0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

5 Minh bạch hóa mọi thông tin tài chính tiền tệ

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ MEXICO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 34 -37 )

Một điểm đáng lưu ý nữa là đã có không ít những nhà kinh tế và tài chính đánh giá rằng chính sự “hoang mang” của các nhà đầu tư đã dẫn tới sự rút vốn ồ ạt từ nền kinh tế Mexico vào năm 1994 và gây nên sự sụp đổ trong hệ thống tài chính ở nước này. Hiện tượng này bắt nguồn từ sự thiếu minh bạch trong các hoạt động tài chính và được xem là ngày càng trở nên phổ biến trong nền kinh tế hiện đại. Kết quả là thâm hụt ngân sách và nợ công chúng lớn trong khủng hoảng tiền tệ ở Mexico năm 1994. Vì vậy, việc minh bạch hóa thông tin là rất cần thiết, không chỉ để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư mà còn để tránh hiện tượng đầu cơ, do đó, đảm bảo s ự ổn định của các nguồn đầu tư này cũng như bảo vệ quyền lợi của đại chúng.

36 Đối với Việt Nam, minh bạch hóa thông tin cần được thực hiện thông qua việc khuyến khích phân đoạn thị trường, cụ thể là sự hình thành của các trung gian tài chính độc lập để đánh giá một cách khách quan hoạt động của các chủ thể tài chính, đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, những thị trường không chính thức (như OTC) cần được quản lý chặt chẽ hơn để tránh hiện tượng đầu cơ do thiếu thông tin hoặc đưa ra những thông tin s ai lệch từ đó tránh gây “hoang mang” và nản lòng các nhà đầu tư. Tuy nhiên, một nét khác biệt đặc thù của nền kinh tế Việt Nam (so với nhiều nền kinh tế khác trong khu vực) làm cho việc thực hiện minh bạch hóa các thông tin tài chính trở nên khó khăn là do hầu hết các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt (do nhiều lý do nhưng chủ yếu vẫn là do thói quen lâu đời của người dân). Điều này đã và đang làm sai lệch các dấu hiệu của thị trường, từ đó gây khó khăn cho chính sách quản lý. Vì vậy, để giảm dần nền kinh tế tiền mặt này không chỉ cần những biện pháp tuyên truyền mà quan trọng hơn nữa là những ràng buộc về tính pháp lý của các giao dịch thông qua hình thức chuyển khoản.

37

KẾT LUẬN

Khủng hoảng tiền tệ là một trong những hình thái khủng hoảng nghiêm trọng nhất đối với nền kinh tế thế giới nói chung và với mỗi quốc gia nói riêng. Nó làm suy yếu nền kinh tế, gây ra những hậu quả nặng nề về nhiều mặt với nhiều ngành nghề đặc biệt là các ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

Qua bài tiểu luận này, nhóm nghiên cứu đã rút ra được một số kết luận sau 1. Nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng tiền tệ Mexico 1994 là do vấn đề về quản lý kinh tế vĩ mô đã neo tỷ giá cố định trong một thời gian dài và để đồng tiền của nước mình được định giá quá cao so với giá trị thực của nó. Ngoài ra, việc ổn định chính trị cũng là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến việc đồng tiền của một quốc gia có ổn định được hay không

2. Bài học kinh nghiệm được rút ra sau khi khủng hoảng tiền tệ Mexico 1994 kết thúc được đưa ra cho cả Chính phủ bài học cần phải quản lý kinh tế vĩ mô trên cở sở tất cả các mặt của nó trong đó cần đặc biệt chú trọng đến cán cân thương mại và vấn đề vể tỷ giá để có những biện pháp hợp lý để chủ động ứng phó với khủng hoảng tài chính tương tự có thể xảy ra.

38

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mexico Financial Cirsis, (1996), Report to the chairman, Committee on Banking and Financial Services Hous e of Representatives

2. The Mexcian Peso Crisis: The Forseeable and the Surprise, (6/1995), Nora Lustic Senior Fellow Brookings Ins titution

3. Fiscal Implication of Mexico’s 1994 Banking Crisis and Buyout, Grabriela Nava- Campos Northwestern University

4. The Mexican Peso Crisis, (1995), Jos eph A.Whitt

5. Fiscal Decentralization in Mexico: The Baiout problem, (4/2002), Inter American Development Bank

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ MEXICO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 34 -37 )

×