Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Tây Hà Nội (Trang 63)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Thứ nhất: NHCT Việt Nam cần tiếp tục rà soát các cơ chế, nghiệp vụ, có những biện pháp cụ thể nhằm đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay nhất là quá trình thẩm định. Ngoài ra cũng cần tiếp tục bổ sung và đổi mới cơ chế tín dụng, có những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành thể lệ cho vay, nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát, ban hành chính sách tín dụng riêng phù hợp với đặc điểm của các DNV&N.

Thứ hai: NHCT Việt Nam nên xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi cho phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của DNV&N, nâng cao khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng.

Thứ ba: NHCT Việt Nam cần quan tâm hơn nữa tới tài sản đảm bảo, cần chủ động mở rộng nguồn tài sản đảm bảo, mở rộng diện cho vay bằng tín chấp đối với DNV&N có uy tín, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, thường xuyên quan hệ giao dịch với ngân hàng.

Thứ tư: ban hành, hoàn thiện đồng bộ các văn bản về hoạt động tín dụng của các Chi nhánh trong hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNV&N. Có những chính sách hỗ trợ về tài chính giúp các Ngân hàng xử lý nợ đọng, nợ khó đòi của các DNV&N.

Thứ năm: NHCT Việt Nam chưa có ban quản lý rủi ro và ban quản lý tài sản nợ và tài sản có nên nghiệp vụ quản lý rủi ro vẫn do bộ phận khác đảm trách. Quản lý rủi ro, chủ yếu là khâu quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro thị trường và tác nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, chưa tuân thủ đúng chuẩn mực quốc tế và có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngân hàng chưa có mô hình, khuôn khổ

chung cho quản lý rủi ro. Việc thiết lập ban quản lý rủi ro và ban quản trị tài sản nợ và tài sản có sẽ khiến cho các nhà đầu tư, các đối tác có niềm tin hơn khi đầu tư hay hợp tác với ngân hàng. Đồng thời cũng sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Tây Hà Nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w