TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH TÂN BÌNH
2.1.2.2, Các loại nhờ thu:
Nhà xuất khẩu Nhà xuất khẩu NH phục vụ nhà nhập khẩu (1) (2) (3) (4) (7) (8) (5) NH phục vụ nhà xuất khẩu (6) Nhờ thu trơn a, Khái niệm:
Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu sau khi giao hàng cho tổ chức nhập khẩu sau khi giao hàng cho tổ chức nhập khẩu, chỉ ký phát tờ hối phiếu (hoặc nhờ thu tờ sec) đòi tiền tổ chức nhập khẩu và yêu cầu ngân hàng thu số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó, không kèm theo một điều kiện nào của việc trả tiền.
b, Quy trình tiến hành :
Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, tổ chức xuất khẩu giao hàng cho tổ chức nhập khẩu, đồng thời gởi thẳng bộ chứng từ hàng hoá cho tổ chức nhập khẩu để nhận hàng. Bộ chứng từ trong thanh toán nhờ thu thông qua bao gồm: hoá đơn thương mại, chứng từ hàng hoá (giấy chứng nhận trọng lượng, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết), vận tải đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng từ phẩm chất, kiểm nghiệm và các chứng từ khác.
Bước 2: Trên cơ sở giao hàng và chứng từ hàng hoá gởi bên nhập khẩu, tổ chức xuất khẩu ký phát hối phiếu, gởi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ.
Bước 3: Ngân hàng nhờ thu gửi thư uỷ nhiệm kèm theo hối phiếu của tổ chức xuất khẩu sang ngân hàng đại lý ở nước nhập khẩu để nhờ thu hộ.
Bước 4: Ngân hàng đại lý gởi hối phiếu cho tổ chức nhập khẩu theo đúng địa chỉ ghi trên hối phiếu để yêu cầu thanh toán.
Bước 5: Sau khi kiểm tra, đối chiếu hối phiếu và bộ chứng từ, tổ chức nhập khẩu sẽ ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình thanh toán (trường hợp hối phiếu trả ngay) hoặc ký chấp nhận lên hối phiếu (trướng hợp hối phiếu có kỳ hạn). Trường hợp không hợp lệ, tổ chức nhập khẩu sẽ không thanh toán.
Bước 6: Ngân hàng đại lý thực hiện các bút toán chuyển tiền và gửi báo có hoặc hối phiếu chấp nhận thanh toán về ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu. Hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của bên nhập khẩu.
Ở bước này, nếu tổ chức xuất khẩu nhận được hối phiếu đã ký chấp nhận thì có báo chuyển tiền, chiết khấu hối phiếu cho ngân hàng trang trải chi phí.
Nhờ thu kèm chứng từ:
a, Khái niệm:
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ tổ chức nhập khẩu không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gởi kèm theo hối phiếu, với điều kiện nếu tổ chức nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận lên hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hoá cho tổ chức nhập khẩu để nhận hàng.
Như vậy, trong trường hợp đơn vị nhập khẩu không đồng ý trả tiền thì ngân hàng không giao bộ chứng từ. Điều đó có nghĩa là hàng hoá đã giao sang nước nhập khẩu nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của tổ chức xuất khẩu.
Trong nhờ thu kèm chứng từ có hai loại:
Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/P: Thanh toán đổi lấy chứng từ: Với điều kiện thanh toán này, ngân hàng xuất trình/ngân hàng thu hộ, được chỉ thị rằng, chỉ giao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu sau khi họ đã thực hiện việc thanh toán tiền trên hối phiếu trả ngay (at sight bill). Với dạng thức thanh toán D/P này, cũng có thể sử dụng hối phiếu có kỳ hạn (Usance bill). Trong trường hợp này, khi người nhập khẩu được ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu có kỳ hạn để ký chấp nhận, họ chưa được ngân hàng trao bộ chứng từ hàng hoá để nhận hàng ngay. Chỉ khi hối phiếu đã được nhà nhập khẩu thanh toán, ngân hàng mới giao chứng từ để người nhập khẩu đi nhận hàng.
NH phục vụ nhà xuất khẩu
Nhà xuất khẩu Nhà xuất khẩu NH phục vụ nhà nhập khẩu (1) (2) (3) (4) (8) (6) (5) (7)
Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/A:
Dạng thức này được thực hiện trong trường hợp nhà xuất khẩu cho phép nhà nhập khẩu được hưởng một khoản tín dụng thương mại, thông qua việc bán chịu hàng hoá với việc ký phát hối phiếu đòi tiền có kỳ hạn (Usance bill). Ngân hàng nhờ thu được chỉ thị, yêu cầu người nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu, có nghĩa là thừa nhận nghĩa vụ trả tiền của mình đối với người thụ hưởng hối phiếu. Sau khi làm thủ tục chấp nhận hối phiếu, ngân hàng thu hộ sẽ trao chứng từ hàng hoá, để người nhập khẩu đi nhận hàng.
b, Quy trình tiến hành:
Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết giữa hai đơn vị, tổ chức xuất khẩu thực hiện nghiệp vụ giao hàng sang nước nhập khẩu.
Bước 2: Trên cơ sở giao hàng, tổ chức xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền tổ chức nhập khẩu kèm theo bộ chứng từ hàng hoá gởi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu.
Bước 3: Ngân hàng nhờ thu gửi hối phiếu, bộ chứng từ hàng hoá kèm theo chỉ thị nhờ thu đến ngân hàng đại lý bên nước nhập khẩu để nhờ thu hộ tiền.
Nếu không đồng ý thu hộ thì phải thông báo ngay.
Bước 4: Ngân hàng đại lý giữ lại bộ chứng từ gốc, gởi hối phiếu và bản sao bộ chứng từ đến tổ chức nhập khẩu.
Bước 5: Đơn vị nhập khẩu kiểm tra hối phiếu và bản sao chứng từ , đối chiếu với hợp đồng mà quyết định đồng ý hay từ chối thanh toán. Nếu đồng ý thì có 2 trường hợp:
Nếu là nhờ thu trả tiền ngay (D/P – document against payment) thì tổ chức nhập khẩu phải trả tiền thanh toán ngay, ngân hàng mới giao bộ chứng từ gốc cho để nhận hàng.
Nếu là nhờ thu chấp nhận trả tiền (D/A – document against acceptance) thì tổ chức nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên hối phiếu, ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ.
Bước 6: Ngân hàng đại lý chuyển giao chứng từ hàng hoá cho tổ chức nhập khẩu để nhận hàng (ngân hàng đã nhận được sự đồng ý thanh toán.
Bước 7: Ngân hàng đại lý thực hiện các bút toán chuyển tiền và gởi báo có hoặc hối phiếu ký chấp nhận thanh toán về ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của tổ chức nhập khẩu.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành thanh toán cho tổ chức xuất khẩu hoặc chuyển hối phiếu đã chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của bên nhập khẩu.
2.1.2.3, Ưu, nhược điểm của phương thức nhờ thu:
Ưu điểm
Nhờ thu trơn: thủ tục đơn giản.
Nhờ thu kèm chứng từ: quyền lợi của tổ chức xuất khẩu được bảo đảm, không bị mất hàng nếu bên nhập khẩu không thanh toán. Nó đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia trong hoạt động thanh toán nhờ thu. Cụ thể:
a, Đối với nhà xuất khẩu:
Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra toà nếu người này không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán và chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại.
Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình để giải quyết trường hợp nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán. Thẩm quyền của người đại diện phải được xác định rõ ràng.
b, Đối với nhà nhập khẩu:
Mặc dù về lý thuyết , nhà nhập khẩu phải thanh toán hay chấp nhận thanh toán khi nhận bộ chứng từ mà không đươc kiểm tra trước. Tuy nhiên, trong thực tế, nhà nhập khẩu thường có cơ hội kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
Đối với D/A, nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hoá mà chưa phải thanh toán cho đến khi hối phiếu đến hạn thanh toán.
c, Đối với ngân hàng gửi nhờ thu và ngân hàng thu hộ:
Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và các giao dịch khác có liên quan.
Tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềm năng về các giao dịch đối ứng.
Trừ khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu là khách hàng đã quen biết, ngân hàng có cơ hội mở rộng cơ sở khách hàng và hứa hẹn các giao dịch tiềm năng khác.
Nhược điểm
Trong phương thức nhờ thu trơn, không đảm bảo quyền lợi cho tổ chức xuất khẩu, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian đơn thuần, thu được hay không ngân hàng cũng thu thủ tục phí, ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu như bên nhập khẩu không thanh toán.
Tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên xuất khẩu vẫn còn.
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện phương thức nhờ thu:
Để tiến hành phương thức nhờ thu, bên xuất khẩu phải lập chỉ thị nhờ thu, kèm theo các chứng từ nhờ thu gửi tới ngân hàng uỷ thác. Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ nhờ thu chỉ được thực hiện theo đúng chỉ thị với nội dung phù hợp với URC.
Chỉ thị nhờ thu là văn bản pháp lý để điều chỉnh quan hệ giữa ngân hàng với người nhờ thu
Nếu là tổ chức xuất khẩu, ta chỉ nên thực hiện phương thức nhờ thu trơn trong trường hợp là tín nhiệm hoàn toàn tổ chức nhập khẩu, hoặc là giá trị xuất khẩu nhỏ, thăm dò hàng hoá ứ động, khó tiêu thụ…
Tổ chức xuất khẩu chỉ nên dùng phương thức nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/P.
Khi lập hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu, bên xuất khẩu cần chú ý rằng: tổ chức nhập khẩu là người thanh toán chứ không phải là ngân hàng. Vì vậy hối phiếu ghi tên người trả tiền là đơn vị nhập khẩu với đầy đủ chi tiết như tên, địa chỉ…
Phải thoả thuận rõ: chi phí nhờ thu trả cho ngân hàng bên nào chịu. Nếu thu không được thì bên xuất khẩu phải trả phí cho cả 2 ngân hàng.
Trong trường hợp tổ chức nhập không đồng ý thanh toán thì cách giải quyết lô hàng đó như thế nào.
Về điều kiện thanh toán, khách hàng cần chỉ thị rõ đối với ngân hàng về yêu cầu thanh toán của mình. Cụ thể là theo điều kiện nào D/A hay D/P.
Về phí nhờ thu ai sẽ chịu, thông thường có thể qui định: Bên bán chịu toàn bộ phí nhờ thu gửi đi và gửi đến, hoặc
Bên bán chịu phí nhờ thu của ngân hàng uỷ thác. Bên mua chịu phí của ngân hàng xuất trình.
Trường hợp nhờ thu bị từ chối thanh toán một cách hợp lệ, có thể bên xuất khẩu chịu luôn cả phí của ngân hàng xuất trình.
Ngân hàng phải xử lý như thế nào khi bên nhập khẩu từ chối trả tiền, hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu, hoặc bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán.
Thông thường, khi bên nhập khẩu có văn bản từ chối trả tiền (hoặc từ chối ký chấp nhận hối phiếu) , ngân hàng xuất trình phải tìm hiểu rõ lý do và phải thông báo ngay cho ngân hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ thu.
Khi nhận được thông báo này, ngân hàng nhận uỷ thác thu phải có chỉ thị thích hợp về việc xử lý các chứng từ. Nếu sau 60 ngày kể từ ngày gửi thông báo mà ngân hàng xuất trình vẫn không nhận được những chỉ thị nói trên thì các chứng từ sẽ được chuyển trả lại ngân hàng đã gửi đến. Ngân hàng xuất trình không chịu trách nhiệm gì thêm.