Nguyên nhân khách quan:
Dư nợ cho vay đối với DNV&N của chi nhánh còn thấp, bên cạnh nguyên nhân về phía ngân hàng, về phía doanh nghiệp cũng có những nguyên nhân khách quan như:
• Chưa có khuôn khổ pháp luật thích hợp cho loại hình DNV&N, hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh hiện nay chưa đáp ứng được thế phát triển rất nhanh, rất đa dạng của các DNV&N. Điều này đã trở thành thách thức lớn thậm chí là lực cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Một ví dụ là doanh nghiệp muốn mua hay thuê đất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại gặp rắc rối bởi hồ sơ thủ tục khá phức tạp.
• Chưa có quy định cụ thể về chế độ kiểm toán đối với DNV&N. Điều này không những gây khó khăn cho DNV&N trong quan hệ hợp tác đầu tư với các đối tác trong kinh doanh mà còn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập, thẩm đinh thông tin tài chính của DNV&N.
• Bên cạnh những thuận lợi thì tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức cho DNV&N. Đó là vấn đề cạnh tranh, việc rỡ bỏ hành rào thuế quan và bảo hộ của nhà nước đối với một số mặt hàng, việc quản lý lỏng lẻo và thiếu đồng bộ của các ngành chức năng đối với XNK dẫn tới các mặt hàng nhập khẩu có mẫu mã đa dạng, giá rẻ chất lượng cao và nhiều hàng lậu đang dần chiếm lĩnh thị trường, tạo áp lực cạnh tranh cho các DNV&N
Ngoài những khó khăn trên thì hoạt động cho vay của Chi nhánh còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như sự biến động của chu kỳ kinh tế, lạm phát hay những biến đổi của môi trường thiên nhiên, những thay đổi về chính sách của nhà nước.
Nguyên nhân từ phía Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội
• Ngân hàng mới đi vào hoạt động được 4 năm, nên hoạt động tiếp thị của chi nhánh còn hạn chế, có thể nói Chi nhánh chưa tiếp thị được hình ảnh của mình đến khách hàng, điều này làm giới hạn số lượng DNV&N đến quan hệ tín dụng với chi nhánh, làm giảm quy mô cho vay của Chi nhánh đối với DNV&N.
thông tin, thẩm định, quyết định tín dụng rồi mới đến giải ngân. Do vậy ngân hàng không tạo được sự linh hoạt trong việc cấp vốn cho doanh nghiệp, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn kịp thời. Mặt khác, tiếp cận với nhu cầu trung dài hạn sẽ làm tăng doanh thu cho ngân hàng và góp phần giúp DNV&N thực hiện đầu tư đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
• Chất lượng công tác thẩm định phương án, dự án vốn chưa cao. Việc thẩm định tài chính chủ yếu dựa trên những thông tin do khách hàng cung cấp, ngân hàng vẫn chưa xây dựng cho minh một kênh cung cấp thông tin riêng làm cơ sở để đánh giá một cách khách quan, độc lập.
• Việc cho vay vẫn chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi các DNV&N lại bị hạn chế về mặt tài sản bảo đảm. Đây là nguyên nhân làm hạn chế khả năng mở rộng cho vay của Chi nhánh.
Nguyên nhân về phía DNV&N:
Các DNV&N trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua tương đối tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô còn nhỏ, vốn ít. Do vậy nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả dẫn tới làm ăn thua lỗ, không trụ vững được trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường biến động phức tạp. Một số các nguyên nhân cụ thể như sau:
• Thứ nhất: Các DNV&N thường bị hạn chế về mặt nguồn lực con người và nguồn lực tài chính, nên đã ảnh hưởng lớn tới khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, nhất là đối với các nguồn vốn trung dài hạn.
• Thứ hai: khả năng lập dự án của nhiều doanh nghiệp còn yếu, không đánh giá và làm rõ được tính khả thi nên khó tạo niềm tin để ngân hàng cho vay vốn. Ngoài ra, năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của DNV&N còn hạn chế, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng vốn vay kém hiệu quả, làm giảm khả năng thanh toán của các khoản nợ.
• Thứ ba: thiếu tài sản đảm bảo cho khoản vay, hay tài sản không đủ điều kiện đem bảo đảm như: thiết bị máy móc cũ kỹ lạc hậu. Đây là tình trạng chung của các DNV&N.
• Thứ tư: các doanh nghiệp hiện chưa quan tâm đến việc cung cấp thông tin cho ngân hàng, nhất là việc minh bạch về tài chính. Vì vậy, ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thẩm định mức độ tín nhiệm để đầu tư cho doanh nghiệp, đây chính là rào cản
lớn mà DNV&N cần vượt qua để tạo niềm tin từ phía ngân hàng. Ngoài ra, DNV&N còn hạn chế trong việc tiếp cận và xử lý nguồn thông tin từ thị trường.
• Thứ năm, hiện nay phần lớn công nghệ mà DNV&N đang sử dụng đã lỗi thời, điều này dẫn đến tình trạng sản phẩm làm ra không đáp ứng được yêu cầu về về mẫu mã, chất lượng làm giảm năng suất, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán vốn.
• Thứ sáu: đa số các DNV&N có tầm nhìn ngắn hạn, chỉ tập trung tìm kiếm lợi nhuận tức thời, định hướng về mặt thị trường còn hạn chế, không quan tâm đến nhu cầu của thị trường mà chỉ sản xuất những gì mình có thể sản xuất.
Kết luận chương 2: Qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội ở trên đã cho ta thấy công tác nâng cao chất lương tín dụng đối với các DNV&N tại Chi nhánh đang được đẩy mạnh và có những chuyển biến khá tích cực, đạt được nhiều thành tích nhất định. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế gây trở gại cho công tác mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Chính vì thế cần phải có những giải pháp để có thể giải quyết, khắc phục được những hạn chế đó, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng đối với các DNV&N an toàn, hiệu quả.