Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Tây Hà Nội (Trang 61)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN

3.3.2Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước.

Thứ nhất: NHNN cần tiếp tục đổi mới nội dung các cơ chế cấp tín dụng ( cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính… ) để ban hành đồng bộ theo hướng thông thoáng, phù hợp,

tiếp tục có hướng dẫn về đơn giản hoá thủ tục, điều kiện cho vay, bảo đảm tiền vay… có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.

Thứ hai: Trung tâm thông tin của NHNN cần cung cấp thông tin về sức mạnh tài chính, tình hình kinh doanh, hệ số an toàn vốn, quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng, với các doanh nghiệp khác… một cách chính xác và nhanh chóng. Những thông tin này là cơ sở để ngân hàng sử dụng trong quá trình thẩm định doanh nghiệp vay vốn.

Thứ ba: NHNN cần đóng vai trò nhà quản lý vĩ mô, đưa ra những chiến lược định hướng mang tính khái quát và chung nhất cho các NHTM. Những điều chỉnh trong chính sách lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc… định hướng về ngành mũi nhọn cần đầu tư hay vùng kinh tế tiềm năng có ảnh hưởng mạnh tới môi trường kinh doanh của các ngân hàng. Do vậy, phải được đưa ra kịp thời, tính toán hết sức kỹ lưỡng. Song những quy định quá chi tiết và cụ thể sẽ không những không phát huy được vai trò quản lý của NHNN mà còn gây khó khăn trong hoạt động của các NHTM, vì mỗi ngân hàng sẽ có đặc điểm riêng về mặt địa lý, định hướng hoạt động, các hình thức kinh doanh chính… cũng như nguồn vốn và trình độ nghiệp vụ. Có sự khác biệ như vậy nên không thể thống nhất trong các quy định chi tiết chung. NHNN thực hiện việc quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của các NHTM song cũng cần đảm bảo tính độc lập, tự chủ để các NHTM mềm dẻo linh hoạt thích nghi với thị trường.

Thứ tư: Trong quá trình ban hành các văn bản chế độ chính sách, NHNN cần căn cứ trên bài học kinh nghiệm của các nước phát triển khác, những lỗ hổng trong các văn bản để xây dựng và sửa đổi cho kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tiễn như các quy định về điều kiện vay vốn, tài sản đảm bảo tiền vay… Bên cạnh cạnh đó cũng cần có những văn bản hướng dẫn thực hiện, các bộ phận kiểm tra để ngăn chặn những sai phạm, để chấn chỉnh kịp thời cũng như phát hiện những điều không phù hợp trong chính sách, quy định để kịp thời sửa đổi.

Thứ năm: Công tác thanh tra, kiểm tra cần được đổi mới để đơn giản hoá, bớt tốn kém nhân lực, chi phí và thời gian như hiện nay mà vẫn hiệu quả. Như đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh tra viên thường xuyên, hạn chế thủ tục tiếp đón tốn kém lãng phí, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác kiểm tra cho nhanh chóng, hiệu quả.

Thứ sáu: NHNN nên có chính sách phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, trường Đại học và các Viện có uy tín trong nước soạn thảo chương trình bổ túc kiến thức về nghiệp vụ, kinh tế, chính trị xã hội, công nghệ thông tin … để đội ngũ cán bộ ngân hàng có điều kiện trau dồi và tiếp cận các kiến thức mới. Trình độ kiến thức, tư tưởng của cán bộ nhân viên Ngân hàng có được nâng lên thì mới có khả năng vận dụng chủ trương, đường lối của đảng và nhà nước một cách đúng đắn và nhanh chóng. Đặc biệt trong thời đại thông tin như ngày nay, nhân viên ngành ngân hàng càng cần có kiến thức tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ được giao, vươn lên và tránh tụt hậu quá xa so với khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Tây Hà Nội (Trang 61)