2.3.1 Đánh giá theo chỉ tiêu định lượng
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ
Đây là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại. Tỷ nợ quá hạn của HDBank Hà Nội được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.3 Tỷ nợ quá hạn của HDBank (2007-2009)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng số So với 2007 Tổng số So với 2008 Tổng dư nợ 545 518 95% 890 172% Nợ quá hạn 20 26 129.5% 16 61.8% Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 3.7% 5.0% 1.8%
( Nguồn: tổng hợp báo cáo tín dụng và bảng cân đối kế toán của HDBank Hà Nội)
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn tương đối thấp chứng tỏ công tác thu nợ được thực hiện khá tốt. Ngoài ra trong năm 2009 dư nợ tăng mạnh so với năm 2008 nhưng nợ quá hạn giảm cả về mặt giá trị tuyệt đối lẫn tương đối đó là nhờ năm 2009 thành lập Tổ Thu nợ Khu vực phía bắc, hỗ trợ thu nợ các chi nhánh, phòng giao dịch, tái thành lập Ban thu nợ của hệ thống. Nợ quá hạn về mặt giá trị so với năm 2008 giảm,tỷ lệ giảm,thu hồi được nhiều khoản nợ quá hạn nhóm 5, nợ xấu giảm.
Biểu Đồ 1. Tỷ lệ nợ quá hạn (2007-2009)
Nhìn vào đồ thị ta thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong giai đoạn này khá tốt. Năm 2008 tỷ lệ này tăng là do đó là 1 năm một gặp rất nhiều sự biến đổi kinh tế vĩ mô phức tạp; giá xăng tăng lên ở mức cao, biến đổi về mức lãi suất cơ bản, Ngân Hàng Nhà Nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc… do đó các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân… vay vốn gặp rất nhiều khó khăn, kinh doanh không có lãi, khó khăn trong việc hoàn trả cho ngân hàng. Tuy vậy Ngân hàng đã hết sức nỗ lực trong công tác tín dụng của chi nhánh Ngân hàng khi luôn duy trì ổn định tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp.
Bảng 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Nợ quá hạn 20 26 16
Nợ cần chú ý(nhóm 2) 5 25% 6 23% 6 38%
Nợ xấu chiếm tỷ trọng cao trong nợ quá hạn. Tuy nhiên năm 2009 đã có biến chuyển rất tích cực. Nợ xấu đã giảm mạnh,chỉ còn 50% so với năm 2008, đó là tín hiệu đáng mừng, cho thấy công tác thu hồi nợ đang được tiến hành rất có hiệu quả.
Biểu đồ 2: Cơ cấu nợ quá hạn
Nhìn biểu đồ ta thấy nợ xấu tuy chiếm tỷ trọng lớn trong nợ quá hạn nhưng đang giảm mạnh, nợ quá hạn cũng đang giảm mạnh.
* Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng nợ quá hạn có bao nhiêu đồng nợ xấu, hay nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.
Bảng 2.5: Nợ xấu
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ
Tổng dư nợ 545 518 890
Nợ xấu(nhóm 3-5) 15 2,8% 20 3,9% 10 1,1%
( Nguồn: tổng hợp báo cáo tín dụng và bảng cân đối kế toán của HDBank Hà Nội)
Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy nợ xấu của HDBank Hà Nội trong thời gian (2007- 2009) đạt ở mức rất thấp so với tổng dư nợ. Năm 2008 do nền kinh tế gặp khó khăn tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng lên so với năm 2007, năm 2009 tỷ lệ này đã giảm đi đáng kể điều đó cho thấy sự quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng và Ngân hàng có chính sách tín dụng đúng đắn mặc dù nền kinh tế thế giới và trong nước có rất nhiều khó khăn.
* Cơ cấu nợ xấu
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu của HDBank Hà Nội (2007-2009)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007
Năm 2008 Năm 2009
Tổng số So với 2007 Tổng số So với 2008
Nợ dưới tiêu chuẩn 7 9 128,6% 5 55,6%
Nợ nghi ngờ 5 7 140,0% 3 42,9%
Nợ có khả năng mất vốn 3 4 133,3% 2 50,0%
Nợ xấu 15 20 133,3% 10 50,0%
( Nguồn: tổng hợp báo cáo tín dụng và bảng cân đối kế toán của HDBank Hà Nội)
Nhìn vào bảng ta thấy trong tổng nợ xấu nhóm nợ dưới tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng lớn nhất điều đó cho thấy mặc dù HDBank Hà Nội còn có nợ xấu nhưng nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, vậy có thể nói khả năng thu hồi
nợ của Ngân hàng là rất tốt trong tổng nợ xấu.
Vậy qua đánh giá chỉ tiêu nợ xấu trên chất lượng tín dụng của HDBank đạt ở mức khá tốt, nợ xấu đang giảm mạnh.
Biểu đồ 3: Cơ cấu nợ xấu
Nhìn vào biểu đồ 3 ta thấy nợ có khả năng mất vốn ở năm 2008 chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ xấu năm đó và giảm mạnh nhưng năm sau điều đó cho thấy khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng trong tổng nợ xấu càng ngày được cải thiện.
* Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu cho biết trung bình 1 đồng vốn được quay bao nhiêu vòng trong 1 kì hoạt động của ngân hàng (thường là 1 năm tài chính), tức nó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá nhiều hay ít. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn càng cao do đó hiệu quả hoạt động tín dụng được nâng cao.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng dư nợ 545 518 890 Dư nợ bình quân 499 532 704 Doanh số thu nợ 474 468 760 Vòng quay vốn tín dụng 0,95 0,88 1,08 Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân
Nhìn vào bảng vòng quay vốn tín dụng trong vòng ba năm ta thấy năm 2008 vòng quay giảm hơn 2007 chỉ còn 0,88. Lý do làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm xuống như vậy là do năm 2008 là năm khủng hoàng tài chính toàn cầu nền kinh tế cả trong và ngoài nước có nhiều sự biến đổi và riêng Nhà nước Việt Nam trong năm 2008 để kiểm chế lạm phát Chính phủ Việt Nam đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, cho nên cá nhân, hộ gia đình, dân chúng có xu hướng tiết kiệm giảm bớt chi tiêu, doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh hạn chế vậy vốn để mở rộng quy sản xuất kinh doanh. Với con số 0,95; 0,88; 1,08 không phải là con số quá thấp, con số này cho thấy chất lượng tín của HDBank ở mức khá tốt, sử dụng vốn có hiệu quả cao.
* Hệ số sử dụng vốn vay
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng của ngân hàng trong việc khai thác nguồn vốn huy động để cho vay. Nó được tính bằng tỷ số dư nợ và tổng nguồn vốn huy động .
Tổng dư nợ
Hệ số sử dụng vốn vay = x 100%
Tổng nguồn huy động
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng dư nợ 545 518 890
Tổng vốn huy động 878 1.045 2.668
Hệ số sử dụng vốn huy động 62% 50% 33%
Ta so sánh giữa tổng dư nợ với tổng vốn huy động của HDBank Hà Nội qua các năm ta thấy vốn huy động luôn luôn lớn hơn tổng dư nợ, vậy ta có thể nói HDBank Hà Nội luôn có thể chủ động được nguồn vốn. Hệ số sử dụng vốn huy động ở mức trung bình là do ngoài cho vay HDBank còn có các kênh đầu tư khác như đầu tư chứng khoán...
* Dư nợ
Chỉ tiêu này được đo bằng số tuyệt đối, nó phản ánh số dư của hoạt động cho vay tại 1 thời điểm. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng tốt, ngân hàng đã thành công trong việc thu hút khách hàng, phát triển tín dụng và chất lượng tín dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào việc mở rộng tín dụng cũng mang lại những dấu hiệu tốt trong chất lượng tín dụng vì việc mở rộng tín dụng được coi là bền vững khi các chỉ tiêu về nợ quá hạn là tốt, có cơ cấu hợp lý. Còn nếu việc mở rộng tín dụng kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ trong nợ quá hạn thì đó là dấu hiệu không tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu tổng dư nợ 2007-2009
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng dư nợ 545 518 890
Tốc độ tăng trưởng dư nợ - -5,0% 71,8%
Dư nợ bình quân 1 cán bộ tín dụng 72 74 85
Dư nợ bình quân 1 khách hàng 0,7 0,9 0,8
Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) 5 6 6
Nợ xấu (nợ nhóm 3-5) 15 20 10
( Nguồn: tổng hợp báo cáo tín dụng và bảng cân đối kế toán của HDBank Hà Nội)
Ta thấy HDBank Hà Nội đã thành công trong việc thu hút khách hàng, mở được quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ta nhìn xem đồ thị xu thế biểu diễn xu hướng tăng trưởng tổng dư nợ của HDBank trong giai đoạn (2007-2009)
Biểu Đồ 4. Xu hướng tăng trưởng tổng dư nợ HDBank Hà Nội 2007-2009
Nhìn vào đồ thị xu thế trên ta thấy tổng dư nợ của HDBank Hà Nội đang tăng rất nhanh đây là một xu hướng tăng trưởng rất tốt, nhưng không phải lúc nào tổng dư nợ tăng cũng tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nếu ta nhìn lại bảng tổng dư nợ ta thấy dư nợ bình quân trên 1 cán bộ tín dụng với con số quá cao, xấp xỉ 80 tỷ, điều này cho ta biết được chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong giai đoạn 2007-2009 có thể không tốt bởi vì mỗi một cán bộ tín dụng
của Ngân hàng phải quản lý, giám sát khoản nợ quá lớn nếu trình độ chuyên nghiệp của các cán bộ tín dụng chưa được tốt thì việc quản lý khoản nợ không thể nào tốt được, dễ gặp vấn đề thu hồi nợ.
Trong bảng tổng dư nợ ta cũng thấy dư nợ bình quân trên 1 khách hàng không cao và cơ cấu nợ quá hạn của ngân hàng cũng khá tốt vậy ta có thể nói dù có dư nợ bình quân trên một cán bộ tín dụng quá cao nhưng HDBank Hà Nội vẫn đạt được kết quả hoạt động kinh doanh khá là chứng tỏ trình độ chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng của Ngân hàng khá tốt. Nằm trên địa bàn Hà Nội là nơi tập trung các các doanh nghiệp, hộ sản xuất quy mô lớn như vậy quy mô hoạt của HDBank Hà Nội ngày một phải mở rộng thêm và đa dạng hoá dịch vụ hơn để đắp ứng được nhu cầu của chủ thể kinh tế nhằm phát triển nhanh nền kinh tế Việt Nam.
HDBank Hà Nội cần phải mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng để được kết quả hoạt động kinh hoạt cao hơn nữa.
* Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng quan trọng khác
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu khác Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 07-08 Năm 2009 Chênh lệch 08-09 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổng dư nợ 545 518 -27 -5.0% 890 372 71.8% Tổng thu nhập 219 222 3 1.4% 293 71 32.0% Tổng chi phí 198 220 22 11.1% 273 53 24.1% Lợi nhuận 21 6 -15 -71.4% 20 14 233.3% Thu nhập từ HDTD 201 209 8 4.0% 225 16 7.7% Chi cho HDTD 196 207 11 5.6% 220 13 6.3% LN từ HDTD 5 2 -3 -60.0% 5 3 150.0% Tỷ suất LN HDTD/DT HDTD 2.49% 0.96% 2.22%
( Nguồn: tổng hợp báo cáo tín dụng và bảng cân đối kế toán của HDBank Hà Nội)
Vượt qua năm 2008 đầy khó khăn thử thách, bước qua 2009 các chỉ số kinh tế đều đang đi theo chiều hướng phát triển thuận lợi. Tổng dư nợ tăng, thu nhập tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn chi phí làm lợi nhuận tăng.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng đang càng ngày càng được cải thiện, góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập của ngân hàng, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
2.3.2 Đánh giá theo chỉ tiêu định tính
* Chất lượng tín dụng của HDBank Hà Nội do sự đánh giá về phía khách hàng của Ngân hàng, chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại được khách hàng của mình đánh giá theo các chỉ tiêu sau đây:
- Quy trình thủ tục: quy trình thủ tục vay vốn phải đảm bảo, thủ tục tương đối nhanh gọn.
- Khả năng cung ứng của HDBank Hà Nội khá tốt luôn luôn có khả năng đáp ứng nhu cầu vây vốn của khách hàng.
- Chi phí sử dụng vốn của HDBank Hà Nội hợp lý, Ngân hàng luôn luôn tuân thủ theo các chỉ đạo của HDBank Hội sở và chỉ đạo của NHNN Việt Nam cho vay với lãi suất hợp lý và có thêm nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng.
* Đối với Ngân hàng, chất lượng tín dụng được đánh giá theo các chỉ tiêu sau:
- Hoạt động tín dụng đang trên đà tăng trưởng.
- Khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng tại HDBank Hà Nội cũng khá là tốt nhưng còn có nợ quá hạn và còn phải gia hạn nợ.
- Chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng cũng đặt ở mức khá tốt trong tổng dư nợ, nợ quá hạn chỉ chiếm một phần nhỏ. Ngân hàng luôn luôn chấp hành tốt các quy định của ngân hàng thương mại làm đúng theo chỉ đạo của HDBank HO và NHNN Việt Nam.
- HDBank Hà Nội luôn luôn chấp hành tốt các quy định, quy chế vay của Ngân hàng Nhà nước và HDBank HO.
2.3.3 Đánh giá tổng quát chất lượng tín dụng
Quá các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín cả định lượng và định tính ta có thể đánh giá chất lượng tín dụng của HDBank trong giai đoạn 2007-2009 như sau:
- Những mặt đã đạt được:
Chất lượng tín dụng của HDBank Hà Nội nói chung khá tốt, Ngân hàng thu lãi trên 98% trên tổng lãi thu thừa vốn, vốn huy động tăng liên tục quá các năm với tốc độ tăng ổn định; tổng dư nợ trong năm qua tăng nhanh và trên tổng dư nợ tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Các chỉ tiêu khác cũng cho thấy Ngân hàng hoạt động tín dụng đạt được chất lượng tốt đặc biệt HDBank Hà Nội luôn có vốn để sẵn sàng tài trợ cho mọi đối tượng vay vốn của Ngân hàng cả dự án lớn nhỏ, cả ngắn trung và dài hạn Ngân hàng luôn đủ khả năng cấp vốn.
Ngân hàng đã đạt được những thành công đáng kể trong việc mở rộng hoạt động tín dụng,áp dụng những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời ngân hàng đã liên tục cử cán bộ đi tập huấn nhằm xây dựng đội ngũ
cán bộ có chất lượng cao hơn .
Công tác xử lý nợ tồn đọng đã được triển khai tích cực, các khoản nợ tồn đọng được rà soát lại và phân tích những khó khăn thuận lợi trong việc thu hồi nợ để tìm ra những biện pháp xử lý phù hợp nhất.
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cao, đóng góp chủ yếu vào thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng đã thực hiện tiết kiệm tối đa chi phí và tích cực đẩy mạnh gia tăng doanh thu.
Ngân hàng thường xuyên duy trì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, vì vậy đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
- Mặt còn tồn tại
Thứ nhất: Vẫn còn nợ xấu nguyên nhân của hạn chế này là do nguyên nhân khách quan và chủ quan; nguyên nhân khách quan là nền kinh tế thế giới trong năm 2008 gặp khủng hoàng tài chính toàn cầu và trong nước Việt Nam có nhiều biến động về mặt kinh tế vĩ mô và nhiều doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn trong công tác sản xuất kinh doanh gặp khó khăn về khả năng trả, còn nguyên nhân chủ quan là do trình độ đánh giá thị trường các cán bộ nhân còn