Chính phủ Việt Nam đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệpphát triển kinh tế và luôn tạo điều kiện lợi thông qua việc đưa ra các chính sách ưuđãi đ
Trang 1Họ và tên: Nguyễn Văn Tiệp
Mã SV:CQ513039
Lớp: Quản trị kinh doanh tổng hợp 51A
GV hướng dẫn: ThS.Nguyễn Phương Lan
ĐỀ ÁN MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Đề tài nghiên cứu: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành côngnghiệp ô tô Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU.
Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu phát triển giaothông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là mộtngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trịvượt trội Ở nước ta vào những năm cuối thế kỷ 20, sau khi chuyển đổi cơ chế tậptrung bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng Các ngành sản xuất trongnước, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp trong đó có ngành công nghiệp sảnxuất ô tô bắt đầu phát triển, tạo động lực thúc đẩy cho ngành sản xuất công nghiệpnặng nói chung và ngành công nghiệp sản xuất ô tô nói riêng Chính phủ Việt Nam
đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệpphát triển kinh tế và luôn tạo điều kiện lợi thông qua việc đưa ra các chính sách ưuđãi để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô
và phụ tùng Nhưng sau gần 20 năm xây dựng và phát triển ngành, công nghiệp ô tôViệt Nam dường như vẫn chưa có nhiều thành công lớn so với các nước trong khuvực cũng như lượng vốn đã đầu tư Bên cạnh đó, với việc gia nhập WTO đã thực sự
là một thử thách nữa đối với ngành công nghiệp ô tô cũng như các ngành côngnghiệp phụ trợ ở nước ta với việc mở cửa cho các xe ô tô từ các quốc gia khác theonhư các cam kết WTO Do đó, việc nghiên cứu, cải thiện năng lực cạnh tranh củacác ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là một vấn đề cần thiết để ngành công nghiệp
Trang 2ô tô nước nhà thực sự đáp ứng được kì vọng từ phía Nhà nước cũng như nhu cầutiêu dùng ngày càng tăng cao từ phía nhân dân.Thực tế đã cho thấy, Việt Nam làmột thị trường tiềm năng của ngành công nghiệp sản xuất ô tô nhưng để biến cáitiềm năng đó thành năng lực cạnh tranh thì cần phải có sự kết hợp rất lớn từ phíaNhà nước, các Bộ ngành cũng như từ phía các doanh nghiệp
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranhcủa ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và những khái quát chung về ngành, phântích những điểm tích cực cũng như các khó khăn tồn tại để tạo cơ sở cho nhữngđịnh hướng phát triển và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củangành trong thời gian tới
Trang 3- Cạnh tranh trong kinh tế giữa các doanh nghiệp : Là việc sử dụng có hiệuquả nhất các nguồn lực, các cơ hội của doanh nghiệp để giành lấy phần thắng, phầnhơn về mình trước các doanh nghiệp khác trong quá trình kinh doanh, bảo đảm chodoanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững.
Cạnh tranh nói chung đều có những đặc trưng sau đây:
- Có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cáchình thức sở hữu khác nhau Cạnh tranh chỉ thực sự trở thành động lực thúc đẩycác doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn nếu các doanh nghiệp thuộc về cácthành phần kinh tế khác nhau với những lợi ích và tính toán khác nhau
- Cạnh tranh chỉ có thể tồn tại nếu như các chủ thể có quyền tự dohành xử trên thị trường Tự do khế ước, tự do lập hội và tự chịu trách nhiệm
sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể chủ động tiến hành các cuộc tranhgiành để tìm cơ hội phát triển trên thương trường
- Về mặt hình thức, cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa cácdoanh nghiệp Nói cách khác, cạnh tranh suy cho cùng là phương thức giảiquyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò
Trang 4quyết định của người tiêu dùng.
Trang 51.2 Phân loại cạnh tranh.
1.2.1 Trên cơ sở vai trò điều tiết của nhà nước.
a Cạnh tranh tự do: cạnh tranh mà ở đó các chủ thể tham gia cuộc
tranh đua hoàn toàn chủ động và tự do ý chí trong việc xây dựng và thực hiệncác chiến lược, các kế hoạch kinh doanh của mình Lý thuyết về cạnh tranh
tự do tôn vinh khả năng tự điều tiết của thị trường và của cạnh tranh thôngqua phương thức thưởng phạt theo quy luật tự nhiên
b Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước
Khác với cạnh tranh tự do, cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước làhình thức cạnh tranh mà ở đó Nhà nước bằng các chính sách và công cụpháp luật can thiệp vào đời sống thị trường để điều tiết, hướng các quan
hệ cạnh tranh vận động và phát triển trong một trật tự, đảm bảo sự pháttriển công bằng và lành mạnh hạn chế một cách tối đa mặt trái của cạnhtranh tự do
1.2.2 Dựa vào tính chất, mức độ biểu hiện.
a Cạnh tranh hoàn hảo
Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà ở đó người mua vàngười bán đều không có khả năng tác động đến giá cả của sản phẩm trênthị trường Trong hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả của sảnphẩm hoàn toàn do quan hệ cung cầu, quy luật giá trị quyết định; không có
sự tồn tại của bất cứ khả năng hay quyền lực nào có thể chi phối các quan
hệ trên thị trường
b Cạnh tranh không hoàn hảo
Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trongcác ngành sản xuất mà ở đó, các doanh nghiệp phân phối hoặc sản xuất có
đủ sức mạnh và thế lực để có thể chi phối giá cả các sản phẩm của mìnhtrên thị trường.Trong thực tế, hình thức cạnh tranh không hoàn hảo là hìnhthức cạnh tranh phổ biến trên thị trường, ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành củanền kinh tế
Trang 6c Độc quyền
Độc quyền tồn tại khi chỉ có một doanh nghiệp duy nhất sản xuất hoặctiêu thụ sản phẩm trên thị trường mà không có sự thay thế từ các sản phẩmhoặc các chủ thể kinh doanh khác Khi có vị trí độc quyền, thị trường sẽ traocho doanh nghiệp quyền lực của mình, “khả năng tác động đến giá cả thịtrường của một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định”
1.2.3 Dựa vào hành vi cạnh tranh.
Dựa vào tính lành mạnh và sự tác động của hành vi đối với thị trường,các hành vi cạnh tranh được chia làm 3 loại là cạnh tranh lành mạnh, cạnhtranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh
1.2.4 Dựa vào chủ thể tham gia thị trường.
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá
của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn bán hàng hoá của mình với gái caonhát, còn người mua muốn muc với giá thấp nhất Giá cả cuối cùng được hình thànhsau quá trình thương lượng giữ hai bên
.- Cạnh tranh giứa những người mua với nhau: Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc
cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lê, người mua phảichấp nhận giá cao để mua được hàng hoá hoá mà họ cần
- Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành
giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua
Trang 71.1.5 Dựa trên phạm vi ngành kinh tế
Cạnh tranh được phân thành hai loại
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ Kết quảcủa cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển
.- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong các nghành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Trong quátrình này có sự phận bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giuqã các nghành, kết quả làhình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
1.3 Những tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế.
Cạnh tranh đảm bảo cho người tiêu dùng có được cái mà họ muốn Một
nguyên lý của thị trường là ở đâu có nhu cầu, có thể kiếm được lợi nhuận thì ở đó
có mặt các nhà kinh doanh, nhà kinh doanh luôn tìm đến để đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng một cách tốt nhất, các doanh nghiệp có thể thoả mãn nhu cầu củangười tiêu dùng trong khả năng chi tiêu của họ
Cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Như một quy luật sinh tồn của tự nhiên, cạnh tranh đảm bảo phân phốithu nhập và các nguồn lực kinh tế tập trung vào tay những doanh nghiệpgiỏi, có khả năng và bản lĩnh trong kinh doanh Sự tồn tại của cạnh tranh sẽloại bỏ những khả năng lạm dụng quyền lực thị trường để bóc lột đối thủcạnh tranh và bóc lột khách hàng,đảm bảo cho các giá trị kinh tế của thịtrường được sử dụng một cách tối ưu
Cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả nhất
Những nỗ lực giảm chi phí để từ đó giảm giá thành của hàng hoá, dịch
vụ đã buộc các doanh nghiệp phải tự đặt mình vào những điều kiện kinhdoanh tiết kiệm bằng cách sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực
mà họ có được
Trang 8.Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong kinh doanh
Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận đã thúc đẩy các doanh nghiệp khôngngừng áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chấtlượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòihỏi của thị trường, mong giành phần thắng về mình Cứ như thế, cuộc chạyđua giữa các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khoahọc, kỹ thuật trong đời sống kinh tế và xã hội
Cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục trong đời sống kinh tế - xã hội :nền tảng của quy luật cạnh tranh trên thịtrường là quyền tự do trong kinh doanh và sự độc lập trong sở hữu và hoạtđộng của doanh nghiệp Cạnh tranh còn là cơ sở của sự đổi mới Sự đổimới trong đời sống kinh tế được thể hiện thông qua những
thay đổi trong cơ cấu thị trường, hình thành những ngành nghề mớiđáp ứng những nhu cầu của đời sống hiện đại, sự phát triển liên tục của khoahọc kỹ thuật, là sự tiến bộ trong nhận thức của tư duy con người về các vấn
đề liên quan đến kinh tế - xã hội
2 Khái niệm năng lực cạnh tranh.
2.1 Khái niệm
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thếcạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sửdụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sựphát triển kinh tế bền vững
2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh.
- Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp: đây là chỉ tiêutổng hợp, quan trọng, phản ánh năng lực cạnh tranh theo kết quả đầu ra của doanhnghiệp Tiêu chí này gồm hai tiêu chí thành phần là thị phần và tốc độ tăng thị phầncủa doanh nghiệp
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp dựa trên cácyếu tố cơ bản như: chất lượng sản phẩm cao, giá cả hợp lý, mẫu mã hợp thời, đáp
Trang 9ứng nhu cầu khách hàng.
- Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: tiêuchí này thể hiện qua một số tiêu chí như: tỷ suất lợi nhuận, chi phí trên đơn vị sảnphẩm.v v
- Năng suất các yếu tố sản xuất: các chỉ tiêu năng suất thường được sửdụng bao gồm năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, năng suất yếu tố tổnghợp…… Năng suất các yếu tố được thể hiện bằng các chỉ tiêu: năng suất lao động,hiệu suất sử dụng vốn, năng suất sử dụng toàn bộ tài sản, năng suất yếu tố tổnghợp
- Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp: đây là chỉ tiêu đánh giánăng lực cạnh tranh “động” của doanh nghiệp.Doanh nghiệp phải thích ứng với sựthay đổi của thị trường trong nước và quốc tế và sự thay đổi của môi trường kinhdoanh như chính sách của nhà nước, sự thay đổi của các đối tác kinh doanh, đối thủcạnh tranh…
- Khả năng thu hút nguồn lực: Nhờ việc thu hút các đầu vào có chất lượngcao như nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao, công nghệ hiện đại, vật tư-nguyên liệu, nguồn vốn… mà doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng, năng suất
và hiệu quả sản xuất- kinh doanh
- Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp: là tiền đề cho hoạt động kinhdoanh hiệu quả, đồng thời đây cũng là một tiêu chí định tính của năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp, thể hiện qua số lượng và chất lượng các mối quan hệ vớicác đối tác, các liên doanh, hệ thống mạng lưới kinh doanh theo lãnh thổ
- Chỉ tiêu tổng hợp về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: để có thể so sánhnăng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, người ta thường tính chỉ tiêu tổng hợpnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng nhiều cách khác nhau
3 Những nhân tố ảnh hướng đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
3.1 Trình độ lao động.
Lao động là một yếu tố có tính chất quyết định của lực lượng sản xuất, có vaitrò rất quan trọng trong sản xuất xã hội nói chung và trong cạnh tranh kinh tế hiện
Trang 10nay Đặc biệt với một ngành sản xuất đòi hỏi công nghệ cao như ngành công nghiệp
ô tô thì yếu tố lao động là một yếu tố rất quan trọng Lao động còn là lực lượngtham gia tích cực vào quá trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình sản xuất lắpráp và thậm chí góp sức vào những sáng chế, phát kiến….Cho đến nay, cùng vớiviệc ra đời của các liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô, những cán bộ, công nhânviên công tác tại các công ty liên doanh đã phần nào nắm được quy trình công nghệlắp ráp ô tô các loại và được đào tạo cơ bản để có thể đảm trách được những côngđoạn lắp ráp Một điều quan trọng là một số cán bộ, nhân viên đã được tiếp xúc vớiphương pháp quản lý khoa hoc có trình độ tiên tiến, là những nhân tố quan trọngtrong việc xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của công nghiệp ô
tô Việt Nam
3.2 Trình độ thiết bị, công nghệ.
Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời giansản xuất , giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm,nâng cao chất lượng sản phẩm , tạo ra lợi thế quan trọng đối với sản phẩm củadoanh nghiệp Đối với ngành ô tô Việt Nam, để có công nghệ phù hợp cần tìm hiểuthêm về các thông tin về công nghệ mới, thực hiện chuyển giao công nghệ, tăngcường nghiên cứu cải tiến công nghệ, hợp lý hóa sản xuất bên cạnh công tác đàotạo nâng cao tay nghề của công nhân
3.3 Nhân tố thị trường
Thị trường là môi trường kinh doanh rất quan trọng với doanh nghiệp Thịtrường vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm , tìm kiếm các đầu vào thông qua hoạt độngmua-bán hàng hóa dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào Thị trường đồng thời còn
là công cụ định hướng, hướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp.Như vậy, sự ổn địnhcủa thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp nóichung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng Thị trường ô tô ViệtNam chịu sự can thiệp rất lớn từ phía Nhà nước Thị trường ô tô Việt Nam hiện nayđang có sự biểu hiện không thống nhất về nhiều khía cạnh như chất lượng sảnphẩm, giá cả, chính sách… Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, vài năm trở lạiđây, thị trường ô tô Việt Nam bắt đầu có sự tiếp cận tương đối giống với thị trường
Trang 11ô tô của những nước phát triển Nhưng thực tế đang tồn tại những nghịch lý chẳnggiống ai ảnh hưởng nhiều tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lắp ráp ô tôViệt Nam hiện nay.
3.4 Thể chế, chính sách.
Thể chế chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp Thểchế chính sách bao gồm pháp luật, chính sách về đầu tư, tài chính, tiền tệ, đất đai,công nghệ, thị trường,… nghĩa là các biện pháp điều tiết cả đầu vào và đầu ra cũngnhư toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp Do vậy, đây là nhóm yếu tố rấtquan trọng và bao quát rất nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động của doanh nghiệpnói chung và nâng cao sức cạnh tranh nói riêng Một điều dễ nhận thấy là sự ảnhhưởng của các chính sách của Nhà nước đối với sự cạnh tranh của các doanh nghiệpsản xuất lắp ráp ô tô là rất lớn trong đó vấn đề dễ nhận thấy hơn cả là chính sáchbảo hộ các liên doanh trong nước được điều tiết thông qua chính sách thuế Trongngành sản xuất ô tô hiện nay, chính sách thuế của nhà nước vẫn còn nhiều bất cậpnhưng trên thực tế diễn biến thị trường ô tô thời gian qua cho thấy, thuế luôn là biệnpháp được nghĩ đến đầu tiên khi cơ quan quản lý nỗ lực điều tiết thị trường này
3.5 Các ngành công nghiệp dịch vụ hỗ trợ.
Việt Nam đang trên con đường tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mộttrong những mắt xích không thể thiếu trong hành trình này, đó là phải phát triểncông nghiệp hỗ trợ Nếu không có ngành công nghiệp hỗ trợ, các nhà sản xuất tạiViệt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì giá trị và chất lượng Đây làmột nhiệm vụ rất khẩn thiết đối với Việt Nam để phát triển các ngành công nghiệptrong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu Trong mỗi sản phẩm ô tô đều có rất nhiều chitiết, bộ phận trong khi đó để có được những sản phẩm có giá thành thấp, dễ tiếp cậntới người tiêu dùng đòi hỏi các doanh nghiệp lắp ráp cần hạn chế nhập khẩu linhkiện, phụ tùng, thay vào đó là sử dụng các linh kiện do các nhà sản xuất trong nướccung cấp Điều này không chỉ giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung linh kiện từ nướcngoài mà mặt khác còn thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, thuận lợi choviệc mở rộng sản xuất sau này Các ngành công nghiệp phụ trợ không những có tácđộng đến thời gian sản xuất, năng suất, chất lượng mà còn ảnh hưởng đến gia thànhsản phẩm của nhiều doanh nghiệp, tạo ra mối liên kết bền vững hơn giữa các doanhnghiệp sản xuất lắp ráp với nhau
Trang 12CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM.
2.1 Khái quát về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thực sự được bắt đầu vào năm 1991 với sựxuất hiện của 2 công ty ôtô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là Mekong vàVMC Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, đến nay đã có hơn 160 DN sảnxuất lắp ráp ôtô ra đời, trong đó có tới gần 50 doanh nghiệp lắp ráp ôtô, và ước tínhđến nay có khoảng 60 doanh nghiệp đang nộp hồ sơ xây dựng các nhà máy sản xuấtlắp ráp ôtô tại Bộ CN và con số này vẫn chưa dừng lại ở đây.Hòa nhịp cùng sự pháttriên chung của nền kinh tế Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng đãtrải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển Trong
số các doanh nghiệp đang hoạt động, hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam(VAMA) qui tụ 18 doanh nghiệp ( gồm 11 doanh nghiệp FDI và 6 doanh nghiệp nộiđịa), công suất thiết kế 245.000 xe/ năm, có thể coi là lực lượng nòng cốt Hiệp hộicác nhà sản xuất ô tô Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ, phi chính trị và phi lợinhuận, được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện của các nhà sản xuất ô tô được cấpgiấy phép hoạt động tại Việt Nam
5 Công ty Liên doanh Mercedes Benz Việt Nam Mercedes-Benz
9 Công ty liên doanh ô tô Hòa Bình Kia, Mazda, BMW
11 Công ty liên doanh sản xuất ô tô Ngôi Sao Mitsubishi
12 Tổng công ty cơ khí giao thông Sài Gòn Samco
14 Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp
Việt Nam
Veam
Trang 1316 Doanh nghiệp tư nhân Xuân Kiên Vinaxuki
( Nguồn: VnExpress Ghi chú: các đơn vị có số thứ tự từ 12 đến 16 là doanh
nghệp nội địa)
Phải nói rằng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thực sự hình thành và pháttriển kể từ sau năm 1991 gắn liền với sự ra đời rầm rộ của các liên doanh của hầuhết các hãng xe nổi tiếng trên thế giới như Ford, Toyota, Mercedes-Benz Nhưvậy, vai trò quan trọng trong bước đầu tạo dựng nên ngành công nghiệp ô tô ViệtNam thuộc về các liên doanh trong khi đó vai trò của các doanh nghiệp ô tô trongnước của Việt Nam là hết sức mờ nhạt Bên cạnh đó, điều này cũng cho thấy chínhsách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc phát triển ngành công nghiệp ô
tô nước nhà thông qua việc liên doanh, liên kết với nước ngoài Đây có thể nói lànhững cột mốc quan trọng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
2.2 Thực trạng cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
2.2.1 Thị trường ô tô Việt Nam.
Hiện nay,có khoảng 1,6 triệu ô tô và 30 triệu xem máy lưu thông tại Việt Nam(số liệu năm 2010) Và đến năm 2020, nhu cầu đi lại tăng hơn 1,5 lần so với năm
2005 Nếu như cách đây khoảng hơn 10 năm, quy mô thị trường ước tính vàokhoảng 5-7 nghìn xe hơi thì đến nay, quy mô thị trường đã lên đến hơn 100 nghìn
xe lắp ráp, nhập khẩu được tiêu thụ trong nước Dự báo dung lượng thị trường đặcbiệt xe du lịch sẽ bùng nổ với mức tăng trưởng ít nhất 300 ngàn xe/năm từ giai đoạn2012-2015 Năm 2010, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi đáp ứng gần40% thị trường cả nước Thống kê của Bộ Công thương cho hay, trong 5 tháng đầunăm 2011, đã có gần 18.000 ô tô dưới 9 chỗ ngồi được nhập khẩu với giá trị 233triệu USD So với 11.665 xe có trị giá 132 triệu USD được nhập khẩu cùng kỳ nămngoái, có thể thấy ô tô nguyên chiếc vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng Với camkết WTO, thuế nhập khẩu ôtô sẽ giảm mạnh, xuống 0% vào năm 2018 Và dự đoáncủa các chuyên gia kinh tế thì không cần chờ đến 2018, mà xu thế nhập khẩu ôtô sẽ
Trang 14bùng nổ sớm hơn, khoảng năm 2015 Với nhu cầu thị trường ô tô bùng nổ như vậy,nếu ngành công nghiệp ô tô không phát triển sẽ ảnh hưởng lớn đến thâm hụt thươngmại (đặc biệt đối với xe ô tô du lịch) Việc nhập khẩu ít nhiều đã hạn chế nền côngnghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước Thời gian gần đây nhập khẩu đã chiếm30% thị phần Với nhu cầu thị trường 300 nghìn xe/ năm, thâm hụt thương mại sẽlên đến mức hàng chục tỷ USD/năm Hiện có tới 5.000 showroom ô tô và 1.700doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trên toàn quốc tham gia thị trường nhập khẩu xenguyên chiếc và ô tô đã qua sử dụng Điều đáng bàn là các loại thuế xuất nhậpkhẩu, tiêu thụ đặc biệt, VAT bao giờ cũng được DN tính vào giá bán xe nên khikhông kiểm soát được giá nhập khẩu sẽ dẫn đến tình trạng gây méo mó cho thịtrường và thiệt hại thuộc về Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuấttrong nước Thêm vào đó, lệ phí trước bạ, đăng ký, cấp biển phương tiện do ngườimua/chủ xe chịu nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.Theo số liệu thống kê sơ bộ do Tổng Cục Hải quan công bố, tổng nhập khẩu ô
tô Hàn Quốc vào Việt Nam trong năm 2010 đạt 28.119 chiếc, tương đương kimngạch 318,5 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức 47.297 chiếc và 460,82 triệuUSD của năm 2009 Dù vậy, ô tô Hàn Quốc vẫn thống lĩnh thị trường xe nhập Việt
- chiếm 52% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2010 vừa qua.Haimác xe Hàn Quốc phổ biến nhất tại Việt Nam là Hyundai và Kia Xe Hyundai doThành Công Group làm nhà nhập khẩu và phân phối chính thức, còn Kia do ThacoTrường Hải nhập khẩu, bên cạnh các dòng xe Kia lắp ráp tại Việt Nam Với sốlượng khiêm tốn hơn nhiều, ô tô Nhật Bản đứng thứ hai trên thị trường xe nhập, với5.387 chiếc, trị giá 168,44 triệu USD Thứ ba là xe nhập từ Đài Loan: 5.144 chiếc,trị giá gần 51,41 triệu USD Kế đến là xe Trung Quốc (4.191 chiếc) và Mỹ (3.798chiếc) Trên thị trường ôtô nhập khẩu Việt Nam hiện nay nguồn xe ôtô nhập khẩu từcác doanh nghiệp thương mại chiếm một lượng không nhỏ nhờ lợi thế linh hoạt vềgiá cũng như thời gian giao hàng, chủng loại hàng… Với quy định mới, ngoài một
số nhà phân phối chính hãng của các thương hiệu Hyundai, Audi, BMW…, thịtrường nhập khẩu ôtô sẽ rơi vào tay các liên doanh sản xuất ôtô tại Việt Nam nhưHonda, Toyota, Ford, Mercedes Với lợi thế độc quyền có được từ chính sách quản
Trang 15lý của Việt Nam, các nhà sản xuất này chẳng dại gì mà không chuyển sang nhậpkhẩu.
Trong thời gian tới, thị trường ô tô Việt Nam sẽ có thêm một số thương hiệunổi tiếng thế giới như việc trở lại thị trường Việt Nam của Mazda hay các kế hoạchnâng cao năng lực sản xuất của Kia, Huyndai… Những chuyển dịch mới trongngành ô tô Việt Nam chắc chắn cũng hứa hẹn cuộc cạnh tranh quyết liệt trong tươnglai không xa
2.2.2 Sức cạnh tranh của ô tô thương hiệu Việt.
Dù đã từng theo đuổi giấc mơ làm ra chiếc ôtô mang thương hiệu Việt chínhcống từ năm 2004, nhưng tới nay vẫn chưa có sản phẩm nào được ra mắt thị trường.Đầu tư rất nhiều tiền vào khuôn mẫu, hệ thống máy dập hiện đại, dây chuyền sơn,hàn đồng bộ… song cho đến nay, những mẫu xe 4 chỗ và 7 chỗ của Vinaxuki vẫnđang trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm Công ty Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), chobiết, Công ty vừa bảo vệ xong một phần đề tài cấp Nhà nước về dự án “Nghiên cứu,thiết kế và chế tạo thân vỏ ô tô chở người từ 5-7 chỗ ngồi theo tiêu chuẩn côngnghiệp Nhật” Vinaxuki nhập nhiều dây chuyền dập khuôn thân vỏ xe từ nước ngoài
và dự kiến từ tháng 11.2011 sẽ cho ra đời chiếc xe 4 chỗ với giá cạnh tranh.Vinaxuki lên kế hoạch từ 2011-2014 sẽ nâng tỉ lệ nội địa hóa lên tới 60% và saunăm 2015 sẽ lên trên 80% Còn Trường Hải ngoài việc đầu tư sản xuất những phụtùng linh kiện xe tải, xe buýt mà Việt Nam có lợi thế về nhân công, giá thành, cũng
đã quyết tâm chọn các doanh nghiệp ô tô Hàn Quốc như Kia và Hyundai để tạodựng một vị thế mới Các doanh nghiệp trong nước khác, do thực lực hạn chế nênchẳng mấy mặn mà với việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ôtô ViệtNam Vẫn các công đoạn lắp ráp như cách đây 15 năm và thêm ít tỷ lệ nội địa hóanhưng không đạt theo cam kết, nhập khẩu xe đang là xu thế của hầu hết các liêndoanh sản xuất ôtô tại Việt Nam Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, Mercedes ViệtNam, Honda Việt Nam … hay thậm chí là Nissan Việt Nam đều đã thực hiện việcnhập nguyên chiếc những mẫu xe mới, thay vì đầu tư lắp ráp tại Việt Nam, trừ mẫu
xe chiến lược Fiesta của Ford Việt Nam Với trình độ khoa học kỹ thuật và điềukiện hiện có, Việt Nam có thể sản xuất được ô tô Tuy nhiên, ôtô thương hiệu Việt
Trang 16chưa chắc đã cạnh tranh được với sản phẩm của Trung Quốc, chưa nói tới việc cạnhtranh với xe của các nước đi trước như Hàn Quốc hay Nhật.
2.2.3 Chính sách nhà nước tác động tới năng lực cạnh tranh ngành.
Chính sách thuế đối với ô tô.
Năm 1997, Việt Nam bắt đầu cấp phép cho nước ngoài đầu tư vào sản xuấtôtô Khi họ làm luận chứng kinh tế, có đề cập giá bán xe khoảng hơn 20.000USD/chiếc thì 7 năm sau hoàn vốn, nhưng giá xe thực tế luôn cao hơn tới chụcnghìn USD nên chỉ 3 - 4 năm sau các liên doanh đã có lãi Để được bảo hộ, các nhàsản xuất hứa hẹn chuyển giao công nghệ nhằm xây dựng ngành công nghiệp ôtôViệt Nam, nhưng thật đáng buồn lời hứa đã không được thực hiện Phần lớn doanhnghiệp không chịu làm theo quy định trong giấy phép đầu tư Giá sản phẩm ôtô lắpráp ở Việt Nam luôn cao gấp đôi, gấp rưỡi so với cùng model, chủng loại ở nướcngoài, chất lượng lại kém hơn, trong khi đó giá xe nhập khẩu do thuế cao (có thờiđiểm thuế lên tới 300%) nên cũng cao gấp 3 lần giá gốc Người tiêu dùng Việt Nam,thu nhập xếp hàng thấp so với các nước ASEAN nhưng lại chịu giá xe cắt cổ.Chínhsách thuế quan còn mang tính chất bảo hộ cao cho ô tô lắp ráp nội địa kéo dài trongsuốt thời gian qua của chính phủ đã góp phần làm chậm quá trình phát triển vàtrưởng thành của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Mới đây, ngày 29/6/2011, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg ban hành các mứcthuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ôtô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống
đã qua sử dụng