Đánh giá chất lượng tín dụng DNV&N tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Tây Hà Nội (Trang 37)

d. Về các hoạt động khác

2.2.1Đánh giá chất lượng tín dụng DNV&N tại chi nhánh.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng và phân cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng của NHCT Việt Nam

Bộ máy quản lý tín dụng tại NHCT Việt Nam: bao gồm ba cấp - Trụ sở chính

- Sở giao dịch/ Chi nhánh cấp 1

Tại mỗi cấp có 4 nhóm chính trực tiếp tham gia vào quy trình quản lý tín dụng : - Hội đồng tín dụng ( Trụ sở chính và sở giao dịch/ Chi nhánh cấp 1)

- Tổng giám đốc

- Các phòng nghiệp vụ tín dụng - Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập

Bốn nhóm này chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách , quy chế, quy trình và các quy định về quản tín dụng trong ngân hàng

Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín dụng: Tổ chức hoạt động tín dụng tại NHCT Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc quản lý theo mô hình phân quyền dựa trên các chính sách và nguyên tắc được điều hành tập trung. Mô hình quản lý này hường tới:

- Xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp

- Xây dựng quy trình nghiệp vụ tín dụng rõ ràng và thống nhất - Duy trì một quy trình giám sát và đo lường rủi ro tín dụng hợplý - Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ các rủi ro tín dụng

- Thu hút khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư tốt

Quy trình cho vay và quản lý tín dụng Doanh nghiệp tại chi nhánh

1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn 2. Thẩm định các điều kiện vay vốn

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn

- Điều tra thu nhập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư.

- Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn

- Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu như khoản vay được phê duyệt - Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

3. Xác định phương thức cho vay

4. Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay - Xem xét khả năng nguồn vốn

- Xác định lãi suất cho vay - Xem xét điều kiên thanh toán. 5. Lập tờ trình thẩm định cho vay 6. Tái thẩm định khoản vay 7. Trình duyệt khoản vay

8. Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSĐB 9. Giải ngân

10. Kiểm tra giám sát khoản vay

11. Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh

12. Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay 13. Giải chấp tài sản đảm bảo

14. Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay 15. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vôn 16. Thẩm định các điều kiện vay vốn

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn

- Điều tra thu nhập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư

- Kiểm tra xác minh thông tin - Phân tích ngành

- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

- Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu như khoản vay được phê duyệt - Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

17. Xác định phương thức cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay - Xem xét khả năng nguồn vốn

- Xác định lãi suất cho vay - Xem xét điều kiện thanh toán 19. Lập tờ trình thẩm định cho vay 20. Tái thẩm định khoản vay 21. Trình duyệt khoản vay

22. Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSĐB 23. Giải ngân

24. Kiểm tra giám sát khoản vay

25. Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh

26. Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay 27. Giải chấp tài sản bảo đảm

28. Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay

Chính sách tín dụng chung

Nguyên tắc chung: - Tự chủ và chịu trách nhiệm

- Kinh doanh tín dụng theo nguyên tắc thương mại và thị trường - Chọn lọc khách hàng.

- Lãi suất linh hoạt

- Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của NHCT Việt Nam - Chính xác và minh bạch

Quan điểm định hướng chung về chính sách tín dụng - đầu tư: - Phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững

- Tập trung vốn cho các đối tượng khách hàng chiến lược và ngành hàng chiến lược - Hạn chế và không cấp tín dụng cho một số đối tượng đặc biệt

- Phân cấp quản lý kinh doanh tín dụng cho các ngân hàng cho vay phù hợp với giới hạn địa lý và lĩnh vực chuyên môn.

- Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng tín dụng trong các điều kiện cấp tín dụng - Hạn chế cấp tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản

- Nâng cao chất lượng của TSĐB

- Lựa chọn phương thức cho vay phù hợp

- Quản lý giới hạn kỳ hạn nợ và thời hạn cho vay phù hợp với chiến lược quản lý rủi ro của NHCT Việt Nam.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng ở NHCT rõ ràng, tạo được sự bất kiêm nhiệm trong công việc, quy trình tín dụng cụ thể, chi tiết, chặt chẽ nhưng nhiều công đoạn nên kéo dài thời gian thẩm định. Các chính sách tín dụng linh hoạt, vì lợi ích của cả Doanh nghiệp và Ngân hàng.

Bảng 2.4: Tình hình cho vay đối với DNV&N

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền ( % ) Số tiền ( % ) Số tiền ( % ) Số tiền ( %) Tổng doanh số cho vay 311 100% 755 100% 1062 100% 1477 100%

Doanh số cho vay

DNV&N 124.4 40% 369.94 49%

361.

1 34% 782.8 53%

Ngắn hạn 121.2 97.4% 365.04 98.7% 355.9 98.6% 777.1 99.3% Trung dài hạn 3.2 2.6% 4.9 1.3% 5.2 1.4% 5.7 0.7%

( Nguồn: Phòng khách hàng DNV&N Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2007 là năm tăng trưởng của cả nền kinh tế Việt Nam và thế giới, thị trường chứng khoán tăng phi mã, giá dầu giá vàng tăng kỷ lục, các Doanh nghiệp nhận thấy các cơ hội sản xuất kinh doanh nên đã thúc đẩy vay nợ để thành lập công ty cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh, điều này khiến cho doanh số cho vay DNV&N của các NHTM Việt Nam tăng mạnh và NHCT Chi nhánh Tây Hà Nội cũng không nằm ngoài số đó, tuy chi nhánh mới bước vào hoạt động trong năm 2006 nhưng đó là sự chuyển đổi từ Chi nhánh cấp 2 lên thành Chi nhánh cấp 1. Doanh số cho vay DNV&N tại Chi nhánh năm 2007 tăng trưởng mạnh, doanh số cho vay là 369,94 tỷ đồng, chiếm gần 50% trong tổng doanh số cho vay của toàn Chi nhánh, tăng 245,54 tỷ đồng với tốc độ tăng trên 100%, nguyên nhân là do năm 2007 là năm tăng tốc của chi nhánh sau năm đầu hoạt động còn khiêm tốn, trong năm 2007 Chi nhánh phải mở rộng hoạt động của mình trên địa bàn nơi Chi nhánh hoạt động, và các vùng lân cận. Do vậy, Chi nhánh đã có những biện pháp để thực hiện mở rộng hoạt động cho vay đối với DNV&N như đa dạng hoá các hình thức cho vay, áp dụng lãi suất hoạt, hay miễn phí sử dụng một số dịch vụ của Chi nhánh như chuyển tiền….

Nhưng đến đầu năm 2008, thị trường có dấu hiệu bão hoà, chỉ số chứng khoán đi xuống không phanh, giá dầu thế giới vượt ngưỡng kỷ lục, giá xăng dầu tại Việt Nam cũng được điều chỉnh theo cơ chế linh hoạt khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn đình đốn do giá đầu vào quá cao, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm sản lượng do giá thành bán ra quá cao, sản lượng tiêu thụ giảm sút. Thêm vào đó, NHNN thực hiện chính sách tiền

tệ thắt chặt tạo nên làn sóng chạy đua lãi suất. Lãi suất quá cao khiến cho doanh nghiệp không muốn vay, phải thu hẹp quy mô sản xuất hay nói cách khác là sản xuất cầm trừng. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng nên vẫn phải nhắm mắt vay vốn để duy trì sản xuất trong tình trạng không có lãi. Do đó doanh số cho vay đối với DNV&N giảm 2,4% so với năm 2007.

Năm 2009 là năm nền kinh tế không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới đều phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Hoa Kỳ - nền kinh tế đứng thứ nhất thế giới. Để kích thích sản xuất trong nước, chính phủ đã thực hiện gói kích cầu vào đầu năm 2009, gói kích cầu trị giá 20.000 tỷ đồng, lãi suất được hỗ trợ là 4%, nhưng chủ yếu tập trung vào các DNV&N vì các doanh nghiệp này đang gặp khó khăn, tuy nhiên chính phủ cũng khống chế mức tăng trưởng tín dụng ở mức 30% nhưng đến hết năm 2009 mức tăng trưởng tín dụng của toàn ngành đạt 39,4% vượt mức kế hoạch nhưng vẫn nằm trong vùng kiểm soát của chính phủ. Chính vì vậy, năm 2009 doanh số cho vay DNV&N chiếm tới 53% trong tổng cho vay của toàn Chi nhánh, mức tín dụng đạt 782,8 tỷ đồng, tăng 421,7 tỷ đồng, tốc độ tăng hơn 100%. Đây là năm tuy nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn nhưng chính những chính sách của chính phủ đã tạo cơ hội cho Chi nhánh mở rộng hoạt động tín dụng, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình hơn.

Trong 4 năm kể từ lúc Chi nhánh mới thành lập 2006-2007-2008-2009, chúng ta có thể nhận thấy rằng doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay DNV&N ( luôn chiếm trên 95% trong tổng nguồn vốn cho vay đối với DNV&N ) Con số này càng khẳng định rằng, nguồn vốn cho vay đối với DNV&N tập trung chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn ( hay còn gọi là nguồn vốn lưu động ). Nguồn vốn này có tốc độ thu hồi vốn nhanh, rủi ro thấp hơn so với các khoản tín dụng dài hạn, điều này đã được khẳng định cả trong lý thuyết và cả trong thực tế.

Bảng 2.5: Tình hình thu nợ đối với DNV&N tại chi nhánh NHCT Tây Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền ( % ) Số tiền ( % ) Số tiền ( % ) Doanh số thu nợ DNV&N 646,75 100 802,84 100 1391,44 100 - Ngắn hạn 628,5 97,18 793,21 98,8 1378,64 99,08

- Trung dài hạn 18,25 2,82 9,63 1,2 12,8 0,92

( Nguồn: Phòng khách hàng DNV&N của Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội )

Tình hình thu nợ năm 2008 của Chi nhánh được đánh giá cao do năm 2008 là năm khó khăn của nền kinh tế, nhưng chi nhánh NHCT Tây Hà Nội lại có doanh số thu nợ cao hơn cả năm 2007. Một phần là do các doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá phải thanh toán nợ cho ngân hàng, một lý do khác là Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội đang thực hiện nghiêm túc quy trìn tín dụng , giám sát các doanh nghiệp để cấp tín dụng phù hợp, từ đó có kế hoạch thu nợ hợp lý cho cả phía doanh nghiệp cũng như Ngân hàng. Do ban lãnh đạo chi nhánh đã có sự quan tâm và đề ra những biện pháp trong việc quản lý các khoản nợ có dấu hiệu trả chậm so với hợp đồng tín dụng nên tình hình thu nợ của ngân hàng là khá khả quan.

Về cơ cấu, chiếm tỷ trọng chủ yếu là doanh số thu nợ ngắn hạn ( trên 90% ), điều này là do các khoản nợ ngắn hạn có thời gian thu nợ nhanh hơn các khoản nợ trung dài hạn, bên cạnh đó doanh số cho vay trung dài hạn của Chi nhánh cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay đối với các DNV&N

Bảng 2.6 : Vòng quay vốn tín dụng đối với DNV&N

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh số thu nợ DNV&N Tỷ đồng 646,75 802,84 1391,44 Dư nợ DNV&N Tỷ đồng 384,97 360,02 756,22

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,68 2,23 1,84

( Nguồn: Phòng khách hàng doanh ngiệp vừa và nhỏ )

Hệ số vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn, so với năm 2007 thì tốc độ luân chuyển vốn năm 2008 nhanh hơn, tốc độ luân chuyển vốn lên đến 2,23 lần, nguyên nhân là do năm 2008 hầu như hệ thống các ngân hàng Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc thanh khoản do chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN, chúng ta có thể nhìn thấy, doanh số thu nợ của Chi nhánh tăng trong khi dư nợ tín dụng đối với DNV&N lại giảm, chính điều này là nguyên nhân dẫn đến vòng quay vốn tín dụng năm 2008 lại tăng cao như vậy. Sang năm 2009, thì vòng quay vốn tín dụng giảm xuông, nhưng doanh số thu nợ và dư nợ đều tăng, sở dĩ là như vây vì vốn của các DNV&N chủ yếu là nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động nên vòng quay vốn nhanh, chủ yếu là các khoản cho vay dưới 6 tháng, bên cạnh đó cúng có những ngành do tính chất của sản phẩm nên vòng quay vốn dài hơn, nên thu hồi nợ cũng giảm đi.

Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu đối với DNV&N.

Trong 4 năm hoạt động của mình, Chi nhánh đã thực hiện tốt các quy trình tín dụng do NHNN cũng như NHCT Việt Nam quy định, nên có thể nói, tình hình tín dụng tại Chi nhánh rất tốt nên nợ quá hạn tại chi nhánh là không có. Các cán bộ Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội luôn thực hiện tốt quy trình tín dụng và thường xuyên kiểm tra các khoản nợ, khí đến hạn thì nhắc nhở, đôn đốc doanh nghiệp trả đúng hạn, đảm bảo hoạt động tín dụng luôn trôi chảy.

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ có bảo đảm đối với DNV&N

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ DNV&N 384,97 360,02 756,22

Dư nợ có đảm bảo 154,37 229,69 547,5

Tỷ lệ dư nợ có đảm bảo 40,1% 63,8% 72,4%

( Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ )

Mặc dù doanh số cho vay và dư nợ cho vay năm 2008 có giảm so với năm 2007, tuy nhiên tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo tăng dần qua 3 năm, tốc độ tăng của dư nợ có tài sản đảm bảo lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ cho vay đối với DNV&N. Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo tăng lên cũng một phần là do trong những năm gần đây nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá, thêm vào đó là những diễn biến thất thường của nền kinh tế, do đó để giảm thiểu rủi ro cho chính ngân hàng mình, chi nhánh đã yêu cầu khách hàng vay vốn cần có tài sản đảm bảo. Ngoài ra chứng tỏ Ngân hàng ngày càng quan tâm đến sự an toàn của các khoản cho vay và ngân hàng đã thực hiện đúng quy trình về bảo đảm tín dụng và cố gắng duy trì một tỷ lệ dư nợ có đảm bảo kế hoạch nên NHCT Tây Hà Nội duy trì một tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo cao. Điều này giúp ngân hàng dễ dàng thu hồi được nợ hơn khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ vì tài sản đảm bảo được coi là nguồn thu nợ thứ hai cho ngân hàng khi nguồn thu nợ thứ nhất không có khả năng trả nợ, do đó giảm rủi ro cho ngân hàng, nâng cao chất lượng các khoản tín dụng. Tuy nhiên các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của Chi nhánh, nguyên nhân là do đối tượng khách hàng được cho vay không cần bảo đảm hầu hết là các khách hàng truyền thống của chi nhánh, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ.

Bảng 2.8: Hiệu suất sử dụng vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Tổng dư nợ đối với DNV&N Tỷ đồng 384,97 360,02 756,22 2. Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 1089 1449 1920

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Tây Hà Nội (Trang 37)