía nam Tên hồ cũng được đặt cho một tên mộtquận của Hà Nội: quận Hoàn Kiếm

- Lịch sử

Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.Tương truyền vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng: Khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ về đóng đô ở Thăng Long Trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy, bỗng một cụ rùa lớn xuất hiện Lê Thái Tổ giơ gươm ra thì gươm bay về phía cụ rùa Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thủy có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm Trên hồ có hai hòn đảo: đảo Ngọc và đảo Rùa Cuối thế

kỷ XVI, chúa Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng

Năm 1865, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc Trên gò Ngọc Bội, ông cho xây một ngọn tháp hình bút

Đó là tháp Bút ngày nay và bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc

- Quang cảnh Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh của Hà Nội Quanh hồ trồng nhiều loại

Trang 4

hoa và cây cảnh Giữa hồ có tháp Rùa, trên hồ có đền Ngọc Sơn Xung quanh

hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu

+ Tháp Bút (hay là bút tháp) nằm ở cạnh hồ, đối với đài nghiên nằm ở bờ

hồ Mỗi ngày, bóng của Tháp bút ngả xuống chấm mực trong đài nghiên, tạo thành một biểu tượng rất đẹp cho học vấn: "Tháp Bút - đài nghiên - đề thơ lên trời xanh"

+ Rùa:

Ngày trước rùa sống trong lòng Hồ Gươm, rất hiếm khi nổi lên mặt nước Năm 1968, người ta bắt được một cụ rùa nặng tới 230kg, dài 2,1m, ngang 1,2m, có độ tuổi từ 400-500 năm (tương ứng với thời gian Lê Thái tổ trả gươm)

1.2 Đền Ngọc Sơn

- Lịch sử

Đền được xây dựng từ thế kỷ XIX Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Đức Đại vương Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc có công lãnh đạo quân dân đánh thắng quân Nguyên thế kỷ XIII

Khởi nguyên, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền đã

có tại đây là Ngọc Tượng; đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn Thời Trần, ngôi đền để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên-Mông

Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (năm 1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh và đắp quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Độc Tôn ( Ngọc Bội cũ) Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ

- Kiến trúc

Trang 5

Trên núi Ngọc Bội (núi Độc Tôn) cũ, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng

đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét

về phương diện triết học Người đời sau ca ngợi là: "Nhất đài Phương Đình bút" Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý ghi tên những người thi

đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành

Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Đức Đại vương Trần Hưng Đạo và thờ Đức Văn Xương Đế quân Tượng đặt

ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1 m, hai bên có hai cầu thang bằng đá Tượng Đức Văn Xương đứng, tay cầm bút Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng) Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ

Các nhân vật được thờ trong đền, ngoài Trần Hưng Đạo, Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, còn thờ Đức Phật Adiđà Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt

1.3 Cầu Thê Húc

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên Cầu được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm

1865 Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm"

- Kết cấu

Cầu Thê Húc được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ Tương truyền cuối thế

kỷ 19 cầu bị gãy, người ta xây lại cầu mới có chân làm bằng xi măng cốt thép, sàn và lan

Trang 6

can làm bằng gỗ Cầu có thiết kế cong cong và uốn như hình con tôm.

1.4 Tháp Rùa

- Lịch sử

Tháp xây trên đảo Rùa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở

đó để nhà vua ra câu cá Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ XVII-thế

kỷ XVIII) thì chúa Trịnh Giang cho xây Tả vọng dinh trên đảo rùa là nơi vui chơi hóng mát, sau bị phá hỏng khi Lê Chiêu Thống lên nắm quyền Tháp Rùa được xây theo hình vuông có 3 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ dần lên tầng trên, các mặt phía đông và tây có 3 cửa cuốn Phía nam

và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu Đỉnh 2 tầng có lan can chạy xung quanh Bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh./

1.5 Phố cổ

Khu phố cổ Hà Nội, thường được gọi là ”Hà Nội 36 phố phường”, hình thành từ đầu thế kỉ XV, giới hạn bởi phía Bắc là phố Hàng Đậu, phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng, phía Đông là phố Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải và phía Tây là phố Phùng Hưng Đây là một quần thể kiến trúc độc đáo với những mái ngói rêu phong cổ kính, những ngôi nhà nhỏ hình ống xen kẽ, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian kiến trúc cổ đa dạng, sinh động

Đặc điểm chung của các phổ cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ

“Hàng”, tiếp đó là một từ chỉ nghề nghiệp nào đó như Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng Thiếc Khác với các phố cổ khác trên thế giới, phố cổ Hà Nội hiện nay

là nơi diễn ra đồng thời nhiều hoạt động của đời sống xã hội Khu 36 phố phường xưa nổi tiếng là đất “ngàn năm văn vật”: “Thứ nhất Kinh

kỳ, thứ nhì phố Hiến”, với nhiều hoạt động sôi nổi cả ngày lẫn đêm Nơi đây, vốn là một trung tâm kinh tế, văn hoá đa dạng Văn hoá ẩm thực phong phú với nhiều tiệm cao lâu nổi tiếng của người Hoa, tiệm ăn của người Việt

Trang 7

Do vậy nhìn nhận khu 36 phố phường không nên chỉ đơn thuần là khía cạnh văn hoá vật thể (đánh giá đơn thuần về công trình kiến trúc), mà còn là khía cạnh văn hoá phi vật thể, đó chính là cái hồn của phố cổ

Hà Nội là đất Kinh Đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ kết tinh, tinh tuý của mọi miền quê Di sản văn hoá phi vật thể Hà Nội khá đậm đặc, nó đã phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội

Một số loại hình của bộ phận di sản văn hóa phi vật thể (như làng nghề, phố nghề, sinh hoạt lễ hội, phong cách sống, ẩm thực ) trong những năm qua

đã được sưu tầm, nghiên cứu khẳng định: Văn hoá phi vật thể Hà Nội là tổng hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long-Hà Nội một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội

tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng”

2 Những điều kiện để phát triển du lịch

2.1 Giá trị văn hóa, lịch sử.

Tọa lạc tại một vị trí thuận lợi, mang trong mình một gốc tích lịch sử hào hung, một truyền thuyết nổi tiếng mà con dân Việt Nam ai ai cũng biết đến, mang đậm màu sắc tinh thần, giá trị nhân văn, tất cả đã tạo nên cho hồ Gươm một nét rất khác biệt

Hồ Gươm chính là yếu tố quan trọng trong tổ chức không gian đô thị Hà Nội, là điểm định hướng, điểm nút vô hình của thành phố Nó liên kết, và đảm bảo một sự chuyển giao có sắp xếp giữa các không gian đô thị trong thành phố Hồ Gươm cũng tạo dựng được sự tương quan, cùng mối liên hệ, gắn bó

và hỗ trợ qua lại rất mật thiết với khu vực Phố cổ và Khu phố cũ (khu phố Pháp) Có thể coi dấu ấn đặc sắc nhất mà một đô thị như Hà Nội có được, đã được tạo dựng bởi chính hai khu phố này với cái lõi chuyển tiếp đặc biệt là

Hồ Gươm Với vị trí trung tâm, Hồ Gươm đã đóng vai trò như là một vật trang điểm quý giá giữa hai phần của thành phố Nó thanh lọc bầu không khí,

Trang 8

và là gạch nối tuyệt vời giữa hai bộ phận không gian khác nhau, thể hiện sự tinh tế, khôn ngoan cùng tầm nhìn xa trông rộng trong quy hoạch Nó đã và sẽ tiếp tục còn đem lại những lợi ích lâu dài cho các thế hệ tương lai

Có thể thấy sự ngự trị về tinh thần của Hồ Gươm vẫn không ngừng được khắc sâu vào lịch sử của thành phố này Nó vừa có ý nghĩa vật chất, vừa

có ý nghĩa tinh thần, không ngừng góp phần sản sinh, tạo nguồn cảm hứng cho những chiêm ngưỡng và khám phá Không bộc lộ, không phô trương nhưng rất tinh tế, kín đáo, gần như không thể nhìn thấy Là tấm gương phản chiếu tinh tế, Hồ Gươm luôn là nơi con người có thể thâm nhập được một cách hữu cơ Chúng cũng linh hoạt, trơn tru và sẵn sàng đón nhận những hoạt động sinh hoạt mới, rất thích hợp với những đổi thay từng ngày của cuộc sống

2.2 Ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, con người.

2.2.1 Cảnh quan thiên nhiên

Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là “Lẵng hoa giữa lòng thành phố”

Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một nơi hóng gió, dạo mát mả còn gắn liền với đời sống người dân Thủ đô về nhiều phương diện Xuân về, hồ là nơi gặp

gỡ của thiện nam tín nữ đi lễ các đền chùa lân cận Các đôi uyên ương trong ngày cưới tìm đến bên hồ để chụp ảnh lưu niệm Hè đến, những buổi chiểu oi bức, hồ là địa điểm hóng mát lý tưởng Du khách đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những phượng cháy đỏ rực, những cơm nguội chín vàng Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, những tàng cây ngả xuống vòng tay ôm lấy mật nước hồ biếc xanh màu ngọc lấp lánh nắng vàng mà còn

là nơi nhân dân thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc

Trang 9

Những di tích lich sử độc đáo như tháp Rùa, tượng vưa Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút, đền Bà Kiệu, chùa Bà Đá… và những công trình kiến trúc hiện đại mới được xây dựng luôn đảm bảo kết hợp hài hòa với cảnh quan vốn có quanh hồ Hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc

và tháp Rùa lung linh bóng nước là hình ảnh của thủ đô Hà Nội trong mỗi trái tim người Việt Nam

Nằm giữa thủ đô, cách cây cầu Long Biên lịch sử khoảng hơn 1km, hồ

có vị trí địa lý thuận lợi khi nằm cạnh những con phố buôn bán nổi tiếng từ nhiều thập kỉ trước Phố cổ ngày nay vẫn mang hương vị cổ kính và pha chút bận rộn, náo nhiệt của thủ đô Mỗi con phố mang một cái tên riêng và gắn liền với các mặt hàng đặc trưng tạo nên nét riêng biệt của con phố đó Du khách

có thể lựa chọn đi dạo ngắm cảnh phố phường tất bật hoặc tham gia mua bán cùng người dân nơi đây Với khả năng giao tiếp tốt với khách quốc tế cộng thêm lòng hiếu khách của con người Việt Nam, khó có thể thấy “ghét” một Việt Nam như thế

Không chỉ vậy, chợ Đồng Xuân, khu chợ buôn lớn nhất miền Bắc, hoạt động hàng thập kỉ nay đáp ứng nhiều nhu cầu hàng hóa từ khắp mọi miền Chợ đêm phố cổ là một hoạt động văn hóa đặc trưng của Hà Nội xưa và nay được tổ chức từ tối thứ sáu đến chủ nhật hàng tuần trên các tuyến phố có tính chất thương mại sầm uất, có kiến trúc và không gian rất điển hình của khu phố cổ nên luôn thu hút một lượng khách khá lớn

Khám phá chợ đêm phố cổ chúng ta như được sống lại những ngày Hà Nội xưa, nét văn hóa của người Hà Nội xưa được tái hiện chỉ trên bốn con phố Chợ đêm phố cổ nay như “thay da đổi thịt” – đa dạng các mặt hàng, phong phú các phương thức buôn bán, dòng người tấp nập hơn, không như chợ đêm xưa – “nhẹ nhàng, thưa thớt, bình lặng, ít ỏi”

Đứng nép mình ở một góc chợ quan sát, dễ dàng nhận thấy người đi chợ đêm với mục đích mua sắm hoặc đơn giản chỉ là đi bộ lững thững theo dòng

Trang 10

người để cảm nhận được hết cái không khí của chợ đêm, cái nếp sống của người Hà Nội Lũ trẻ con hí hửng được đi chợ đêm với gia đình, nhong nhong trên cổ bố hoặc lon ton nắm chặt tay mẹ đi giữa dòng người tấp nập chen chúc, hoặc ngồi lê la nghịch tranh cát, vẽ tượng Những đôi uyên ương cầm tay nhau dạo chơi qua các con phố, cười nói, chụp ảnh hoặc mua một vài món

đồ đôi xinh xắn, một chút lãng mạn cho những ngày cuối tuần Khách du lịch

và người nước ngoài đi tham quan mua sắm cũng nhiều Họ dễ dàng tìm thấy những món đồ lưu niệm đậm chất Hà Nội, mà giá thành lại tương đối rẻ 2.2.2 Con người

Cứ mỗi sáng sớm dạo một vòng hồ ta bắt gặp hình ảnh những người Hà Nội tập thể dục đón chào ngày mới Đó là nét đẹp rất tự nhiên giữa lòng thủ

đô Quang cảnh một sớm bình minh nắng ấm chan hòa hiện lên trong sương sớm, từng tốp từng tốp người cùng hòa mình vào giai điệu ngày mới Các cụ già chọn cách đi bộ cho khỏe mạnh, hay tập những bài tập dưỡng sinh an nhàn nâng cao sức khỏe Giới trẻ tập những bài tập khó hơn, đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn… Và xen vào đó là không khí tấp nập của dòng người trên đường phố, bắt đầu một ngày bận rôn mới của họ

Hình ảnh ấy khiến bao người yêu Hà Nội hơn, không cứ gì du khách quốc tế mà mỗi người con Việt khi đến thăm Hà Nội đều chọn đến Hồ Gươm đầu tiên cho cuộc hành trình của mình

Không chỉ có những con người sinh sống ở nơi đây mới tạo nên nét đẹp

ấy mà những người đến buôn bán, kiếm sống cũng tạo nên một nét đẹp riêng Những cô bán hang rong tung tẩy đòn gánh bước đi, trên vai nặng trĩu gánh hàng, khung cảnh ấy chỉ Việt Nam mới có

Qua những con phố buôn bán nhộn nhịp khu phố cổ ven hồ, ta có thể thấy những người bán hàng rất nhiệt tình mời hàng, bạn có thể xem mà không mua, chẳng ai ép buộc bạn cả Những người bán hàng với nụ cười tươi rói chào hàng bạn, có thể mục đích của bạn khi đi dạo quanh ko bao gồm mua

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w