Về tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Tây Hà Nội (Trang 32)

Song song với việc huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu như huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ, quyết định sự sống còn của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn để cho vay nên nếu huy động được nhiều mà không cho vay ra được thì dẫn đến hậu quả “ách tắc vốn” nhưng ngược lại cho vay được mà không thu hồi được nợ thì lại càng không tốt. Do vậy nghiệp vụ sử dụng vốn chỉ cần một

sai lầm nhỏ có thể dẫn đến hậu quả khôn lường thậm chí có thể đi đến phá sản của bất cứ một ngân hàng nào.

Nhận thức đúng về vấn đề này, Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước và của NHCT Việt Nam với phương châm “ phát triển – an toàn – hiêu quả” Chi nhánh chú trọng tăng cường công tác kiểm soát vốn cho vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ với các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành. Trong những năm qua, công tác tín dụng ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu khả quan. Đặc biệt trong năm 2009 đựơc lọt vào 1 trong 100 doanh nghiệp có công tác tín dụng tốt. Sau đây ta sẽ đi phân tích tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 755 100% 1062 100% 1477 100% 307 40.7 415 39.1 1. Theo thời hạn - Ngắn hạn 537 71% 652 61% 924 63% 115 21.4 272 41.7 - Trung hạn 98 13% 110 10% 341 23% 12 12.2 231 210.0 - Dài hạn 120 16% 300 28% 212 14% 180 150.0 -88 -29.3 2.Theođối tượng - Cá nhân 340 45% 478 45% 665 45% 138 40.6 187 39.1 - Tổ chức 415 55% 584 55% 812 55% 169 40.7 228 39.0 3. Theo loại tiền

- VNĐ 450 60% 749 71% 1452 98% 299 66.4 703 93.9

- USD 305 40% 313 29% 25 2% 8 2.6 -288 -92.0

( Nguồn : Phòng tổng hợp Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội )

Do điều kiện không cho phép nên chúng ta sẽ chỉ phân tích tình hình sư dụng vốn năm 2007 đến năm 2009, trong qua trình phân tích, tôi sẽ đưa vào chuyên đề thêm những thông tin về số liệu năm 2006.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong những năm qua tốc đô tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh luôn ở mức cao và luôn tăng trưởng cùng với xu hướng của toàn ngành.

Năm 2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 142,8%, do sau khi trở thành chi nhánh cấp 1, Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội đã nhanh chóng đẩy nhanh mức độ cho vay đối với các doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn và mở rộng quy mô hoạt động của Chi nhánh trên địa bàn của mình. Năm 2008, tốc độ này giảm xuống chỉ còn 40,7% so với năm 2007, vì bao giờ cũng vậy, theo xu hướng của các Chi nhánh mới đi vào hoạt động thì tốc độ tăng trưởng tín dụng các năm sau sẽ theo xu hướng chung của toàn ngành, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng này, Chi nhánh đã được đánh giá khá cao bởi năm 2008 là một năm khó khăn khi mà các ngân hàng chạy đua lãi suất để huy động tiền gửi thì kéo theo đó lãi suất cho vay cũng phải tăng, có ngân hàng trong tháng 7 năm 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng còn bằng 0, là vì ngân hàng đang phải huy động vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của Chi nhánh lại lên đến 40,7% nguyên nhân là do trong năm 2008 Chi nhánh đã thực hiện khá nhiều chiến dịch marketing nên số vốn huy động được khá nhiều, đảm bảo cho công tác cho vay với các doanh nghiệp, ma chủ yếu là các doanh nghiệp đã có quan hệ với Chi nhánh. Đến năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng có giảm đi đôi chút nhưng cũng tương đối cao là 39,1% so với năm 2008, cũng gần bằng tốc độ tăng trưởng của toàn ngành là 39,4%, vi bên cạnh tăng trưởng tín dụng Chi nhánh còn phải thực hiện các chỉ thị của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát. Trong đó:

Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều có xu hướng tăng nhưng chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn. Cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 1/3 trong tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên so với các Ngân hàng khác thì dư nợ cho vay trung dài hạn của Chi nhánh là khá cao, điều này thấy được công tác cho vay của ngân hàng khá đa dạng, không chỉ tập trung cho vay Vốn Lưu Động mà còn cho vay để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, tuy nhiên các khoản cho vay trung dài hạn Chi nhánh cũng cần thẩm định khá kỹ lưỡng trước khi quyết định cho vay, vì độ rủi ro với các nguồn vốn trung dài hạn cao hơn so với nguồn vốn ngắn hạn do phải chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài hơn.

Trong cơ cấu cho vay theo đối tượng, thì nguồn vốn cho vay các tổ chức chiếm tỷ trọng nhiều hơn, tới 55% trong tổng nguồn vốn cho vay, còn nguồn vốn cho vay các nhân chiếm 45%, tại sao Chi nhánh lại có cơ cấu vốn khá đồng đều như vây? Nguyên nhân là do đối tượng cho vay của ngân hàng là các DNV&N là chủ yếu, trong đó là các

doanh nghiệp tư nhân nên số lượng vay của cá nhân lên đến 45%, trong đó còn cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh hộ gia đình cũng được chú trọng. Còn cho vay các tổ chức kinh tế chiếm 55% là do các đối tượng này thường có nhu cầu vốn lớn tuy số lượng vay ít nhưng tính trên tổng dư nợ cho vay thì lại chiếm một tỷ trọng áp đảo đối tượng cá nhân.

Dư nợ cho vay theo VNĐ và theo ngoại tệ quy đổi USD, thì chúng ta có thể nhận thấy rõ một điều rằng cho vay theo VNĐ có xu hướng tăng mạnh trong khi đó cho vay theo ngoại tệ quy đổi lại có xu hướng giảm và giảm đáng kể trong công tác cho vay. Cụ thể như sau: Năm 2007, cho vay VNĐ/ ngoại tệ là 60% / 40%. Đến năm 2008, tỷ lệ này có sự chênh lệch hẳn là 71% / 29%, và đặc biệt đến năm 2009, nguồn vốn cho vay bằng ngoại tệ chỉ chiếm có 2% trong tổng sô vốn cho vay. Điều này chứng tỏ Chi nhánh không chú trọng lắm đến công tác cho vay bằng ngoaiị tệ, bởi như trên chúng ta đã phân tích thì nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh cũng chỉ tập trung vào VNĐ nên trong công tác cho vay cũng không tránh được tình trạng chênh lệch trên.

Trong công tác tín dụng, thì có thể nói Chi nhánh đã hoàn thành một cách xuất sắc các quy trình tín dụng mà NHNN cũng như NHCT Việt Nam đề ra nên trong 4 năm hoạt động ngân hàng không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, mà nợ quá hạn là từ Chi nhánh cấp dưới chuyển giao lên. Đây là một thánh tích đáng tự hào với các cán bộ tín dụng tại chi nhánh. Các khoản nợ của Chi nhánh vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chi nhánh.

Nhìn chung hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội đã có sự tăng trưởng trong các năm. Tuy nhiên trong từng năm lại thể hiện sự mất cân đối giữa hai hoạt động này thể hiện ở chỗ vốn huy động là rất lớn khoảng 1900 tỷ đồng, trong khi cho vay chỉ là 1477 tỷ đồng, nhưng phần chênh lệch đó một phần đảm bảo khả năng thanh toán của Chi nhánh, một mặt phải dự trữ bắt buộc theo chính sách của NHNN, còn nguồn vốn Chi nhánh còn thừa thì sẽ được điều chuyển về NHCT trung ương để lấy lãi suất điều hoà.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Tây Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w