1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích, đánh giá và các giải pháp hoàn thiện hoạt động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh tân bình

91 608 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Nhưng thực tế thì vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại chỉ đủ để đáp ứng trong việc mua máy móc thiết bị, mặt bằng, mua những tài sản cố định khác chứ chưa đủ vốn để Ngân hàng thương mại

Trang 1

i   

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TIỀN GỬI THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH TÂN BÌNH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Giảng viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Hoàng Yến Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Lan Anh

MSSV: 0954010026 Lớp: 09DQTC3

   

TP Hồ Chí Minh,07/2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em Những kết quả và các số liệu trong bài luận văn được thực hiện tại cơ sở Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Tân Bình, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác

Đề tài của bài luận văn tốt nghiệp này được phát triển lên từ đề tài của Bài báo cáo thực tập của em Và đề tài của Báo cáo thực tập là “ Phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Tân Bình” được thực hiện vào tháng 04/2013 dưới sự hướng dẫn của Ths Trần Thị Cẩm Hà

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2013

Người viết

Đinh Thị Lan Anh

Trang 3

iii   

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý Thầy Cô Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quãng thời gian học tập tại trường và em cũng hết lòng cám ơn Cô Nguyễn Thị Hoàng Yến đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, giải đáp những thắc mắc của em trong suốt thời gian em nghiên cứu đề tài luận văn

Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể Anh, Chị phòng giao dịch khách hàng của Ngân Hàng Phương Đông chi nhánh Tân Bình nói chung và chị Nguyễn Thị Lan Anh nói riêng đã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài nghiên cứu của mình

Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và tiếp tục thành công trong công tác giảng dạy cũng như trong cuộc sống; Kính chúc các Anh Chị phòng giao dịch khách hàng của Ngân Hàng Phương Đông chi nhánh Tân Bình luôn khỏe mạnh và gặt hái thật nhiều thành công trong công việc

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên : Đinh Thị Lan Anh

MSSV : 0954010026 Khoá : 2009 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn :

Tp.HCM, ngày…, tháng…, năm…

Giáo viên hướng dẫn

Trang 5

v   

 

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Tổng quan về NHTM 4

1.1.1 Khái niệm về NHTM 4

1.1.2 Chức năng của NHTM 5

1.1.3 Các hoạt động của NHTM 5

1.2 Nghiệp vụ huy động vốn 9

1.2.1 Khái niệm nguồn vốn huy động 9

1.2.2 Đặc điểm của nguồn vốn huy động 9

1.2.3 Vai trò của nguồn vốn huy động 9

1.2.4 Các hình thức huy động vốn 10

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn 13

1.2.6 Công cụ đánh giá hiệu quả huy động vốn 15

2 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG 17

2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng OCB 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của OCB 17

2.1.2 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng OCB chi nhánh Tân Bình 20

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại OCB chi nhánh Tân Bình 26

2.2.1 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng 27

2.2.2 Cơ cấu huy động theo hình thức huy động 32

2.2.3 Chi phi huy động 35

2.2.4 Hiệu quả huy động vốn 37

2.2.5 Phân tích hoạt động huy động vốn bằng TGTT 38

2.2.6 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động huy động vốn 47

Trang 6

3 CHƯƠNG 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI OCB CHI NHÁNH TÂN BÌNH

3.1 Định hướng phát triển của Ngân Hàng OCB trong năm 2013 54 3.2 Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ huy động vốn 54 3.2.1 Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Chi Nhánh 57 3.2.2 Giải pháp 2: Nâng cao khả năng nhận biết Chi nhánh đối với Ngân Hàng 66 3.3 Kiến nghị 73 Kết luận 76 Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 7

vii   

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Số thứ tự Chữ viết tắt Chữ viết bình thường

1 Chi nhánh Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tân Bình

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Trang

Bảng 2.1 Bảng tóm tắt một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh KQHDKD qua 3 năm 20

Bảng 2.2 Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo từng đối tượng 27

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động 32

Bảng 2.4: Bảng chi phí huy động vốn qua các năm 2010 -2012 35

Bảng 2.5: Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 37

Bảng 2.6: Cơ cấu tiền gửi thanh toán 44

Bảng 2.7: Bảng so sánh giữa nguồn vốn huy động được bằng TGTT và chi phí huy động vồn bằng TGTT 46

Bảng 3.1: Bảng cơ cấu nguồn vốn theo từng đối tượng 23

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động 27

Bảng 3.3: Bảng chi phí huy động vốn qua các năm 2010 – 2012 30

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện mức độ tăng của doanh thu, chi phí và EAT 25

Biểu đồ 2.2: biểu đồ cơ cấu tiền gửi theo từng đối tượng năm 2010 27

Biểu đồ 2.3: biểu đồ cơ cấu tiền gửi theo từng đối tượng năm 2011 27

Biểu đồ 2.4: biểu đồ cơ cấu tiền gửi theo từng đối tượng năm 2012 28

Biểu đồ 2.5: Tình hình tăng giảm các thành phần trong tổng tiền gửi qua 3 năm 29

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng các thành phần trong tổng nguồn vốn năm 2010 32

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng các thành phần trong tổng nguồn vốn năm 2011 32

Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng các thành phần trong tổng nguồn vốn năm 2012 33

Biểu đồ 2.9: Biểu đồ tăng giảm nguồn vốn theo từng hình thức huy động qua 3 năm 36

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại OCB chi nhánh Tân Bình 22

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ chuyển biến nhu cầu của con người 56

Trang 9

Luận Văn Tốt Nghiệp  1  GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến 

SVTH: Đinh Thị Lan Anh

 

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ nên Ngân hàng thương mại phải có nguồn vốn mạnh mới có thể cung ứng tốt các dịch vụ cho khách hàng Nhưng thực tế thì vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại chỉ đủ để đáp ứng trong việc mua máy móc thiết bị, mặt bằng, mua những tài sản cố định khác chứ chưa đủ vốn để Ngân hàng thương mại có thể thực hiện hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ khác Do đó, để có thêm nguồn vốn nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ vừa tốt nhất, vừa đa dạng đòi hỏi Ngân hàng thương mại cần phải huy động thêm vốn từ bên ngoài

Và hiện tại cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì Ngân hàng thương mại cũng đồng loạt ra đời Chính vì vậy, thị trường Ngân hàng cạnh tranh càng gay gắt hơn nữa Do đó, Ngân hàng thương mại muốn tồn tại và phát triển bền vững trên thương trường thì Ngân hàng thương mại cần phải có nguồn vốn dồi dào Có thể nói, vốn là một yếu tố đầu vào cơ bản quan trọng, là tiền đề cho sự thành công của Ngân hàng thương mại

Mặt khác, nguồn vốn huy động chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố nhưng trong đó yếu tố lãi suất đóng vai trò chủ chốt Với mức lãi suất huy động thấp do Ngân hàng Nhà Nước quy định 7%/ năm đối với tiền gửi có kỳ hạn và 1.5%/ năm đối với tiền gửi không kỳ hạn đã làm cho các NHTM phải gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn mà hiện tại theo nhận định của ông Nguyễn Phước Thanh – tổng giám đốc Ngân Hàng Vietcombank thì lãi suất tiếp tục có xu hướng giảm trong thời gian sắp tới và dấu hiệu cụ thể là Ngân Hàng Vietcombank và Ngân hàng Agribank đã hạ lãi suất huy động dưới mức trần là 6% Điều này sẽ làm cho các Ngân hàng thương mại khác gặp nhiều khó khăn hơn nữa

Xét về mặt lợi nhuận, ta thấy nguồn lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại có là từ sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay Nhưng vì một

Trang 10

số lý do mà chi phí huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phân Phương Đông (OCB) chi nhánh Tân Bình trong 3 năm gần đây tăng cao, từ 3,275 tỷ đồng (năm 2010) tăng lên 5,014 tỷ đồng ( năm 2012) Điều này kéo theo lợi nhuận của OCB Tân Bình năm 2011giảm 160 triệu so với năm 2010

Xét về mặt công nghệ, ta thấy cùng với sự phát triển của nền khoa học công nghệ hiện đại là sự phát triển các dịch vụ tiện ích của ngân hàng và sự thay đổi thói quen dùng tiền mặt để chi trả của người dân sang xu hướng thanh toán thông qua Ngân hàng

Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn huy động và những khó khăn sắp tới trong công tác huy động vốn nên em đã chọn đề tại “Phân tích, đánh giá và các giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại OCB chi nhánh Tân Bình” để nghiên cứu

Luận văn thạc sĩ: “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng

Công Thương chi nhánh Hoàn Kiếm” của tác giả Phạm Thị Thanh Thủy – Trường

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

3 Mục đích nghiên cứu:

Sau khi phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại OCB chi nhánh Tân Bình, đề tài sẽ đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại OCB

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài tập trung phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại OCB chi nhánh Tân Bình

Trang 11

Luận Văn Tốt Nghiệp  3  GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến 

SVTH: Đinh Thị Lan Anh

 

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để phân tích đề tài sát với thực tế, phương pháp thu thập số liệu sơ cấp từ Bảng báo cáo tài chính, bản cáo bạch từ năm 2010 đến năm 2012 của Ngân hàng Phương Đông được chọn làm phương pháp chính

Ngoài phương pháp thu thập số liệu còn có phương pháp mô tả, Phương pháp so sánh thông qua các biểu bảng, đồ thị

6 Dự kiến kết quả nghiên cứu:

Sau khi được nghiên cứu, đề tài sẽ cho chúng ta thấy những ưu điểm, nhược điểm, những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại Ngân Hàng OCB Chi nhánh Tân Bình Từ đó, đề tài sẽ đưa ra các kiến nghị và các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán

Chương 3: Những kiến nghị và giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động huy

động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại OCB Tân Bình

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại:

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại:

Theo luật các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 Quốc Hội thông qua thì:

Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan Nói cụ thể hơn: “Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật” để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được chia làm nhiều loại:

“Ngân hàng thương mại Nhà Nước hay Ngân hàng thương mại quốc doanh là NHTM có vốn Nhà Nước chiếm trên 51%” Điển hình như: Ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombak, Vietinbank, MHB

“Ngân hàng thương mại cổ phần là NHTM được thành lập dưới hình thức cổ phần giữa Nhà nước và nhân dân Trong đó, một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam” Hiện nay có một số NHTM cổ phần có quy mô lớn như: Ngân hàng ACB, Sacombank, Techcombank, …

Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là ngân hàng của người nước ngoài được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam Đây là loại ngân hàng nước ngoài có tư cách pháp nhân đầy đủ và hoạt động của ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ hệ thống pháp luật Việt Nam

Trang 13

Luận Văn Tốt Nghiệp  5  GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến 

SVTH: Đinh Thị Lan Anh

 

1.1.2 Chức năng của Ngân Hàng Thương Mại:

Ngân hàng thương mại thường có các chức năng cơ bản sau:

¾ Thực thi chính sách điều tiết tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN): NHNN đưa ra các chính sách tiền tệ nhằm điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ: lãi suất, dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, tái chiết khấu…… Và các NHTM

là các chủ thể trực tiếp thực thi các chính sách này của NHNN và đồng thời NHTM sẽ chuyển tác động của các chính sách điều tiết của NHNN tới nền kinh tế

¾ Chức năng trung gian tài chính: NHTM luôn đứng ở giữa và là cầu nối giữa những người có tiền nhàn rỗi với những người đang thiếu hụt tiền Vì hoạt động chính của Ngân Hàng là nhận tiền gửi và mang tiền gửi đó cho vay

¾ Chức năng tạo tiền: Với số tiền nhận được ban đầu, hệ thống NHTM thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản sẽ giúp làm gia tăng khối lượng tiền ban đầu lên Và quá trình tạo tiền này được gọi dưới một cái tên khác là bút tệ

¾ Chức năng thủ quỹ: NHTM nhận tiền gửi của khách hàng và tiến hàng thu, chi, chuyển tiền trong tài khoản theo yêu cầu của chủ tài khoản

1.1.3 Các hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại:

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Ngoài nguồn vốn tự có (vốn điều lệ và các quỹ), hoạt động huy động vốn có

ý nghĩa quan trọng đối với NHTM trong việc tạo lập nguồn vốn để hoạt động kinh doanh Trong hoạt động này, NHTM được sử dụng các công cụ và biện pháp mà pháp luật cho phép để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Hoạt động huy động vốn của NHTM bao gồm:

9 Nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá

Trang 14

NHTM được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác để phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh

Sau khi được NHNN chấp thuận, NHTM được phép phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá là nguồn vốn chủ yếu của NHTM là tài sản bằng tiền của các chủ thể trong nền kinh tế mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng và có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời đầy đủ cho khách hàng theo đúng cam kết

9 Vay vốn:

Để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, NHTM có thể đi vay NHNN, NHTM khác hoặc vay vốn từ ngân hàng nước ngoài NHNN sẽ cho NHTM vay thông qua hình thức tái chiết khấu, bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, bổ sung vốn thanh toán bù trừ…Thông thường NHTM chỉ vay NHNN để đảm bảo khả năng chi trả NHTM cũng có thể vay vốn từ NHTM khác thông qua thị trường liên ngân hàng

9 Huy động vốn khác:

NHTM có thể tiếp nhận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân sách nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế để tài trợ các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, cải tạo môi trường môi sinh…

Ngoài ra NHTM còn huy động được nguồn vốn phát sinh trong quá trình làm đại lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng… để bổ sung nguồn vốn huy động phục

vụ hoạt động kinh doanh

1.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động cấu thành nên tài sản có và có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng tồn tại và phát triển của NHTM Và mỗi ngân hàng được

Trang 15

Luận Văn Tốt Nghiệp  7  GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến 

SVTH: Đinh Thị Lan Anh

 

phép cấp tín dụng cho tổ chức và cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, bảo lãnh và các hình thức khác theo quy định của pháp luật

9 Cho vay:

NHTM trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống NHTM cho vay theo nguyên tắc đối tượng vay phải hoàn trả gốc và lãi khi khoản vay đến hạn và NHTM được quyền kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của tổ chức, cá nhân vay vốn Hoạt động cho vay đi kèm với các rủi ro trong hoạt động tín dụng nên NHTM được sử dụng các biện pháp đảm bảo tài sản từ các đối tượng vay như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh… và trích lập quỹ dự phòng rủi ro

để bù đắp các khoản cho vay không thu được nợ

9 Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá:

NHTM cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ

có giá ngắn hạn khác Trong trường hợp này, người sở hữu thương phiếu và giấy tờ

có giá khác phải chuyển nhượng mọi quyền lợi và lợi ích hợp pháp từ các giấy tờ

có giá cho ngân hàng NHTM cũng có thể cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố các hối phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đồng thời được thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh trong trường hợp chủ sở hữu các giấy tờ có giá đó không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng Ngoài ra, NHTM có thể sử dụng các hối phiếu và chứng từ có giá đã nhận chiết khấu để tái chiết khấu vay vốn tại NHNN hay NHTM khác

9 Bảo lãnh ngân hàng:

NHTM dùng uy tín và khả năng tài chính của mình để bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các bảo lãnh khác cho các tổ chức, cá nhân

9 Cho thuê tài chính

Trang 16

Là loại hình tín dụng trung hạn và dài hạn, trong đó NHTM (thông qua các Công ty cho thuê tài chính của mình) dùng vốn để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của bên thuê và cho bên thuê thuê trong một thời gian nhất định Bên thuê có trách nhiệm trả cho bên cho thuê tiền thuê tài sản theo những định kỳ do hai bên cùng thỏa thuận Tài sản thuê thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê Khi hợp đồng cho thuê hết hiệu lực, bên thuê được quyền ưu tiên mua lại tài sản thuê theo giá thỏa thuận của hai bên (“Luật tổ chức tín dụng năm 2010”)

1.1.3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

9 Dịch vụ cung ứng các phương tiện thanh toán:

Ngân hàng thực hiện cung ứng các phương tiện thanh toán cho các tổ chức

và cá nhân trong và ngoài nước thông qua hệ thống ngân hàng của mình, hệ thống liên ngân hàng hoặc NHNN để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế

9 Dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý:

Khi được NHNN chấp thuận, NHTM được thực hiện chức năng thanh toán quốc tế như: Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, giao dịch liên quan đến L/C, chuyển tiền quốc tế, bao thanh toán quốc tế, … để đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh

tế quốc tế của các cá nhân và doanh nghiệp trong xã hội

Ngoài ra, NHTM còn thực hiện dịch vụ như thu hộ, chi hộ cho các tổ chức và

cá nhân, tư vấn tài chính, giữ hộ tài sản, thanh toán séc…

1.1.3.4 Các hoạt động khác

9 Góp vốn đầu tư, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác từ nguồn vốn tự có để đa dạng hóa danh mục đầu tư, hạn chế rủi ro và nâng

cao hiệu quả kinh doanh

9 Tham gia thị trường tiền tệ: Thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn khác

theo quy định của NHNN

Trang 17

Luận Văn Tốt Nghiệp  9  GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến 

SVTH: Đinh Thị Lan Anh

9 Các hoạt động khác như bảo quản hiện vật quý hiếm, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khách theo quy định của pháp luật

1.2 Nghiệp vụ huy động vốn

1.2.1 Khái niệm nguồn vốn huy động: 1

“Nguồn vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào Chỉ có các NHTM mới được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau”

1.2.2 Đặc điểm của nguồn vốn huy động:

ƒ Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM

ƒ Vốn huy động là một nguồn vốn không ổn định

ƒ Chi phí cho nguồn vốn huy động này tương đối cao và chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của NHTM

ƒ Và đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng

ƒ Vốn huy động chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh, các NHTM không được sử dụng nguồn vốn này để đầu tư

1.2.3 Vai trò của nguồn vốn huy động:

Đối với Ngân hàng:

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp Và nó càng quan trọng hơn đối với Ngân Hàng –

      

 

1  : Trích ngu n “sách Nghi p v  Ngân hàng Th ng M i”, ch  biên GS.TS Nguy n Đăng D n. Trang 16. 

Trang 18

một loại hình doanh nghiệp đặc biệt chỉ kinh doanh hàng hóa là tiền tệ Tuy nhiên vốn điều lệ của Ngân hàng không đủ để đáp ứng các hoạt động kinh doanh của chính Ngân hàng Vì thế NHTM phải huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM và được xem là thành phần quan trọng nhất trong nguồn vốn

Vì Ngân hàng hoạt động kinh doanh theo hình thức “đi vay để cho vay” nên

có thể nói nguồn vốn huy động là đầu vào của Ngân Hàng

Đồng thời, thông qua nguồn vốn huy động Ngân hàng có thể đo lường được

sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng mình

Đối với khách hàng có tiền nhàn rỗi :

Nguồn vốn huy động không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng

mà còn đối với khách hàng Nghiệp vụ huy động vốn vừa cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư an toàn tạo cơ hội cho họ có thêm thu nhập trong tương lai vừa là nơi cất trữ tiền an toàn cho khách hàng

Ngoài ra, nghiệp vụ huy động vốn còn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tiện ích khác của Ngân hàng như chuyển tiền cho người thân, thanh toán tiền qua thẻ nhanh chóng và an toàn

Đối với khách hàng đang cần vốn:

Nghiệp vụ huy động vốn giúp các các nhân, doanh nghiệp giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, giúp quá trình hoạt động sản xuất không bị gián đoạn

1.2.4 Các hình thức huy động vốn

1.2.4.1 Huy động vốn thông qua hoạt động nhận tiền gửi thanh toán:

Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục đích thực hiện các dịch vụ thanh toán thông qua các phương tiện: sec lãnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất cho khách hàng

Trang 19

Luận Văn Tốt Nghiệp  11  GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến 

SVTH: Đinh Thị Lan Anh

 

ƒ Đối tượng khách hàng: Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện việc thanh toán, chi trả thông qua Ngân hàng Thanh toán qua Ngân hàng là một loại dịch vụ thanh toán theo đó ngân hàng được ủy quyền thực hiện việc trích chuyển tài khoản của đơn vị phải trả sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng

ƒ Đặc điểm của loại tiền gửi thanh toán:

9 Khách hàng có thể gửi và rút tiền bất cứ lúc nào

9 Lãi suất cho loại tiền gửi này rất thấp chỉ khoảng 1,5% - 2%/ năm

9 Lãi tiền gửi thanh toán có thể trả theo định kỳ hàng tháng hoặc theo quý Tiền lãi được tính theo phương pháp tích số và lãi được nhập vào số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng

9 Khách hàng thường bị thu phí khi sử dụng dịch vụ ngân hàng

9 Mỗi khách hàng được cấp một tài khoản giao dịch

9 Và đây là nguồn vốn có chi phí thấp của ngân hàng

9 Trị giá tiền gửi thanh toán không ổn định

9 Khách hàng phải luôn có một khoản tiền nhất định trong tài khoản để duy trì khả năng chi trả bất cứ thời điểm nào

9 Trong thời gian số tiền duy trì trong tài khoản của khách hàng chưa sử dụng tới, ngân hàng có thể dùng số tiền này vào các hoạt động khác của mình

1.2.4.2 Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm (Theo định nghĩa tại Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm

số 1160/2004/QĐ-NHNN): là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi

Bản chất của tiền gửi tiết kiệm là một khoản đầu tư ngày hôm nay để có được một khoản tiền lớn hơn trong tương lai (bao gồm phần gốc là số tiền gửi ban đầu và khoản tiền lãi)

Tài khoản tiết kiệm được chia làm hai loại:

Trang 20

¾ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

ƒ Đối tượng: cá nhân hay tổ chức có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng

nhằm mục đích cất giữ an toàn và không có sẵn kế hoạch sử dụng trong tương lai

ƒ Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

9 Chủ tài khoản có thể gửi tiền hoặc rút tiền ra bất cứ khi nào cần

9 Khách hàng không được sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng

9 Lãi suất cho loại tiền gửi này cũng rất thấp 1.5 %/ năm Tiền lãi cũng được tính tương tự như tiền lãi của tiền gửi thanh toán là lãi nhập gốc và theo phương pháp tích số

9 Mỗi lần giao dịch khách hàng cần phải xuất trình sổ tiền gửi tiết kiệm

¾ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

ƒ Đối tượng: cá nhân hay tổ chức có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi, an toàn Và tiền gửi này có kế hoạch sử dụng rõ ràng trong tương lai

ƒ Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

9 Khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đáo hạn

9 Tuy nhiên để khuyến khích khách hàng gửi tiền, ngân hàng vẫn để khách hàng rút trước hạn nhưng trong trường hợp này khách hàng chỉ được hưởng lãi suất thấp – lãi suất không kỳ hạn

9 Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao, khoảng 7%/ năm

9 Lãi được tính theo phương pháp số dư và không nhất thiết nhập lãi vào gốc

9 Trị giá tiền gửi lớn và là nguồn tiền ổn định, giúp ngân hàng có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này cho hoạt động kinh doanh

9 Cũng giống như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiết kiệm và không được sử dụng các dịch vụ thanh toán hay chuyển khoản

1.2.4.3 Huy động vốn thông qua việc phát hành giấy tờ có giá:

Trang 21

Luận Văn Tốt Nghiệp  13  GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến 

SVTH: Đinh Thị Lan Anh

 

Giấy tờ có giá là giấy chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết giữa tổ chức tín dụng và người mua

Giấy tờ có giá được xem là một trong những công cụ huy động của ngân hàng

Giấy tờ có giá được chia làm hai loại: giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ có giá dài hạn

Giấy tờ có giá ngắn hạn: là loại giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng bao

gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác

Giấy tờ có giá dài hạn: là loại giấy tờ có giá có thời hạn trên một năm bao gồm

trái phiếu, cổ phiếu

1.2.4.4 Huy động vốn bằng hình thức vay của các tổ chức tín dụng khác

và vay của ngân hàng Nhà Nước:

ƒ Vay của các NHTM khác: NHTM có thể vay vốn NHTM khác khi đang thiếu hụt vốn Phần lớn các NHTM này chỉ vay qua một đêm và lãi suất dùng trong vay vốn liên ngân hàng được gọi là lãi suất qua đêm

ƒ Huy động vốn từ NHNN: Khi NHTM thiếu tiền để thanh khoản thì NHNN là đơn vị cuối cùng cho NHTM vay vốn bằng cách tái chiết khấu các giấy

tờ có giá, cầm cố các giấy tờ giá, vay thanh toán bù trừ

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn:

Nhân tố khách quan:

™ Hàng lang pháp lý: Vì hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với các Chính sách của Nhà Nước và có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của xã hội Do đó, hoạt động của NHTM nói chung không chỉ chịu sự quản lý chặt chẽ bởi các quy phạm pháp luật của Nhà nước mà còn chịu sự quản lý của NHNN thông qua các chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng…

Trang 22

Ví dụ: Khi NHNN đưa ra quy định hạ lãi suất từ 11% xuống còn 9% làm

nguồn vốn huy động của các NHTM giảm đáng kể

™ Các yếu tố của nền kinh tế:

Tỷ lệ lạm phát: Nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao sẽ khiến người dân kém tin tưởng vào đồng tiền và thay vào đó người dân sẽ rút tiền mặt để quy đổi tiền thành những tài sản có giá trị hơn, ít bị mất giá hơn hơn như vàng, kim cương…

Lãi suất: lãi suất đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động huy động vốn của NHTM Nếu lãi suất tiền gửi cao sẽ dễ thu hút tiền nhàn rỗi trong dân vào ngân hàng nhiều hơn

Thu nhập bình quân đầu người: khi thu nhập bình quân của người dân tăng thì số tiền nhãn rỗi của họ cũng tăng Æ số tiền của người dân gửi vào Ngân hàng

sẽ tăng lên

Yếu tố chính trị: một quốc gia có tình hình chính trị ổn định sẽ tạo được cảm giác an toàn cho người dân trong việc đầu tư kinh doanh Æ tăng thu nhập và đồng thời cũng tạo được lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng và điều này đồng nghĩa với việc các NHTM huy động vốn nhàn rỗi một cách dễ dàng hơn

Yếu tố văn hóa, xã hội góp phần tạo nên phong tục, tập quán cho mỗi vùng, mỗi đất nước Và phong tục, tập quán cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đối với những nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán tiện ích, ít sử dụng tiền mặt nên việc huy động vốn ở các nước này cũng dễ dàng hơn Còn đối với các nước đang phát triển điển hình là Việt Nam, người dân còn thói quen sử dụng tiền mặt và cất trữ vàng nên việc huy động vốn còn gặp khó khăn

1.2.5.1 Nhân tố chủ quan:

™ Lãi suất ấn định của mỗi NHTM (theo khung quy định của NHNN) Nếu ngân hàng nào có lãi suất cao hơn thì sẽ có lợi thế hơn trong việc huy động vốn

™ Sự đa dạng của sản phẩm: hiện tại các NHTM đều huy động với lãi suất trần do NHNN quy định vì thế để có sức cạnh tranh cao đòi hỏi Ngân hàng đó

Trang 23

Luận Văn Tốt Nghiệp  15  GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến 

SVTH: Đinh Thị Lan Anh

™ Uy tín của ngân hàng: khách hàng có tính cẩn thận, không thích mạo hiểm sẽ lựa chọn ngân hàng có uy tín cao mặc dù lãi suất thấp hơn là ngân hàng có lãi suất cao nhưng kém về mặc uy tín Vì uy tín sẽ nói lên được mức độ an toàn của khoản tiền mà họ đã gửi

Î Vậy để có được nhiều khách hàng từ khách hàng bình thường đến những khách hàng khó tính và cẩn thận thì NHTM cần phải đáp ứng tốt các nhân

để tối đa hóa lợi nhuận của hoạt động huy động vốn thì NHTM phải thực hiện tốt công tác quản trị tài chính sao cho chi phí huy động là thấp nhất Vì không phải NHTM nào huy động được nhiều tiền thì công tác huy động đạt hiệu quả mà phải cân nhắc tỷ lệ giữa chi phí huy động vốn với nguồn vốn huy động vào Nếu số % (số lần) tăng lên của nguồn vốn huy động vào > số % (số lần) tăng lên của chi phí dùng để huy động nguồn vốn đó thì công tác huy động vốn này được xem là hiệu quả Và ngược lại, nếu số % (số lần) tăng lên của nguồn vốn huy động vào < số % (số lần) tăng lên của chi phí dùng để huy động được nguồn vốn đó thì công tác huy động vốn này không đạt hiệu quả

Trang 24

1.2.6.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng:

NHTM là một trung gian tài chính, chuyên đi vay để cho vay Vì thế công tác huy động vốn muốn được hiệu quả ngoài tiêu chí trên thì người đánh giá cần phải xem xét hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó như thế nào Nguồn vốn huy động vào phải vừa đủ đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, không nên thiếu cũng không nên quá thừa Nếu nguồn vốn huy động vào quá nhiều, ngân hàng không sử dụng hết số tiền huy động được để cho vay thì nguồn vốn huy động dư đó không những không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà nó sẽ trở thành gánh nặng chi phí cho ngân hàng

Trang 25

nh: ORIEN

ORICOM

hoạt động iệt Nam cấnhận đăngMinh cấp

Tạo ra nhữđầu tư, đó

CHƯƠ

ỘNG HUY TÂN BÌNH

số 0061/N

ấp

g ký kinh dđường Lê

20 960 - 3

m.vn

ngân hàng

à nhỏ tại V

ững giải phóng góp tíc

ƠNG 2

Y ĐỘNG H

NH-GP ngdoanh số 0Duẩn, Qu

8 220 961

g đa năng Việt Nam

Trang 26

đồng và xã hội thông qua việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tâm huyết,

am hiểu nhu cầu của khách hàng

ƒ Giá trị cốt lõi:

Khách hàng là trọng tâm: Thấu hiểu và thân thiện Thoả mãn khách

hàng là động lực tăng trưởng Cam kết mang lại giải pháp phù hợp nhu cầu

Chuyên nghiệp: Thể chế minh bạch Chuyên môn nghiệp vụ vững vàng

Văn hoá ứng xử chuẩn mực

Tốc độ: Khát vọng tiên phong và dẫn đầu Quy trình đơn giản và nhanh

chóng Tác nghiệp chính xác và hiệu quả

Sáng tạo: Chủ động nắm bắt cơ hội và đối phó nguy cơ Sản phẩm, dịch

vụ khác biệt Liên tục cải tiến

Thân thiện: Hợp tác và chia sẻ Cam kết lâu dài Môi trường làm việc

thân thiện và lành mạnh

2.1.1.2 Vốn điều lệ cùng với quá trình phát triển:

ƒ 10/1996 Ngân Hàng TMCP Phương Đông chính thức đi vào hoạt động với tổng số vốn ban đầu là 70 tỷ Và tăng dần qua các năm, cụ thể:

o 06/ 2003 vốn điều lệ là 101.351 tỷ dồng

o Cuối 2005 là 300 tỷ đồng

o Cuối năm 2006 vốn điều lệ là 567 tỷ đồng

o Cuối năm 2008 vốn điều lệ là 1.111 tỷ đồng

o Cuối năm 2011 vốn điều lệ tăng lên tới 3.140 tỷ đồng

o Và tính đến ngày 31/12/2012 vốn điều lệ của Ngân Hàng Phương Đông

là 3.600 tỷ đồng

ƒ Mạng lưới hoạt động :

o 31/12/2001: Khai trương chi nhánh đầu tiên (Chi nhánh Bến Thành) và phòng giao dịch đầu tiên (Phòng giao dịch Hàm Nghi)

Trang 27

Luận Văn Tốt Nghiệp  19  GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến 

SVTH: Đinh Thị Lan Anh

2.1.1.3 Mối quan hệ giữa OCB với các tổ chức :

ƒ 08/2002: Gia nhập Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT)

ƒ 14/1/2003: Sáp nhập Ngân hàng Tây Đô vào Ngân hàng Phương Đông

ƒ Năm 2004: Tham gia liên minh Dịch vụ thẻ Vietcombank, tham gia hệ thống chuyển tiền nhanh Western Union và liên kết với Ngân hàng Sài Gòn Thương tín trong một số lĩnh vực hoạt động ngân hàng

ƒ 19/12/2008 : Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Ngân hàng lõi giữa OCB - Việt Nam và Temenos AG – Thụy Sỹ

ƒ 16/09/2009: OCB và Ernst & Young Việt Nam chính thức ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

ƒ 06/11/2009: OCB ký kết hợp đồng quản lý sổ cổ đông với công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông (ORS)

ƒ 15/12/2009: OCB thông báo chào bán 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi ra công chúng loại trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông

Hiện OCB có các đối tác chính sau:

9 Là thành viên của Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT: Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication)

9 Tham gia chương trình Quỹ phát triển nông thôn (RDF: Rural Development Fund) của Ngân hàng thế giới (World Bank)

9 Hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới Western Union

9 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

9 Liên minh thẻ Vietcombank

9 Liên minh công ty Cổ phần thẻ Smartlink

Trang 28

2.1.1.4 Thành phần cổ đông và tỷ trọng cổ phần nắm giữ:

2.1.2 Giới thiệu sơ lược về Ngân Hàng Phương Đông chi nhánh Tân Bình

Hình 2.1 : Phòng giao dịch khách hàng tại OCB chi nhánh Tân Bình

Ngân Hàng Phương Đông chi nhánh Tân Bình là một trong những chi nhánh lớn của Ngân Hàng Phương Đông

Địa chỉ : Tòa nhà 435G- H Hoàng Văn Thụ, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM Điện thoại (08) 38.112.399

Fax : (08) 38.114.746

2.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động của OCB chi nhánh Tân Bình:

OCB Tân Bình được phép thực hiện các hoạt động :

trọng

1 Nhóm Doanh nghiệp Nhà nước 9,2%

Trang 29

Luận Văn Tốt Nghiệp  21  GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến 

SVTH: Đinh Thị Lan Anh

 

9 Huy động vốn

9 Tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp

9 Nhận tiền gửi từ nước ngoài và chuyển tiền ra nước ngoài

9 Thực hiện thanh toán quốc tế như: phát hành L/C, bảo lãnh thanh toán quốc

tế

9 Tài trợ xuất nhập khẩu

9 Bảo lãnh trong nước

9 Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu cho khách hàng: thu hộ tiền điện của EVN, thu

hộ tiền học phí cho Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM

9 Kinh doanh ngoại hối và vàng

9 Thực hiện dịch vụ đổi tiền đồng Æ tiền giấy Tiền cũ, tiền không đủ điều kiện lưu thông sang tiền mới, tiền đủ điều kiện lưu thông

Các hoạt động chủ yếu của OCB Tân Bình:

Trong các dịch vụ trên thì OCB thường xuyên thực hiện các dịch vụ: Huy động vốn, tín dụng, Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu cho khách hàng, thu hộ tiền điện của EVN, thu hộ tiền học phí cho Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM

Trang 30

2.1.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại OCB chi nhánh Tân Bình.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức OCB chi nhánh Tân Bình

Phòng tín dụng

cá nhân

Phòng dịch vụ khách hàng

Phòng hành chánh

Bộ phận dịch vụ KH Bộ phận ngân quỹ

Tài xế Phòng bảo

vệ

Phòng tín dụng doanh nghiệp

Giám đốc Chi nhánh

kiêm Giám Đốc khối khách hàng doanh nghiệp Giám Đốc Khối Khách

hàng cá nhân

Trang 31

Luận Văn Tốt Nghiệp  23  GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến 

SVTH: Đinh Thị Lan Anh

 

Cơ cấu tổ chức của OCB chi nhánh Tân Bình đứng đầu chi nhánh là Ban Giám Đốc gồm có 2 vị giám đốc: Giám Đốc Chi nhánh kiêm Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp và Giám Đốc khối khách hàng cá nhân Giám Đốc là người trực tiếp đưa ra mục tiêu và các chiến lược để đưa chi nhánh mình phát triển Là người trực tiếp chuyển giao thông tin nội bộ từ Hội Sở tới chi nhánh mình Mỗi vị Giám Đốc đứng ra chỉ đạo và chịu trách nhiệm với mọi hoạt động liên quan tới khối khách hàng của mình

Giám Đốc khách hàng cá nhân quản lý Phòng Tín dụng cá nhân, phòng dịch

vụ khách hàng

Phòng dịch vụ khách hàng chia làm hai bộ phận: bộ phận phục vụ khách hàng và bộ phận Ngân Quỹ

Giám Đốc khách hàng doanh nghiệp quản lý Phòng tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp và phòng hành chánh

Phòng hành chánh quản lý đội ngũ bảo vệ và tài xế

2.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban:

Phòng tín dụng (cá nhân và doanh nghiệp): Đứng đầu là trưởng phòng tín

dụng đảm nhiệm việc ký xác nhận cho vay và là người thẩm định cuối cùng hồ sơ vay cùng với nhân viên tín dụng Mỗi nhân viên tín dụng thực hiện tất cả các công việc từ tư vấn cho khách hàng vay, đến tiếp nhận hồ sơ vay, hoàn tất thủ tục vay

và cũng là người nhắc nhở khách hàng trả nợ cho vay

Trang 32

Bộ phận ngân quỹ: gồm 2 nhân viên

9 Chuyên thực hiện hoạt động thu, chi tiền tại đơn vị

Phòng hành chánh: là bộ phận phụ trách việc quản lý, kiểm soát hoạt động

của nhân sự ( tổ chức các buổi vui chơi, giải trí), xem xét cung cấp các vật dụng

văn phòng của các phòng ban, quản lý tài sản của của chi nhánh, được ủy quyền

quản lý con dấu của Chi nhánh

2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của OCB chi nhánh Tân Bình:

Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh đều hướng tới mục đích lợi nhuận Và

NHTM cũng vậy, tất cả các NHTM đưa ra chiến lược đều nhằm nâng cao doanh

thu, tăng lợi nhuận Và sau đây là bảng 2.1 thể hiện lợi nhuận của OCB qua đây ba

năm

Bảng 2.1 Bảng tóm tắt một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh KQHDKD qua 3

năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

( Nguồn: Bản cáo bạch của OCB năm 2010 - 2012)

Ghi chú: EBIT: Lợi nhuận trước thuế

EAT: lợi nhuận sao thuế

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Doanh

Trang 33

n hàng tăngnhuận sau

ăm 2010 V

m là do:

ền kinh tếnhiều doan

hiện mức

kết quả hodoanh thu

hỉ tiêu trên

ết định bởi đồng thời

h số tăng v

m trước Trư(EBIT) có thoạt động k

a OCB TânDoanh thuăng thì chi

à chi phí cường hợp cthể sẽ bị âmkinh doanh

n Bình tăntăng là điề

i phí của nkhoảng 60,ngân hàngnhân dẫn đ

êu lợi nhuậoanh thu và

ảm thì EA

cũng tăng thchi phí tăn

m

(bảng 2.1)

ng 1,971 tỷ

ều đáng mừngân hàng

42 % (tươ

g năm 201đến chi ph

nhiều khóđòi hỏi Chi

2

Nguyễn Thị

hu, chi ph

của Ngân htrước thuế

EBIT) năm , tăng cao

Tân Bình

ơng đương

g bên cạnh lên Năm 1,979 tỷ) chênh lệch cũng như

t động sảnhải tăng chi

n

i

Trang 34

phí phòng ngừa rủi ro tín dụng từ 194,818 triệu (năm 2010) lên 807,049 triệu (năm 2011) Điều này làm việc lợi nhuận của chi nhánh giảm

Thứ hai: Xét về mặt khách quan, nền kinh tế Việt Nam 2011 không ổn

định và Việt Nam bị hạ bậc tín nhiệm nên các nhà đầu tư nước ngoài e ngại đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có OCB

 Nếu năm 2011, chi phí cao và làm EAT của ngân hàng giảm mạnh thì ở năm

2012 chi phí giảm 4,56% kết hợp với doanh thu tăng 20,63% đã giúp cho EAT tăng mạnh trở lại, tăng lên đến 49,12% Và kết quả hoạt động kinh doanh đạt được vậy

là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Nghị quyết 11 về chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ ban

hành ngày 24/04/2011 đã phát huy hiệu quả Nền kinh tế đã cải thiện rõ rệt Và điều này đã giúp ngân hàng lấy lại lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng

Thứ hai: Một điểm nổi bật giúp toàn hệ thống OCB kinh doanh có hiệu

quả hơn hẳn là do năm 2012, OCB chính thức đưa vào sử dụng gói giải pháp kho

dữ liệu IBM Netezza và giải pháp phân tích kinh doanh IBM Cognos Đây hệ thống quản lý, theo dõi thông tin khách hàng chất lượng cao đồng thời cũng là phần mềm hiện đại trong việc phân tích tình hình kinh tế và đưa ra các giải pháp khá hiệu quả Gói giải pháp này được xem là đòn bẩy trong việc tổ chức, quản lý và phát triển kinh doanh, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế và hoạt động ngân hàng đang trong giai đoạn khó khăn

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại OCB Tân Bình

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất đối với Ngân hàng thương mại Vì đây là hoạt động mang lại nguồn vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt kinh doanh khác của Ngân hàng Do vậy, NHTM nói chung và OCB nói riêng điều ra sức phấn đấu để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn Và sự cố gắng đó được thể hiện qua số liệu ở Bảng 2.2 sau

Trang 35

25,095 (24,71%)

97.608 (100%)

118,566(84,83%

21,203(15,17%

139.767(100%)tài chính O

cơ cấu tiề

6

%)

145,5(82,5%

3

%)

30,86(17,5%

7 )

176.3(100%

OCB năm 2

n gửi theo

010

14

%) 46,0

ệt

i

Tươn đối (%)

53 63,51

Nguyễn Thị

ợng

Đơn vị tính:

S 20

ng

i )

Tuyệt đối

t Tương đối (%

Trang 36

nh phần tiềnăm 2011

ân mà khôdành cho giảm giá trị

cơ cấu nguhút tiền g

hì ở thời ginghiệp đó doanh nhânnày đã giúơng đương

3 tỷ đồng, 5,095 tỷ đồ

c thành phầ

a các cá nh

ền gửi củ

1, OCB chúông có sảnkhách hàn tiền gửi nă

uồn tiền gử

ửi của cá nian này, OC

là “chương

n Việt Nam

úp cho trị g9,664 tỷ đ

n chiếm tỷcòn lại làồng

ần trong tiềhân tăng lê

CB đã đưa

g trình ưu m” với đặc giá tiền gửồng) so vớ

%

hần trong t

ồm hai thànhiệp Trong

ần nữa thakhông chú

a ra chươngđãi dành cđiểm nổi

ửi của doan

ới năm 201

Tiền gửi

cá nhânTiền gửidoanh ng

tiền gửi:

nh phần ch

g tổng ngu

n nhất 74,2của các do

i nhánh có

% thay vào

p xuống csản phẩm h

nh tiền gửi

nh bày cụ

ay đổi Nếutrọng thu

g trình hấpcho khách bật là disc

nh nghiệp r

1

của

i của ghiệp

hủ chốt: tiềuồn vốn hu29% tổng soanh nghiệ

sự thay đổ

đó là sự sụ

òn 15,17%hấp dẫn ch

i của doanthể ở phầ

u năm 201hút tiền gử dẫn thu húhàng doancount phí tớrất cao, tăn

Trang 37

Luận Văn Tốt Nghiệp  29  GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến 

SVTH: Đinh Thị Lan Anh

 

Biểu đồ 2.5: Tình hình tăng giảm các thành phần trong tổng tiền gửi qua 3 năm

Về tình hình tăng giảm giá trị tiền gửi qua các năm:

Ta thấy nguồn vốn huy động của OCB tăng dần qua các năm Từ 97,608 tỷ (năm 2010) tăng lên 139,767 tỷ (tăng 43,19%) ở năm 2011 và đến năm 2012 nguồn vốn huy động được 176,38 tỷ (tăng 26,19%) Nhưng tăng mạnh nhất là năm 2011 Nguyên nhân là do:

¾ Người dân dần dần tin tưởng chất lượng phục vụ của Chi nhánh Và bắt đầu hình thành thói quen gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng để hưởng lãi và sử dụng các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng Theo bảng khảo sát 100 khách hàng của OCB chi nhánh Tân Bình về chất lượng phục vụ, có đến 84% khách hàng đánh giá cao chất lượng phục vụ của Chi nhánh, 10% khách hàng đánh giá khá và 6% đánh giá trung bình

¾ Ngân hàng Phương Đông đã tích cực đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như:

ƒ “Cơ hội nhân đôi – trúng ngay nhà mới” Đây là chương trình khuyến mãi lớn nhất trong năm 2012 với cơ cấu giải thưởng hấp dẫn: cào trúng ngay 100% tiền mặt với giá trị lên đến 5 triệu đồng Ngoài ra, 61 giải thưởng lớn hấp dẫn bốc thăm cuối chương trình với giải đặc biệt: Căn hộ

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tiền gửi của cá nhân Tiền gửi của Doanh nghiệp

Trang 38

cao cấp trị giá 1,5 tỷ đồng; 10 giải nhất máy giặt Elextrolux, 10 giải nhì

Tủ lạnh Elextrolux, 40 giải 3: tivi LCD Sony Brivia

ƒ “Trở thành tỷ phú khi tham gia gửi tiền vào OCB” dành cho tiền gửi tiết kiệm từ 10 triệu đồng hoặc 300 USD với kỳ hạn 12 tháng; 40 triệu đồng hoặc 2 nghìn đô la Mỹ cho kỳ hạn 01 tháng, khách hàng sẽ nhận được một thẻ cào với các cơ hội trúng: Giải đặc biệt gồm 01 giải tỷ phú trị giá một tỷ đồng; giải triệu phú trị giá 100 triệu đồng, hai giải phú quý mỗi giải trị giá 50 triệu đồng Ngoài ra, khách hàng cào thẻ còn được nhận ngay balô du lịch, dù OCB, bao lì xì Tết 30.000 đồng trong tổng số trên 90.000 phần quà với tổng giá trị bốn tỷ đồng Gửi càng nhiều, khách hàng càng có cơ hội trúng lớn, số thẻ cào được cấp theo bội số và thời hạn gửi

ƒ “Gửi tiền OCB trúng ngay Honda Civic”: Với số tiền từ 1 triệu đồng hoặc 300 USD, khách hàng sẽ được nhận thẻ cào trúng ngay giải đặc biệt xe Honda Civic, 20 giải Honda Lead và các giải thưởng có giá trị khác.

ƒ Tri ơn khách hàng “Xuân thịnh vượng” Theo đó với số tiền gửi tối thiểu

5 triệu đồng trong thời gian 11/01/2010 – 31/01/2011, khách hàng đến gửi tiền hoặc tái tục sổ tiết kiệm bằng tiền đồng (VND) tại OCB sẽ được nhận ngay những quà tặng thiết thực và ý nghĩa với bộ quà tặng “Yêu

thương – Sum vầy – Phúc lộc – An Khang – Sung túc” tương ứng số tiền gửi và kỳ hạn gửi

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân cụ thể như sau:

Năm 2011:

Tiền gửi của các cá nhân tăng đến 63,51% Nguyên nhân là do thị trường vàng ở năm này có nhiều biến động mạnh nhất, giá vàng lên xuống thất thường, và khoảng chênh lệch giá rất lớn cộng với thị trường chứng khoán lao đao đã khiến người dân không chọn kênh đầu tư mang tính rủi ro này mà thay vào đó là chọn

Trang 39

Luận Văn Tốt Nghiệp  31  GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến 

SVTH: Đinh Thị Lan Anh

Năm 2012:

Nền kinh tế dần dần có triển vọng trở lại, thị trường vàng cũng đã được Chính phủ bình ổn, vì thế người dân có nhiều kênh đầu tư hơn Điều này làm cho tiền nhàn rỗi của cá nhân gửi vào Chi nhánh tăng nhẹ ở mức 22,73%

Vì nền kinh tế dần phục hồi nên tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp sôi nổi hơn, nhu cầu thanh toán tiền hàng giữa các doanh nghiệp ngày càng nhiều đồng thời kết quả hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn dẫn đến tiền gửi của họ vào Ngân hàng tăng rất mạnh (tăng 45,58%)

Trang 40

16.04 (9.86%

53.842(33.11%

22.843(14.05%

162.61(100%)

7

%)

72.01(33.74

)

25.06(11.74

2

%

79.27(37.14

3

%)

37.1(17.38

)

213.4(100%

19 4%)

27

63 4%)

-4.0

77 4%) 19.2

12 8%) 12.5

ối

Tươ đố

ơng

ối

Tuy đố

yệt

i

Tươn đối

Ngày đăng: 27/04/2014, 16:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 : Phòng giao dịch khách hàng tại OCB chi nhánh Tân Bình. - phân tích, đánh giá và các giải pháp hoàn thiện hoạt động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh tân bình
Hình 2.1 Phòng giao dịch khách hàng tại OCB chi nhánh Tân Bình (Trang 28)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức OCB chi nhánh Tân Bình - phân tích, đánh giá và các giải pháp hoàn thiện hoạt động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh tân bình
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức OCB chi nhánh Tân Bình (Trang 30)
Bảng 2.1 Bảng tóm tắt một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh KQHDKD qua 3 - phân tích, đánh giá và các giải pháp hoàn thiện hoạt động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh tân bình
Bảng 2.1 Bảng tóm tắt một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh KQHDKD qua 3 (Trang 32)
Bảng 2.4: Bảng chi phí huy động vốn qua các năm 2010 -2012. - phân tích, đánh giá và các giải pháp hoàn thiện hoạt động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh tân bình
Bảng 2.4 Bảng chi phí huy động vốn qua các năm 2010 -2012 (Trang 43)
Bảng 2.5: Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn - phân tích, đánh giá và các giải pháp hoàn thiện hoạt động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh tân bình
Bảng 2.5 Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn (Trang 45)
Bảng 2.6: Cơ cấu tiền gửi thanh toán. - phân tích, đánh giá và các giải pháp hoàn thiện hoạt động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh tân bình
Bảng 2.6 Cơ cấu tiền gửi thanh toán (Trang 52)
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ chuyển biến nhu cầu của con người - phân tích, đánh giá và các giải pháp hoàn thiện hoạt động vốn bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh tân bình
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ chuyển biến nhu cầu của con người (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w