Những tồn tại và nguyên nhân a Tồn tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Tây Hà Nội (Trang 48)

d. Về các hoạt động khác

2.2.3Những tồn tại và nguyên nhân a Tồn tạ

a. Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được , hoạt động cho vay DNV&N cũng bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém, đòi hỏi chi nhánh cần có những giải pháp khắc phục.

Thứ nhất: doanh số cho vay nói chung và doanh số cho vay DNV&N nói riêng còn hạn chế, Ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng vốn trong khi hoạt động tín dụng

được coi là hoạt động chủ đạo của ngân hàng, nguồn vốn huy động được nhiều nhưng cho vay còn hạn chế nên nguồn vốn dư thừa còn khá nhiều.

Thứ hai: Công tác kế hoạch chưa tốt , chưa dự báo được phần nào diễn biến của thị trường nên kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Tây Hà Nội vẫn còn phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường.

Thứ ba: Qua phân tích bảng số liệu, ta thấy tín dụng trung dài hạn đối với DNV&N chiếm tỷ trọng quá thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các Doanh nghiêp này, làm hạn chế khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong khi chi nhánh vẫn còn tiềm lực về tài chính.

Thứ tư: Số lượng khách hàng DNV&N của Chi nhánh còn nhỏ, trong khi số lượng DNV&N ngày một gia tăng, riêng trong khu vực DNV&N thì phần lớn nguồn vốn tín dụng cũng tập trung ở các doanh nghiệp quốc doanh, dư nợ cho vay đối với các DNV&N ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng còn hạn chế trong khi đây là một thị trường tiềm năng. Nó cho thấy sự bất hợp lý trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh.

Thứ năm: tỷ lệ cho vay không có bảo đảm còn chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước. Đây là vấn đề quan trọng trong quá trình cổ phần hoá DN nhà nước, quyền được ưu tiên khi phá sản.

Thứ sáu: trong khi nguồn vốn huy động tăng cao hơn năm trước thì dư nợ cho vay các DNV&N lại giảm khiến cho hiệu suất sử dụng vốn năm nay thấp hơn năm trước.

Thứ bảy: vòng quay vốn tín dụng tăng lên chủ yếu là do dư nợ giảm, do doanh số thu nợ tăng không đáng kể.

Thứ tám: NHCT Việt Nam chưa có ban quản lý rủi ro và ban quản trị tài sản nợ và tài sản có nên nghiệp vụ quản lý rủi ro vẫn do bộ phận khác đảm trách. Quản lý rủi ro, chủ yếu là khâu quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thị trường và khâu tác nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, chưa tuân thủ đúng chuẩn mực quốc tế và có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của ngân hàng.

Thứ chin:: Chương trình INCAS đã chính thức thực hiện ở chi nhánh trong những năm qua, bước đầu đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn cần khắc phục do lỗi của chương trình, do lỗi người sử dụng, do chương trình chưa đáp ứng yêu cầu … Do vậy, các bộ phận liên quan đến giao dịch cần phát huy, nâng cao trình độ

để tránh những sai lầm do lỗi chủ quan của người sử dụng, đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá ngân hàng và ứng dụng các sản phẩm tiện ích mới.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Tây Hà Nội (Trang 48)