1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cân đối ngân sách nhà nước và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam

32 4,4K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 246 KB

Nội dung

Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình Nhà nước cầnphải có nguồn lực tài chính – ngân sách nhà nước, đó là cơ sở vật chất cho Nhànước tồn tại và hoạt động.. Thực tế ở ViệtNam tr

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2

CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM 14

KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử loài người, Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội cógiai cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, Nhà nước xuất hiện với tưcách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ vềnhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng chấn áp và cácnhiệm vụ xã hội Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình Nhà nước cầnphải có nguồn lực tài chính – ngân sách nhà nước, đó là cơ sở vật chất cho Nhànước tồn tại và hoạt động

NSNN là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệchặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan hệ khăngkhít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính NSNN là công cụ huy động nguồntài chính để đảm bảo cho các chi tiêu của Nhà nước, và là công cụ điều tiết vĩ mônền kinh tế, đảm bảo cho sự ổn định phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế, vàđảm bảo thu nhập cho người dân

Trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, vấn đề cân đối ngân sách nhànước là rất quan trọng và cần được quan tâm đúng mức Bỡi vì, ngân sách nhà nước

là công cụ tài chính cốt yếu để Nhà nước điều phối toàn xã hội, giải quyết nhữngvấn đề khó khăn của đất nước, đem lại sự công bằng cho người dân, Thực tế ở ViệtNam trong thời gian vừa qua, ngân sách nhà nước không ổn định và mất cân đối đãkéo theo những hậu quả làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và nhiềuvấn đề xã hội nãy sinh như: thu vào ngân sách nhà nước không đủ chi dẫn đến nợnước ngoài nhiều, lạm phát tăng nhanh, không có nguồn tài chính để đầu tư đúngmức vào hoạt động kinh tế… Vì vậy khắc phục những vấn đề làm bất cân đối ngânsách nhà nước là việc làm quan trọng hiện nay và cả trong tương lai Với những lý

do như trên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Cân đối ngân sách nhà nước và liên hệ thực tiễn

tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu

Trang 3

NỘI DUNG CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

• Khái niệm, đặc điểm và vai trò của cân đối ngân sách nhà nước

• Khái niệm ngân sách nhà nước

Luật Ngân sách nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2006định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Quốc gia trong

dự toán đã được cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiệntrong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ.Cân đối ngân sách nhà nước là một trong những cân đối vĩ mô quan trọng củanền kinh tế quốc dân, phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách.Nó

là một bộ phận của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tươngtác giữa thu và chi NSNN nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước

đã đề ra ở tầm vĩ mô

• Đặc điểm ngân sách nhà nước

Từ khái niệm về cân đối NSNN nêu trên, có thể thấy cân đối NSNN có cácđặc điểm sau:

• Cân đối NSNN phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi NSNN nhằmđạt được các mục tiêu của chính sách tài khóa Nó vừa là công cụ thực hiện chínhsách phát triển - xã hội của nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu kinh tế - xãhội

• Cân đối NSNN là công cụ của chính sách tài khóa, việc thay đổi trạng tháicân đối thu chi ngân sách đều gây tác động nhất định đến các mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội Vì vậy, cân đối NSNN không phải chỉ là để thu – chi cân đối hoặcchỉ cân đối đơn thuần về mặt lượng Cân đối NSNN nhằm thực hiện các mục tiêuchiến lược kinh tế - xã hội, thể hiện mối quan hệ so sánh, xu thế phát triển, thay đổi

cơ cấu, mức độ tăng trưởng, tiết kiệm, tiêu dùng, và hiệu quả vĩ mô Điều này cũng

có nghĩa là các chỉ tiêu kinh tế - xã hội quyết định sự hình thành thu, chi NSNN; tuynhiên, sự tính toán thu, chi NSNN không phản ánh một cách thụ động các chỉ tiêu

Trang 4

kinh tế - xã hội, mà ngược lại về phần mình, cân đối NSNN có tác động làm thayđổi hoặc điều chỉnh một cách hợp lý các chỉ tiêu kinh tế - xã hội bằng khả năngquản lý các nguồn lực và phân bổ các nguồn lực có hiệu quả Như vậy, vấn đề cốtlõi của cân đối NSNN là đánh giá và khai thác nguồn thu một cách hợp lý, phân bổ

và sử dụng nguồn lực hiệu quả, phần thiếu hụt sẽ bù đắp bằng vay nợ được đặttrong một chiến lược quản lý nợ công tối ưu

• Về nội dung, cân đối NSNN bao gồm cân đối giữa các khoản thu và khoảnchi NSNN, phân bổ chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống NSNN,đồng thời phải kiểm soát được tình trạng NSNN để thực hiện các mục tiêu kinh tế -

xã hội

• Cân đối ngân sách mang tính định lượng và tính tiên liệu:

+ Trong quá tình cân đối NSNN, người quản lý NSNN cần phải tính toán cụ

thể về mặt định lượng các con số thu, chi của NSNN trên các góc độ:

• Tổng số thu, tổng số chi NSNN : để xác định trạng thái của NSNN và quy

mô NSNN so với GDP

• Chi tiết hóa từng khoản thu, chi NSNN hay từng nhóm thu, chi NSNN nhằmthiết lập cơ chế phối hợp, cơ chế quản lý và sử dụng nguồn thu đáp ứng nhu cầu chitheo từng hoạt động của NSNN

• Quy mô của ngân sách trung ương và quy mô của ngân sách các cấp địaphương để qua đó một mặt đánh giá mức độ phân cấp tài chính giữa các cấp ngânsách trong hệ thống NSNN, mặt khác có cơ sở để thực hiện phân bổ, chuyển giaonguồn lực giữa các cấp ngân sách, qua đó các cấp chính quyền có thể thực hiện tốtchức năng, nhiệm vụ được giao

+ Cân đối NSNN mang tính kế hoach, có tính chỉ đạo và tiên liêu về kinh tế

vĩ mô, phản ánh quan hệ cân đối phân bổ nguồn lực Cân đối NSNN phải tiên liệuđược khả năng thu, chi NSNN trong ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo tính ổn địnhcủa chính sách tài khóa Cân đối NSNN cũng phải tiên liệu sự tác đọng của thu, chingân sách trên tổng thể, đồng thời chi tiết đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế -

xã hội trong ngắn hạn và dài hạn

Trang 5

 Vai trò của cân đối ngân sách nhà nước

Cân đối ngân sách nhà nước là một trong các công cụ để can thiệp vào hoạt độngkinh tế xã hội Vì thế trong nền kinh tế thị trường, cân đối NSNN đặc biệt quan trọngtrong việc ổn định kinh tế vĩ mô Điều đó được thể hiện qua các vai trò sau:

* Phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả.

Thật ra, quan hệ giữa cân đối NSNN và phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính

là mỗi quan hệ nhân quả liên hoàn Cân đối NSNN góp phần phân bổ, sử dụngnguồn lực tài chính có hiệu quả Ngược lại, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chínhhiệu quả sẽ giúp cho cân đối NSNN kỳ sau thuận lợi hơn

Cân đối NSNN có thể góp phần phân bổ và sử dụng các nguồn lực hiệu quảngay từ khi lập dự toán NSNN bằng cách lựa chọn trình tự ưu tiên hợp lý trongphân bổ NSNN và sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vớicông tác lập kế hoạch ngân sách

Trong phân cấp quản lý NSNN, nếu cân đối NSNN đảm bảo phân địnhnguồn thu và nhiệm vụ chi giữa trung ương với các địa phương hợp lý thì sẽ đảmbảo thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung vàcác địa phương nói riêng Ngoài ra, kiểm soát tốt tình hình thu – chi NSNN, cónhững giải pháp tốt để xử lý tình trạng mất cân đối tạm thời trong quá trình chấphành NSNN cũng là những khía cạnh thể hiện được vai trò phân bổ và sử dụngnguồn lực hiệu quả của cân đối NSNN

* Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới,kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền Trước hết, Chính phủ

sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ

đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế pháttriển ổn định và bền vững

Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tưcho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốttrên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của

Trang 6

điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp).Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp nhà nước là một trongnhững biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vàotình trạng cạnh trang không hoàn hảo Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinhphí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của cácdoanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang

cơ cấu mới hợp lý hơn Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tàichính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướngđầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh

Giải quyết vấn đề xã hội

Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnhđặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho cácmặt hàng thiết yếu,các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sáchviệc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt

Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hànghoá: nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tínhchất chiến lược Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu,

dự trũ quốc gia thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chitiêu của chính phủ kiềm chế lạm phát: cùng với ngân hàng trung ương và chínhsách tền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêucủa chính phủ

Tóm lại, thực hiện chính sách cân đối NSNN thông qua chính sách thuế, chínhsách chi tiêu và quyết định mức bội chi NSNN hàng năm sẽ tác động đến tiết kiệm

và đầu tư của khu vực tư cũng như cán cân thương mại quốc tế Từ đó, góp phầnthực hiện được các mục tiêu của chính sách ổn định kinh tế vĩ mô:

• Tăng trưởng GDP thực ở tốc độ cao và ổn định

• Tỉ lệ thất nghiệp thực tế được giữ ở mức tự nhiên

• Lạm phát duy trì ở mức vừa phải và có thể dự đoán được

• Ổn định cán cân thương mại chủ động trong quản lý nợ nước ngoài và hạnchế những áp lực của phần còn lại của thế giới lên hoạt động xuất khẩu quốc gia

Trang 7

• Các lý thuyết về cân đối ngân sách nhà nước

Thế kỷ 20, đặc biệt sau cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất, vai trò của nhànước có nhiều thay đổi phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội:

i) Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự can thiệp của nhà nước.ii) Hệ thống tiền tệ khi đó không ổn định

iii ) Nền kinh tế phát triển theo xu hướng quốc tế hóa

Trong bối cảnh đó, NSNN không những là công cụ để nhà nước huy động cácnguồn lực của xã hội nhằm tài trợ mọi nhu cầu chi tiêu của nhà nước, mà còn làcông cụ để nhà nước can thiệp vào các hoạt động kinh tế xã hội

Như vậy, từ tài chính công cổ điển đến tài chính công hiện đại, vai trò củaNSNN đã có nhiều thay đổi Với thực tế đó, quan điểm về cân đối NSNN cũng cónhiều thay đổi theo thời gian

• Lý thuyết cổ điển về cân đối ngân sách nhà nước

Theo quan điểm cổ điển, nhà nước chỉ nên thực hiện những hoạt động nhưcảnh sát, tư pháp, quốc phong và đối ngoại, còn những hoạt động khác nên để chokhu vực tư nhân đảm nhận Nhất là trong hoạt động kinh tế, nhà nước không canthiệp mà phải để quy luật thị trường, sự tự do cạnh tranh chi phối Theo quan niệm

đó thì nhà nước không đóng góp gì vào việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội Dovậy, NSNN chỉ là công cụ cung cấp cho nhà nước những nguồn tài chính cần thiếtnhằm tài trợ cho những hoạt động hành chính, tư pháp, quốc phòng, và nhà nước chỉhuy động đủ nguồn lực cho nhưng nhu cầu chi tiêu hạn hẹp đó mà thôi Trong bối cảnh

đó, cân đối NSNN cần phải tôn trọng triệt để nguyên tắc tổng thu thuế = chi NSNNmỗi năm Như vậy, theo quan điểm này NSNN phải cân băng tuyệt đối, bội thu hay bộichi NSNN (nếu có) đều biểu hiện sự lãng phí nguồn lực của nhân dân

• Các học thuyết hiện đại về cân đối ngân sách nhà nước

Bước sang thế kỷ 20, có nhiều sự kiện kinh tế - xã hội đáng ghi nhận xảy ranhư chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là siêu lạm phát 1921-1924 ở Đức haykhủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 … Tất cả những sự kiện đó cho thấy rằngkinh tế thị trường tự do cạnh tranh với cơ chế tự điều tiết không thể duy trì được sựphát triển bền vững Do vậy, cần phải có sự can thiệp của nhà nước, và NSNN lúc

Trang 8

này trở thành công cụ để nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế Trong bối cảnh

đó, quan điểm cân đối NSNN cũng có nhiều thay đổi

• Lý thuyết về ngân sách nhà nước theo chu kỳ.

Nền kinh tế trải qua một chuỗi dài các chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm có 3 giaiđoạn: phồn thịnh – khủng hoảng – suy thoái Sự vận động có tính chu kỳ tự pháttheo các qui luật kinh tế khách quan của thị trường, sự can thiệp của nhà nước chỉ

có thể giúp cho nền kinh tế không rơi vào tình trạng quá “nóng” hoặc quá “lạnh”trong chu kỳ của nó, chứ không thể loại trừ hoàn toàn tính chu ky đó Bởi vậy, thu –chi NSNN cũng có tính chu kỳ

Khi nền kinh tế ở giai đoạn phồn thịnh, của cải vật chất được tạo ra nhiều,năng suất lao động xã hội cao, thất nghiệp it… Do vậy, NSNN có thể huy độngđược số thu thuế lớn hơn so với nhu cầu chi tiêu Mặt khác, trong giai đoạn nàycũng nên tăng thuế suất, giảm chi tiêu chính phủ để kìm hãm nền kinh tế phát triểnqua “nóng” Trong bối cảnh đó, thặng dư ngân sách là điều dễ hiểu Nếu không xemxét cân đối NSNN theo chu kỳ, chính phủ rất dễ dùng số thặng dư này để chi tiêu,đầu tư vào nhưng hoạt động không cần thiết, hoặc điều chỉnh chính sách thuế đểgiảm thu, những hoạt động này dễ làm cho nên kinh tế rơi vào khủng hoảng Ngượclại, khi khủng hoảng xảy ra, nền kinh tế chuyển sang giai đoạn suy thoái, năng suấtlao động thấp, thất nghiệp gia tăng… Thu NSNN trong giai đoạn này sẽ khó khănhơn Mặt khác, để kích thích phục hồi kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội thì nhànước cần phải giảm thuế và tăng chi tiêu, như thế NSNN sẽ bội chi Nếu vì ngại bộichi NSNN, cố giữ cân đối NSNN theo quan điểm cổ điển trên cơ sở hạn chế chi tiêuthì sẽ làm nền kinh tế khó vượt qua suy thoái hơn

Như vậy theo quan điểm này, sự cân bằng của NSNN sẽ không duy trì trongkhuôn khổ một năm mà sẽ duy trì trong khuôn khổ của một chu kỳ kinh tế Nghĩa

là, vẫn duy trì nguyên tắc cân đỗi giữa số thu và số chi của NSNN, nhưng thực hiện

sự cân bằng này trong một thời kỳ gồm nhiều tài khóa liên tục ứng với từng chu kỳphát triển kinh tế Khi đó, tình trang bội thu hay bội chi NSNN trong từng tài khóakhông hản là mất cân đối, chúng có thế bù trừ cho nhau trong cả chu kỳ Tuy nhiên,mức bội thu hay bội chi, đặc biệt là bội chi, phải được khống chế trong một giới hạnnhất định mà chính phủ có thế kiểm soát được

Trang 9

• Lý thuyết về ngân sách nhà nước cố ý thiếu hụt.

Lý thuyết này xuất phát từ quan điểm cho rằng nền kinh tế quyết định tàichính Vấn đề tài chính công nói chung và NSNN nói riêng phải được giải quyết tùytheo tình trạng kinh tế và ảnh hưởng của NSNN vào tình trạng kinh tế

Như đã phân tích, muốn thực hiện nguyên tắc ngân sách cân bằng tuyệt đốitrong giai đoạn kinh tế, nhà nước phải tiết kiệm chi tiêu hoặc/và tăng thuế Nhưng

cả hai phương pháp này đều kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Do vậy, nhànước thường hi sinh sự cân bằng của NSNN với việc tăng chi tiêu hay giảm thuế.Tuy nhiên, việc có ý tạo ra sự thiếu hụt NSNN có thể tác động tiêu cực đến tìnhhình lưu thông tiền tệ, lạm phát có thể gia tăng bởi vì muốn có tiền tại trợ chonhững chương tình này thì nhà nước thường phải in thêm giấy bạc Tuy nhiên,những người ủng hộ lý thuyết này cho rằng sự phát triển của nền kinh tế sẽ đem lạinguồn thu để NSNN trở về tình trạng cân bằng tương đối và đẩy lùi lạm phát

Tóm lại, mỗi lý thuyết xem xét cân đối NSNN ở một giác độ nhất định và phùhợp với từng hoàn cảnh cụ thể Trong bối cảnh hiện nay, quan điểm cổ điển trở nênhơi cứng nhắc Duy trì ngân sách tiêu dùng như quan điểm cổ điển là cần thiết,nhưng là chưa đủ trong điều kiện nền kinh tế bước vào giai đoạn hiện đại Một mặt

sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước đòi hỏi phải có một ngân sách đủ tiềmlực đảm bảo hoạt động của bộ máy hành chính, duy trì cải thiện cơ sở hạ tầng, bảođảm an ninh quốc phòng, đảm bảo công bằng xã hội và an ninh trật tự xã hội.Nhưng mặt khác, nhà nước cần phải tổ chức điều hành chính sách kinh tế vĩ mô,canthiệp hợp lý và đúng cách vào nền kinh tế, đảm bảo cho nên kinh tế xã hội phát triểnbền vững Bội chi NSNN trong một vài tài khóa là điều không thể tránh khỏi, và nócũng chưa hẳn phản ánh tình trạng yếu kém của nền kinh tế hay do thiếu hiệu quảtrong điều hành NSNN của chính phủ Tuy nhiên dầu chấp nhận bội chi NSNN theochu kỳ, hay cố ý gây bội chi thì cũng là để tạo tiền đề nhằm đạt được sự cân bằngNSNN trong dài hạn

• Nội dung của cân đối ngân sách nhà nước

• Thu ngân sách nhà nước

Có nhiều cách phân chia các khoản thu NSNN,nhưng căn cứ theo tính chất củacác khoản thu với cân đối NSNN thành:

Trang 10

- Thu trong cân đối NSNN: Đây là khoản thu cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong thuNSNN, mang tính chất ổn định và nó đáp ứng cho hầu hết chi tiêu của NSNN đăc biệt làchi thường xuyên Gồm: (1) Thu về thuế

(2) Thu về phí, lệ phí

(3) Thu từ những tài sản của nhà nước

(4) Thu khác: viện trợ, cho, biếu, tặng, …

- Thu bù đắp thâm hụt NSNN

a Thuế

Thuế là một hình thưc động viên bắt buộc của Nhà nước theo luật định,thuộc phạmtrù phân phối nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân để đápứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phục vụ cho các lợi ích công cộng

Thuế là một nguồn thu phát sinh thường xuyên và không được hoàn trả trựctiếp, ngang giá cho người nộp thuế Thuế là nguồn thu chiếm tỉ trọng lớn nhất vàcũng là quan trọng nhất trong các nguồn thu NSNN Mục tiêu của Quốc hội đề ratrong những năm tới là động viên về thuế chiếm khoảng 20 đến 25% GDP và ổnđịnh mức đóng góp về thuế

Cơ cấu hệ thống chính sách thuế của nước ta gồm các luật thuế và pháp lệnhthuế áp dụng chung cho các thành phần kinh tế như sau: thuế GTGT, thuế tiêu thụđặc biệt, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đấtnông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cánhân, thuế nhà đất Ngoài ra còn có những loại khác như: thuế môn bài, tiền thu sửdụng đất, tiền thu sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt biển, chế độ thu sử dụng vốnngân sách Nhà nước, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…

• Phí

Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường

như phí nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng không thuầntùy theo quy định của Pháp luật là khoản tiền ma các tổ chức, cá nhân phải trả khi

sử dụng các dịch vụ công cộng đó

Trong nội dung bài này, ta chỉ xét đến các loại phí thuộc thu trong cân đốingân sách

Trang 11

Các loại phí chia ra:

- Phí thuộc lãnh vực nông nhiệp, lâm nghiệp, thủy sản: thủy lợi phí…

- Phí thuộc lãnh vực công nghiệp, xây dựng: phí xây dựng…

- Phí thuộc lãnh vực thương mại, đầu tư: phí chợ…

- Phí thuộc lãnh vực lưu thông vận tải: phí sử dụng đường bộ…

- Phí thuộc lãnh vực thông tin, liên lạc: phí sử dụng và bảo vệ tần số vô tuyến điện…

- Phí thuộc lãnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội: phí trông giữ xe…

- Phí thuộc lãnh vực văn hóa xã hội: phí tham quan…

- Phí thuộc lãnh vực giáo dục và đào tạo: học phí…

- Phí thuộc lãnh vực y tế: viện phí…

- Phí thuộc lãnh vực khoa học, công nghệ và môi trường: phí vệ sinh…

- Phí thuộc lãnh vực tài chính, ngân hàng, hải quan: phí hoạt động chứngkhoán…

- Phí thuộc lãnh vực tư pháp: án phí…

c Lệ phí

Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chínhpháp lý của NN cho các thể nhân, pháp nhân nhằm phục vụ việc quản lý của NN theoPháp luật Khác với phí, lệ phí là khoản thu của NSNN, chỉ có cơ quan NN hoặc tổchức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý cuả NN theo quy định mới đc quyềnthu lệ phí

Theo danh mục Phí và Lệ phí, được áp dụng ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí

và Lệ phí, các loại phí chia ra:

- Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân: lệ phítòa án

- Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản:

Trang 12

- Lệ phí quản lý Nhà nước trong các lãnh vực khác: lệ phí hải quan, lệ phíchứng thực, lệ phí công chứng.

d Thu từ các hoạt động kinh tế của NN

Nhà nước của bất kì quốc gia nào cũng có chức năng đầu tư và phát triển kinh

tế Từ đó hình thành nên kinh tế nhà nước, kinh tế quốc doanh Kết quả kinh doanhcủa các cơ sở kinh tế này là nguồn động viên chủ yếu của NSNN

Các nguồn thu chủ yếu từ kinh tế nhà nước bao gồm:

- Lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước và lợi tức từ vốn góp cổ phần vàocác doanh nghiệp Đây là phần quan trọng nhất

- Tiền gốc và lãi suất cho vay của tín dụng nhà nước

- Tiền bán, cho thuê, chuyển nhượng tài nguyên, tài sản nhà nước

e Thu từ viện trợ

Ngoài các khoản thu trên, thu NSNN còn bao gồm các khoản đóng góp tựnguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước, các khoản viện trợ khônghoàn lại bằng tiền, hiện vật của chính phủ các nước, các tổ chức và cá nhân ở nướcngoài, các khoản đóng góp tự nguyện khác theo quy định của Pháp luật Tuy nhiên,đây là một nguồn thu không thường xuyên và chỉ mang tính chất bổ sung cho ngânsách quốc gia

f Thu để bù đắp thâm hụt NSNN

Thu ngân sách nhà nước về thực chất sẽ không bao gồm các khoản vay củanhà nước Việc loại các khoản vay ra khỏi nội dung thu NSNN có ý nghĩa kinh tếquan trọng, nó phản ánh đúng số thực thu của nhà nước, thể hiện chính xác số bộichi và tỷ lệ bội chi, tránh được sự nhầm lẫn giữa thực tế thu của nhà nước và số nhànước phải đi vay để chi Tìm kiếm nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước cũngchính là việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho phát triển Trong khi đó, nguồn bù đắpthâm hụt ngân sách nhà nước được sử dụng là vay nợ của chính phủ hoặc phát hànhtiền Phát hành tiền giấy để bù đắp bội chi ở quy mô lớn sẽ đưa đến lạm phát, gâykhủng hoảng tài chính Lạm phát sẽ khiến kinh tế - xã hội không ổn định Do đó, để

có nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, việc vay nợ của chính phủ nhằm bù đắpthâm hụt ngân sách nhà nước là một việc làm rất cần thiết

Trang 13

Các khoản thu để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước bao gồm: vay trong nước

và vay nước ngoài

• Chi ngân sách nhà nước

• Chi theo chức năng nhiệm vụ:

• Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xâydựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội

• Chi bảo đảm xã hội, bao gồm: (1) Giáo dục; (2) Y tế; (3) Công tác dân số;(4) Khoa học và công nghệ; (5) Văn hóa; (6) Thông tin đại chúng; (7) Thể thao; (8)Lương hưu và trợ cấp xã hội; (9) Các khoản can thiệp của chính phủ vào các hoạtđộng kinh tế; (10) Quản lý hành chính; (11) An ninh, quốc phòng ; (12) Dự trữ tàichính; (13) Trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài; (14) Các khoản chi khác

• Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách nhà nước được chia ra:

• Chi thường xuyên: là khoản thu không có trong khu vực đầu tư và có tínhchất thường xuyên để tài trợ hoạt động chính phủ Về nguyên tắc, các khoản nàyphải sử dụng các khoản chi không mang tính hoàn trả của NSNN Các khoản mục:+ Khoản chi chủ quyền quốc gia: tức là các chi phí mà cơ quan nhà nước cầnphải thực hiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhất là trên lĩnh vực quốc phòng anninh, ngoại giao, thông tin đại chúng

+ Chi phí liên quan đến hoạt động và điều hành cơ quan nhà nước để thực hiệnnhững nhiệm vụ được giao phó

+ Chi phí do sự can thiệp nhà nước vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội

để cải thiện đời sống nhân dân Những chi phí này thuộc loại chi phí chuyểnnhượng như: trợ cấp cho các cơ quan NN để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, trợcấp cho các đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội, trả lãi, nợ củachính phủ

• Chi cho đầu tư phát triển, gồm:

+ Chi xây dựng cơ bản

+ Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo

+ Chi sự nghiệp y tế

+ Chi dân số kế họach hoá gia đình

Trang 14

+ Chi sự nghiệp khoa học và CNMT

+ Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin

+ Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình

+ Chi sự nghiệp thể dục, thể thao

+ Chi lương hưu, đảm bảo xã hội

+ Chi sự nghiệp kinh tế

+ Chi quản lý hành chính

• Bội chi ngân sách nhà nước

• Khái niệm: Bội chi ngân sách nhà nước,hay còn gọi là thâm hụt ngân sách

nhà nước là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoảnthu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước

Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệthâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước

• Nguyên nhân:

Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN:

- Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh Khủnghoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giảiquyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội Điều đó làm cho mức bội chiNSNN tăng lên ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trongkhi chi không phải tăng tương ứng Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN Mức bộichi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ

- Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi củaNhà nước Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêudùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư

và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt Mức bội chi do tácđộng của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu

Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn, ),tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN

Trang 15

CHƯƠNG II LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM

• Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước của Việt Nam

Giai đoạn trước năm 1986, tình hình tài chính nước ta trong tình trạng yếukém, thu không đủ chi thường xuyên, thâm hụt NSNN cao quá mức, chi tiêu Chínhphủ chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của nước ngoài là chính Đến giai đoạn từ năm1986-1990, trước tình hình khó khăn về kinh tế và chính trị, Liên Xô và các nướcXHCN Đông Âu đã cắt giảm dần viện trợ của họ cho nước ta Trước tình hình khókhăn đó, Đảng ta tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kếhoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướngXHCN Với những bước đi chập chững ban đầu, chính sách tài chính đã có đổi mớimột bước Tuy nhiên, thu NSNN càng không đủ chi và bù đắp thâm hụt NSNNkhông chỉ phải vay trong và ngoài nước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát hành Mặc dù có nhiều cố gắng đáng kể trong năm 1989, nhưng tình trạng thiếu hụtNSNN vẫn trầm trọng Tổng chi đã tăng gấp đôi so với năm 1988, một phần do lạmphát chuyển từ năm 1988 sang và đã làm tăng giá đáng kể một số mặt hàng và dịch

vụ thiết yếu do Nhà nước cung cấp Bước vào giai đoạn từ năm 1991-1995, tìnhhình đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất và lưu thông hàng hoá đã

có động lực mới, tình trạng thiếu lương thực đã được giải quyết căn bản, lạm phátsiêu mã đã được đẩy lùi Cơ cấu chi NSNN đã dần dần thay đổi theo hướng tíchcực Nguồn thu trong nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay hoặc dựavào phát hành cho chi thường xuyên đã chấm dứt Trong giai đoạn này, chi đúngđối tượng, có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội được đặt ra Nhờ nhữnggiải pháp trên, số thâm hụt NSNN đã giảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng vaycủa dân và vay nước ngoài Trong giai đoạn từ năm 1991-1995, tỷ lệ bội chi NSNN sovới GDP chỉ ở mức 1,4% đến 4,17% (1991: 1,4%, 1992:1,5%, 1993: 3,9%, 1994: 2,2%

và năm 1995 là 4,17%) Như vậy, có thể thấy bội chi NSNN trong những năm

1991-1995 là rất thấp, thể hiện chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳ này

và đây cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần kiềm chế lạm phát

Trang 16

Nguồn bộ tài chính

Giai đoạn từ năm 2001-2007, NSNN cũng đã có chuyển biến đáng kể Tốc độtăng thu hằng năm bình quân là 18,8% Tốc độ tăng chi bình quân hằng năm đạt18,5% Bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản được cân đối ở mức 5% GDP

và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP Nếu chỉ xét ở tỷ lệ so với GDP, cũng thấy bộichi NSNN trong 7 năm trở lại đây tăng cao hơn các năm trước đó khá nhiều (bìnhquân khoảng 4,95% GDP) vì giai đoạn năm 1991-1995, mức bội chi NSNN so vớiGDP chỉ ở mức 2,63% và giai đoạn từ năm 1996-2000 ở mức 3,87% so với GDP

Nguồn Bộ tài chính

Nếu chỉ xem xét bội chi NSNN so với GDP thì chưa thấy hết sự tăng lên của

nó trong những năm gần đây; đặc biệt những năm gần đây, ngoài NSNN được cânđối, đã có một lượng vốn lớn được đưa ra đầu tư các công trình giao thông và thuỷlợi thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ không cân đối vào NSNN.Ngoài ra, phải kể đến lượng công trái giáo dục được phát hành để thu hút tiền chođầu tư kiên cố hoá trường lớp học cũng là một lượng tiền lớn cân đối ngoài NSNN.Nếu cộng cả hai loại trên vào cân đối NSNN, bội chi NSNN trong những năm quakhông phải chỉ 5% GDP mà cao hơn (khoảng 5,8-6,2% GDP)

Thực tế trong 8 năm qua, từ năm 2003 đến nay, tốc độ tăng bội chi NSNN làkhá cao, ở mức 17-18%/ năm Tốc độ này nếu trừ đi yếu tố tăng trưởng thì còn caohơn tỷ lệ lạm phát hằng năm (năm 2003: 0,2%; năm 2004: 1,6%; năm 2005: 9,7%;năm 2006: 8,1%; năm 2007: 9,0%; năm 2008: 11,1%; năm 2009: 7,8%)

Trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta đã kiểm soát bội chi NSNN từ hainguồn là vay nước ngoài và vay trong nước nên sức ép tăng tiền cung ứng thêm rathị trường là không có, nhưng sức ép tăng chi tiêu của Chính phủ cho tiêu dùngthường xuyên và cho đầu tư là tăng lên

Nguồn Bộ tài chính

Có thể thấy, chính sách tài khoá trong những năm qua có phần nới lỏng nhưnhững năm chúng ta đang phải kích cầu đầu tư Nếu so sánh tổng chi NSNN so vớiGDP trong những năm qua cho thấy, NSNN đã chi một khối lượng lớn tiền tệ

Ngày đăng: 31/03/2015, 22:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w