Thay đổi chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tiền tệ mexico và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29 - 30)

Tỷ giá hối đoái thả nổi

Giải pháp phá giá đồng nội tệ cũng đã giúp cân đối được thị trường nội địa, tăng thu từ thuế, gia tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, kìm hãm đà tăng giá cả hàng hóa và trở thành công thức tiêu biểu cho việc cắt giảm chi tiêu công. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của nó là khiến gia tăng tỷ lệ lạm phát, giảm mức lương thực tế của người lao động (trong hai năm từ 1994-1996, mức lương đã giảm tới 20%). Song đó chỉ là những hiệu ứng phụ tạm thời bởi sau đợt suy thoái nghiêm trọng vào năm 1995 với GDP mất 6.2%, kinh tế Mexico đã hồi phục nhanh chóng và tăng trưởng lần lượt là 5% và 7% vào các năm 1996, 1997. Ngân khố quốc gia trở lại cân bằng, dự trữ ngoại tệ tăng nhanh, cán cân thanh toán vãng lai được cải thiện, thâm hụt rơi xuống mức có thể kiểm soát được (1.6% GDP). Và quan trọng nhất là chính phủ nước này đã tránh được một đợt tái cấu trúc nợ quốc gia tưởng chừng khó tránh khỏi trước đó nhờ sự trợ giúp của IMF và Mỹ.

Cho phép ngân hàng Trung Ương tận dụng sự linh hoạt của đồng tiền thả nổi

Để điều chỉnh chính sách tiền tệ đáp ứng được nhu cầu trong nước. Đồng thời phải tiến hành cải tổ hệ thống tài chính ngân hàng, cải tiến chế độ giám sát hoạt động của ngân hàng nhằm chấm dứt thời gian cho vay không tính đến hiệu quả, không tính đến khả năng thu hồi vốn hoặc cho vay quá mức vào khu vực bất động s ản vì đấy là nguyên nhân chủ yếu làm cho nợ khó đòi tăng nhanh và dẫn đến phá sản.

31

Tạm thời giữ lãi suất cao để kiềm chế lạm phát và giảm nhập khẩu.

Chính phủ phải thực hiện một chiến dịch nhằm chống lại kim ngạch nhập khẩu tăng quá cao và bội chi ngân sách quá lớn như cắt giảm chi tiêu cho những dự án lớn phải nhập khẩu nhiều hoặc thậm chí tạm hoãn thi hành một số dự án khổng lồ có mức đầu tư quá lớn. Thúc đẩy xuất khẩu đồng thời tích cực thực hiện dự án vay tín dụng từ các tổ chức quốc tế để đáp ứng đầy đủ việc chi trả các khoản nợ nước ngoài đến hạn nhằm góp phần khôi phục lòng tin cho dân chúng. Ngoài ra để kiềm chế lạm phát, chính phủ đã ký một thỏa thuận với công đoàn và khu vực tư nhân trong tháng 1- 1995. Hàng hóa được quản lý hạn chế tăng giá. Thắt chặt chính sách tiền tệ và tài chính nhằm giảm thặng dư ngân sách. Do ban đầu ngân sách dự kiến cho năm 1995 được phê duyệt vào tháng 12- 1994 trước thời kỳ khủng hoảng là 2,2% GDP, sau đó ngân sách điều chỉnh dự kiến thâm hụt lên mức 3,4% GDP trong năm 1995.

Dựa vào những biện pháp này cuộc khủng hoảng tài chính ở Mexico tưởng chừng không thể khắc phục được, vậy mà chỉ sau chưa đầy ba năm, cùng với các tín hiệu của thị trường tiêu thụ, tốc độ tăng trưởng của quí II năm 1997 đạt 8,8% (năm 1996 đạt 5,1%).

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tiền tệ mexico và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)