Tình hình thực tế về sử dụng phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh

Một phần của tài liệu Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc (Trang 60 - 66)

II. Nhờ thu gửi đ

2.2.4.3, Tình hình thực tế về sử dụng phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh

Tân Bình:

Mặc dù doanh số thanh toán quốc tế tại chi nhánh tăng lên đáng kể . Nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy sự không đồng đều trong các phương thức sử dụng. Như đã giới thiệu từ đầu, bài viết này chỉ xin được giới hạn nghiên cứu về phương thức nhờ thu D/A, D/P.

Bảng 2.10: Tỷ trọng D/A, D/P trong TTQT của Sacombank –Tân Bình. Đơn vị tính: USD

Doanh số Tỷ trọng (%) D/P D/A Tổng doanh số D/P D/A 2001 1.970.000 596.000 22.264.660 8,85 2,68 2002 2.758.000 835.000 35.083.000 7,86 2,38 2003 2.386.388 466.350 51.204.051 4,66 0,90 2004 3.418.780 442.969 82.094.036 4,16 0,54 Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng quá thấp trong doanh số thanh toán quốc tế của chi nhánh. Hơn thế nữa tỷ trọng này ngày càng giảm. Theo như báo cáo của

Năm

ngân hàng, phương thức nhờ thu ngày càng ít được sử dụng. Nếu có cũng chỉ là những hợp đồng giá trị nhỏ (dưới 30.000USD). Tình trạng này không chỉ xãy ra tại chi nhánh Tân Bình của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín mà hầu hết các ngân hàng khác đều gặp phải.

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng D/P tại chi nhánh Tân Bình qua các năm Đơn vị: (%) 0 2 4 6 8 10 2001 2002 2003 2004

Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng D/A tại chi nhánh Tân Bình qua các năm Đơn vị: (%) 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2001 2002 2003 2004

Chúng ta đều biết phương thức nhờ thu có khá nhiếu nhược điểm nhưng không phải là không có ưu điểm. Ngay cả trong bản thân phương thức nhờ thu cũng đã có sự phân hoá rõ rệt giữa D/A và D/P. Tỷ trọng D/A đang giảm xuống dưới 1% (0,54%). Liệu rằng phương thức này có còn trụ lại được không. Trong hầu hết các ngân hàng ngày nay, hầu như hoạt động thanh toán quốc tế đều tập trung vào phương thức tín dụng chứng từ (L/C). Với tỷ trọng chiếm trên 70%, phương thức L/C là đầu tàu cho mọi phương thức khác, là thủ lĩnh trong hoạt động thanh toán quốc tế. Đây là điều dễ hiểu bởi tính an toàn và tiện ích của phương thức tín dụng chứng từ vượt trội hơn hẳn so với phương thức nhờ thu.

Để dẫn chứng cho sự chênh lệch về doanh số giữa hai phương thức này, chúng ta hãy xem xét lại số liệu của năm 2003 và 2004.

Bảng 2.11: tỷ trọng các phương thức TTQT trong năm 2003 và 2004 Đơn vị tính: USD Năm 2003 Năm 2004 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) L/C xuất 1.598.050 3,12 1.896.000 2,31 L/C nhập 36.457.263 71,2 56.420.385 68,73 D/A 466.350 0,91 442.969 0,54 D/P 2.386.388 4,66 3.418.780 4,16 Chuyển tiền 10.296.000 20,11 19.915.902 24,26 Tổng 51.204.051 100 82.094.036 100 Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Năm

Biểu đồ 2.5: tỷ trọng các phương thức TTQT tại CN Tân Bình năm 2003 Đơn vị tính: % D/A 1% D/P 5% L/C nhập 71% L/C xuất 3% Chuyển tiền 20%

Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Biểu đồ 2.6: tỷ trọng các phương TTQT tại CN Tân Bình năm 2004 Đơn vị tính: %

L/C xuất 2% L/C nhập 69% D/A 1% D/P 4% Chuyển tiền 24%

Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Nhìn chung, tỷ trọng giữa các phương thức trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh Tân Bình không thay đổi gì lớn trong năm 2003 và 2004. D/A chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, rồi đến D/P, chuyển tiền và cuối cùng là L/C. Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn, nhưng trong phương thức L/C cũng chỉ tập trung vào L/C nhập, L/C xuất cũng rất thấp.

Nếu cộng cả D/A và D/P cũng chưa bằng 7% doanh số của phương thức tín dụng chứng từ (L/C).

Như phần trước đã trình bày, qui trình của phương thức nhờ thu tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tân Bình được thiết lập rất hợp lý. Một quy trình theo đúng các quy định trong URC và đảm bảo an toàn cao. Thế nhưng doanh số mà phương thức nhờ thu đem lại cho ngân hàng là quá thấp. Phải chăng nguyên nhân tìm ẩn ngay trong bản chất của phương thức này.

Bên cạnh quy trình chặt chẽ, Sacombank cũng thiết lập một biểu phí hợp lý cho phương thức nhờ thu. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ để kêu gọi khách hàng đến với ngân hàng và sử dụng phương thức này.

Ngay khi bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng Sài Gòn thương Tín đã áp dụng tất cả các phương thức. Nghĩa là, phương thức nhờ thu cũng đã được ngân hàng đưa vào để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Qua quá trình ứng dụng phương thức này , cả khách hàng và ngân hàng đều nhận thấy những khuyết điểm của nó. Với những quy định nghiêm ngặt trong URC cũng không thể nào giúp cho khách hàng tin tưởng vào phương thức nhờ thu.

Do đó, tỷ trọng về doanh số của phương thức nhờ thu ngày càng giảm là điều hiển nhiên. Trong khi phương thức này gặp nhiều vấn đề cần giải quyết thì phương án tốt nhất mà khách hàng và ngân hàng lựa chọn là loại trừ nó ra khỏi hoạt động của mình. Đây có thể không phải là giải pháp tối ưu nhưng được xem là phương án an toàn hơn cả.

Trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tân Bình, vẫn có những khách hàng có nhu cầu sử dụng phương thức nhờ thu. Thông thường, hai bên đối tác trong giao dịch này phải rất tin tưởng và có quan hệ qua lại thường xuyên với nhau. Còn đa phần khách hàng đến đây đều sử dụng phương thức L/C. Mặc dù phương thức tín dụng chứng từ có thể đòi hỏi thủ tục rườm rà hơn, mức phí cao hơn, nhưng nếu phải lựa chọn giữa nhờ thu và tín dụng chứng từ thì chắc chắn khách hàng sẽ chọn phương thức L/C. Điều này cho thấy trong hoạt động thanh toán quốc tế, vấn đề đặt lên hàng đầu chính là tính an toàn. Mà đây là một trong những khiếm khuyết lớn nhất của phương thức nhờ thu. Do đó, dù mức phí nhờ thu có thấp, thủ tục có đơn giản đến mức nào đi nữa thì sự suy giảm về tính phổ biến của phương thức này là không tránh khỏi.

Đặc biệt, khi xem xét tỷ trọng giữa D/A và D/P, chúng ta thấy sự phân hoá tồn tại ngay trong phương thức nhờ thu. Mặc dù, tỷ trọng của cả 2 đều sụt giảm bắt đầu từ năm 2003, nhưng so với D/A, D/P vẫn còn cao hơn. Với tỷ trọng chưa tới 1%, doanh số thu được từ D/A gần như vô nghĩa. Vậy tại sao ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì phương thức này. Đây là nét đáng trân trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tân Bình. Dù doanh số thu được là rất thấp nhưng vẫn có, nghĩa là vẫn tồn tại nhu cầu của khách hàng đối với phương thức này. Do vậy, ngân hàng vẫn tiếp tục thực hiện dịch vụ nhờ thu. Đúng hơn, đây chính là chiến lược của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Với ý nghĩa: Đến với Sacombank, khách hàng có thể được đáp ứng tất cả các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng.

Như vậy, dù thế nào đi nữa, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín nói chung và chi nhánh Tân Bình nói riêng vẫn sẽ tiếp tục duy trì hoạt động nhờ thu trong thanh toán quốc tế cho đến khi nào nhu cầu của khách hàng về phương thức này không còn nữa.

Nói tóm lại, việc tỷ trọng của phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế của Sacombank – Tân Bình giảm thấp không phải hoàn toàn do lỗi của ngân hàng. Bởi vì, khi nhìn vào bảng 2.5, ta thấy doanh số của phương thức nhờ thu vẫn tăng. Điều đó có nghĩa là ngân hàng cũng đã nổ lực trong việc áp dụng phương thức này trong những trường hợp có thể. Như chúng ta đã biết, phương thức nhờ thu có lợi thế lớn nhất về phí và thủ tục đơn giản. Với những giao dịch mà tính rủi ro thấp, độ an toàn gần như được bảo đảm tuyệt đối, ngân hàng vẫn khuyến khích khách hàng sử dụng phương thức nhờ thu. Và khi đó quyền lựa chọn hoàn toàn thuộc về phía khách hàng.

Việc tỷ trọng của D/A và D/P giảm thấp trong khi về doanh số tuyệt đối vẫn tăng, phản ánh thực tế về tính ưu việt của các phương thức trong thanh toán quốc tế. Nó khẳng định hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank – Tân Bình, nhưng cũng nói lên rằng phương thức nhờ thu không thể so sánh được với các phương thức khác. Mặc dù doanh số tuyệt đối tăng, nhưng tăng chậm hơn rất nhiều so với phương thức tín dụng chúng từ và phương thức chuyển tiền. Từ đó dẫn đến tỷ trọng ngày càng giảm sút như tình trạng hiện nay mà chúng ta đang phân tích.

2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi

Một phần của tài liệu Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Tân Bình.doc (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w