Kết luận chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiên (2) (Trang 28 - 30)

1- Khác với các phương pháp truyền thống của cơ học đất, tác giả sử dụng lý thuyết min (max) để có thể áp dụng trực tiếp lý thuyết phân tích

giới hạn vào nghiên cứu ổn định nền đất (không cho trước trạng thái ứng suất hoặc dạng mặt trượt). Sử dụng định lý giới hạn dưới của lý thuyết

phân tích giới hạn cho ta biết được phân bố ứng suất trong khối đất trước

khi phá hỏng và các mặt trượt xảy ra trong khối đất, từ đó có thể đưa ra các biện pháp phù hợp nâng cao ổn định nền đất khi cần thiết.

2- Khác với phương pháp truyền thống là phương pháp nghiên cứu tách rời ổn định mái dốc với cường độ giới hạn của nền thiên, tác giả xây

dựng bài toán ổn định tổng thể của nền đắp trên nền thiên nhiên để có thể xét được ảnh hưởng qua lại giữa chúng.

3- Các bài toán ổn định khối đất trình bày trong luận án là đúng đắn về cơ học, chặt chẽ về toán học và mới. Xét về mặt toán thì đó là các bài

toán quy hoạch phi tuyến do có ràng buộc là điều kiện chảy dẻo Mohr- Coulomb. Phương pháp giải số là phương pháp sai phân hữu hạn và để sử

giải. Sơ đồ sai phân dùng trong luận án cho kết quả với độ chính xác cao, ví dụ như bài toán Flamant bằng số, góc dốc giới hạn của vật liệu có nội

ma sát không dính đúng bằng góc nội ma sát của vật liệu, tải trọng giới hạn của mái dốc thẳng đứng trùng với công thức lý thuyết (kết quả này cũng là

mới), v.v...

4- Trong luận án trình bày các bài toán ổn định khác nhau: cường

độ giới hạn của nền đất nằm ngang dưới tải trọng móng cứng (bài toán Prandtl), mái dốc của khối cát khô, mái dốc thẳng đứng trên nền thiên

nhiên dưới tác dụng của tải ngoài và trọng lượng bản thân, nền đắp hình thang trên nền thiên nhiên dưới tác dụng của trọng lượng bản thân. Từ

những nghiên cứu đó có thể rút ra các kết luận và nhận xét định tính và định lượng sau đây:

4.1- Điều kiện chảy dẻo Mohr- Coulomb cho biết vật liệu có nội ma sát càng lớn thì sức chịu tải càng lớn. Tuy nhiên đối với vật liệu xây dựng

nền đắp như đất, cát các loại, đá dăm vụn... thì vật liệu có lực dính đơn vị

lớn mới là vật liệu bảo đảm ổn định mái dốc tốt hơn. Thực tiễn xây dựng

nền đường đắp ởnước ta đã chứng thực điều đó.

4.2- Mặt trượt xuất hiện trên mái dốc và mặt nền đắp khi có tải trọng ngoài tác dụng.

4.3- Khi nghiên cứu ổn định nền đường đắp mà chỉ xét trọng lượng

bản thân của đất thì không xuất hiện mặt trượt trên mái dốc và mặt nền

đắp.

4.4- Tùy theo cường độ (c, ) của vật liệu nền đắp và nền thiên nhiên

mà xảy ra các trường hợp phá hoại: cường độ vật liệu đắp càng lớn thì

chiều cao giới hạn nền đắp càng lớn, độ dốc taluy càng lớn. Khi nền đắp có

cường độ (c, ) bằng hoặc nhỏhơn cường độ nền thiên nhiên thì mặt trượt

chỉ xuất hiện ở chân taluy nền đắp, Khi nền đắp có cường độ lớn hơn nền thiên nhiên thì mặt trượt ăn sâu vào nền thiên nhiên.

4.5- Những tính toán so sánh cho thấy chiều cao giới hạn nền đắp

theo phương pháp của tác giả xấp xỉ với chiều cao có chiết giảm theo các phương pháp mặt trượt (lấy hệ số an toàn lớn hơn 1). Điều này giải thích được bởi vì phương pháp mặt trượt cho ta giới hạn trên của chiều cao nền

đắp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5- Phương pháp nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiên trình bày trong luận án là phương pháp mới. Tác giả đã xây dựng

một số chương trình tính, lập được bảng tra và toán đồ giúp người kỹ sư nhanh chóng xác định được chiều cao và độ dốc giới hạn của nền đắp. Ngoài ra, từ biểu đồ các đường đẳng trị khả năng chảy dẻo sẽ xác định

được lưới mặt trượt nên có thể đưa ra được các biện pháp gia cường phù hợp, đúng vịtrí để nâng cao ổn định nền đường.

2. Kiến nghị

1- Dùng lý thuyết min (max) và phương pháp phân tích giới hạn để

nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiên.

2- Có thể dùng phương pháp này để nghiên cứu ổn định nền đường

đào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiên (2) (Trang 28 - 30)