1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Phân tích các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng – Liên hệ với Vĩnh Phúc

29 1,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 480,27 KB

Nội dung

Các lý thuyết về du lịch, trong du lịch nghỉ dưỡng.Các điều kiện đặc trưng của Vĩnh Phúc trong phát triển du lịch.Phân tích các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng – Liên hệvới Vĩnh Phúc

Trang 1

1

Đề tài Phân tích các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng – Liên hệ

với Vĩnh Phúc

1 Lời mở đầu Trong những năm gần đây nhận thức về du lịch ngày càng tăng trong xã hội và nền kinh tế Vì vậy nhà nước đang có chủ chương chính sách để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Trong đó du lịch nghỉ dưỡng đang nổi lên trở thành một trong những loại hình du lịch được ưa chuộng nhất, nó giúp con người lấy lại sức lao động, niềm vui, sự cân bằng trong cuộc sống khi

mà những áp lực từ nền kinh tế thị trường ngày càng lớn và người lao động cũng

có nhận thức, thu nhập tốt hơn cho du lịch nghỉ dưỡng Có lẽ chính vì vậy mà du lịch nghỉ dưỡng trong những năm qua đã phát triển không ngừng và có thể thấy

rõ nhất thông qua các dự án đầu tư du lịch nghỉ dưỡng nở ra như nấm tại Việt Nam nhưng năm qua có thể kể đến Bà Nà Hill, FLC Thanh Hóa, FLC Quy Nhơn, Vinperland Nha Trang…Tuy nghiên liệu phát triển du lịch nghỉ dưỡng có thực sự đơn thuần là sự phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng hay phát triển du lịch nghỉ dưỡng còn các yếu tố khác, và các yếu tố cần chú trọng trong đầu tư cho khu du lịch nghỉ dưỡng là gì?

2 Mục tiêu đề tài:

- Xác định các yếu tố để phát triển du lịch nghỉ dưỡng nhằm nâng cao và tìm

ra phương pháp nâng cao các yếu tố phát triển du lịch nghỉ dưỡng để du lịch nghỉ dưỡng phát triển cả về lượng và chất

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin:

Nghiên cứu các tài liệu về du lịch và du lịch nghỉ dưỡng

Phương pháp quan sát điểm du lịch nghỉ dưỡng

- Phương pháp xử lý: Phân tích, so sánh, lịch sử logic, đánh giá tổng hợp

Trang 2

2

Phần 1: Nhận thức về các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch

1 Các khái niệm cơ bản

1.1 Khái niệm về du lịch

Hoạt động du lịch là hoạt động đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử hình thành

và phát triển của con người Ban đầu du lịch chỉ là hiện tượng đơn lẻ cá biệt nhưng dần dần theo thời gian và sự phát triển của kinh tế khoa học đặc biệt là công nghệ

du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và đại chúng trên toàn thế giới Du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người Khi hiện tượng du lịch bắt đầu phổ biến, cũng là lúc các nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng này, mỗi cá nhân tổ chức khi nghiên cứu về du lịch đều có các cách nhìn nhận khác nhau của riêng mình

Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách: khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào 6 – 1991 : Du lịch là hoạt dộng của con người đi tới một nơi ngoài môi trường

cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các

tổ chức quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm

Định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ) :

"Du lịch là sự kết hợp tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ

du khách bao gồm : du khách , nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch"

Mối quan hệ mà Michael Coltman đề cập như sau

Trang 3

3

Theo các nhà du lịch Trung Quốc: họat động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện

Tổng hợp nhiều quan điểm, và để có điều một khái niệm đầy đủ về kinh tế và kinh doanh du lịch, khoa Du lịch và Khách sạn ( Trường ĐHKTQD Hà Nội) đã đưa ra một định nghĩa:

"Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt dộng tổ chức hướng dẫn

du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị,

xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp."

Trong Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 xác định: "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định."

Như vậy có thể thấy du lịch là một hoạt động tổng hợp có nhiều đặc thù với nhiều thành phần tham gia Du lịch vừa mang những đặc điểm xã hội riêng biệt nhưng cũng mang những đặc điểm về kinh tế rất đặc trưng

Khi nghiên cứu về du lịch và nhận thức từ thực tế thì du lịch không chỉ là một hoạt động xã hội bình thường mà nó là một hoạt động có thể mang nhiều lợi ích tổng hợp: lợi ích về kinh tế, lợi ích về văn hóa xã hội, lợi ích về chính trị, lợi ích

về môi trường

Ở nhiều nước kinh tế phát triển, du lịch còn là một chỉ sổ đánh giá mức độ sống của người dân tại nước sở tại thông qua số ngày đi du lịch, tỷ lệ người dân đi du lịch, mức chi tiêu bình quân khi đi du lịch Những chỉ số này giúp xác định mức sống của người dân, độ hạnh phúc của người dân tại nước đó

dịch vụ du lịch

đón khách du lich

Trang 4

Tuy nhiên nói về định nghĩa khách du lịch thì định nghĩa này xuất hiện vào thế

kỷ thứ XVIII tại Pháp Khi ấy các cuộc hành trình của những người Đức, Đan Mạch, Bồ Đào nha đến Pháp được chia làm 2 loại:

Le petit tour: cuộc hành trình nhỏ đi từ Paris đến miền đông nước Pháp

Le grand tour: cuộc hành trình lớn, là hành trình theo bờ Địa Trung Hải, xuống tây nam nước Pháp và vùng Bourgone

Khách du lịch thời ấy được định nghĩa là những ngươi đi cuộc hành trình lớn Năm 1937, League of Nations – liên hiệp các quốc gia đã đưa ra định nghĩa về Foreign tourist – khách du lịch nước ngoài: "bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h" Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch ( tiền thân của tổ chức du lịch thế giới):

“Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”

Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “ Khách du lịch là bất kỳ ai ngủ qua đêm”

Uỷ ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ: “Du khách là người đi ra khỏi nhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng ngày, không

kể có qua đêm hay không.”

Các tổ chức Quốc tế như tổ chức liên hiệp các quốc gia – League of Nations, của Tổ chức du lịch thế giới – WTO, của Tiểu ban các vấn đề kinh tế- xã hội trực thuộc Liên hiệp quốc và của Hội đồng thống kê liên hiệp quốc¼ có nhiều định nghĩa khác nhau về Khách du lịch nói chung, khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa nói riêng Xong xét một cách tổng quát thì đều có một số điểm chung nổi bật như sau:

- Khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình

- Khách du lịch có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau, loại trừ mục đích lao động để kiếm tiền ở nơi đến

Trang 5

Khách du lịch quốc tế bao gồm:Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist) là những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia Và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài ( Outbound tourist) là những người đang sống ở một quốc gia đi du lịch ở nước ngoài

Khách du lịch trong nước ( Internal tourist): gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó

đi du lịch trong nước

Khách du lịch nội địa ( Domestic tourist) : bao gồm khách du lịch trong nước

và khách du lịch quốc tế đến

Khách du lịch quốc gia ( National tourist) : bao gồm khách du lịch trong nước

và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài

1.3 Các loại hình du lịch

Loại hình du lịch là các hình thức du lịch được tổ chức nhằm thoả mãn mục đích đi du lịch của du khách Hoạt động du lịch được thực hiện thông qua việc tổ chức các loại hình du lịch Căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau, ta có các hoạt động du lịch khác nhau: Phạm vi lãnh thổ, loại hình lưu trú, thời gian chuyến đi, mục đích chuyến đi, cách thức tổ chức chuyến đi Trong đó khi phân loại các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi ta có:Du lịch chữa bệnh, Du lịch nghỉ ngơi giải trí, Du lịch thể thao, Du lịch văn hoá, Du lịch công vụ, Du lịch sinh thái, Du lịch tôn giáo , Du lịch thăm hỏi , du lịch quê hương , Du lịch quá cảnh , Du lịch nghi dưỡng

1.4 Sản phẩm du lịch và các đặc trưng của sản phẩm du lịch

1.4.1 Sản phẩm du lịch

Trang 6

6

"Sản phẩm du lịch là các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của công việc khai thác các yếu tổ tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở một vùng hay một quốc gia nào đó." PGS.TS Nguyễn Văn Đính, Giáo trình Kinh tế Du lịch,

so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi

Khi xét về dịch vụ trong du lịch trong toàn hành trình du lịch ta có thể thấy dịch

vụ trong du lịch là sự tổng hợp của nhiêu dịch vụ:

Dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ lưu trú, kèm với đó là các dịch vụ ăn uống

Dịch vụ tham quan giải trí

Các dịch vụ khác phục vụ du khác

1.4.2 Các đặc trưng của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch bao gồm cả dịch vụ và hàng hóa, tuy nhiên trong sản phẩm

du lịch thì dịch vụ lại chiếm tỷ trong lớn ( thường chiếm 80 – 90% về mặt giá trị), còn hàng hóa lại chiếm một phần nhỏ hơn Chính vì thế mà sản phẩm du lịch có mốt số đặc trưng cơ bản sau:

Tính vô hình

Vì là chưa yếu tố dịch vụ bên trong nên sản phẩm du lịch không tồn tại hoàn toàn dưới dạng vật chất nên không nhìn thấy được Do đó người ta không thể biết trước được chất lượng của sản phẩm du lịch, khách du lịch khó có thể xác định chất lượng của một sản phẩm du lịch nếu không sử dụng nó Chủ đạo người sử dụng phải cảm nhận chất lượng dịch vụ thông qua các giác quan của mình

Tính không đồng nhất và khó xác định chất lượng sản phẩm

Như vậy là sau khi sử dụng khách du lịch mới biết được chất lượng của sản phẩm du lịch Ngoài ra chất lượng của sản phẩm du lịch không phải mang tính chủ quan mà là mang tính khách quan, nó phụ thuộc vào cả người kinh doanh lẫn khách du lịch do ảnh hưởng bởi thể trạng cơ thể người khách và đặc biệt là kỳ vọng của khách du lịch về sản phẩm du lịch Mỗi nhân viên phục vụ sẽ có cách phục vụ khác nhau trong khi đó mỗi người khách cũng có cách sử dụng và cảm

Trang 7

7

nhận dịch vụ khác nhau Trong du lịch chất lượng sản phẩm được xác định vào

sự chênh lệch giữa kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch Ngoài ra khi cung ứng sản phẩm du lịch thì thông thường sản phẩm du lịch được cấu thành từ nhiều dịch vụ của nhiều nhà cung cấp chứ không đơn thuần là một dịch vụ của một nhà cung cấp, và mỗi dịch vụ lại có chất lượng khác nhau nên khó có tính đồng nhất về một sản phẩm du lịch

Tính không lưu kho

Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch là trùng nhau về không gian và thời gian và do tình vô hình cũng như tính không tách rời của sản phẩm

du lịch khiến sản phẩm du lịch không thể lưu kho

1.5 Các điều kiện phát triển du lịch

Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn ( Văn hoá ) có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch Trong ngành du lịch thì tài nguyên du lịch là đối tượng lao động, còn dịch vụ du lịch được thể hiện như sản phẩm của quá trình lao động Nét đặc trưng của ngành

du lịch là sự trùng khớp vè thời gian giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ dịch vụ du lịch

Xét về cơ cấu thì tài nguyên du lịch có thể phân thành 2 bộ phận : tự nhiên và nhân văn

Tài nguyên tự nhiên

Các tài nguyên tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch Tài nguyên thiên là các hình thái tự nhiên bao quanh chúng ta đó là: khí hậu, địa hình, thực vật, động vật, tài nguyên nước, và vị trí địa lý

Tài nguyên nhân văn

Trang 8

8

Tài nguyên nhân văn là toàn bộ các giá trị văn hóa, lịch sử, thành tựu kinh tế chính trị do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ du lịch

Trong nhóm tài nguyên nhân văn, thì nhóm tài nguyên có sức thu hút nhất đó

là các di sản thế giới, các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với một dân tộc

1.5.1.2 Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp

Du lịch là việc di chuyển đến một nơi khác vì thế nên sự sẵn sàng đón tiếp hành khách ở một điểm đến là yếu tố quan trọng trong việc xuất hiện du khách tại điểm đến Sự sẵn sàng đón tiếp ở đây thể hiện ở các điểm:

Sự sẵn sàng đón tiếp du khách của người dân địa phương và chính quyền địa phương, an ninh an toàn tại địa phương

Cơ sở vật chất tại điểm đến đủ điều kiện đón tiếp du khách

Khả năng kinh tế để du trì cơ sở vật chất cũng như bộ máy đón khách tại địa phương

1.5.2 Các điều kiện xuất hiện cầu du lịch

Theo tháp nhu cầu của A.Maslow thì nhu cầu du lịch chỉ xuất hiện ở mức nhu cầu thứ 3 Tuy nhiên không phải thực sự khi đến mức thứ 3 nhu cầu của Maslow thì cầu du lịch sẽ xuất hiện, mà muốn cầu du lịch xuất hiện phải có các điều kiện khác

Thời gian rồi

Đặc điểm của đi du lịch là thực hiện một hành trình Mà muốn thực hiện một hành trình thì cần phải có thời gian, nhất là đối với một hành trình dài Do vậy điều kiện cần để đi du lịch phải là có thời gian

Khả năng chi trả

Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Áo Lozef Stander có định nghĩa về khách du lịch khá thú vị: "Khách du lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế"

Một trong những ý đúng của định nghĩa trên là sự tiêu dùng trong khi đi du lịch, chính vì sự tiêu dùng trong khi đi du lịch ấy nên du lịch đòi hỏi khả năng chi trả nhất định Những người đi du lịch là những người mà thời gian của họ là không làm việc, mà là sử dụng các dịch vụ phù hợp cho nhu cầu của họ ở một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên Vì thế họ cần có tiền để tri trả cho các dịch vụ ấy mà đơn giản đầu tiên là ăn và ngủ Dù có thời gian rỗi nhưng họ không có khả năng tri chả cho các dịch vụ trong khi đi du lịch họ cũng khó có thể quyết định có một chuyến đi du lịch xa nhà

Sự sẵn sàng đi du lịch

Trang 9

9

Hai điều kiện về thời gian rỗi và khả năng tri trả chỉ là hai điều kiện xuất hiện nhu cầu du lịch, muốn nhu cầu đó thực sự thành cầu du lịch thì đó lại phải xuất phát từ trong con người Con người mặc dù có thời gian và tài chính nhưng đôi khi họ lại không muốn đi bất cứ đâu cả Cầu du lịch thực sự xuất hiện khi trong bản thân họ sẵn sàng đi ra khỏi nhà và thực hiện một hành trình du lịch vì một mục đích nào đó mà không phải mục đích kinh tế

1.5.3 Các điều kiện phát triển cung du lịch

Về tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch được coi là điêu kiện cần để phát triển du lịch, bất cứ vùng nào có nền kinh tế, chính trị, xã hội phát triển nhưng không có tài nguyên du lịch đều không phát triển được Tài nguyên du lịch tại địa phương quyết định tới sức hút du lịch tại địa phương, tài nguyên du lịch có giá trị càng cao thì sức hút càng lớn và du lịch tại địa phương càng có điều kiện để phát triển

Về giao thông vận tải:

Từ những lúc du lịch mới bắt đầu xuất hiện thì việc di chuyên hay giao thông

đã là tiền đề cho sự phát triển du lịch Ngày nay giao thông vận tải càng chiếm vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch Giao thông vận tải giúp đưa khách đến với điểm du lịch

1.6 Khái niệm, đặc điểm du lịch nghỉ dưỡng

1.6.1 Khái niệm

Một trong những lợi ích quan trọng của du lịch là phục hồi sức khỏe, tinh thần sau những ngày lao động mệt mỏi, khiến con người yêu cuộc sống, lao động hơn Khi nền kinh tế ngày càng pháp triển con người ngày càng phải chịu nhiều áp lực

từ công việc và cuộc sống hơn, nhất là môi trường và các mối quan hệ xã hội Chính những áp lực từ cuộc sống, khiến họ nhanh mệt mỏi và cần nghỉ ngơi nhiều hơn Nhu cầu đi nghỉ dưỡng vì thế mà ngày càng cao, và những điểm đến thích hợp cho nghỉ dưỡng thường là những nơi có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, không gian thoải mái, yên tĩnh và phong cảnh đẹp như các bãi biển, vùng núi, vùng nông thôn

Từ đặc điểm đó có thể khái quát: Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn giúp con người phục hôi sức khỏe, lấy lại

Trang 10

10

tinh thần sau những ngay lam việc mệt mỏi, sau những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống

1.6.2 Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng

a) Căn cứ nhu cầu du lịch của du khách

Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với tham quan giải trí:

Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, xả hơi để phục hồi sức khỏe sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc Với đời sống ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi giải trí càng đa dạng và không thể thiếu được trong các chuyến đi Do vậy ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi cần có các chương trình, các điểm vui chơi giải trí cho du khách

Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với các hoạt động thể thao:

Loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với hoạt động thể thao bắt nguồn từ việc dam mê các hoạt động thể thao của con người cùng với đó là các lợi ích từ việc chơi thể thao đem lại, nó có những tính chất không khác gì du lịch nghỉ dưỡng như xả stress, tạo cảm giác thoải mái, tăng khả năng tư duy, trí nhớ của con người Các môn thể thao kết hợp với loại hình du lịch này là thường là nhưng môn có không gian chơi rộng như golf, câu cá, bơi thuyền, lướt ván, dù lượn Tùy vào môn thể thao lựa chọn kinh doanh cho loại hình này mà việc kinh doanh đòi hỏi những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất và dịch vụ Loại hình du lịch này đang rất được giới văn

Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh:

Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh có lẽ là một loại hình du lịch xuất hiện sớm nhất Mục đích chính của chuyến đi là để phòng ngừa hoặc chữa trị một căn bệnh nào đó về thể xác hoặc tinh thần, hoặc đơn giản tới nơi một điểm đến nào đó có tài nguyên tốt cho sức khỏe của hành khách Do vậy địa điểm đến thường là các khu an dưỡng, nhà nghỉ nơi có nguồn nước khoáng, thảo mộc hoặc bùn cát có giá trị chữa bệnh; nơi có khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp Nó vừa giúp tăng cường về thể trạng của khách du lịch vừa cải thiện tinh thần của người khách Đặc điểm của loại hình du lịch này là cần có các chuyên viên về sức khỏe, không ảnh hưởng bởi tính thời vụ trong du lịch và thời gian du lịch, lưu trú tại điểm của khách dài nên đòi hỏi phải có cơ sở và người phục vụ tốt

b) Căn cứ đặc điểm địa lý của điểm du lịch

+ Du lịch nghỉ dưỡng ở nông thôn:

Loại hình du lịch ở nông thôn bắt nguồn từ đặc tính đối lập với thành phố đó là

có cảnh quan yên bình, không gian thoáng đãng, môi trường trong lành đặc biệt

Trang 11

có nhiều nơi rất phát triển du lich biển lại không chịu ảnh hưởng nặng nề từ tính mùa vụ du lịch như Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết, Phú Quốc

du lịch: Sapa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Mai Châu, Mộc Châu

1.7 Các đặc trưng của du lịch nghỉ dưỡng

Ngoài các đặc trưng của du lịch nói chung du lịch nghỉ dưỡng còn có một số đặc điểm như sau:

Tính mùa vụ: du lịch nghỉ dưỡng có tính mùa vụ cao biểu hiện ở việc trong các dịp lễ, ngày cuối tuần sẽ có lượng khách đi du lịch nghỉ dưỡng lớn, ngoài ra du lịch nghỉ núi, biển tại một số vùng sẽ phân thành mùa thấp điểm và mùa cao điểm

về du lịch nhất là đối với các tỉnh miền Bắc nước ta

Tính đa mục tiêu: Người tham gia du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đòi hỏi đơn thuần về phục hồi sức khỏe mà còn cả tinh thần và giải trí, ngắm cảnh Người tham gia du lịch nghỉ dưỡng thường chọn những nơi có thể nồng ghép được nhiều mục đích để tham gia du lịch nghỉ dưỡng

Tính đa ngành: du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đơn giản là sản phẩm du lịch chỉ

có ăn, ngủ , nghỉ mà còn nhiều dịch vụ đi kèm trong du lịch nghỉ dưỡng Do vậy nên du lịch nghỉ dưỡng là sự kết hợp của nhiều ngành với nhau như thể thao, y tế, sức khỏe, làm đẹp, giải trí Mỗi dịch vụ này sẽ kéo theo nhiều các dịch vụ ngành nghề khác cùng phát triển theo

1.8 Các điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Trang 12

12

1.8.1 Các điều kiện phát triển cầu du lịch nghỉ dưỡng

Khi nhìn nhận về các điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng, có thể thấy các điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng khá giống với các điều kiện phát triển du lịch nói chung, tuy nhiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng cũng có các điều kiện đặc biệt riêng

Thời gian rồi: du khách đi du lịch nghỉ dưỡng là những du khách muốn tìm

cảm giác thoải mái Mà gò bó về thời gian cũng gây ra cảm giác khó chịu, và một điều nữa là khi trải niệm các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, để không gian yên bình thực sự ảnh hưởng tích cực đến tinh thần của người tham gia nghỉ dưỡng vì vậy

có thể thấy du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch đòi hỏi sự tiêu tốn nhất định về thời gian

Khả năng chi trả: du lịch nghỉ dưỡng là đi nghỉ ngơi trong một khoảng thời

gian nhất định để phục vụ sức khỏe Trong khoảng thời gian này, khách du lịch thường không tham gia vào các hoạt động làm việc mà tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, chăm sóc bản thân, cũng như tiêu dùng các dịch vụ thiết yếu của con người Du khách là người không làm việc mà chỉ tiêu dùng vậy nên khi đi du lịch nghỉ dưỡng du khách cần một khoản tiền nhất định nhằm chi trả cho các hoạt động của bản thân trong thời gian đi du lịch nhằm phục hồi sức khỏe, tinh thân một cách hiệu quả nhất

Sự sẵn sàng du lịch: Những người du lịch nghỉ dưỡng thực sự muốn đi nghỉ

dưỡng khi họ cảm thấy cần phải đi tìm một cảm giác thoải mái, và cơ thể họ đòi hỏi sự nghỉ ngơi

Dân cư và lao động: Dân cư và lao động là những nguồn lực quan trọng của

nền kinh tế xã hội Cùng với hoạt động sinh hoạt và lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi, và du lịch nghỉ dưỡng là một trong những hoạt động nghỉ ngơi hiệu quả nhất Số lượng người dân càng đông thì số người tham gia nghỉ dưỡng càng nhiều Không những vậy số người tham gia hoạt động trong du lịch nghỉ dưỡng cũng càng nhiều thêm

Nhu cầu du lịch của con người rất đa dạng và phong phú, lại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, vì thế muốn khai thác thực sự tốt về cầu du lịch nghỉ dưỡng cần nghiên cứu cơ cấu dân số theo độ tuổi, nghề nghiệp để xác định rõ nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch nghỉ dưỡng từ đó có sự đầu tư hợp lý

Tốc độ gia tăng dân số đang ở mức khá ổn định và tuổi thọ người dân tăng cao

là điều kiện tốt để phát triển du lịch nghỉ dưỡng Đặc biệt là du lịch chữa bệnh và

du lịch dưỡng lão

Sự phát nền kinh tế, khoa học công nghệ:

Trang 13

Đô thị hóa:

Đồng hành cùng quá trình công nghiệp hóa, phát triển là quá trình đô thị hóa

Đô thị hóa ra các thành phố lớn trong đó tạo nên một lối sống khác – một lối sống thành thị Lối sống này có sự khác biệt về thói quen sống, thói quen ăn uống, thói quen văn hóa và nhu cầu văn hóa Trong quá trình đô thị hóa là quá trình nâng cao điều kiện sống của nhân dân từ vật chất đến văn hóa

Tuy nhiên quá trình đô thị hóa cũng làm biến đổi các điều kiện sống của con người, khiến họ sống tách xa tự nhiên, môi trường sổng của con người bị ô nhiễm khi mà bầu không khí, nguồn nước bị ô nhiễm và người dân liên tục phải tiếp xúc với điều đó Môi trường sống biến đổi tiêu cực khiến sức khỏe con người ngày càng suy giảm Lao động căng thẳng, mật độ dân số cao, tiếng ồn lơn, ấp lực về kinh tế trở thành nguyên nhân dẫn tới trầm cảm, stress, mệt mỏi

Vì thế nhu cầu nghỉ ngơi, xả stress, giải trí trở thành nhu cầu cần thiết của người dân đô thị, nhu cầu này không những chỉ bộc phát một vài lần mà nó đã trở thành nhu cầu thường xuyên của người dân thành phố Ngoài các phương tiện giải trí trong thành phố, du lịch và đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng là một cách hiệu quả giải quyết nhu cầu trên

Du lịch nghỉ dưỡng gia đình: trong nền kinh tế đang phát triển mạnh, thu nhập

người dân ngày càng tăng, tuy nhiên thời gian bên gia đình của nhiều người ngày càng ít và du lịch nghỉ dưỡng hiện tại đang đón nhận một luồng khách chuyển dịch từ du lịch thông thường sang du lịch nghỉ dưỡng với những người đi cùng là những người thân trong gia đình Những gia đình chọn du lịch nghỉ dưỡng bởi họ thực sự cần cảm giác bên nhau thoải mái nhất, và người đi nhận thấy không phải chỉ có họ nhận thấy cần nghỉ dưỡng mà gia đình họ cũng cần nghỉ dưỡng, nghỉ dưỡng mà tình cảm gia đình ấm áp là điều tuyệt vời với họ Như vậy chuyến đi của họ còn ý nghĩa hơn rất nhiều

1.8.2 Các điều kiện phát triển cung du lịch nghỉ dưỡng

Về tài nguyên du lịch:

Điểm đến của du lịch nghỉ dưỡng đòi hỏi nhiều điều kiện về tài nguyên du lịch

tự nhiên Điểm đến cần là nơi có cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ dễ chịu, không gian thoáng đãng, trong lành và yên tĩnh Nơi ấy sẽ là nơi du khách tận hưởng cảm giác dễ chịu, thoải mái, cùng với đó là xua tan đi cảm giác áp lực, căng thẳng

Trang 14

14

trong cuộc sống Một lưu ý khác đó là điểm đến của du khách cần phải phù hợp với từng đối tượng khách và tạo cảm giác khác lạ đối với khách

Về cơ sở vật chất:

Du lịch nghỉ dưỡng đòi hỏi cơ sở vật chất cao hơn một số loại hình du lịch khác

Và với mỗi loại hình du lịch nghỉ dưỡng lại đòi hỏi những sự đầu tư khác nhau làm sao phải phù hợp với đối tượng và mục đích của khách Chẳng hạn như đầu

tư cho nghỉ dưỡng nông thôn cần những ngôi nhà mang đặc trưng của vùng quê

đó tạo cảm giác gần gũi và thư giãn cho khách, đầu tư nghỉ dưỡng cao cấp lại đòi hỏi những biệt thự hiện đại, cao cấp với nhiều dịch vụ đi kèm, còn đối với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với thể thao thì lại cần những sân chơi thể thao riêng biệt, một khu trang trại dành cho đua ngựa, một sân golf cho đánh golf Đầu tư cho cơ sở vật chất là đầu tư nâng cao khả năng sử dụng và khai thác tài nguyên tại điểm đến, do vậy khi phát triển của cơ sở vật chất phục vụ du lịch nghỉ dưỡng cũng nên chú ý một số vần đề:

- Xác định đầu tư cho du lịch nghỉ dưỡng là xác định việc tiêu tốn một lượng vốn lớn Đầu tư cho du lịch nghỉ dưỡng không chỉ thuần đầu tư cho lưu trú mà còn phải đầu tư để tạo thêm cảnh quan và cải thiện tài nguyên du lịch tại điểm đến

- Cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm đến cần phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tại điểm đến Điều này đòi hỏi ngay từ khâu ý tưởng đầu tư sau đó là thiết kế Các thiết kế nên nhận sự tư vấn của những người có khiếu thẩm mỹ và am hiểu về văn hóa Một thiết kế có tình toán thẩm mỹ và có sự hài hòa khiến du khách dễ chịu khi nhìn ngắm và sử dụng

Cơ sở lưu trú cũng là một điều khắt khe trong du lịch nghỉ dưỡng Muốn du khách có cảm giác thư giãn, thoải mái thì nơi lưu trú cũng phải tạo ra cảm giác thoải mái Cơ sở lưu trú phải sạch sẽ, yên tĩnh, và khá đầy đủ các trang thiết bị: như tủ lạnh, tivi, điều hòa, máy nóng lạnh giúp du khách có cảm giác thư thái thoải mái trong cơ sở lưu trú Điện, nước, mạng là những thứ thực sự thiết yếu với khách du lịch nghỉ dưỡng hiện tại, những thứ này phải luôn ổn định để phục vụ các yêu cầu của khách

Cơ sở thể thao và cơ sở chăm sóc sức khỏe là hai cơ sở có tác dụng kích cầu du lịch của khách làm kỳ nghỉ tích cực hơn Các cơ sở thể thao rất đa dạng, gồm có các công trình thể thao, các trung tâm thể thao với nhiều môn thể thao khách nhau, các phòng thể thao chuyên biệt( gym, yoga, dance ), các thiết bị chuyên dụng cho mỗi môn thể thao riêng( bể bơi, xe đạp, ván lướt, ván buồm ) Các cơ sở chăm sóc sức khỏe đặc biệt là làm đẹp cũng giúp thu hút khách du lịch và tăng hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất tại điểm đến Các sơ sở chăm sóc sức khỏe làm quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn Các cơ sở thể thao và cơ sở

Ngày đăng: 03/10/2017, 23:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w