VNĐ 650 95% 1030 95% 1383 95% 1844 96%
USD 37 5% 59 5% 66 5% 76 4%
( Nguồn : Phòng tổng hợp Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội )
Qua bảng số liệu có thể thấy tình hình huy động vốn của Chi nhánh nói chung tăng dần qua các năm và mức tăng tương đối ổn định. Cụ thể công tác huy động vốn của Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội từ năm 2006 – 2009 như sau:
Tổng nguồn vốn huy đông năm 2007 là 1089 tỷ đồng, tăng 402 tỷ đồng, tốc độ tăng là 58,5%. Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động được là 1449 tỷ đồng, tăng 360 tỷ đồng, tốc độ tăng là 33,06% so với năm 2007. Đến năm 2009, tổng nguồn vốn huy động được là 1920 tỷ đồng, tăng 471 tỷ đồng, tốc độ tăng là 32,51% so với năm 2008. Đây là một thành tích to lớn đối với công tác huy động vốn của Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội
Có được những kết quả trên là do một số nguyên nhân sau:
- Chi nhánh luôn chú trọng công tác tiếp thị, tuyên truyền và vận động các tổ chức kinh tế xã hội và các cá nhân mở tài khoản tiền gửi và tiền gửi vào tài khoản tiền gửi, có chính sách lãi suất linh hoạt, phí dịch vụ phù hợp.
- Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác triển khai và nối mạng thanh toán trực tiếp với khách hàng để khai thác thông tin và thực hiện công tác thanh toán chính xác, an toàn và thuận tiện trong đó đăc biệt là việc Chi nhánh là một trong những thành viên hàng đầu trong toàn hệ thống NHCT tham gia vào trung tâm xử lý thanh toán điện tử
- Chi nhánh có một mạng lưới các chi nhánh , phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội Với tổng nguồn vốn huy động được đến 31-12-2009 là 1920 tỷ đồng , Chi nhánh cần lỗ lực hơn nữa để đáp ứng nhu cầu mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế. Trong tổng nguồn vốn huy động được, hầu hết các loại tiền gửi đều có xu hướng tăng lên.
Phân tích nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu:
Tiền gửi dân cư: Tiền gửi dân cư là nguồn phải huy động mất chi phí cao hơn trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm. Năm 2006 là năm đầu Chi nhánh mới được thành lập nên số tổng nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 106 tỷ đồng, so với các chi nhánh khác là còn hơi thấp. Tuy nhiên sang năm 2007, tổng nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 196 tỷ đồng, tăng 90 tỷ đồng, tương đương 84,9% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 293 tỷ đồng, tăng 97 tỷ đồng tương đương với 49,5% so với năm 2007. Sang đến năm 2009, nguồn vốn này huy động được 395 tỷ đồng, tăng 102 tỷ đồng, tương đương 34,8% so với năm 2008. Tốc độ tăng tiền gửi ở khu vực dân cư có xu hướng giảm từ năm 2007 đến năm 2009 là do một số nguyên nhân khách quan, trong đó không thể kể đến nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất là cuộc khủng hoảng toàn cầu bắt đầu diễn ra từ năm 2008, làm cho tỷ lệ lạm phát gia tăng trong khi tốc độ tăng của lương lại tăng không kịp, cho nên tiền gửi dân cư có xu hướng giảm.
Về tỷ trọng, năm 2006 tỷ trọng tiền gửi của dân cư chiếm 15%, đến năm 2007 tăng lên 18%, và đến năm 2008 nguồn vốn này chiếm tới 20% và trong năm 2009 tăng lên 22%. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy một điều rằng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư của Chi nhánh có tăng qua các năm nhưng còn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, nguyên nhân là do Chi nhánh mới được thành lập ( mới hoạt động được 4 năm ), hơn nữa lại nằm trên khu vực ít dân cư, khu vực này mới phát triển được vài năm gần đâ cho nên nguồn huy động này còn khiêm tốn. Điều này giải thích vì sao tiền gửi dân cư lại chiếm tỷ trọng nhỏ như vậy.
Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế: Tiền gửi của các TCKT chủ yếu là tiền gửi giao dịch, để thanh toán chi trả cho nhau qua Ngân hàng, loại tiền gửi này Ngân hàng có chi phí trả lãi thấp, nguồn huy động này có xu hướng tăng nhanh trong các năm từ năm 2006 – 2009, chỉ từ mức chiếm khoảng 1/4 trong tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2009 số vốn huy động từ nguồn này lên đến gần một nửa trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể như sau: Tiền gửi của TCKT năm 2006 chiếm 22%, năm 2007 chiếm 25%, năm 2008 chiếm 32% và đến năm 2009 chiếm tới 46%. Về tốc độtăng trưởng cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động từ các TCKT là 272 tỷ đồng, tăng so với năm 2006 là 121 tỷ đồng, tốc độ tăng là 80,1%. Năm 2008 huy động được 463, tăng 191 tỷ đồng, tốc độ tăng là 70,2% so với năm 2007. Đến năm 2009, số vốn huy động được từ các TCKT là 881 tỷ đồng, tăng 418 tỷ đồng, tốc độ tăng là 90,3%.
Sở dĩ, trong những năm 2006 và năm 2007 tỷ trọng của nguồn vốn này còn thấp là do Chi nhánh vừa mới thành lập, chưa có quan hệ với các doanh nghiệp, trong giai đoạn này, Chi nhánh mới chỉ thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp nên nguồn vốn còn hạn chế, sang năm 2008 và 2009 nguồn vốn này được bổ xung đáng kể và chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Đặc biết trọng năm 2009, tốc độ tặng của khối nguồn vốn này lên đến 90,3% một tốc độ tăng đáng kể, do trong năm 2009, để khắc phục tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên Chính phủ đã thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất với tổng số vốn hỗ trợ lên đến 20.000 tỷ đồng, đồng thời cũng nhằm giải phóng số vốn mà các ngân hàng phải huy động với lãi suất cao trong năm 2008 do NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Chính gói kích cầu này của chính phủ đã mở ra cơ hội kinh doanh cho các ngân hàng,
giúp ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng và do đó, nguồn vốn huy động từ các TCKT cũng gia tăng nhanh chóng.
Vốn đi vay: nguồn vốn này chủ yếu Chi nhánh đi vay từ các Tổ chức tín dụng khác hay từ hội sở nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và mở rộng hoạt động tín dụng, thiết lập các mối quan hệ, do Chi nhánh mới thành lập nên nguồn vốn này cũng rất quan trọng đối với Chi nhánh. Tuy nhiên nguồn vốn này liên tục tăng qua các năm 2006 -2008, sang năm 2009 lại có xu hướng giảm, thể hiện như sau: năm 2007, nguồn vốn này là 600 tỷ đồng, tăng 200 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 50%. Đến năm 2008, nguồn vốn vay của chi nhánh là 650 tỷ đồng, tăng 50 tỷ đồng, tốc độ tăng là 8,3% so với năm 2007. Năm 2009, nguồn vốn này là 617, giảm so với năm 2008 là 33, tốc độ giảm là 5,1% so với năm 2008. sở dĩ năm 2007 có tốc độ tăng mạnh như vậy vì khi đó Chi nhánh đã xâm nhập được thị trường trên địa bàn nên nhu cầu vốn là rất lớn, hơn nữa, Chi nhánh cần trang bị cho các cơ sở vật chất để tiến hàng mở rộng quy mô hoạt động hơn. Đến năm 2008. tốc độ tăng giảm xuống đáng kể thể hiện sự chủ động trong công tác huy động vốn từ nguồn bên ngoài, đặc biệt sang năm 2009 nguồn này có xu hướng giảm càng chứng minh Chi nhánh đang ngày càng hoạt động độc lập hơn.
Và tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm cũng có xu hướng giảm dần, thể hiện như sau: năm 2006 nguồn vốn này chiếm tới 55%, do đây là năm đầu hoạt động của ngân hàng, số vốn huy động từ ngoài nền kinh tế còn hạn chế. Đến năm 2007, tình hình vẫn chưa khả quan cho lắm, tỷ trọng nguồn vốn này vẫn còn khá cao trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh, chiếm tới 50%. Năm 2008, tỷ trọng nguồn vốn này còn 45% và cuối năm 2009 tỷ trọng nguồn vốn này giảm xuống còn 32%, đây là một lỗ lực đáng kể của Chi nhánh trong việc tiếp cận với thị trường, công tác huy động vốn từ nền kinh tế cũng được chú trọng hơn, làm cho nguồn vốn vay giảm xuống.
Vốn khác: Để có thể hiểu rõ được tình hình hoạt động của nguồn vốn này, ta sẽ tìm hiểu vốn khác ở đây là gì? Trong quá trình làm trung gian thanh toán, ngân hàng cũng tạo được một khoản vốn gọi là vốn trong thanh toán: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi bảo chi sec, séc định mức và các khoản tiền phong toả do ngân hàng chấp nhận các hối phiếu thương mại… Các khoản tiền tạm thời được trích khỏi tài khoản này nhập vào tài khoản khác chở sử dụng, nên được coi là tạm thời nhàn rỗi. Do tính chất
của nguồn vốn này là không ổn định nên nó chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh cụ thể: năm 2006 nguồn vốn khác chiếm 4% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, năm 2007 là 2%, năm 2008 là 3%, và cuối cùng năm 2009 là 1%, sở dĩ trong năm 2006 lại chiếm một tỷ trọng nhiều như vậy là do tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng còn nhỏ. Còn năm 2009 chỉ chiếm có 1%, và cũng giảm so với năm 2008 là 15 tỷ đồng là do năm 2009 là đỉnh điểm của cuộc khủng hoangt tài chính, hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do tình hình chung của toàn thế giới, cho nên thanh toán thương mại cũng giảm sút.
Phân tích nguồn vốn huy động theo kỳ hạn: Bảng 2.1.1 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2. Theo kỳ hạn 687 1089 1449 1920 Ngắn hạn 412 60% 283 26% 355 24% 475 25% Trung hạnn 180 26% 536 49% 805 56% 1055 55% Dài hạn 95 14% 270 25% 289 20% 390 20%
( Nguồn : Phòng tổng hợp Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội )
Nguồn vốn ngắn hạn: Như chúng ta đã biết, đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, và Chi nhánh ngân hàng cũng không ngoại lệ, do thời hạn của nguồn vốn này ngắn nên chi phí có rẻ hơn các nguồn vốn khác. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy ở bảng thì tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng giảm cụ thể như sau: năm 2006 nguồn vốn ngắn hạn chiếm 60%, mà như phân tích ở trên theo cơ cấu thì trong năm 2006 ngân hàng đi vay nhiều, huy động được ít hơn, cho nên nguồn vốn đi vay các TCTD khác thường là nguồn ngắn hạn, để giảm thiểu chi phí, vì trong thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn, Đến năm 2007, nguồn vốn ngắn hạn chỉ chiếm có 26% trong tổng nguồn vốn, giảm thiểu đi đáng kể, như chúng ta đã biết năm 2007 là năm bùng nổ của thị trường chứng khoán, các chủ đầu tư tập trung vốn vào đầu tư chứng khoán nên khoản tiền gửi vào ngân hàng giảm đáng kể, hơn nữa trong năm 2007, tâm lý của các nhà đầu tư tham gia vào thi trường chứng khoán chỉ mang tính lướt song, cho nên vốn ngắn hạn được tập trung đầu tư vào lĩnh vực đang rất được ưa chuộng này. Không những giảm vể tỷ trọng mà còn giảm cả về mặt lượng, năm 2007 nguồn vốn ngắn hạn chỉ huy động được 283 tỷ đồng, giảm 129 tỷ đồng so với năm
2006, tốc độgiảm là 31,3%. Sang năm 2008, tỷ trọng nguồn vốn này vẫn giảm, và chỉ chiếm có 24% trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên về mặt lượng thì có chiều hướng tăng, năm 2008 nguồn vốn này huy động được 355 tỷ đồng, tăng 72 tỷ đồng và tốc độ tăng là 25,4%. Năm 2008 là năm bắt đầu của cuộc khủng hoảng, việc huy động được nguồn vốn ngắn hạn tăng lên là một thành tích của ngân hàng. Đến năm 2009, nguồn vốn này huy động đươc 475 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng, tốc độ tăng là 33,8%, về tỷ trọng cũng có dấu hiệu tăng, cụ thể là nguồn vốn này chiếm 25% trong tổng nguồn vốn huy động năm 2009. Năm 2009, cuộc khủng hoảng toàn cầu đi vào cao trào với bao biến động cả trong khu vực và trên thế giới. Chi nhánh ngân hàng cũng đã nỗ lực trong việc đưa ra các chương trình huy động nguồn vốn từ nền kinh tế, trong đó không thể không kể đến chương trình “ gà đẻ trứng vàng” của toàn hệ thống trong việc huy động vốn, để mở rộng hoạt động tín dụng theo chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ để duy trì hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp.
Nguồn vốn trung hạn: Nguồn vốn trung hạn là nguồn vốn có kỳ hạn từ 1 năm đến 5 năm, đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nên có vai trò rất quan trọng đối với Chi nhánh cũng như toàn hệ thống ngân hàng. Nhìn vào bảng ta có thể thấy tỷ trọng nguồn vốn trung hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh từ năm 2007 đến năm 2009. Cụ thể như sau: năm 2006 nguồn vốn này chỉ chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là 26%, lý do vẫn là đây là năm bắt đầu hoạt động của ngân hàng. Năm 2007, tỷ lệ này tăng lên đến 49%, một tốc độ tăng đáng kể. Năm 2008, nguồn vốn này chiếm 56% trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Năm 2009, tỷ lệ này có giảm đi nhưng vẫn cao là 55%. Về mặt lượng, từ năm 2006 đến năm 2009 nguồn vốn huy động này liên tục tăng. Năm 2006, nguồn vốn trung hạn đạt 180 tỷ đồng. Sang năm 2007, nguồn vốn này là 536 tỷ đồng, tăng 356 tỷ đồng với tốc độ tăng là 197,8% một tốc độ tăng rất ấn tượng. Năm 2008 nguồn vốn này là 805 tỷ đồng, tăng 269 tỷ đồng, tốc độ tăng là 50,2%. Sang năm 2009, đạt 1055 tỷ đồng, tăng 205 tỷ đồng, tốc độ tăng là 31,05%. Nguyên nhân là do từ năm 2007 đến năm 2009, trên địa bàn hoạt động của chi nhánh có nhiều biến động, trong đó có sự phát triển của các khu đô thi xung quanh nơi Chi nhánh đóng địa bàn, các doanh nghiệp ở khu vực Cầu Diễn liên tục phát triển và mở rộng quy mô, các khu dân cư mọc lên tạo điều kiên cho Chi nhánh huy động vốn một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên tốc độ tăng lại có xu hướng
giảm dần do sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trong cùng khu vực đó là Habubank, SHB, ngân hàng Dầu Khí.. cũng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình trên địa bàn Cầu Diễn.
Nguồn vốn dài hạn: Đây là một trong những nguồn vốn quan trọng của ngân hàng, thời hạn của nó là trên 5 năm, chính vì thời hạn của loại nguồn vốn này mà nó rất khó trong huy động. Tuy nhiên, nguồn vốn này chủ yếu được dùng trong việc đầu tư vào các tài sản Cố định của ngân hàng, và các hợp đồng tín dụng như các dự án vì các dự án có tính chất dài hạn. Chúng ta sẽ đi phân tích nguồn vốn này tại chi nhánh. Nguồn vốn này thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, tuy nhiên tại Chi nhánh, nguồn vốn này lại khá lớn so với các ngân hàng khác,lý do là do ngân hàng mới thành lập, nguồn vốn tự có còn hạn chế trong khi nhu cầu vê nguồn vốn này lại nhiều hơn so với nguồn lực của ngân hàng nên để kỳ hạn được cân xứng ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn này nhằm giảm thiểu rủi ro. Năm 2007, nguồn vốn này là 270 tỷ đồng, tăng 175 tỷ đồng, tốc độ tăng là 184,2% so với năm 2006. Năm 2008, nguồn vốn này tăng lên đến 289 tỷ đồng, do nguồn vốn này huy động khó hơn nữa năm 2008 tỷ lệ lạm phát tăng cao nên càng trở nên khó khăn hơn, cho nên chỉ tăng có 19 tỷ đồng, tốc độ tăng là 7% so