TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI HDBANK HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Hdbank Hà Nội (Trang 33)

Trong những năm qua, tình hình kinh tế trên địa bàn Hà Nội tăng trưởng khá so với mọi năm, tình hình chính trị ổn định tạo đà phát triển mạnh cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tích cực đầu tư mới máy móc, công nghệ, các nguồn thu nhà nước tăng cao. Từ những yếu tố trên đã tác động rất mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng Ngân hàng với chiều hướng tích cực. Năm 2008, nền kinh tế gặp nhiều khó trong cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu, để quản lý và điều chỉnh lượng tiền cung ứng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần thay đổi mức lãi suất cơ bản và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để rút tiền ra khỏi lưu thông đã phát hành trái phiếu bắt buộc đối với các NHTM, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng vì chính sách kinh doanh và phương hướng hoạt động hợp lý HDBank HN nói riêng và hệ thống HDBank nói chung vẫn đạt được mục tiêu củng cố nội lực, chuyển mình để phát triển bền vững.

2.2.1 Về công tác huy động vốn của HDBank Hà Nội

Với chất lượng dịch vụ luôn được chú trọng hoạt động huy động vốn của HDBank Hà Nội đã đạt được những bước tăng trưởng nhanh, luôn có đủ khả năng đáp ứng nhu cấp của khách hàng. Sau là những số liệu về quy mô nguồn vốn huy động trong ba năm hoạt động từ năm 2007–2009 của HDBank Hà Nội

Bảng 2.1: Nguồn vốn của HDBank Hà Nội (2007- 2009) Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng số So với 2007 Tổng số So với 2008 Tổng nguồn vốn 878 1.045 119% 2.668 255%

I Phân theo loại tiền 878 1.045 2.668

1 Bằng VNĐ 693 852 123% 2.348 276%

2 Bằng ngoại tệ quy đổi 247 193 78% 320 166%

II Phân theo thành phần ktế 878 1.045 2.688

1 Huy động từ dân cư 173 170 98% 280 165%

2 Tiền gửi của các tổ chức ktế 339 356 105% 684 192%

3 Tiền gửi,tiền vay TCTD khác 114 455 398% 1.536 338%

4 Tiền gửi kho bạc+ Vốn khác 50 64 127% 188 294%

III Phân theo thời gian 878 1.045 2.688

1 Dưới 12 tháng 580 650 112% 856 132%

Tỷ trọng so với tổng ngvốn 66% 62% 32%

2 Từ 12 tháng trở lên 298 395 133% 1.832 464%

Tỷ trọng so với tổng ngvốn 34% 38% 68%

( Nguồn: tổng hợp báo cáo tín dụng và bảng cân đối kế toán của HDBank Hà Nội)

Tình hình huy động vốn của HDBank Hà Nội có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Năm 2008, nguồn vốn của ngân hàng đạt 119% so với năm 2007; năm 2009 đạt 225% so với năm 2008.

Đạt được kết quả trên là do HDBank Hà Nội đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại bằng tiền và hiện vật đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước, lãi sau; đồng thời Ngân hàng đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt, phù hợp lãi suất của các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là điều chỉnh lãi suất huy động vốn ngoại tệ, đã góp phần

nâng cao chất lượng, số lượng huy động vốn từ dân cư. Ngoài các loại hình tiết kiệm, sản phẩm tài khoản lũy tiến, linh hoạt không những đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng mà còn mang lại lợi ích kinh tế do cách tính lãi linh hoạt theo số dư tài khoản đã thu hút số dư tiền gủi không nhỏ từ khách hàng tổ chức lẫn cá nhân. Không chỉ chú ý đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phong cách phục vụ tận tình,chu đáo, chuyên nghiệp là một thế mạnh của HDBank Hà Nội.

Nguồn vốn tăng và tạo nguồn ổn định, vững chắc cho hoạt động cho vay tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

2.2.2. Hoạt động Cho vay và đầu tư tại HDBank Hà Nội

Với nguồn vốn huy động được, HDBank Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn cũng như các khu vực lân cận. Công tác sử dụng vốn được thể hiện rõ hơn thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Dư nợ HDBank Hà Nội (2007-2009)

(Đơn vị: tỷ đồng )

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng số Tổng số So với 2007 Tổng số So với 2008

Tổng dư nợ 545 518 95% 890 172%

1 Phân theo thời gian 545 518 890

Ngắn hạn 460 446 97% 770 173%

Trung hạn 67 64 95% 67 105%

Dài hạn 18 8 45% 53 663%

2

Phân theo loại tiền

tệ 545 518 890

Dư nợ Nội tệ 531 499 94% 864 173%

Dư nợ Ngoại tệ 14 19 136% 26 137%

( Nguồn: tổng hợp báo cáo tín dụng và bảng cân đối kế toán của HDBank Hà Nội)

Hoạt động cho vay và đầu tư của HDBank Hà Nội khá tốt. Tuy nhiên, năm 2008, dư nợ giảm so với năm 2007 là do Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm

của Ngân hàng Nhà nước gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại và cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm, nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp lên tới 20%/năm.

Đó cũng là thời điểm mà hoạt động cho vay của nhiều NHTM cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng, cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%).

Ngược lại, từ cuối tháng 7/2008, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của NHNN, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm, ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm, lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm.

Bảng 2.2: Dư nợ HDBank Hà Nội (2007-2009) (Đơn vị: tỷ đồng ) STT Chỉ tiêu Năm 2007 Tổng Năm 2008 Năm 2009 số So với 2007 Tổng số So với 2008 Tổng dư nợ 545 518 95% 890 172%

3 Phân theo loại hình kinh tế 545 518 890

Công ty TNHH Nhà nước 8 10 125% 12 120%

Tỷ trọng so với tổng dư nợ 1% 2% 1%

Công ty TNHH Tư nhân 40 38 95% 174 458%

Tỷ trọng so với tổng dư nợ 7% 7% 20%

Công ty cổ phần khác 9 8 89% 39 488%

Tỷ trọng so với tổng dư nợ 2% 2% 4%

Doanh nghiệp tư nhân 9 5 56% 15 300%

Tỷ trọng so với tổng dư nợ 2% 1% 2%

Kinh tế cá thể 479 457 95% 650 142%

Tỷ trọng so với tổng dư nợ 88% 88% 73%

( Nguồn: tổng hợp báo cáo tín dụng và bảng cân đối kế toán của HDBank Hà Nội)

Ta thấy trong tổng dư nợ, kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn, phù hợp với mục tiêu phát triển HDBank là NH bán lẻ đa năng. Trong năm 2009 đã phát triển thêm công ty TNHH tư nhân, cân đối lại tỷ trọng dư nợ so với các ngành nghề KT khác. Tuy nhiên cần phát triển đối tượng khách hàng là công ty cổ phần và TNHH Nhà nước vì số dư còn thấp.

(Đơn vị: tỷ đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2007 Tổng Năm 2008 Năm 2009 số So với 2007 Tổng số So với 2008 Tổng dư nợ 545 518 95% 890 172%

4 Phân theo chất lượng tín dụng 545 518 890

Nợ đủ tiêu chuẩn 520 492 95% 874 175% Tỷ trọng so với tổng dư nợ 95.4% 95.0% 98.2% Nợ cần chú ý 10 6 59% 6 10% Tỷ trọng so với tổng dư nợ 1.8% 1.1% 0.7% Nợ xấu 15 20 133% 10 51% Tỷ trọng so với tổng dư nợ 2.8% 3.9% 1.1%

( Nguồn: tổng hợp báo cáo tín dụng và bảng cân đối kế toán của HDBank Hà Nội)

HDBank Hà Nội đã đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng và coi đây là nhiệm vụ sống còn để ổn định và phát triển bền vững, do vậy công tác thẩm định dự án, kiểm soát trước trong và sau khi cho vay được thực hiện nghiêm túc chặt chẽ, đồng thời đã đẩy mạnh thu nợ đã xử lý rủi ro, nợ xấu, kiên quyết phân loại nợ theo quyết định 493 và thực hiện trích rủi ro triệt để. Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ của Ngân hàng chỉ còn 1.1% so với tỷ lệ này năm 2008 là 3.9%. Năm 2008 nợ xấu tăng vì tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến VN, tình hình chi phí đầu vào: xăng, điện, dầu, vật tư,... tăng cao,thị trường đầu ra hạn chế,nguồn vốn ứ đọng, tỷ giá cao, biến động liên tục, nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Hdbank Hà Nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w