II. Nhờ thu gửi đ
2.2.4.1, Tình hình chung về thanh toán quốc tế của toàn ngân hàng:
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế vào năm 1994. Cho đến nay, trải qua 12 năm hoạt động trong lĩnh vực này, Sacombank đã dần khẳng định được vị thế của mình. Với doanh số về thanh toán quốc tế ngày càng tăng lên đã chứng tỏ được uy tín của ngân hàng. Niềm tin của khách hàng dành cho ngân hàng biểu hiện qua những giao dịch của khách hàng với ngân hàng.
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế của Sacombank qua các năm. Đơn vị tính: triệu USD
Doanh số Mức tăng Tỷ lệ tăng(%) 1994 18,4 1995 27,4 9 48,9 1996 55,1 27,7 101,1 1997 66 10,9 19,8 1998 60,2 -5,8 -8,8 1999 183,8 123,6 205,3 2000 346,1 162,3 88,3 2001 447,1 101 29,2 2002 652,1 205 45,9 2003 966,6 314,5 48,2 2004 1216,1 249,5 25,8 Chỉ tiêu
Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Biểu đồ 2.1: Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank Đơn vị: triệu USD
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Nguồn: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Tuy là một thành viên mới trong hệ thống thanh toán quốc tế, nhưng những nổ lực cho sự phát triển của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín là rất đáng ghi nhận. Với những con số khiêm tốn trong ngày đầu hoạt động, Sacombank đã không ngừng cải tiến về kỹ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh kết quả kinh doanh.
Năm 1995, doanh số tăng 9 triệu USD tương đương với 48,9%. Đây là con số khá khiêm tốn. Do mới bước chân vào hoạt động thanh toán quốc tế, những trở ngại ban đầu là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, khách hàng và các ngân hàng đối tác nước ngoài cũng chưa tin tưởng lắm vào năng lực của Sacombank. Họ chưa dám giao những khoản tiền lớn vào nơi mà họ chưa thật sự thấy an toàn.
Khắc phục tất cả những khó khăn trên, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đã chứng tỏ khả năng và uy tín của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế. Từ đó
đem lại niềm tin cho khách hàng cũng như các ngân hàng đối tác. Bằng chứng cụ thể cho điều này là doanh số thanh toán quốc tế của Sacombank năm 1996 tăng 101,1% tương ứng với 27,7 triệu USD. Tất cả những nổ lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên Sacombank đã được ghi nhận. Tạo đà cho sự phát triển trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 1997, tốc độ tăng về doanh số thanh toán quốc tế giảm xuống còn 19,8%. Nguyên nhân do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Nó đã gây ra những ảnh hưởng trầm trọng, đẩy hệ thống tài chính Châu Á vào tình cảnh lao đao, khốn đốn. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín cũng không thể tránh khỏi tình trạng này. Hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực nói chung và của Việt Nam nói riêng bị suy giảm nghiêm trọng, kéo theo đó là doanh số của ngành ngân hàng bị giảm sút rõ rệt. Cụ thể đối với ngân hàng Sài Gòn ThươngTín, doanh số thanh toán quốc tế giảm 8,8% tương đương với 5,8 triệu USD.
Đối với một thành viên mới như Sacombank thì đây quả là cú ngã khá đau. Tuy vậy, ảnh hưởng này xuất phát từ tác nhân bên ngoài, Sacombank hoàn toàn không có lỗi. Vào thời điểm đó, không một ngân hàng thương mại nào tại Việt Nam có thể duy trì nổi mức doanh số bình thường.
Nhận thức được điều đó, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đã thực hiện các biện pháp nhằm vực dậy nền hoạt động kinh doanh của mình. Nổi bật hơn cả, năm 1999, Sacombank chính thức trở thành thành viên của Hiệp Hội Viễn Thông Tài Chính Liên Ngân Hàng Toàn Cầu (SWIFT). Với sự kiện này, Sacombank đã tạo được niềm tin cao độ, thu hút lượng lớn khách hàng và ngân hàng đối tác nước ngoài đến với ngân hàng. Sự hỗ trợ của hệ thống mạng Swift đã giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank trở nên nhanh chóng hơn, an toàn hơn và chính xác hơn. Bởi vậy mà doanh số năm 1999 đã tăng lên thêm 123,6 triệu USD tương ứng với 205,3%. Một con số đáng nhớ đối với toàn thể nhân viên Sacombank. Bởi vì tất cả những năm sau đó, mặc dù doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng vẫn tăng nhưng chưa có năm nào vượt qua mức kỷ lục này. Nguyên nhân: giai đoạn năm 2000 đến nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã đón nhận thêm hàng loạt các thành viên mới. Sức cạnh tranh của các ngân hàng trẻ đã phần nào làm mức gia tăng trong hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank
Tuy nhiên, ngân hàng Sài Gòn thương Tín hoàn toàn có quyền tự hào là một trong số những ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam có hoạt động thanh toán quốc tế mạnh nhất hiện nay.
Bảng 2.5: Doanh số TTQT của ngân hàng thương mại Việt Nam
Đơn vị tính: Triệu USD Đơn vị 1 チ 9 91 1995 2000 2003 2004 Kim ngạch xuất nhập khẩu Triệu USD 44252 136043 29508 44875 56000 Doanh số TTQT Triệu USD 2900 12731 25800 39500 50000 % doanh số TTQT so với kim ngạch XNK % 65,53 93,58 87,43 88,02 89,29 Số NHTM thực hiện TTQT Ngân hàng 1 4 38 50 52 Nguồn: Tạp chí ngân hàng, số 3 năm 2004
Từ số liệu trên, chúng ta thấy được rằng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín là một trong số những ngân hàng đi đầu trong việc thực hiện nghệp vụ thanh toán quốc tế. Năm 1995, Việt Nam chỉ có 4 ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ này, trong đó đã có Sacombank.
Doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất nhập khẩu và đang từng bước tăng lên từ năm 2000 đến năm 2004. Sự gia tăng đều đặn này mở ra một tương lai tốt đẹp cho hoạt động thanh toán quốc tế. Khi mà cánh cửa hội nhập ngày càng tiến gần, cơ hội mở ra cho ngành ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế là rất lớn. Và ngân hàng Sài Gòn Thương Tín nói chung, chi nhánh Tân Bình nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Năm
Tuy nhiên, cũng từ bảng số liệu trên, chúng ta cũng có thể thấy rằng số lượng các ngân hàng tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng tăng. Điều đó có nghĩa là đang tồn tại một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Để có thể duy trì vị thế của mình, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín mà cụ thể là các chi nhánh, trong đó có chi nhánh Tân Bình phải không ngừng nâng cao khả năng của mình.
Bảng 2.6: Doanh số TTQT của Sacombank so với mức bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Đơn vị tính: triệu USD Sacombank Bình quân NHTM Việt Nam Mức chênh lệch 1チ995 27,4 3182,75 -3155,35 2000 346,1 678,95 -332,85 2003 966,6 790 176,6 2004 1216,1 961,54 254,56 Nguồn: ngân hàng sài Gòn Thương Tín
Năm 1995, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chính thức là thành viên 1 tuổi của hệ thống ngân hàng hoạt động thanh toán quốc tế. So với các ngân hàng đàn anh khá kỳ cựu như Vietcombank, Incombank, Eximbank thì Sacombank còn quá non trẻ. Do đó, doanh số của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín trong lĩnh vực này thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà Sacombank nản lòng. Thấy được sự yếu kém của mình, ngân hàng đã quyết tâm thúc đẩy hoạt động. Kết quả đạt được là khoảng cách của Sacombank với mức bình quân các ngân hàng ngày càng được rút ngắn. Đến năm 2003, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đã vượt qua con số bình quân toàn ngành. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng con số này không phản ánh chân thực hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Họ cho rằng do việc gia nhập thêm các thành viên mới trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, có thể đã kéo doanh số bình quân xuống. Điều đáng nói ở đây là doanh số bình quân
Năm
vẫn gia tăng đều đặn qua các năm từ 2000 đến 2004. Chứng tỏ, nhận định về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank ngày càng tăng là hoàn toàn chính xác.
Trong năm 2004, Sacombank được ngân hàng HSBC công nhận là một trong những ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế đạt chất lượng cao, tập đoàn City Group và ngân hàng Union Bank of California (USA) trao giấy chứng nhận là ngân hàng có chất lượng thanh toán với tỷ lệ sai sót qua mạng viễn thông tài chính liên ngân hàng toán cầu (Swift) thấp.