1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc

87 2,8K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 406,5 KB

Nội dung

Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình

Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

– CHI NHÁNH TÂN BÌNH.



Trang 2

1.1, ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN:

1.1.1, Quá trình hình thành và phát triển:

Ngân Hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK)được thành lập vào ngày 5/12/1991 trên sơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tạithành phố Hồ Chí Minh:

 Hợp tác xã tín dụng Lữ Gia (nay là chi nhánh Sài Gòn)

 Hợp tác xã tín dụng Thành Công (nay là chi nhánh Hưng Đạo)

Hợp tác xã tín dụng Tân Bình (nay là chi nhánhTân Bình)

Ngân Hàng phát triển kinh tế Gò Vấp (nay là chi nhánh Gò Vấp)

Ngân Hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín bắt đầu hoạt độngvào ngày 21/12/1991, theo giấy phép kinh doanh số 006/NH-GP do Ngân HanøgNhà Nươcù Việt Nam cấp ngày 5/12/1991 và giấy phép thành lập số 05/GP-UB doUỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 3/1/1992

Tên gọi của Ngân Hàng:

 Bằng tiếng Việt: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn ThươngTín

Viết tắt: Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín

 Bằng tiếng Anh: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank.Viết tắt: Sacombank

Trong ngày đầu thành lập, mức vốn điều lệ của ngân hàng là 3 tỷ đồng.Sau 12 năm hoạt động, đến năm 2003, Sacombank là ngân hàng thương mại cổphần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam Hiện nay, mức vốn điều lệ củaSacombank là 1.899.472.990.000 đồng

Sacombank là ngân hàng bán lẻ và là ngân hàng rất thành công trong lĩnhvực tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chú trọng đến dòng sản phẩm phụcvụ khách hàng cá nhân Năm 2002, Sacombank được công ty Tài Chính Quốc Tế(IFC) trực thuộc Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) góp vốn đầu tư Với tỷ lệ10% trên vốn điều lệ, IFC trở thành cổ đông nước ngoài lớn thứ hai củaSacombank sau quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc)

Trang:2

Trang 3

Ngoài 2 cổ đông nước ngoài trên và các cổ đông là các nhà kinh doanhtrong nước, Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần có số cổ đông đại chúnglớn nhất Việt Nam với hơn 6500 cổ đông

1.1.2, Cơ cấu tổ chức:

Trang 4

1.1.3, Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín:

Sản phẩm dịch vụ của Sacombank đã không ngừng được cải tiến và mởrộng Ngoài các nghiệp vụ huy động và cho vay truyền thống, ngân hàng đã cungứng nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng và xu hướng phát triển của thịtrường tiền tệ

1.1.3.1, Tiền gửi:

Sacombank cung cấp nhiều loại hình tiền gửi với các thời hạn huy độngkhác nhau

a, Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Bao gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR, vàng và VND bảođảm theo giá trị vàng với các hình thức lãnh lãi trước, lãnh lãi cuối kỳ, lãnh lãihàng tháng, lãnh lãi hàng quý và nhiều kỳ hạn khác nhau giúp khách hàng dễdàng chọn lựa

b, Tiết kiệm không kỳ hạn:

Bao gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR, giúp khách hàngdễ dàng tích luỹ các khoản thu nhập của mình và tiện lợi trong việc sử dụng

c, Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiệp:

Bao gồm các loại hình tiền gửi bằng VND, USD, EUR Khách hàng làdoanh nghiệp có thể thanh toán chuyển khoản trong và ngoài nước hoặc yêu cầumở thẻ cho cán bộ nhân viên để nhận lương và hưởng các tiện ích củaSacombank

Với tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán,khách hàng có thể mở thẻ thanh toán tại Sacombank để rút tiền mặt tại các máyATM 24/24 và thanh toán tiền hàng hoá – dịch vụ tại các siêu thị, nhà hàng kháchsạn … trên toàn quốc

d, Tiết kiệm tích luỹ của Sacombank:

Là hình thức tiết kiệm gởi góp một số tiền bằng VND hoặc USD cố địnhvào mỗi định kỳ 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng để tích lũy thành một số tiền lớnhơn trong tương lai

Trang:4

Trang 5

Với sản phẩm tiết kiệm tích luỹ thưởng, các doanh nghiệp có thể chủ độngtrong việc cân đối tình hình tài chính của mình do không phải cùng một lúc tríchmột khoản tiền lớn để lập quỹ khen thưởng cho cán bộ công nhân viên.

e, Tài khoản Aâu Cơ:

Là tài khoản tiền gửi thanh toán áp dụng cho các khách hàng nữ giao dịchtại chi nhánh 8 tháng 3 Tài khoản Aâu Cơ khuyến khích khách hàng duy trì liêntục một nức số dư tiền gửi trong tài khoản để hưởng mức lãi bổ sung so với lãisuất tiền gửi thông thường Với loại tài khoản này, khách hàng được miễn phí mởthẻ, phí thường niên, phí rút tiền đối với thẻ Sacompassport của Sacombank

b, Cho vay tiêu dùng:

Tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sinh hoạt tiêudùng Đặc biệt, Sacombank tài trợ vốn cho khách hàng là cán bộ công nhân viênvới hình thức cho vay tín chấp nhằm phục vụ sinh hoạt tiêu dùng trên cơ sở nguồnthu nợ từ lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp khác của khách hàng

c, Cho vay bất động sản:

Tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt trong xâydựng sửa chữa, nâng cấp nhà, thanh toán tiền mua bất động sản

d, Cho vay đi làm việc ở nước ngoài:

Tài trợ vốn nhằm hỗ trợ khách hàng có nhu cầu đi làm việc có thới hạn ởnước ngoài nhưng không đủ tiền để trang trải chi phí mua vé máy bay, visa, chiphí đào tạo

Trang 6

e, Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm:

Tài trợ vốn cho khách hàng có số dư tài khoản , sổ tiền gửi, chứng chỉ tiềngửi tại ngân hàng nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng hợp pháp

f, Cho vay tiểu thương:

Tài trợ vốn cho các khách hàng là tiểu thương đang kinh doanh tại các chợnhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hàng hoá và dịch vụ

g, Cho vay du học:

Tài trợ vốn cho các tổ chức , cá nhân để cho một hoặc nhiều cá nhân cónhu cầu du học ở nước ngoài

h, Cho vay nông nghiệp:

Tái trợ vốn cho khách hàng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầuvốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề kinh doanh hàng hoá và dịch vụ

i, Cho vay thấu chi:

Tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phấn vốn thiếu hụt khi tài khoảncủa khách hàng không đủ số dư cần thiết để thanh toán

1.1.3.3, Dịch vụ chuyển tiền:

a, Chuyển tiền trong nước:

Sacombank thực hiện dịch vụ chuyển và nhận tiền theo yêu cầu của kháchhàng tại các tỉnh thành trên toàn lãnh thổ Việt Nam

b, Chuyển tiền ra nước ngoài :

Sacombank thực hiện các dịch vụ nhằm hỗ trợ khách hàng chuyển ngoại tệ

ra nước ngoài để sử dụng vào các mục đích khám chữa bệnh, công tác, du lịch, duhọc, thanh toán tiền hàng hoá

c, Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam:

Sacombank nhận tiền chuyển về của khách hàng đang sinh sống và làmviệc ở nước ngoài cho người thân, gia đình tại Việt Nam thông qua các công tykiều hối, công ty chuyển tiền (Western Union, Xoom, …) hoặc trực tiếp chuyển vềtài khoản ngoại tệ tại Sacombank

1.1.3.4, Thanh toán quốc tế:

Trang:6

Trang 7

Sacombank hỗ trợ khách hàng trong việc thanh toán với nước ngoài bằngcác phương thức thanh toán như chuyển tiền bằng điện, nhờ thu, tín dụng chứngtừ,

1.1.3.5, Thẻ Sacombank:

a, Thẻ thanh toán Sacombank :

Là loại thẻ thanh toán nội địa, sử dụng như một phương tiện thanh toánhiện đại không dùng tiền mặt Khách hàng có tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vàtiền gửi thanh toán đều được Sacombank cấp thẻ khi có yêu cầu

b, Thẻ tín dụng nội địa Sacombank:

Đây là loại thẻ tiêu dùng trước chi trả sau, Sacombank sẽ cấp cho chủ thẻmột hạn mức tín dụng nhất định

c, Thẻ quốc tế:

Sacombank chính thức phát hành các loại thẻ quốc tế Visa, Master Card…trong năm 2005 Đây là loại thẻ quốc tế với độ bảo mật cao và mang đến chokhách hàng nhiều tiện ích:

+ Có thể thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại hơn 7000 điểm chấp nhậnthẻ tại Việt Nam và hơn 30000000 địa điểm của 220 quốc gia trên toàn thế giới,đồng thời rút tiền mặt tại gần 1000000 điểm ứng tiền mặt và máy rút tiền mặtATM

+ Thuận tiện cho việâc đi du lịch, mua sắm hàng hoá dịch vụ trước và thanhtoán sau Đặc biệt, nếu thanh toán bằng VND, khách hàng được miễn tính lãi giaodịch trong 45 ngày

+ Đối với khách hàng đã có hạn mức khoản vay tại Sacombank và có khảnăng tài chính đảm bảo sẽ được cấp thẻ vàng với hạn mức tín dụng lên đến100000000đ

1.1.3.6 Các dịch vụ khác:

a, Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt:

Giúp khách hàng bảo quản một cách an toàn và bảo mật các giấy tờ, tàiliệu quan trọng, tài sản quý giá như vàng, bạc, nữ trang …

Trang 8

b, Dịch vụ Phone-banking:

Cung cấp cho khách hàng các thông tin miễm phí qua điện thoại về tỷ giáhối đoái, số dư trên tài khoản tiền gửi, tiền vay, lãi suất SIBOR…

c, Dịch vụ bất động sản:

Sacombank thực hiện môi giới mua bán, quảng cáo, cho vay, định giá, tưvấn, cung cấp thông tin, và một số dịch vụ hỗ trợ về bất động sản khác theo yêucầu của khách hàng

d, Dịch vụ bảo lãnh:

Sacombank cung cấp nhiều loại hình bảo lãnh như bảo lãnh thanh toán,bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng… với các hìnhthức bảo lãnh khác nhau như phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, ký xácnhận bảo lãnh trên hối phiếu

e, Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ:

Sacombank nhận thu đổi các loại ngoại tệ mặt của khách vãng lai, mua cácloại ngoại tệ trên tài khoản và bán cho khách hàng có nhu cầu Thực hiện muabán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối trong nuớc và quốc tế với các loại giao dịchgiao ngay, kỳ hạn, hoán đổi…

f, Dịch vụ chi trả lương hộ:

Sacombank đảm nhận việc chi trả lương, thưởng, thù lao cho cán bộ côngnhân viên của các doanh nghiệp bằng cách nhận tiền mặt của doanh nghiệp hoặctrích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp để trả cho nhân viên qua tài khoản hoặcqua thẻ

g, Dịch vụ thu chi hộ tiền bán hàng:

Sacombank thay mặt khách hàng làm các nghiệp vụ thu nhận, kiểm đếm,phân loại,… và báo có vào tài khoản hoặc chi tiền cho đối tác của khách hàng

Ngoài các dịch vụ trên, Sacombank còn cung cấp các dịch vụ như: tư vấnđầu tư, nhận uỷ thác đầu tư và quản lý tài sản, chiết khấu các chứng từ có giá vàcác dịch vụ ngân hàng khác trong khuôn khổ được phép hoạt động củaSacombank

Trang:8

Trang 9

1.1.4, Sơ lược kết quả hoạt động của Sacombank:

1.1.4.1 Tổng tài sản:

Bảng 1.1: Tổng tài sản

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 1.1: Sự gia tăng về tổng tài sản

Đơn vị tính: tỷ đồng

0 2000

Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

1.1.4.2, Vốn điều lệ:

Với mức vốn điều lệ 3 tỷ đồng khi mới thành lập, đến năm2005 con số nàyđã lên đến 1250 tỷ đồng Đưa Sacombank trở thành ngân hàng thương mại cổphần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam Đây là cả một quá trình làm việc và cố

Năm Chỉ tiêu

Trang 10

gắng đáng ghi nhận của ngân hàng.Và mới đây, Sacombank đã tiến hành đợt tăngvốn lần 1 trong năm 2006, đưa vốn điều lệ lên 1.899.472.990.000 đồng.

Bảng 1.2: Vốn điều lệ Đơn vị tính: tỷ đồng

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Biểu đồ 1.2: Sự gia tăng vốn điều lệ

Đơn vị tính: tỷ đồng

0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

1.1.4.3, Mạng lưới hoạt động:

Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ, việc mở rộng mạng lưới là mộttrong những mục tiêu chiến lược của Sacombank

Mạng lưới hoạt động của Sacombank từ 3 chi nhánh và 1 hội sở lúc thànhlập, tính đến thời điểm tháng 2/2006, mạng lưới hoạt động của Sacombank đã lêntrên 105 điểm giao dịch Hiện nay, Sacombank đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thànhkinh tế trọng điểm trong cả nước: miền Bắc duyên hải, miền Trung và miền Nam

Trang:10

Năm Chỉ tiêu

Trang 11

Bên cạnh đó, Sacombank còn thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng đạilý ở nước ngoài.

Ngoài việc mở rộng mạng lưới hoạt động, Sacombank còn thành lập công

ty trực thuộc và tham gia góp vốn vào nhiều công ty Riêng trong lĩnh vực tàichính tiền tệ, Sacombank đã thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sảnNgân Hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – AMC) và đã góp vốn thành lậpcác công ty sau:

+ Công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC)

+Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS)

+ Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (Vietfunmanagement)

+ Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal)

1.1.4.4, Nguồn nhân lực :

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao, Sacombank luôn quantâm đến việc phát triển nguồn nhân lực – đặc biệt là trong công tác tuyển dụng,đào tạo cũng như tạo một môi trường làm việc phù hợp Tất cả các nhân viêntrong Sacombank đều được tuyển chọn qua các kỳ thi nghiêm túc trước khi bướcvào làm việc tại đây Ngân hàng liên tục tổ chức các lớp đào tạo căn bản chonhân viên tân tuyển và đào tạo nâng cao cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũnhân viên kế thừa

1.1.4.5, Kết quả kinh doanh:

Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh

Đơn vị tính: Tỷ đồng

2000 2001 2002 2003 2004Tổng thu nhập 76,0 254,0 347,1 617,9 835,9Tổng chi phí 51,5 214,5 267,8 492,8 637,9Lãi trước thuế 24,4 39,5 79,2 125,1 198,0Lãi ròng 6,6 26,9 53,9 90,2 151,2

Năm Chỉ tiêu

Trang 12

Nguồn: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Lợi nhuận của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm cho thấy hiệuquả hoạt động của toàn ngân hàng Để thấy rõ sự gia tăng này, chúng ta có thểlập bảng so sánh sau:

Bảng 1.4: tốc độ tăng lợi nhuận

Đơn vị tính: Tỷ đồng

2000 2001 2002 2003 2004Doanh số 16,6 26,9 53,9 90,2 151,2Mức tăng 10,3 27,0 36,3 61,0Tỷ lệ tăng (%) 62,05 100,37 67,35 67,63Nguồn: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Biểu đồ 1.3: Sự gia tăng lợi nhuận qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Thông qua các số liệu trên đã chứng tỏ được hiệu quả hoạt động củaSacombank Lãi ròng qua các năm 2000 đến 2004 đều tăng trên 60% Đặc biệtnăm 2002, lãi ròng tăng 100,37% đánh dấu bước tiến nhảy vọt trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng Với mức lợi nhuận trên, Sacombank xứng đáng làngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu Việt Nam

Trang:12

Năm

Chỉ tiêu

Trang 13

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín không chỉ khẳng định vị trí của mình bằngqui mô hoạt động (tổng tài sản, vốn điều lệ, mạng lưới hoạt động, đội ngũ nhânviên) mà còn ở hiệu quả, chất lượng hoạt động của ngân hàng Càng ngày,Sacombank càng cho thấy sức mạnh của mình trong hoạt động ngân hàng.

Nếu so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác thì Sacombank khôngphải là ngân hàng trẻ nhưng nếu đem đánh giá cùng các ngân hàng quốc doanhnhư Incombank, Vietcombank thì Sacombank là ngân hàng đàn em Tuy thế, vớisức trẻ và sự năng động của mình, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đã thu đượcnhững thành quả đáng biểu dương Với mức lợi nhuận này, khả năng huy độngvốn, tăng vốn điều lệ và mở rộng qui mô hoạt động của Sacombank hoàn toànnằm trong tầm tay Đó cũng chính là chiến lược mà Sacombank đặt ra trong thờigian tới

1.1.4.6, Công nghệ thông tin:

Trong xu hướng hội nhập của kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng khôngngừng phát triển Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, hiệu quảhoạt động cao nhất, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín rất chú trọng đến mảng côngnghệ thông tin

Trong năm 2003, ngân hàng tiếp tục hoàn thiện chương trình Smartbankhiện hữu, củng cố hệ thống back-up dữ liệu và hoàn tất việc nối mạng cho toàn hệthống Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã phối hợp chặt chẽ với các chuyên viêncủa IFC trong việc tổ chức mời thầu và chọn nhà thầu cung cấp hệ thống ngânhàng lõi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngân hàng trong thời gian tới

Về mặt tổ chức, ngân hàng đã thành lập trung tâm công nghệ thông tin vớicấu trúc gồm 3 phòng: quản trị tài nguyên, vận hành và xử lý thông tin, nghiêncứu và phát triển nhằm chuyên môn hoá trong hoạt động Ngoài ra, việc thành lậpban hiện đại hoá công nghệ ngân hàng cùng với việc tăng cường chuyên viêncông nghệ thông tin có trình độ tham gia bộ máy điều hành đã thể hiên rõ sự quantâm tới vai trò công nghệ thông tin và các sản phẩm ngân hàng điện tử củaSacombank trong thời gian sắp tới

Trang 14

Trong năm, ngân hàng cũng đã đầu tư nâng cấp và thành lập trung tâm thẻđộc lập Với vị trí ngày càng được khẳng định, Sacombank đã được chấp thuận vềmặt nguyên tắc là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa và Master.

Đến năm 2004, ngân hàng đã hoàn chỉnh nối mạng và cài đặt phần mềmSmartbank trên 90 điểm giao dịch Đồng thời, ngân hàng cũng đã xây dựng cácphần mềm phục vụ công tác quản lý tín dụng, hỗ trợ nghiệp vụ kiểm tra, kiểmtoán cũng như cải tiến, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng Nét độc đáo củanăm 2004 là Sacombank đã đưa vào thử nghiệm E-banking và ký kết hợp đồngvới tập đoàn Temenos Thuỵ Sĩ về cài đặt chương trình phần mềm “Ngân hàng lõiT24”

Năm 2005, ngân hàng cũng đã không ngừng cải tiến hệ thống công nghệthông tin của mình Đạt được nhiều thành tựu góp phần vào sự nghiệp phát triểncủa Sacombank

1.2, GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH TÂN BÌNH:

1.2.1, Quá trình thành lập và phát triển:

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tân Bìnhcó tên giao dịch là Sacombank – Tân Bình Branch Tiền thân của chi nhánh TânBình là hợp tác xã tín dụng Tân Bình Sau đó, được sáp nhập để thành lập ngânhàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và đổi thành chi nhánh Tân Bìnhtheo quyết định số 08/NHTP ngày 22/1/1992 Ban đầu, chi nhánh Tân Bình đặt tại

125 Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh Sau đó dờivề 188B Lê Văn Sỹ, phường 10, quận Phú Nhuận, thành phố Hố Chí Minh theoquyết định số 007/NHNN cấp ngày 16/10/1998 Đến ngày 26/4/2004, chi nhánhđược dời về 224 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình để phù hợp với sự pháttriển và thuận lợi cho công tác kinh doanh của chi nhánh

Chi nhánh Tân Bình có một chi nhánh cấp 2 Bà Quẹo ở 14/3A TrườngChinh, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh và 5 phòng giao dịch trực thuộc:

 Phòng giao dịch Lữ Gia tại 2/8 cư xá Lữ Gia, quận 11, thành phố Hồ ChíMinh

Trang:14

Trang 15

 Phòng giao dịch Phú Thọ Hoà tại 76 Cách Mạng Tháng 8, quận TânBình, thành phố Hồ Chí Minh.

 Phòng giao dịch Tân Quý tại 31 Gò Dầu, phường Tân Quý, quận TânPhú, thành phố Hồ Chí Minh

 Phòng giao dịch Tân Bình ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

 Phòng giao dịch Oâng Tạ ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Với hệ thống chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch như trên đã góp phần hỗtrợ tích cực, đáp ứng nhu cầu phát triển và kinh doanh của chi nhánh Tân Bình.Đồng thời, việc mở rộng mạng lưới hoạt động để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗicủa các tổ chức kinh tế và dân cư, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu phát triểnkinh tế và phục vụ nhân dân trên địa bàn

1.2.2, Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh:

 Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay và các sản phẩmdịch vụ ngân hàng phù hợp theo qui định của ngân hàng Nhà Nước và theo quyếtđịnh về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh, các quy định, quy chế củangân hàng phù hợp với từng nghiệp vụ

 Tổ chức công tác hạch toán, kế toán và an toàn quỹ theo quy định củangân hàng Nhà Nước và quy trình nghiệp vụ liên quan và qui định, qui chế củangân hàng

 Phối hợp các phòng nghiệp vụ ngân hàng trong công tác kiểm tra, kiểmsoát và thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động tại chi nhánhvà các đơn vị trực thuộc phù hợp theo qui định, qui chế của ngân hàng

 Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệthương hiệu, nghiên cứu và đề xuất với phó Tổng Giám Đốc phụ trách khu vựccác nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động

 Xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo định hướng kế hoạchphát triển chung của khu vực và của toàn ngân hàng trong từng thời kỳ

 Tổ chức công tác hành chính, quản trị, nhân sự phục vụ cho hoạt độngcủa đơn vị Thực hiện công tác hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường

Trang 16

làm việc thuận lợi nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả hoạt động, phục vụcủa cán bộ công nhân viên cho chi nhánh một cách tốt nhất.

1.2.3, Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận:

1.2.3.1, Cơ cấu tổ chức:

BP quản lý nợ

BP quỹ chính

BP tổng hợp

Tổ hành chính

Trang 17

1.2.3.2, Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

a, Phòng dịch vụ khách hàng:

 Cung cấp tất cả các dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng, triển khaicác tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn và lập chứng từ kế toán

Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần

Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm.Đồng thời theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch

Hướng dẫn, hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc

Gồm các bộ phận trực thuộc sau:

Bộ phận tín dụng doanh nghiệp:

Bộ phận tín dụng doanh nghiệp lớn

Bộ phận tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bộ phận tín dụng cá nhân:

 Bộ phận tài trợ thương mại

Bộ phận dịch vụ và tiền gửi

Bộ phận kinh doanh vàng

Bộ phận quan hệ khách hàng

b, Phòng quản lý tín dụng:

 Gồm bộ phận kiểm soát tín dụng và bộ phận quản lý nợ

 Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân

 Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, theo dõi và lưu trữ hồ sơ tíndụng

 Quản lý danh mục dư nợ và việc thu hồi nợ

Trang 18

 Hướng dẫn hỗ trợ và kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trựcthuộc.

c, Phòng kế toán và quĩ:

 Gồm bộ phận tổng hợp và bộ phân quỹ chính

 Hướng dẫn và thực hiện việc kiểm tra việc hạch toán đối với tất cả cácđơn vị trực thuộc chi nhánh

 Đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh trong toàn ngân hàng vàvới các ngân hàng khác

Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh

 Quản lý chi phí điều hành

 Quản lý thanh khoản

 Quản lý kho quỹ

 Bảo quản và sử dụng khuôn dấu của chi nhánh theo qui định

d, Tổ hành chính quản trị:

 Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư

 Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, phân phối công cụ lao động, ấn chỉ, vănphòng phẩm theo qui định

 Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh

 Thực hiện quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng toàn chi nhánh

 Chủ trì thực hiện việc kiểm kê tài sản của chi nhánh và các đơn vị trựcthuộc chi nhánh

 Chịu trách nhiệm tổ chức và kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ anninh, phòng cháy chữa cháy và đảm bảo tuyệt đối an toàn về cơ sở vật chất trongvà ngoài giờ làm việc

 Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của ngân hàng và nhân sự phục vụkho hàng cầm cố

 Theo dõi tình hình nhân sự tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, thựchiện một số tác nghiệp về quản trị nhân sự theo sự phân công

Trang:18

Trang 19

 Xây dựng kế hoạch hành chính quản trị hàng tháng, hàng quý, hàng nămvà theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.

Ngoài ra, còn có các chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch trực thuộc có chứcnăng thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu mà chi nhánh cấp 1 giao cho

1.3, MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN HÀNG TRONG

THỜI GIAN TỚI:

Trong văn kiện chiến lược phát triển giai đoạn 2001-2010, Sacombank đãnêu rõ quan điểm phát triển của ngân hàng trong giai đoạn này là “Xây dựngngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trở thành một ngân hàng bánlẻ hiện đại, đa chức năng, có nội lực vững mạnh, có mạng lưới đại lý rộng khắp,có trình độ quản lý tiên tiến, có hệ thống thông tin hiện đại, có đội ngũ cán bộnhân viên chuyên nghiệp thích ứng với môi trường công nghệ cao, đồng thời cóphương thức kinh doanh tương thích với thời đại thương mại điện tử và có phongcách phục vụ phù hợp với triết lý kinh doanh theo thứ tự ưu tiên: con người – sảnphẩm – lợi nhuận

Những định hướng chiến lược cụ thể từ năm 2006 đến 2010:

Về vốn điều lệ:

Đồ thị 1.1: mục tiêu về vốn điều lệ Đơn vị tính: tỷ đồng

Trang 20

Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Về tổng tài sản:

Đồ thị 1.2: mục tiêu về tổng tài sản

Đơn vị tính: tỷ đồng

20700 26740

33767 41850

51000

010000

Về lợi nhuận:

Đồ thị 1.3: mục tiêu về lợi nhuận

Trang:20

Trang 21

Đơn vị tính: tỷ đồng

40 55

73 95

125

050

100

150

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Về mạng lưới :

Đồ thị 1.4: mục tiêu về mạng lưới

Đơn vị tính: điểm giao dịch

Trang 22

Đồ thị 1.5: mục tiêu về nguồn nhân lực

Đơn vị tính: nhân viên

3160 3600 4000 4450

4850

01000

Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

 Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng mạnh nhất Việt Nam

Phát triển và mở rộng mạng lưới trong và ngoài nước

 Phát triển ngân hàng bán lẻ tập trung chính vào các đối tượng kháchhàng: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khách hàng cá nhân

Các khách hàng chiến lược là các công ty lớn

 Phát triển nguồn nhân lực

 Phát triển cơ sở vật chất và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng

 Phát triển nguồn vốn và tăng trưởng tín dụng

 Phát triển sản phẩm, dịch vụ

Tái cấu trúc bộ máy điều hành, hoạt động và kiểm soát

Định hướng phát triển công ty con:

 Hiện tại:

Công ty AMC

Công ty kiều hối

Trang:22

Trang 23

Công ty cho thuê tài chính (chuẩn bị thành lập).

 Định hướng từ nay đến năm 2010:

 Tăng nhanh năng lực tài chính

 Mở rộng mạng lưới trong nước và hệ thống đại lý ở nước ngoài

 Tái cấu trúc tổ chức hoạt động, hướng về các chuẩn mực quốc tế

 Hiện đại hoá công nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG

PHƯƠNG THỨC NHỜ THU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Trang 24

– CHI NHÁNH TÂN BÌNH



2.1, GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC NHỜ THU

2.1.1, Những qui định chung về phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế :

Hiện nay, tất cả các giao dịch trong thanh toán quốc tế đều phải tuân thủtheo các qui định của thế giới Nhằm thống nhất trên phạm vi quốc tế về nghiệpvụ nhờ thu trong thương mại quốc tế, phòng Thương Mại Quốc Tế đã soạn thảovà ấn hành văn bản “Quy tắc và thực hành thống nhất về nhờ thu” (Uniform rulesfor collection – URC) Cho đến nay, bản qui tắc này đã được hơn 60 quốc gia tuânthủ thực hiện trong nghiệp vụ nhờ thu

Bản URC đầu tiên ra đời từ năm 1956, sau đó được chỉnh sửa vào các năm

1967 và 1978 Bản sửa đổi năm 1978 có hiệu lực từ ngày 1/1/1979, với tên gọi

“URC 1979 revision – ICC publication No.322, gọi tắt là URC No.322” Nhằmđáp ứng sự phát triển của thương mại quốc tế, trên cơ sở những ý kiến đóng góp,nhận định từ các phòng thương mại quốc gia, các ngân hàng thương mại, ICC đã

Trang:24

Trang 25

tiến hành chỉnh sửa một số nội dung của URC No.322 cho phù hợp với tình hìnhthực tiễn Từ đó ra đời ấn phẩm URC No.522, 1995 Revision, có hiệu lực từ ngày1/1/1996, thay thế cho URC No.322.

Khi qui tắc URC 522 được dẫn chiếu trong lệnh nhờ thu “This collection

is subject to the Uniform Rules for Collection, 1995 Revision Pub No.522”, thì tấtcả các bên liên quan phải thực thi quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo đúng bảnqui tắc này Tuy nhiên nếu các bên có thoả thuận khác với bản qui tắc hoặc bảnqui tắc trái với pháp luật quốc gia, thì bản qui tắc sẽ không được áp dụng, nghĩa làcác bên có quyền thoả thuận riêng về nhờ thu Đồng thời, luật pháp quốc gia luônphải được tôn trọng vượt lên trên qui tắc này Điều này xãy ra là vì URC 522 chỉlà bản qui tắc tuỳ ý, nó chỉ có hiệu lực khi các bên thoả thuận áp dụng và đượcdẫn chiếu vào trong lệnh nhờ thu Vì vậy, khi áp dụng URC, các bên liên quanluôn phải tính đến đặc điểm luật pháp của các quốc gia liên quan đến nhờ thu

2.1.2 , Thủ tục, cách thức chung trong thực hiện phương thức nhờ thu:

2.1.2.1, Khái niệm chung về nhờ thu:

Phương thức nhờ thu là nghiệp vụ xử lý của ngân hàng đối với các chứngtừ quy định theo đúng chỉ thị nhận được nhằm để:

 Chứng từ đó được thanh toán hoặc được chấp nhận thanh toán

 Chuyển giao khi chứng từ được thanh toán hoặc được chấp nhận

 Chuyển giao chứng từ theo đúng các điều khoản và điều kiện khác.Chứng từ bao gồm:

 Chứng từ tài chính (financial documents) bao gồm: hối phiếu, lệnhphiếu, séc…

 Chứng từ thương mại (commercial documents): hoá đơn, vận đơn, giấychứng nhận số lượng, chất lượng, phiếu đóng gói, phiếu kiểm tra vệ sinh…

Các bên tham gia giao dịch thanh toán gồm có:

Trang 26

Nhà xuất khẩu Nhà xuất khẩu

NH phục vụ nhà nhập khẩu

 Ngân hàng chuyển giao (Remitting bank): là ngân hàng mà người nhờthu đã giao chỉ thị nhờ thu và các chứng từ nhờ thu Đó chính là ngân hàng phụcvụ bên bán

 Người trả tiền (Drawee): là người mà chứng từ xuất trình để đòi tiền,theo qui định trong chỉ thị nhờ thu Họ là người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụđược cung ứng hay gọi chung là bên nhập khẩu

 Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là bất kỳ một ngân hàng nào ngoàingân hàng chuyển giao, tham gia thực hiện quá trình nhờ thu

 Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): là ngân hàng thu có nhiệm vụxuất trình chứng từ tới người trả tiền Thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánhcủa ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu ở nước người mua

2.1.2.2, Các loại nhờ thu:

b, Quy trình tiến hành :

Trang:26

Trang 27

Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, tổ chức xuất khẩugiao hàng cho tổ chức nhập khẩu, đồng thời gởi thẳng bộ chứng từ hàng hoá cho tổchức nhập khẩu để nhận hàng Bộ chứng từ trong thanh toán nhờ thu thông qua baogồm: hoá đơn thương mại, chứng từ hàng hoá (giấy chứng nhận trọng lượng, phiếuđóng gói, bảng kê chi tiết), vận tải đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng từ phẩm chất,kiểm nghiệm và các chứng từ khác.

Bước 2: Trên cơ sở giao hàng và chứng từ hàng hoá gởi bên nhập khẩu,tổ chức xuất khẩu ký phát hối phiếu, gởi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thuhộ

 Bước 3: Ngân hàng nhờ thu gửi thư uỷ nhiệm kèm theo hối phiếu của tổchức xuất khẩu sang ngân hàng đại lý ở nước nhập khẩu để nhờ thu hộ

Bước 4: Ngân hàng đại lý gởi hối phiếu cho tổ chức nhập khẩu theo đúngđịa chỉ ghi trên hối phiếu để yêu cầu thanh toán

 Bước 5: Sau khi kiểm tra, đối chiếu hối phiếu và bộ chứng từ, tổ chứcnhập khẩu sẽ ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình thanh toán (trường hợp hốiphiếu trả ngay) hoặc ký chấp nhận lên hối phiếu (trướng hợp hối phiếu có kỳhạn) Trường hợp không hợp lệ, tổ chức nhập khẩu sẽ không thanh toán

 Bước 6: Ngân hàng đại lý thực hiện các bút toán chuyển tiền và gửi báocó hoặc hối phiếu chấp nhận thanh toán về ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu.Hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của bên nhập khẩu

Ở bước này, nếu tổ chức xuất khẩu nhận được hối phiếu đã ký chấp nhậnthì có báo chuyển tiền, chiết khấu hối phiếu cho ngân hàng trang trải chi phí

Trang 28

NH phục vụ nhà

xuất khẩu

Nhà xuất khẩu Nhà xuất khẩu

NH phục vụ nhà nhập khẩu

Như vậy, trong trường hợp đơn vị nhập khẩu không đồng ý trả tiền thì ngânhàng không giao bộ chứng từ Điều đó có nghĩa là hàng hoá đã giao sang nướcnhập khẩu nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của tổ chức xuất khẩu

Trong nhờ thu kèm chứng từ có hai loại:

 Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/P: Thanh toán đổi lấy chứng từ:Với điều kiện thanh toán này, ngân hàng xuất trình/ngân hàng thu hộ, đượcchỉ thị rằng, chỉ giao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu sau khi họ đã thựchiện việc thanh toán tiền trên hối phiếu trả ngay (at sight bill) Với dạng thứcthanh toán D/P này, cũng có thể sử dụng hối phiếu có kỳ hạn (Usance bill) Trongtrường hợp này, khi người nhập khẩu được ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếucó kỳ hạn để ký chấp nhận, họ chưa được ngân hàng trao bộ chứng từ hàng hoá đểnhận hàng ngay Chỉ khi hối phiếu đã được nhà nhập khẩu thanh toán, ngân hàngmới giao chứng từ để người nhập khẩu đi nhận hàng

 Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/A:

Dạng thức này được thực hiện trong trường hợp nhà xuất khẩu cho phépnhà nhập khẩu được hưởng một khoản tín dụng thương mại, thông qua việc bánchịu hàng hoá với việc ký phát hối phiếu đòi tiền có kỳ hạn (Usance bill) Ngânhàng nhờ thu được chỉ thị, yêu cầu người nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền trênhối phiếu, có nghĩa là thừa nhận nghĩa vụ trả tiền của mình đối với người thụhưởng hối phiếu Sau khi làm thủ tục chấp nhận hối phiếu, ngân hàng thu hộ sẽtrao chứng từ hàng hoá, để người nhập khẩu đi nhận hàng

b, Quy trình tiến hành:

Trang:28

Trang 29

 Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết giữahai đơn vị, tổ chức xuất khẩu thực hiện nghiệp vụ giao hàng sang nước nhập khẩu.

 Bước 2: Trên cơ sở giao hàng, tổ chức xuất khẩu ký phát hối phiếu đòitiền tổ chức nhập khẩu kèm theo bộ chứng từ hàng hoá gởi đến ngân hàng phụcvụ mình để nhờ thu

 Bước 3: Ngân hàng nhờ thu gửi hối phiếu, bộ chứng từ hàng hoá kèmtheo chỉ thị nhờ thu đến ngân hàng đại lý bên nước nhập khẩu để nhờ thu hộ tiền

Nếu không đồng ý thu hộ thì phải thông báo ngay

 Bước 4: Ngân hàng đại lý giữ lại bộ chứng từ gốc, gởi hối phiếu và bảnsao bộ chứng từ đến tổ chức nhập khẩu

 Bước 5: Đơn vị nhập khẩu kiểm tra hối phiếu và bản sao chứng từ , đốichiếu với hợp đồng mà quyết định đồng ý hay từ chối thanh toán Nếu đồng ý thìcó 2 trường hợp:

Nếu là nhờ thu trả tiền ngay (D/P – document against payment) thì tổchức nhập khẩu phải trả tiền thanh toán ngay, ngân hàng mới giao bộ chứng từgốc cho để nhận hàng

Nếu là nhờ thu chấp nhận trả tiền (D/A – document against acceptance)thì tổ chức nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên hối phiếu, ngân hàng sẽ giao bộchứng từ

Bước 6: Ngân hàng đại lý chuyển giao chứng từ hàng hoá cho tổ chứcnhập khẩu để nhận hàng (ngân hàng đã nhận được sự đồng ý thanh toán

 Bước 7: Ngân hàng đại lý thực hiện các bút toán chuyển tiền và gởi báocó hoặc hối phiếu ký chấp nhận thanh toán về ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩuhoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của tổ chức nhập khẩu

Trang 30

 Bước 8: Ngân hàng tiến hành thanh toán cho tổ chức xuất khẩu hoặcchuyển hối phiếu đã chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về sự từ chối thanhtoán của bên nhập khẩu.

2.1.2.3, Ưu, nhược điểm của phương thức nhờ thu:

 Ưu điểm 

 Nhờ thu trơn: thủ tục đơn giản

 Nhờ thu kèm chứng từ: quyền lợi của tổ chức xuất khẩu được bảo đảm,không bị mất hàng nếu bên nhập khẩu không thanh toán Nó đem lại lợi ích chotất cả các bên tham gia trong hoạt động thanh toán nhờ thu Cụ thể:

a, Đối với nhà xuất khẩu:

Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà nhậpkhẩu sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán

Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra toà nếu người này khôngtrả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán và chứng minh rằng mìnhđã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại

Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình đểgiải quyết trường hợp nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhậnthanh toán Thẩm quyền của người đại diện phải được xác định rõ ràng

b, Đối với nhà nhập khẩu:

Mặc dù về lý thuyết , nhà nhập khẩu phải thanh toán hay chấp nhận thanhtoán khi nhận bộ chứng từ mà không đươc kiểm tra trước Tuy nhiên, trong thực tế,nhà nhập khẩu thường có cơ hội kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trìnhtrước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán

Đối với D/A, nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hoá mà chưa phảithanh toán cho đến khi hối phiếu đến hạn thanh toán

c, Đối với ngân hàng gửi nhờ thu và ngân hàng thu hộ:

Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và các giaodịch khác có liên quan

Trang:30

Trang 31

Tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềmnăng về các giao dịch đối ứng.

Trừ khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu là khách hàng đã quen biết, ngânhàng có cơ hội mở rộng cơ sở khách hàng và hứa hẹn các giao dịch tiềm năngkhác

 Nhược điểm 

Trong phương thức nhờ thu trơn, không đảm bảo quyền lợi cho tổ chức xuấtkhẩu, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian đơn thuần, thu được hay không ngânhàng cũng thu thủ tục phí, ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu như bên nhậpkhẩu không thanh toán

Tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên xuất khẩu vẫn còn

 Những điểm cần lưu ý khi thực hiện phương thức nhờ thu: 

Để tiến hành phương thức nhờ thu, bên xuất khẩu phải lập chỉ thị nhờ thu,kèm theo các chứng từ nhờ thu gửi tới ngân hàng uỷ thác Các ngân hàng tham gianghiệp vụ nhờ thu chỉ được thực hiện theo đúng chỉ thị với nội dung phù hợp vớiURC

 Chỉ thị nhờ thu là văn bản pháp lý để điều chỉnh quan hệ giữa ngânhàng với người nhờ thu

 Nếu là tổ chức xuất khẩu, ta chỉ nên thực hiện phương thức nhờ thu trơntrong trường hợp là tín nhiệm hoàn toàn tổ chức nhập khẩu, hoặc là giá trị xuấtkhẩu nhỏ, thăm dò hàng hoá ứ động, khó tiêu thụ…

 Tổ chức xuất khẩu chỉ nên dùng phương thức nhờ thu kèm chứng từ vớiđiều kiện D/P

 Khi lập hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu, bên xuất khẩu cần chú ý rằng:tổ chức nhập khẩu là người thanh toán chứ không phải là ngân hàng Vì vậy hốiphiếu ghi tên người trả tiền là đơn vị nhập khẩu với đầy đủ chi tiết như tên, địachỉ…

 Phải thoả thuận rõ: chi phí nhờ thu trả cho ngân hàng bên nào chịu Nếuthu không được thì bên xuất khẩu phải trả phí cho cả 2 ngân hàng

Trang 32

 Trong trường hợp tổ chức nhập không đồng ý thanh toán thì cách giảiquyết lô hàng đó như thế nào.

 Về điều kiện thanh toán, khách hàng cần chỉ thị rõ đối với ngân hàngvề yêu cầu thanh toán của mình Cụ thể là theo điều kiện nào D/A hay D/P

 Về phí nhờ thu ai sẽ chịu, thông thường có thể qui định:

 Bên bán chịu toàn bộ phí nhờ thu gửi đi và gửi đến, hoặc

 Bên bán chịu phí nhờ thu của ngân hàng uỷ thác Bên mua chịu phícủa ngân hàng xuất trình

 Trường hợp nhờ thu bị từ chối thanh toán một cách hợp lệ, có thể bênxuất khẩu chịu luôn cả phí của ngân hàng xuất trình

 Ngân hàng phải xử lý như thế nào khi bên nhập khẩu từ chối trả tiền,hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu, hoặc bên nhập khẩu không có khả năng thanhtoán

Thông thường, khi bên nhập khẩu có văn bản từ chối trả tiền (hoặc từ chốiký chấp nhận hối phiếu) , ngân hàng xuất trình phải tìm hiểu rõ lý do và phảithông báo ngay cho ngân hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ thu

Khi nhận được thông báo này, ngân hàng nhận uỷ thác thu phải có chỉ thịthích hợp về việc xử lý các chứng từ Nếu sau 60 ngày kể từ ngày gửi thông báomà ngân hàng xuất trình vẫn không nhận được những chỉ thị nói trên thì cácchứng từ sẽ được chuyển trả lại ngân hàng đã gửi đến Ngân hàng xuất trìnhkhông chịu trách nhiệm gì thêm

2.1.2.4, Những rủi ro thường gặp trong phương thức nhờ thu

Nhờ thu trơn  

a, Đối với nhà xuất khẩu:

 Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ thì nhà xuất khẩu chẳng bao giờ nhận đượctiền thanh toán

 Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém, thì việc thanh toánsẽ chậm trễ day dưa và tốn kém

Trang:32

Trang 33

 Nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chốithanh toán, hoặc từ chối chấp nhận, hoặc từ chối phát hành kỳ phiếu hay giấynhận nợ.

 Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợnhưng nhà nhập khẩu không thể thanh toán hoặc không muốn thanh toán (do tìnhhình tài chính, tình hình kinh doanh của nhà nhập khẩu trở nên xấu đi, hay nhànhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa đảo) thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra toà nhưngrất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền

b, Đối với nhà nhập khẩu:

Rủi ro có thể phát sinh khi lệnh nhờ thu đến trước và nhà nhập khẩu phảithực hiện nghĩa vụ thanh toán, hoặc chấp nhận, hoặc phát hành kỳ phiếu hay giấynhận nợ trong khi hàng hoá không được gửi đi, hoặc đã được gửi đi nhưng chưatới, hoặc khi nhận hàng hoá có thể là không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loạivà số lượng như đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại

Như vậy, rủi ro đối với nhà xuất khẩu là rất lớn vì giữa việc nhận hàng vàthanh toán của nhà nhập khẩu không có sự ràng buộc với nhau

Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng chỉ áp dụng URC vào nhờ thu kèmchứng từ còn nhờ thu trơn được thực hiện theo qui chế riêng của từng ngân hàng,nên thường không có dẫn chiếu URC Các ngân hàng khi áp dụng nhờ thu trơncũng cần phải lập lệnh nhờ thu và dẫn chiếu URC nếu có tranh chấp xãy ra thì có

cơ sở để giải quyết

Nhờ thu kèm chứng từ 

a, Đối với nhà xuất khẩu:

Trái với lệnh nhờ thu, ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá chonhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay chấp nhận thanh toán Điềunày có thể xãy ra ở một số quốc gia, khi mà ngân hàng ưu tiên đặt mối quan hệvới doanh nghiệp trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối vớidoanh nghiệp bên ngoài lãnh thổ quốc gia Nếu điều này xãy ra, thì nhà xuấtkhẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nại đối với ngân hàng thu hộ

Trang 34

Chữ ký chấp nhận thanh toán có thể bị giả mạo, hoặc người ký chấp nhậnkhông đủ thẩm quyền (vượt quyền) hay chưa đăng ký mẫu chữ ký.

Ngân hàng gửi nhờ thu luôn giữ lập trường rằng, nếu ngân hàng thu hộ saisót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu, thì mọi hậu quả đều do nhà xuất khẩu phảitự gánh chịu, thậm chí ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu không hề liênquan đến việc chỉ định ngân hàng thu hộ

Toàn bộ hay một phần chứng từ bị thất lạc

Số hàng hoá (mà bộ chứng từ là đại diện) chỉ có thể được chuyển cho (haytheo lệnh của) ngân hàng thu hộ với sự đồng ý của ngân hàng này từ trước Ngoài

ra, ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc lưu kho, mua bảo hiểm,giao hàng hay dỡ hàng hoá

Khi ngân hàng hành động để bảo vệ hàng hoá, như dàn xếp việc lưu kho,mua bảo hiểm hàng hoá, thì ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về tổnthất hư hỏng hay mất mát hàng hoá

Nhà xuất khẩu thường phải gánh chịu mọi chi phí liên quan đến việc bảovề hàng hoá của ngân hàng, cho dù ngân hàng không được yêu cầu làm côngviệc này

Nhà nhập khẩu đã thanh toán để nhận bộ chứng từ, nhưng ngân hàng thuhộ không gửi cho ngân hàng gửi nhờ thu để chuyển trả cho nhà xuất khẩu Điềunày có thể xãy ra, ví dụ khi ngân hàng thu hộ không thể hoặc phải chậm trễ thanhtoán do các biện pháp kiểm soát cấm chuyển ngoại tệ ra khỏi lãnh thổ quốc gia

Ngân hàng thu hộ chuyển tiền cho ngân hàng gửi nhờ thu, nhưng ngânhàng này lại bị chậm trễ hay mất khả năng thanh toán, do đó nhà xuất khẩu nhậnđược tiền chậm hoặc không nhận được tiền

Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay không chấp nhận thanh toán trongkhi hàng hoá đã được gửi đi từ trước Cho dù nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhậpkhẩu theo các hợp đồng đã ký, nhưng hành động này lại mất nhiều thời gian,trong khi đó, hàng hoá có thể đã được bốc dỡ và lưu kho hoặc nhà xuất khẩu đã

ra lệnh chuyên chở quay về

Trang:34

Trang 35

Hàng hoá đã nhận được bảo hiểm đầy đủ và nhà xuất khẩu có thể khiếunại tiền bồi thường nếu hàng hoá bị tổn thất hay hư hại.

Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thất lạcchứng từ nào

Nếu hợp đồng thanh toán bằng ngoại tệ, nhà xuất khẩu chịu rủi ro tỷ giácho đến khi nhận được tiền

Bất kỳ chi phí phát sinh nào liên quan đến nhờ thu hay chi phí lãi suất mànhà nhập khẩu phải chịu (như đã thoả thuận), nhưng nhà nhập khẩu từ chối thanhtoán, ngân hàng thu hộ vẫn trao chứng từ cho nhà nhập khẩu theo như qui địnhtrong lệnh nhờ thu để được thanh toán Trong trường hợp này, sau khi khấu trừmọi chi phí phát sinh liên quan đến nhờ thu, số tiền còn ngân hàng thu hộ chuyểncho ngân hàng gửi nhờ thu để trả cho nhà xuất khẩu Trường hợp ngoại lệ, phảicó chỉ thị rõ rằng: “Chứng từ không được trao cho nhà nhập khẩu nếu nhà nhậpkhẩu không thanh toán các chi phí phát sinh theo như thoả thuận”

b, Đối với nhà nhập khẩu:

Cho dù nhà nhập khẩu có cơ hội kiểm tra chứng từ trước khi thanh toánhay chấp nhận thanh toán, nhưng hàng hoá thì có thể đã không được kiểm định,chưa được bảo hiểm đầy đủ hay không tuân theo các tiêu chuẩn ghi trong hợpđồng thương mại Nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà nhập khẩu lậpbộ chứng từ giả, có sai sót hay cố tình gian lận thương mại Bộ vận đơn gốc khôngđầy đủ, hay một người nào khác đã lợi dụng nó để nhận hàng Các ngân hàngkhông chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót, hoặc hàng hoá hayphương tiện vận tải không khớp với chứng từ

Sau khi ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn (hay phát hành kỳphiếu), nhà nhập khẩu có thể bị nhà xuất khẩu kiện ra toà nếu không thanh toánkhi hối phiếu đến hạn Thậm chí nhà nhập khẩu không thể dúng các lý do “chínhđáng” để bào chữa cho việc không thanh toán của mình như: nhà xuất khẩu đãkhông giao hàng hoặc giao hàng có sai sót nghiêm trọng … Điều này hàm ý, mộtkhi nhà nhập khẩu đã ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, thì buộc phảithanh toán khi hối phiếu đến hạn một cách vô điều kiện, nếu không sẽ bị kiện ra

Trang 36

toà Sự không thanh toán hối phiếu đúng hạn sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đếndanh tiếng thương mại của con nợ.

Nếu hợp đồng thanh toán bằng ngoại tệ, nhà nhập khẩu chịu rủi ro tỷ giácho đến khi thanh toán

c, Đối với ngân hàng gửi nhờ thu:

Nói chung, ngân hàng gửi nhờ thu chỉ chịu rủi ro khi đã thanh toán hay đãcho nhà xuất khẩu vay trước khi nhận được tiền chuyển đến từ ngân hàng xuấttrình Nếu không nhận được tiền chuyển đến, ngân hàng gửi nhờ thu phải chịu rủi

ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu trong việc hoàn trả tiền vay

d, Đối với ngân hàng thu hộ/xuất trình:

Nếu ngân hàng thu hộ chuyển tiền cho ngân hàng gửi nhờ thu trước khinhà nhập khẩu thanh toán thì phải chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không nhậnchứng từ và không thanh toán hoặc không chấp nhận

Nếu ngân hàng thu hộ cho nhà nhập khẩu vay để thanh toán, thì có thểchịu rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu

Chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ nhận được xem có đủ và phù hợp vớidanh mục liệt kê chứng từ gửi đến, nếu chứng từ không đủ hoặc không phù hợpthì phải thông báo cho ngân hàng gửi nhờ thu để xin chỉ thị hành động

Ngân hàng gửi nhờ thu có thể yêu cầu rằng, nếu nhà nhập khẩu khôngthanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán, thì ngân hàng thu hộ thu xếp đểhàng hoá lưu kho và được bảo hiểm cho đến khi bán được cho khách hàng mớihay chuyển quay về nước Nếu điều này xãy ra, thì ngân hàng thu hộ phải đượcbù đắp chi phí đầy đủ

2.2, PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH TÂN BÌNH

2.2.1, Đôi nét về bộ phận tài trợ thương mại

2.2.1.1, Quá trình thành lập:

Trang:36

Trang 37

Bộ phận tài trợ thương mại của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chinhánh Tân Bình là tên gọi mới của bộ phận thanh toán quốc tế trước đây Bộ phậntài trợ thương mại trực thuộc phòng dịch vụ khách hàng Như đã giới thiệu ở phầntrên, trong năm 2006, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín thực hiện cơ cấu lại bộ máytổ chức Và tên gọi của các phòng ban đã có sự thay đổi để phù hợp hơn với vaitrò và chức năng của nó Bộ phận tài trợ thương mại của chi nhánh Tân Bình đượcđặt tại lầu 1.

2.2.1.2, Bô máy tổ chức:

Bộ phận tài trợ thương mại gồm 5 nhân viên: 1 kiểm soát viên và 4 giaodịch viên trong đó, một giao dịch viên chuyên về T/T, còn lại sẽ thực hiện cácnghiệp vụ D/A, D/P, L/C

Tất cả các hồ sơ sẽ được trình duyệt qua kiểm soát viên trước khi gửi lênban giám đốc chi nhánh Quy trình hoạt động rất chuyên nghiệp, kết hợp với nhaumột cách chặt chẽ đảm bảo công việc được giải quyết một cách nhanh chóng, antoàn và chính xác Do yêu cầu của công việc đòi hỏi sự thận trọng và tập trungcao độ, các nhân viên ở đây đều là nữ, trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn phù hợpvà đầy nhiệt huyết với nghề

2.2.1.3, Vai trò, chức năng của bộ phận:

Về mặt nghiệp vụ, các nhân viên trong bộ phận tài trợ thương mại của chinhánh Tân Bình thực hiện các công việc sau:

 Hướng dẫn khách hàng tất cả các vấn đề có liên quan đến thanh toánquốc tế

 Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất việc phát hành, tuchỉnh thanh toán L/C cũng như các phương thức khác

Trang 38

 Lập thủ tục và theo dõi việc thanh toán cho nước ngoài và nhận thanhtoán từ nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng.

 Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ

 Mua bán ngoại tệ, phục vụ nhu cầu của khách hàng theo đúng quy địnhcủa pháp luật

 Thực hiện chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài

 Lập các chứng từ kế toán có liên quan đến hoạt động thanh toán quốctế

 Quản lý và lưu trữ hồ sơ theo quy định

 Chi nhánh chỉ có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng trong nước, cònviệc liên hệ với ngân hàng nước ngoài cũng như việc quản lý tài khoản ngoại tệcủa ngân hàng tại ngân hàng nước ngoài, quản lý hệ thống SWIFT, phát triển hệthống ngân hàng đại lý đều do hội sở phụ trách

 Thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của chi nhánh giao cho

Ngoài ra, bộ phận tài trợ thương mại còn kết hợp với bộ phận tín dụng củachi nhánh để tài trợ xuất nhập khẩu và bảo lãnh

Nhìn chung, chức năng và nhiệm vụ của phòng tài trợ thương mại là rấtlớn Khối lượng công việc khá nhiều, trong khi số nhân viên có giới hạn Điều nàyđã tạo nên một không khí làm việc hết sức khẩn trương trong bộ phận tài trợthương mại của chi nhánh Tân Bình

2.2.2, Biểu phí dịch vụ trong phương thức nhờ thu tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tân Bình:

Bảng 2.1: Biểu phí dịch vụ nhờ thu

Đơn vị tính: USD

Trang:38

Trang 39

I Nhờ thu trơn (cheque, hối phiếu, ngân phiếu)

1, Nhận chứng từ gửi đi nhờ thu trơn 1USD/ct

2, Thanh toán nhờ thu 0,2% 10USD 50USD

II Nhờ thu xuất khẩu

1, Nhận chứng từ gửi đi nhờ thu 3USD

2, Thanh toán nhờ thu 0,15% 5USD 150USD

3, Huỷ nhờ thu theo yêu cầu 5USD

4, Bộ chứng từ bị trả lại Thu theo phí phát sinh thực tế

III Nhờ thu nhập khẩu

1, Thông báo chứng từ đến 5USD

2, Phí xử lý bộ chứng từ nhờ thu trừ

vào tiền thanh toán ra nước ngoài

0,005%/ giá trịbộ ct

Trang 40

Nguồn: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

Nhìn chung, mức phí mà ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh TânBình áp dụng là có thể chấp nhận được Tuy nhiên, nếu để tăng sức cạnh tranh vớicác ngân hàng khác, Sacombank nên tham khảo biểu phí nhờ thu của họ

* Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Bảng 2.2: biểu phí nhờ thu Đơn vị tính: USD

Phí Tối thiểu Tối đa

1,Nhận và xử lý nhờ thu bộ chứng từ (gửi đi

nước ngoài)

3USD/bộ

2, Thanh toán nhờ thu BCT gửi đi nước ngoài 0,1% 10USD 125USD

Trang:40

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng tài sản của ngân hàng tăng liên tục và tăng với tốc độ khá nhanh - Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc
ua bảng số liệu trên cho thấy tổng tài sản của ngân hàng tăng liên tục và tăng với tốc độ khá nhanh (Trang 9)
Bảng 1.1: Tổng tài sản - Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc
Bảng 1.1 Tổng tài sản (Trang 9)
Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh - Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc
Bảng 1.3 Kết quả kinh doanh (Trang 11)
Bảng 2.1: Biểu phí dịch vụ nhờ thu - Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc
Bảng 2.1 Biểu phí dịch vụ nhờ thu (Trang 38)
Bảng 2.3: Biểu phí dịch vụ nhờ thu - Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc
Bảng 2.3 Biểu phí dịch vụ nhờ thu (Trang 40)
Bảng 2.5: Doanh số TTQT của ngân hàng thương mại Việt Nam - Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc
Bảng 2.5 Doanh số TTQT của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 55)
Tuy nhiên, cũng từ bảng số liệu trên, chúng ta cũng có thể thấy rằng số lượng các ngân hàng tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng tăng - Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc
uy nhiên, cũng từ bảng số liệu trên, chúng ta cũng có thể thấy rằng số lượng các ngân hàng tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng tăng (Trang 56)
Bảng 2.8: Sự gia tăng trong doanh số TTQT của Sacombank –Tân Bình.                                                                                       Đơn vị tính: USD - Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc
Bảng 2.8 Sự gia tăng trong doanh số TTQT của Sacombank –Tân Bình. Đơn vị tính: USD (Trang 58)
Từ số liệu bảng 2.4 và 2.8, ta rút ra nhận xét sau: Tốc độ tăng về doanh số thanh toán quốc tế của chi nhánh Tân Bình trong 2 năm gần đây đã vượt xa tốc độ  gia tăng của toàn hệ thống - Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc
s ố liệu bảng 2.4 và 2.8, ta rút ra nhận xét sau: Tốc độ tăng về doanh số thanh toán quốc tế của chi nhánh Tân Bình trong 2 năm gần đây đã vượt xa tốc độ gia tăng của toàn hệ thống (Trang 59)
Bảng 2.10: Tỷ trọng D/A, D/P trong TTQT của Sacombank –Tân Bình.                                                                                  Đơn vị tính: USD - Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc
Bảng 2.10 Tỷ trọng D/A, D/P trong TTQT của Sacombank –Tân Bình. Đơn vị tính: USD (Trang 60)
2.2.4.3, Tình hình thực tế về sử dụng phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh  Tân Bình: - Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc
2.2.4.3 Tình hình thực tế về sử dụng phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tân Bình: (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w