Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củangành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. (Trang 29)

Công nghiệp phụ trợ: Để phát triển công nghiệp ô tô không thể dùng chiến lược bảo hộ lắp ráp mà phải tận dụng cơ hội từ Đông Á, ưu tiên phát triển hoạt động sản xuất phụ tùng. Khi công nghiệp phụ tùng đủ sức cạnh tranh lúc đó mới chuyển mục tiêu sang tập trung nuôi dưỡng ngành công nghiệp ô tô. Nói cách khác, thay vì chiến lược “đẩy cung” (tăng cường năng lực sản xuất) trực tiếp, cần sử dụng chiến lược phát triển lợi dụng “cầu kéo”. Bỏ bảo hộ, tự do hóa mậu dịch, mở rộng thị trường tiêu dùng, lấy đà để phát triển công nghiệp phụ tùng (lĩnh vực phù hợp với trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất của doanh nghiệp tư nhân trong nước), rồi quay lại phát triển “mặt cung”.Trước mắt, để cạnh tranh với linh kiện nhập khẩu, các DN sản xuất, cung ứng linh kiện phụ trợ không những phải có đủ số lượng, mà chất lượng tốt. Vì thế, các DN nên phối hợp cùng nghiên cứu, lựa chọn kiểu loại xe ô tô có lợi thế cạnh tranh để tập trung sản xuất, từ đó phát triển thị trường nội địa cho CNHT. Chúng ta chưa theo đuổi tham vọng sản xuất ôtô mang thương hiệu Việt Nam mà chú trọng sản xuất linh kiện, phụ tùng theo tiêu chuẩn của các nhà sản xuất xe hơi nước ngoài. Việc này cũng không phải dễ (việc sản xuất linh kiện phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu kỹ thuật, pháp lý phức tạp, tốn kém để được phê chuẩn), nhưng có thể thành công một cách chọn lọc. Bản thân các nhà sản xuất ôtô cũng đặt mua linh kiện từ rất nhiều nước, cho nên Việt Nam có cơ hội thành công với một số loại linh kiện ôtô không quá phức tạp.

Phát triển một số dòng xe chiến lược: tại cuộc họp nhóm về hợp tác công nghiệp ô tô các nước ASEAN (AMEICC - WG AI) lần thứ 12 vừa được tổ chức tại Hà Nội, Bộ Công Thương cho biết, sẽ tập trung phát triển một số dòng xe chiến lược trên cơ sở hợp tác với các hãng xe lớn.

Bên cạnh đó, hội nhập khu vực và quốc tế đã đem lại cho Việt Nam cơ hội hợp tác, phân công lao động, hợp tác sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô, tiếp cận công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân và trình độ quản lý doanh nghiệp. Giá thành xe lắp ráp tại Việt Nam cao hơn 2 lần so với xe cùng loại lắp ráp tại nước ngoài; Công nghiệp hỗ trợ còn yếu chưa phát triển nên thiếu các nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện lắp ráp, khả năng sản xuất nội địa hóa còn thấp (khoảng trên

10% với xe du lịch cao cấp, 30 - 40% đối với xe thông dụng, xe tải, xe khách)… Trước mắt, Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung phát triển một số dòng xe chiến lược trên cơ sở hợp tác với các hãng sản xuất xe lớn và với các nước trong AFTA để từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất ô tô của khu vực và thế giới.

- Đối với nhà quản lý, phải thực hiện được việc quản lý hàng hóa sản xuất và tiêu thụ ở trong nước, hàng hóa nhập khẩu để tạo sự an tâm cho NTD và sự công bằng trong kinh doanh. Bất kỳ sự buông lỏng quản lý nào, bất kỳ thái độ không tốt nào của nhà sản xuất và nhà phân phối cũng sẽ làm cho người tiêu dùng nghi ngờ dẫn đến mất lòng tin. Đối với nhà sản xuất, cần phải quan tâm tới thị hiếu và nhu cầu của NTD để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành bằng lợi thế của mình. Sản phẩm nào chưa thể cạnh tranh bằng chất lượng thì cạnh tranh bằng giá, bằng chất lượng phục vụ (văn minh thương nghiệp) nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của NTD trong khả năng có thể. Nhà sản xuất cũng cần xác định rõ một nguyên tắc: Không thể “buộc” NTD sử dụng hàng hóa của mình bằng bất cứ giá nào.Trong số các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam thì chỉ có Vinaxuki là một trong số những doanh nghiệp tích cực nhất trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng cũng như tâm lý chuộng xe ngoại của người Việt

Để có thể khuyến khích cũng như tạo điều kiện thận lợi cho các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam có thể cạnh tranh với cá đối thủ khác chính phủ đã đưa ra các chính sách:

Bảo vệ thị trường:

+ Áp dụng các biện pháp hỗ trợ sản xuất trong nước phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

+ Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với ô tô, phụ tùng ô tô để ngăn chặn việc lưu thông những hàng hóa kém chất lượng, không an toàn, gây ô nhiễm môi trường.

+ Xử lý nghiêm khắc hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại được đưa vào thị trường Việt Nam.

+ Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ trong cả nước; + Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô sử dụng động cơ, phụ tùng ô tô chế tạo trong nước;

+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Giáo trình Quản trị kinh doanh lược.ĐH Kinh tế Quốc dân.( Đồng chủ biên GS TS Nguyễn Thành Độ, PGS TS Nguyễn Ngọc Huyền)

2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.TS Nguyễn Hữu Thắng NXB Chính trị

Quốc gia.

3. Giáo trình Luật cạnh tranh.- ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.

4. Các website của Bộ Công thương, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA, báo điện tử VnExpress.net, Dantri.com.vn,….

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w