1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy động vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.Thực trạng và giải pháp

84 902 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn đầu để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcviệc đẩy mạnh và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể khẳng định đó là bước đi hợp v

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 3

1.1 Khái quát về vốn và huy động vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 3

1.1.1 Khái niệm và phân loại vốn 3

1.1.2 Vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 6

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn 7

1.1.4 Các hình thức huy động vốn 11

1.2 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa 16

1.2.1 Khái niệm 16

1.2.2 Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ 17

1.2.3 Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 19

1.2.4 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ 21

Kết luận chương 1 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM 26

2.1 Tổng quan ảnh hưởng của nền kinh tế đến DNVVN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 26

2.1.1 Bối cảnh quốc tế 26

2.1.2 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam 28

2.2 Thực trạng huy động vốn của DNVVN Việt Nam hiện nay 32

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của DNVVN ở Việt Nam 32

2.1.2 Thực trạng DNVVN tại Việt Nam 35

2.2 Thực trạng tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay 41

2.2.1 Huy động trong nước 41

Trang 2

2.2.2 Huy động vốn nước ngoài 60

2.2.3 Đánh giá về huy động vốn của DNVVN hiện nay 62

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM 67

3.1 Định hướng phát triển kinh tế và huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới 67

3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 69

3.2.1 Nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh 69

3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, minh bạch các hoạt động kinh doanh và sổ sách kế toán 71

3.2.3 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Ngân hàng cũng như các tổ chức hỗ trợ vốn cho các DNVVN 72

3.2.4 Tăng cường sử dụng hình thức thuê tài chính 73

3.2.5 Tận dụng nguồn vốn tín dụng thương mại 73

3.2.6 Sử dụng hình thức phát hành trái phiếu khi doanh nghiệp đã đủ điều kiện 74

3.2.7 Huy động thêm các nguồn vốn khác từ nội bộ cán bộ nhân viên của doanh nghiệp 75

3.2.8 Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin 75

3.3 Một số kiến nghị 75

3.3.1 Kiến nghị với nhà nước 75

3.3.2 Kiến nghị với các tổ chức tín dụng 77

Kết luận chương 3 78

KẾT LUẬN 79

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG

Bảng 2.1 : Tăng trưởng kinh tế thế giới và các khu vực 27

Bảng 2.2: Số DNVVN tại Việt Nam phân theo quy mô nguồn vốn đầu năm 34

Bảng 2.3: Tỷ trọng DNVVN theo ngành đầu năm 2011 35

Bảng 2.4: Tỷ trọng DN đang hoạt động SXKD đầu năm 2011 36

Bảng 2.5: Số lao động trong các DN đang hoạt động đầu năm 2011 37

Bảng 2.6: Dư nợ của DNVVN tại một số ngân hàng năm 2010 49

Bảng 2.7: Tỷ lệ dư nợ của các loại hình công ty tại Công ty CTTC 53

Bảng 2.9: Số liệu về phát hành trái phiếu DN ở Việt Nam từ năm 2005 – 201157 Bảng 3.1: Định hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2010 -2015 được đặt ra với mục tiêu 68

BIỂU Biểu đồ 2.1: Đóng góp vào GDP trong năm 2011 theo ngành 28

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng lớn năm 2010 và 2011 47

Biểu đồ 2.3: Quy mô thị trường trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ 56

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APEC Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CEPT Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung

CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

WTO Tổ chức thương mại kinh tế thế giới

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn đầu để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcviệc đẩy mạnh và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể khẳng định đó là bước

đi hợp với qui luật đối với nước ta, điều này đã được thể hiện trong chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong hơn mười năm qua

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là công cụ góp phần khai thác toàn diện mọinguồn lực kinh tế, đặc biệt những loại nguồn lực tiềm tàng sẵn có với khả năng cóhạn ở mỗi người, mỗi miền của Tổ quốc Các loại doanh nghiệp này nếu đượcphát triển, chắc chắn sẽ có tác dụng to lớn trong việc giải quyết mối quan hệ màquốc gia nào trên thế giới cũng phải quan tâm chú ý đến đó là mối quan hệ giữatăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và kiềm chế lạm phát

Nhưng để phát triển được doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đòi hỏi chúng

ta phải giải quyết hàng loạt những khó khăn mà các doanh nghiệp này đang gặpphải, như: Thiếu vốn kinh doanh, thị trường tiêu thụ, môi trường pháp lý, mặt bằngsản xuất Nhằm góp phần giải quyết những khó khăn trên đối với những doanh

nghiệp vừa và nhỏ, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu về: "Huy động vốn tại doanh

nghiệp vừa và nhỏ-Thực trạng và giải pháp".

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Làm rõ về mặt lý luận, vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quátrình phát triển kinh tế thị trường nói chung và ở Việt Nam nói riêng

- Nhận thức lại vốn kinh doanh, đánh giá thực trạng tình hình sử dụng vốnkinh doanh để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và những nguyên nhân tồn tạicần được giải quyết

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu sử dụng vốn có hiệu quả để phát triểndoanh nghiệp vừa và nhỏ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

a Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận đi sâu vào nghiên cứu các phạm trùdoanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn kinh doanh, các giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả

để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 6

b Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề lý luận, thực tiễn về vốn và sử dụng vốn

để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và cónghiên cứu kinh nghiệm sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ởmột số nước để so sánh và đối chiếu Các quan điểm, chủ trương, chính sách vàgiải pháp sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ViệtNam gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

4 Phương pháp nghiên cứu.

Khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử kết hợp với điều tra phân tích, đánh giá để đưa ra những luận cứ khoahọc cho những giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả

5 Những đóng góp của khoá luận.

- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về doanhnghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

- Khẳng định vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triểnkinh tế ở nước ta

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

- Hệ thống hoá được tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước

ta trong thời gian qua

- Đánh giá sát thực về tình trạng sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệpvừa và nhỏ khu vực kinh tế tư nhân và nguyên nhân chủ yếu doanh nghiệp dẫn đếnthực trạng đó

- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ởViệt Nam

6 Kết luận của khoá luận.

Tên đề tài: “Huy động vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.Thực trạng và giảipháp” Khoá luận gồm 80 trang, nội dung gồm 3 chương:

- Chương I : TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

- Chương II : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM

- Chương III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN

CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM

Trang 7

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1 Khái quát về vốn và huy động vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1 Khái niệm và phân loại vốn

1.1.1.1 Khái niệm

Theo sự phát triển của lịch sử, các quan điểm về vốn xuất hiện và ngày cànghoàn thiện, tiêu biểu có các cách hiểu như sau về vốn của các nhà kinh tế học thuộccác trường phái kinh tế khác nhau

Các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn với góc độ hiện vật Họ cho rằng,vốn là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh Cáchhiểu này phù hợp với trình độ kinh tế còn sơ khai – giai đoạn kinh tế học mới xuấthiện và bắt đầu phát triển

Theo David Begg, Standley, Fishcher, Rudige Darnbusch trong cuốn “Kinh

tế học”: Vốn là một loại hàng hóa nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sảnxuất kinh doanh tiếp theo Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính Vốnhiện vật là dự trữ hàng hóa đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hóa khác Vốn tàichính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp

Một số nhà kinh tế học khác cho rằng vốn không chỉ bao gồm toàn bộ cácyếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hóa, dịch vụ như tài sản tài chính mà còn

cả các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp đã tích lũy được, trình độquản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành cùng chất lượng đội ngũ công nhânviên trong doanh nghiệp, uy tín, lợi thế của doanh nghiệp

Ngoài ra cũng có quan điểm cho rằng vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư

Trong cuốn Từ điển kinh tế hiện đại có giải thích:"Capital - tư bản/vốn: một

từ dùng để chỉ một yếu tố sản xuất do hệ thống kinh tế tạo ra Hàng hoá tư liệu vốn

là hàng hoá được sản xuất để sử dụng như yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất sau Vì vậy, tư bản này có thể phân biệt được với đất đai và sức lao động, những

Trang 8

thứ không được coi là do hệ thống kinh tế tạo ra Do bản chất không đồng nhất của

nó mà sự đo lường tư bản trở thành nguyên nhân của nhiều cuộc tranh cãi trong lý thuyết kinh tế." (Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội,

1999, Tr 129)

Vậy : Vốn là biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra để đầu tư.

Các nguồn lực có thể là của cải vật chất, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động,

là các tài sản vật chất khác.

1.1.1.2 Phân loại vốn

Có nhiều cách phân loại vốn, tuỳ thuộc vào mục đích khác nhau mà người taphân loại vốn theo một cách cụ thể Thông thường, có các cách phân loại vốn sau đây:

a, Căn cứ theo đặc điểm chu chuyển vốn thì vốn được phân làm :

 Vốn cố định của doanh nghiệp: là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước vềtài sản cố định Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trongnhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất đượctài sản cố định về mặt giá trị Do đặc điểm về phương thức chu chuyển vốn nên vốn

cố định được quản lý theo phương thức đặc trưng riêng biệt phù hợp, đó là phươngthức quản lý theo chế độ khấu hao dần dần đối với tài sản cố định

 Vốn lưu động của doanh nghiệp: là số vốn ứng ra để hình thành nên cáctài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đượcthực hiện thường xuyên, liên tục Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngaytrong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kếtthúc một chu kỳ kinh doanh

b, Căn cứ theo qui định của pháp luật về điều kiện của vốn để thành lập doanh nghiệp thì vốn bao gồm:

 Vốn pháp định là vốn tối thiểu phải có của một doanh nghiệp khi thànhlập doanh nghiệp và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật Số vốn này là bảo đảm trên cơ sở của luật pháp cho hoạt động kinhdoanh của một doanh nghiệp Qui mô của vốn pháp định tuỳ thuộc vào tính chất vàqui mô của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 9

 Vốn điều lệ là loại vốn được hình thành theo điều khoản vốn trong điều lệcủa doanh nghiệp

c, Căn cứ theo tính chất sở hữu đối với khoản vốn sử dụng thì vốn của doanh nghiệp được chia thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

 Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn do các chủ sở hữu của doanh nghiệp tàitrợ, không phải là một khoản nợ do đó không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huyđộng mà sẽ chia lợi tức cổ phần cho các chủ sở hữu Khi huy động không phải cóbảo đảm bằng tài sản và không hoàn trả những khoản tiền đã huy động

Vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản cụ thể sau :

- Vốn góp

- Lợi nhuận chưa phân phối

- Các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý

- Các quỹ được hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp (quỹ dự trữ, quỹ đầu tư phát triển )

 Nợ phải trả: là khoản vốn đầu tư ngoài vốn pháp định được hình thành từnguồn đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị, cá nhân Có thời hạn sử dụng,hết thời hạn doanh nghiệp phải hoàn trả nợ cho chủ nợ hoặc xin gia hạn mới Khihuy động doanh nghiệp phải có bảo đảm (tài sản hoặc tín chấp) và phải trả lãi chocác khoản tiền vay Vốn vay nợ gồm các khoản cụ thể sau :

- Vốn tín dụng hay vốn vay

- Vốn chiếm dụng (vốn trong thanh toán)

d, Căn cứ theo thời gian

Căn cứ vào thời gian thì toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp được chiathành hai loại: nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn

Trong đó nguồn vốn ngắn hạn bao gồm các nguồn vốn có thời gian hoàn trảtrong vòng một năm, lãi suất huy động nguồn vốn ngắn hạn thấp hơn so với lãi suấthuy động nguồn vốn dài hạn Nguồn ngắn hạn thường được huy động dưới hìnhthức vay ngắn hạn, các khoản chiếm dụng của bạn hàng và các công cụ huy độngnguồn vốn ngắn hạn thường được trao đổi trên thị trường tiền tệ

Trang 10

Khác với nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn có thời gian đáo hạn từmột năm trở lên, lãi suất huy động nguồn này cao và được huy động dưới hình thức

nợ vay hoặc vốn cổ phần Các công cụ huy động nguồn vốn dài hạn thường đượctrao đổi trên thị trường vốn

e, Căn cứ theo phạm vi huy động vốn

 Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp : là nguồn vốn có thể huy động được

từ số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp : tiền khấu hao tài sản cố định , lợinhuận để tái đầu tư nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, các khoản dự phòng, cáckhoản thu từ thanh lí, nhượng bán tài sản cố định

 Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn doanh nghiệp có thểhuy động từ bên ngoài như: liên doanh liên kết ,khoản vốn mà doanh nghiệp có thểvay của các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, công ty tài chính phát hành tráiphiếu để doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn trung hạn và dài hạn qua thị trườngvới khối lượng lớn

1.1.2 Vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

- Về mặt pháp lý: mỗi doanh nghiệp khi muốn có giấy phép hoạt động sảnxuất kinh doanh cần phải chứng minh được một yếu trong các yếu tố cơ bản đó làvốn, khi đó địa vị pháp lí của doanh nghiệp mới được xác lập Ngược lại, thì doanhnghiệp sẽ không đủ điều kiện để hoạt động Trong thời gian hoạt động kinh doanhdoanh nghiệp luôn phải đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo quy định nếu khôngdoanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh hay buộc phải tuyên bố giải thể,phá sản, sáp nhập Như vậy vốn là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự tồn tại tư cáchpháp nhân của doanh nghiệp trước pháp

Về mặt kinh tế: Trong hoạt động kinh doanh, vốn là một trong các yếu tốquyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp Vốn không những đảmbảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ phục vụ cho quátrình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thườngxuyên liên tục

Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của

Trang 11

thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gaygắt các doanh nghiêp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đạihóa công nghệ Tất cả những yếu tố này muốn đạt được đòi hỏi doanh nghiệp phải

có một lượng vốn đủ lớn

Vốn cũng là một yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động củadoanh nghiệp Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kì kinhdoanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãiđảm bảo vốn của doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tíncủa doanh nghiệp trên thương trường

Vốn còn là điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách cạnh tranhnhư chính sách giá cả, chính sách quảng cáo, xâm nhập thị trường Thực tế chothấy doanh nghiệp nào trường vốn hơn thì sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn Qui mô củavốn cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp; tuy vốn không phải là yếu tốduy nhất đóng vai trò quyết định nhưng vốn lớn sẽ đem lại lợi nhuận lớn

1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn.

Đối với DN nói chung và DNVVN nói riêng việc huy động vốn sản xuất kinh doanh là quá trình huy động vốn, tận dụng mọi nguồn vốn bỏ vào SXKD là làm cho đồng tiền từ trong khâu dự trữ đi vào lưu thông, trên cơ sở đảm bảo nguyêntắc sinh lời Trong nền kinh tế thị trường, việc HĐV của DNVVN chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

Trang 12

1.1.3.2 Nhân tố Cơ chế chính sách của nhà nước.

Những quy chế pháp luật được xem xét trên lợi ích chung của tất cả các chủthể tham gia vào nền kinh tế, do đó nó hạn chế được tình trạng các doanh nghiệp vìlợi ích của mình mà xâm phạm đến lợi ích cuả các doanh nghiệp khác cũng như lợiích chung của xã hội Việc DN lựa chọn nguồn vốn và phương thức huy động vốntrước hết phải xem xét các yếu tố điều kiện để có thể tiến hành Phương thức huyđộng vốn được chọn phải là phương thức hội tụ đầy đủ các yếu tố hợp lý về phápluật cũng như trên các phương diện khác của doanh nghiệp

Ngoài ra, các chính sách ưu tiên khuyến khích hay hạn chế phát triển đốivới một ngành nghề nào đó cũng sẽ tạo điều kiện hoặc hạn chế khả năng huy độngvốn của doanh nghiệp

1.1.3.3 Nhân tố nền kinh tế.

Sự phát triển của thị trường tài chính

Sự phát triển của thị trường tài chính ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn và khảnăng huy động vốn của doanh nghiệp Một quốc gia có thị trường tài chính hoàn thiệnvới đầy đủ các kênh tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp có thể tạo cho doanhnghiệp cơ hội đa dạng hoá nguồn vốn và khả năng huy động vốn của mình Doanhnghiệp có thể chọn phương thức huy động qua kênh trực tiếp là qua thị trường chứngkhoán dưới các hình thức phát hành chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu Hay có thể lựachọn phương thức huy động qua kênh gián tiếp là thông qua hệ thống các trung giantài chính: các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính

Năng lực tăng trưởng của nền kinh tế

Đặt trong bối cảnh tổng quát và dài hạn, năng lực tăng trưởng của nền kinh tế

là yếu tố quan trọng xác định triển vọng huy động các nguồn vốn đầu tư một cáchhiệu quả Vấn đề tăng trưởng ở đây được nhìn nhận như một yếu tố tạo sức hấp dẫnngày càng lớn đối với vốn đầu tư cả trong và ngòai nước Với năng lực tăng trưởngđược đảm bảo, năng lực tích lũy của nền kinh tế sẽ có khả năng gia tăng Khi đóquy mô các nguồn vốn trong nước có thể huy động sẽ được cải thiện Ngoài ra, triểnvọng tăng trưởng và phát triển ngày càng cao cũng là tín hiệu tốt thu hút các nguồn

Trang 13

Tính ốn định của môi trường kinh tế vĩ mô

Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô luôn được coi là điều kiện tiên quyết củamọi ý định và hành vi đầu tư Sự an toàn của vốn đòi hỏi môi trường kinh tế vĩ mô

ổn định, không gặp những rủi ro do các yếu tố chính trị xã hội hay môi trường kinhdoanh gây ra Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô ở đây phải thỏa mãn yêu cầu gắnliền với năng lực tăng trưởng của nền kinh tế Nhân tố trực tiếp tác động chính đếnnền kinh tế vĩ mô và qua đó ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn đó chính là tiền

tệ Việc ổn định tiền tệ là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huyđộng các nguồn vốn cho đầu tư Ổn định giá trị tiền tệ ở đây bao hàm cả việc kiềmchế lạm phát và khắc phục hậu quả của tình trạng lạm phát nếu xảy ra đối với nềnkinh tế Trong cả hai trường hợp, nó đều tác động tiểu cực đến nhu cầu đầu tư vàđến sự tăng trưởng kinh tế

Một số nhân tố tác động đến sự ổn định của tiền tệ là hoạt động của ngânsách nhà nước, lãi suất và tỉ giá hối đoái Ngân sách nhà nước mà thâm hụt triềnmiên cũng sẽ đi kèm với tình trạng lạm phát cao và mất ổn định Vì vậy kiểm soátđược mức thâm hụt ngân sách có thể coi là một mục tiểu tài chính trung tâm hướngtới sự ổn định kinh tế vĩ mô Còn lãi suất và tỉ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng đếnhoạt động thu hút các nguồn vốn đầu tư thong qua việc tạo lập ổn định kinh tế vĩ mô

mà còn tác động đến dòng chảy của các nguồn vốn đầu tư và mức lợi nhuận thuđược tại một thị trường xác định

1.1.3.4 Nhân tố từ chính bên trong doanh nghiệp.

Đặc điểm của doanh nghiệp.

Đặc điểm của doanh nghiệp chi phối rất lớn đến nguồn vốn và công tác huyđộng vốn, được xem xét trên các phương diện sau:

 Loại hình sở hữu của doanh nghiệp

 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

 Quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp

 Chiến lược đầu tư phát triển của doanh nghiệp

 Trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật…

Trang 14

Tất cả những yếu tố đó quyết định phương thức huy động và lựa chọn nguồnvốn phù hợp với doanh nghiệp Đó là một trong những nguyên nhân mà một doanhnghiệp là công ty cổ phần có nguồn vốn và phương thức huy động vốn khác với mộtcông ty tư nhân, hay một doanh nghiệp sản xuất có tính thời vụ có nguồn vốn vàphương thức huy động khác với một doanh nghiệp thương mại… Một doanh nghiệp

có quy mô nhỏ, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ không thể so sánh về nguồn tài trợ với mộtcông ty đa quốc gia có quy mô và cơ cấu quản lý rộng trên toàn thế giới

Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.

Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn vàphương thức huy động vốn của doanh nghiệp Thực chất huy động vốn để đầu tư,tức là tài trợ cho các tài sản phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh Trước khi tiếnhành huy động vốn mỗi doanh nghiệp đã phải xem xét đến nhu cầu về tài sản củadoanh nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần bao nhiêu tài sảnlưu động, bao nhiêu tài sản cố định, và dựa trên cơ cấu tài sản thực có trong doanhnghiệp thì cần tài trợ thêm bao nhiêu, từ đó xác định được nhu cầu vốn của mình vàtiến hành các công tác của hoạt động huy động vốn Cũng căn cứ vào cơ cấu tài sảntrong doanh nghiệp để có thể lựa chọn nguồn vốn huy động cho phù hợp Nếu nhucầu vốn phần lớn tập trung vào vốn lưu động để tài trợ cho tài sản lưu động thìdoanh nghiệp sẽ vận dụng phương thức huy động nguồn ngắn hạn, ngược lại khinhu cầu vốn tập trung đầu tư cho tài sản cố định thì huy động nguồn dài hạn làphương thức phù hợp hơn

Tình hình tài chính của doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng lớnđến nguồn vốn và công tác huy động vốn của doanh nghiệp Khi xem xét tình hìnhtài chính của doanh nghiệp, các chủ nợ, các nhà đầu tư cũng như các chủ sở hữudoanh nghiệp nắm được chính xác những vấn đề về tài chính của doanh nghiệp, từ

đó quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không?

Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính sáng sủa, lành mạnh.Việc thuhút vốn vào doanh nghiệp là tương đối dễ dàng và thuận lợi, vì các nhà đầu tư, cácchủ nợ căn cứ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá mức độ rủi rocủa khoản đầu tư Đành rằng rủi ro cao thì chi phí vốn cũng cao nhưng nếu rủi ro

Trang 15

Như vậy, nếu muốn tăng cường huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình thì bản thân doanh nghiệp phải tạo được sự hấp dẫn, có khả năngthu hút vốn cao Và yếu tố hiệu quả nhất là phải có tình hình tài chính lành mạnh vàvững chắc.

Uy tín của doanh nghiệp.

Uy tín của doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến khảnăng huy động vốn của doanh nghiệp Có thể hiểu uy tín theo nghĩa rộng, bao gồm uytín trong thanh toán, uy tín trong sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng quá trình thựchiện hợp đồng, danh tiếng của doanh nghiệp trong ngành và trên thị trường Trong

đó uy tín trong thanh toán giữ vai trò quan trọng nhất, không phải chỉ huy động đượcvốn là công tác huy động vốn đã hoàn thành mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện

để đảm bảo các điều kiện mà mình thoả thuận khi huy động được thực hiện, có như vậymới đảm bảo dược uy tín của mình làm tiền đề cho những lần huy động sau

Tính khả thi của dự án, phương án kinh doanh

Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư, là cơ sở

để xây dựng kế hoạch đầu tư Trong điều kiện hiện nay tiềm lực nhàn rỗi ở nước tavẫn được đánh giá là chưa khai thác hết, nhưng nhiều nhà đầu tư không dám chodoanh nghiệp vay vốn hoặc ngần ngại khi góp vốn vào doanh nghiệp vì không tinvào tính khả thi của các phương án kinh doanh được đưa ra Chính vì vậy xây dựngnhững phương án kinh doanh có đủ căn cứ, sức thuyết phục về tương lai khả quankhi sử dụng vốn là một yêu cầu bức thiết hiện nay.Yêu cầu đối với một dự án,phương án kinh doanh mang tính khả thi là đảm bảo căn cứ thực hiện được : mụctiểu của dự án, kết quả kinh doanh dự tính, khả năng hoàn vốn theo dự tính

1.1.4 Các hình thức huy động vốn

Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự tồn tại một lượngtiền tệ như là một tiền đề bắt buộc Không có vốn sẽ không có bất kỳ một hoạt độngsản xuất kinh doanh nào Một lượng tiền vốn như thế chỉ có thể có được thông quacon đường ghép nhiều nguồn vốn mà thành Đó chính là quá trình huy động, tậptrung vốn trong sản xuất kinh doanh.Quá trình này có thể tiến hành bằng một sốhình thức sau :

Trang 16

1.1.4.1 Huy động từ nguồn vốn trong nước

a, Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

Với hình thức này doanh nghiệp sẽ nhận được lượng vốn từ ngân sách nhàcấp Thông thường hình thức này không đòi hỏi nhiều điều kiện ngặt nghèo đối vớidoanh nghiệp được cấp vốn như các hình thức huy động vốn khác Tuy nhiên, càngngày hình thức này càng bị thu hẹp cả về quy mô vốn và phạm vi được cấp Ngânsách cấp vốn cho một số doanh nghiệp nhà nước như một công cụ điều tiết nền kinh

tế hoặc các dự án đầu tư ở những lĩnh vực sản xuất hàng hóa công cộng, hoạt độngcông ích mà tư nhân không muốn hoặc không có khả năng

b, Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Trong thực tế nền kinh tế thị trường không một doanh nghiệp nào hoạt động

mà không vay vốn ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất Nguồn vốnvay ngân hàng có thể chia thành hai loại chính là vốn vay ngắn hạn và vốn vay dàihạn

Vay ngắn hạn

Vay ngắn hạn là phương thức huy động vốn quan trọng đối với các doanhnghiệp Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tức thờicho doanh nghiệp từ vài ngày cho tới cả năm với lượng vốn theo nhu cầu kinhdoanh của doanh nghiệp

Vay dài hạn

Vay dài hạn là hình thức huy động vốn bằng cách đi vay các tổ chức tàichính dưới dạng hợp đồng tín dụng và doanh nghiệp phải hoàn trả khoản vay theolịch trình đã thoả thuận Sử dụng nguồn vốn vay dài hạn thường được trả vào cácthời hạn định kì với các khoản tiền bằng nhau, đó là sự trả dần khoản vay cả gốc vàlãi trong suốt thời hạn vay Loại giao dịch này rất linh hoạt vì người vay có thể thiếtlập lịch trả nợ phù hợp với dòng thu nhập của mình

c, Huy động vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận để lại hoặc phát hành cổ phiếu

Lợi nhuận để lại là phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi đã nộp các khoảncần thiết và trích lập các quỹ của doanh nghiệp Huy động vốn chủ sở hữu từ lợi

Trang 17

nhuận để lại các cổ đông không bị chia sẻ quyền kiểm soát công ty và họ thể hưởngtoàn bộ cổ tức tăng thêm và chênh lệch giá cổ phiếu Một công ty khi thực hiệnphương thức huy động vốn từ lợi nhuận để lại, phải đặt ra mục tiêu có một khốilượng lợi nhuận đủ lớn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng

DN cũng có thể huy động vốn thong qua TTCK bằng cách phát hành cổphiếu, tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra hiệu ứng pha loãng, giảm quyền sởhữu công ty của các cổ đông

d, Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu

Trái phiếu là một công cụ vay nợ trung và dài hạn, phát hành trái phiếu làphương thức huy đông vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp Phát hành trái phiếutức là doanh nghiệp đã tăng nợ trong tổng nguồn vốn của mình, trên trái phiếu cóghi đầy đủ các yếu tố: mệnh giá, thời hạn và lãi suất Có nhiều loại trái phiếu, mỗiloại có đặc điểm riêng, căn cứ vào đó doanh nghiệp lựa chọn và quyết định pháthành loại trái phiếu nào là phù hợp nhất với điều kiện của mình và tình hình thịtrường tài chắnh Việc lựa chọn trái phiếu phù hợp là quan trọng vì có liên quan đếnchi phắ trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tắnh hấp dẫn của trái phiếu, từ

đó, nó sẽ ảnh hưởng đến số lượng vốn có thể huy động được và lợi nhuận của doanhnghiệp

e, Tắn dụng thuê mua

Tắn dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tắn dụng thông qua các loại tàisản, máy móc thiết bị Thuê mua là sự thoả thuận theo hợp đồng được kắ kết giữahai hay nhiều bên có liên quan đến một hay nhiều tài sản, trong đó ngýời cho thuê( chủ sở hữu tài sản) chuyển giao tài sản cho ngýời thuê ( người sử dụng tài sản)được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và người thuê phải trả chongýời cho thuê một khoản tiền thuê tương xứng với quyền sử dụng.Tắn dụng thuêmua có hai phương thức chủ yếu:

Thuê vận hành

Thuê vận hành là một thoả thuận mà theo đó người cho thuê chuyển chongười thuê quyền sử dụng tài sản trong một thời gian để lấy tiền thuê Trong hìnhthức thuê vận hành người ta không dự kiến là quyền sở hữu tài sản sẽ được chuyển

Trang 18

giao khi hết thời hạn thuê và thông thường người thuê chỉ sử dụng tài sản một củathời kì hữu ích của tài sản Hết thời hạn thuê, bên thuê trả lại tài sản này cho ngườicho thuê Thuê vận hành có hai đặc trưng chính:

Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian hữu ích của tài sản,điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần thông báo trước một thời gian ngắn

Người thuê chỉ trả tiền thuê theo thoả thuận, người cho thuê phải chịu mọichi phí vận hành của tài sản cùng với những rủi ro về hao mòn vô hình của tài sản

Cho thuê vận hành thường hạn chế trong các tài sản có thời gian sử dụng lâudài hoặc có một thị trường thiết bị cũ năng động Người cho thuê vận hành thườnghiểu biết rất rõ về tài sản cho thuê

Thuê tài chính

Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn theo hợpđồng Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà ngườithuê cần và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua lại tài sản từ người chothuê Trong nhiều trường hợp bên thuê có thể bán tài sản của mình cho người chothuê rồi thuê lại Trong hợp đồng thuê tài chính thì thời gian thuê chiếm phần lớnthời gian hữu ích của tài sản và hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê phải

đủ để bù đắp các chi phi mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng

f, Vốn liên doanh, liên kết hoặc sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ thành một doanh nghiệp lớn

Liên doanh, liên kết là một hoạt động mà trong đó hai hay nhiều bên cùnggóp vốn để kinh doanh và thu lợi nhuận và chịu trách nhiệm, rủi ro trong phạm vigóp vốn

Huy động vốn bằng hai hình thức này có ưu điểm giúp cho doanh nghiệptranh thủ được vốn, nhân công, kinh nghiệm của các đối tác để thực hiện sản xuất,kinh doanh nhưng có nhược điểm là phải phân chia thành quả hoạt động, nhiều khikhông thống nhất được mục tiêu quan điểm, có thể dẫn đến “ tan vỡ” liên doanh

g, Tín dụng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có thể sử dụng tài trợ bằng

Trang 19

thường gọi là tín dụng của nhà cung cấp hay còn gọi là tín dụng thương mại Trongbảng cân đối kế toán của công ty nó thể hiện ở khoản mục "phải trả người bán".Công cụ để thực hiện tín dụng thương mại là các kỳ phiếu, hối phiếu và các hợpđồng kinh tế.

Tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ tiện lợi và thông dụng trongkinh doanh Một mặt nó là một phương thức huy động vốn của doanh nghiệp, mặtkhác nó còn tạo cho doanh nghiệp khả năng mở rộng các mối quan hệ hợp tác lâubền Tuy nhiên tính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại bộc lộ rõ ràng khiquy mô tài trợ vượt quá giới hạn an toàn

Quy mô của khoản tín dụng này phụ thuộc vào thời gian mua chịu, tức là phụthuộc vào tính chất kinh tế của sản phẩm, tình trạng tài chính của người bán, tìnhtrạng tài chính của người mua, và giảm giá hàng bán trên thị trường

h, Các nguồn khác

Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, nguồn vốn được thể hiện trongkhoản mục phải nộp và phải trả công nhân viên chiếm tỷ trọng không lớn và cũngkhông đóng vai trò quan trọng lắm Tuy nhiên trong một thời điểm nào đó nó cũng cóthể giúp doanh nghiệp giải quyết những nhu cầu vốn mang tính chất tạm thời.

Các khoản phải nộp và phải trả của doanh nghiệp bao gồm:

- Các khoản thuế phải nộp nhưng chưa nộp

- Các khoản phải trả người lao động nhưng chưa đến kỳ trả

- Các khoản đặt cọc của khách hàng

- Phải trả cho các đơn vị nội bộ

1.1.4.2 Huy động nguồn vốn nước ngoài

Nguồn vốn nước ngoài đưa vào các nước đang và chậm phát triển được thựchiện qua một số hình thức chính như sau:

- Tài trợ phát triển chính thức (ODF- Official Development Finance): là tất

cả các nguồn tài chính mà chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phươngdành cho các nước đang phát triển Nguồn này bao gồm Viện trợ phát triển chínhthức (ODA- Official Development Assistance) và các hình thức tài trợ khác Trong

đó ODA chiếm tỉ trọng chủ yếu trong ODF

Trang 20

Viện trợ phát triển chính thức (ODA- Official Development Assistance) : làmột phần của tài chính phát triển chính thức ODF, trong đó có yếu tố viện trợ khônghoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là một loại hình thức di chuyển vốnquốc tế Trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điềuhành hoạt động sử dụng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện dưới bahình thức chủ yếu:

 Doanh nghiệp liên doanh

 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh

 Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế: Tìm hiểu và hướng đến thịtrường vốn quốc tế là một cách làm đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quantâm trong lúc thị trường chứng khoán Việt Nam không mấy khởi sắc và thị trườngtiền tệ bị thắt chặt Các doanh nghiệp có thể huy động vốn tại thị trường nướcngoài thông qua hình thức SPAC (mua bán và sáp nhập doanh nghiệp cho mục đíchniêm yết) Niêm yết tại thị trường chứng khoán quốc tế đem lại những lợi ích rất lớncho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn quốc tế, tăng tính thanh khoản của giaodịch, mở rộng cơ sở cổ đông, đồng thời, quảng bá hình ảnh ra khỏi biên giới quốcgia, đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty và tính minh bạch

 Tín dụng tư nhân: loại vốn này có ưu điểm là hầu như không gắn với cácràng buộc chính trị - xã hội, song các điều kiện cho vay khắt khe ( thời hạn hoàn trảvốn ngắn và mức lãi suất cao), vốn được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động xuấtnhập khẩu và thường là ngắn hạn Vốn này cũng được dùng cho đầu tư phát triển vàmang tính dài hạn Tỷ trọng của vốn dài hạn trong tổng số có thể tăng lên đáng kểnếu triển vọng tăng trưởng lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đivay là khả quan

1.2 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1 Khái niệm

Theo bách khoa toàn thư định nghĩa thì “Doanh nghiệp là một đơn vị sản

Trang 21

tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng”.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận của doanh nghiệp Trên thế giới, định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ được hiểu và quy định khác nhau tuỳ theo từng nơi Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp có hai nhóm: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn

đề nhưng thường khó xác định trên thực tế Do đó chúng thường được dùng làm cơ

sở để tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng để phân loại trong thực tế Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận

1.2.2 Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trên thế giới, định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ được hiểu và quyđịnh khác nhau tuỳ theo từng nơi Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp có

hai nhóm: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng Nhóm tiêu chí định tính dựa

trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như chuyên môn hoá thấp, sốđầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp Các tiêu chí này có ưuthế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế

Do đó chúng thường được dùng làm cơ sở để tham khảo trong, kiểm chứng mà ít

được sử dụng để phân loại trong thực tế Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào

các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận Trongđó:Số lao động: có thể lao động trung bình trong danh sách, lao động thườngxuyên, lao động thực tế;Tài sản hay vốn: có thể là tổng giá trị tài sản (hay vốn),tài sản (vốn) cố định, giá trị tài sản còn lại;Doanh thu: có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm (hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ số này).Trongcác nước APEC tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số lao động Còn một sốtiêu chí khác thì tuỳ thuộc vào điều kiện từng nước

Tuy nhiên sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lại thường chỉmang tính tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Trang 22

Trình độ phát triển kinh tế của một nước: trình độ phát triển càng cao thì trị

số các tiêu chí càng tăng lên Ví dụ như một doanh nghiệp có 400 lao động ở ViệtNam không được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng lại được tính làDNVVN ở CHLB Đức Ở một số nước có trình độ phát triển kinh tế thấp thì cácchỉ số về lao động, vốn để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thấp hơn so vớicác nước phát triển

Tính chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử dụng

nhiều lao động như dệt, may, có ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn nhưhoá chất, điện Do đó cần tính đến tính chất này để có sự so sánh đối chứngtrong phân loại các SME giữa các ngành với nhau Trong thực tế, ở nhiều nước,người ta thường phân chia thành hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí phânloại khác nhau Ngoài ra có thể dùng khái niệm hệ số ngành (Ib) để so sánhđối chứng giữa các ngành khác nhau

Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển khác nhau nên số lượng và quy mô

doanh nghiệp cũng khác nhau Do đó cần tính đến cả hệ số vùng (Ia) để đảm bảotính tương thích trong việc so sánh quy mô doanh nghiệp giữa các vùng khácnhau

Tính lịch sử: một doanh nghiệp trước đây được coi là lớn, nhưng với

quy mô như vậy, hiện tại hoặc tương lai có thể được coi là vừa hoặc nhỏ Như vậytrong việc xác định quy mô doanh nghiệp cần tính thêm hệ số tăng trưởng quy môdoanh nghiệp trung bình (Id) trong từng giai đoạn Hệ số này chỉ được sử dụng

khi xác định quy mô doanh nghiệp cho các thời kì khác nhau.Mục đích phân loại:

khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ khác nhau tuỳ theo mục đích công việc phânloại.Như vậy có thể xác định được quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mộtngành hoặc một địa bàn cụ thể theo công thức sau:

F(Sba) = Ib* Ia*Sa/ Id

Trong đó:

F(Sba): quy mô một doanh nghiệp thuộc một ngành và trên một lãnh thổ

cụ thể

Trang 23

Ib,Ia,Id: tương ứng là hệ số vùng, ngành, hệ số tăng trưởng quy mô doanhnghiệp;Sa : quy mô vừa và nhỏ chung trong một nước.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế mộtquốc gia, khu vực và toàn cầu Các ưu thế và nhược điểm của loại hình doanhnghiệp này sẽ được trình bày dưới đây nhằm đem lại một cái nhìn sâu vào bản chấtcủa loại hình này, cho phép ta định ra hướng đi rõ ràng trong việc xác định hướngphát triển cho loại hình này

1.2.3 Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thoảmãn nhu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hoá, khuynh hướng sửdụng nhiều lao động với trình độ lao động kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt làrất linh hoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổicủa thị trường Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bước vào thị trường mới màkhông thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn (do quy mô doanh nghiệp nhỏ),sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất, những khoảng trống vừa và nhỏtrên thị trường mà các doanh nghiệp lớn không đáp ứng vì mối quan tâm của họđặt ở các thị trường có khối lượng lớn Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hìnhsản xuất có địa điểm sản xuất phân tán, tổ chức bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ nên nó

Từ đó doanh nghiệp sẽ tạo ra sự sống động trong phát triển kinh tế

Trang 24

Sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.

Đó là bởi vì các doanh nghiệp loại này có mức vốn đầu tư nhỏ, sử dụng

ít lao động nên có khả năng mạo hiểm sẵn sàng mạo hiểm Trong trường hợpthất bại thì cũng không bị thiệt hại nặng nề như các doanh nghiệp lớn, có thểlàm lại từ đầu được Bên cạnh đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có động cơ để đivào các lĩnh vực mới này: do tính chất nhỏ bé về quy mô nên khó cạnh tranh vớicác doanh nghiệp lớn trong sản xuất dây chuyền hàng loạt Họ phải dựa vào lợi nhuận thu được từ các cuộc kinh doanh mạo hiểm

Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp.

Doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh ít nên đầu tư vào các tài sản cốđịnh cũng ít, do đó dễ tiến hành đổi mới trang thiết bị khi điều kiện cho phép.Đồng thời doanh nghiệp tận dụng được lao động dồi dào để thay thế vốn Vớichiến lược phát triển, đầu tư đúng đắn,sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình,các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, cũngnhư có thể sản xuất được hàng hoá có chất lượng tốt và có sức cạnh tranh trên thịtrường ngay cả khi điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiềuhạn chế

Không có hoặc ít có xung đột giữa người thuê lao động với người lao động.

Quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ tất nhiên là không lớn lắm Sốlượng lao động trong một doanh nghiệp không nhiều, sự phân công lao động trong

xí nghiệp chưa quá mức rõ rệt Mối quan hệ giữa người thuê lao động và ngườilao động khá gắn bó Nếu xảy ra xung đột, mâu thuẫn thì dễ dàn xếp.Các hạnchế của loại hình doanh nghiệp này đến từ hai nguồn Các hạn chế khách quanđến từ thực tế bên ngoài, và các hạn chế đến từ chính các lợi thế của doanhnghiệp vừa và nhỏ

 Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của các DNVVN nằm trong chính đặcđiểm của nó, đó là quy mô nhỏ, vốn ít, do đó các doanh nghiệp này thường lâmvào tình trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, hay tiến

Trang 25

hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phụthuộc vào doanh nghiệp mà nó cung cấp sản phẩm.

 Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, đặc biệt

là các công nghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chấtlượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường

 Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp,thiếu bí quyết và trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm,thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, nói cách khác là không đủ năng lựcsản xuất để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, khó nâng cao được năng suất vàhiệu quả kinh doanh

 Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trườngcác doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tỏ ra bị động trong các quan hệ thị trường

 Do tính chất vừa và nhỏ của nó, các DNVVN gặp khó khăn trong thiếtlập và mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phươngdoanh nghiệp đó đang hoạt động

 Cũng do tính chất vừa và nhỏ của nó, các DNVVN gặp khó khăn trong thiết lập chỗ đứng vững chắc trong thị trường

1.2.4 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.4.1 Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp

Các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thích hợp với các phương pháptiết kiệm vốn và do đó chúng được công nhận là phương tiện giải quyết thất nghiệphiệu quả nhất

T

h ứ nh ấ t , do đặc tính phân bố rải rác của chúng Các doanh nghiệp loại

này thường phân tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiềuvùng địa lý và nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là với các vùng sâu, vùng xa,vùng chưa phát triển kinh tế, với các đối tượng lao động có trình độ tay nghề thấp.Nhờ vậy chúng vừa giải quyết thất nghiệp vừa góp phần giảm dòng người chuyển

về thành phố tìm việc làm

Trang 26

h ứ h a i , do tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với các thay đổi của

thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong trường hợp có biến động xảy

ra, các doanh nghiệp lớn sẽ đối phó khá chậm chạp, không phải vì cấp quản lý bấttài mà bởi vì doanh nghiệp lớn thì khó xoay trở nhanh Họ sẽ gặp rất nhiều khókhăn trong hoạt động, sau đó sẽ phải sa thải bớt lao động để cắt giảm chi phí đếnmức có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện cung lớn hơn cầu Trongkhi đó do khả năng linh hoạt, có thể thích ứng nhanh với thay đổi của thịtrường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể tồn tại được mà không phải sửdụng đến biện pháp cắt giảm lao động

1.2.4.2 Cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hoá đáng kể về cả chất lượng, số lượng và chủng loại

Các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút một lượng lớn lao động vàtài nguyên của xã hội để sản xuất ra hàng hoá Để có thêm sức cạnh tranhtrực tiếp với các công ty và tập đoàn lớn, hàng hoá của họ nói chung thiên về sự

đa dạng về chất lượng và chủng loại, tạo cho người tiêu dùng có nhiều cơ hộiđược lựa chọn Bên cạnh đó họ cũng tiến vào nhiều thị trường nhỏ mà các công tylớn bỏ qua vì doanh thu từ đó quá nhỏ

1.2.4.3 Gieo mầm cho các tài năng quản trị kinh doanh

Một số những người có tài trong quản trị kinh doanh không muốn làmviệc trong các công ty lớn mà muốn mở công ty riêng để tiện đường vùng vẫy.Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ rất thích hợp đối với họ trong việc thửsức của mình Bên cạnh đó các công ty tư nhân lớn nói chung đều xuất phát từ cáccông ty nhỏ đi lên Tập đoàn Microsoft của tỷ phú Bill Gates cũng do ông ta xâydựng dần lên Ông ta vào lúc 20 tuổi vẫn còn là một người chưa có nhiều tài sản,

bỏ học đại học để mở doanh nghiệp riêng của mình Chưa đầy 30 năm sau đã trởthành người giàu nhất thế giới, là một điển hình của người làm giàu dựa vào nănglực của mình.Các công ty nhỏ là còn là nơi huấn luyện nguồn nhân lực chocác công ty lớn Các nhân viên sẽ học được những kỹ năng ban đầu về quản lý

Trang 27

rất cần thiết, được công ty lớn đánh giá cao như là: Điều hành kinh doanh; Quan hệvới khách hàng Kiểm soát và quản lý nhân viên; Quy định xuất nhập khẩu Quản lýthời gian; Công nghệ thông tin hiện đại Điều hành văn phòng…

Đây là các kỹ năng cần thiết cho công việc ở các công ty lớn và việc đàotạo chúng cho người lao động cần thời gian Các doanh nghiệp nhỏ sẽ thực hiện

“hộ” khâu này Nhân viên công ty nhỏ sau một thời gian có được kinh nghiệm rồi

sẽ được các công ty lớn thu nhận

1.2.4.4.Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương

Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ được mở ra ở địa phương nào đều

có công nhân và chủ doanh nghiệp là người ở địa phương đó Khi các doanhnghiệp loại đó được mở ra thì người dân lao động ở địa phương có công ăn việclàm, có nguồn thu nhập Kết cục là quỹ tiền tiết kiệm-đầu tư của địa phương đóđược bổ sung

1.2.4.5.Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn

Các công ty lớn và các tập đoàn không có được tính năng động của cácđơn vị kinh tế nhỏ hơn chúng vì một nguyên nhân đơn giản là quy mô củachúng quá lớn Quy luật của vật lý là khối lượng một vật càng lớn thì quán tínhcủa nó càng lớn Cũng vậy, các đơn vị kinh tế càng to lớn thì càng thiếu tính linhhoạt, thiếu khả năng phản ứng nhanh, nói cách khác là sức ì càng lớn.Một nềnkinh tế đặt một tỷ lệ quá lớn nguồn lao động và tài nguyên vào tay các doanhnghiệp quy mô lớn sẽ trở nên chậm chạp, không bắt kịp và phản ứng kịp với cácthay đổi trên thị trường Ngược lại, một nền kinh tế có một tỷ lệ thích hợp cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ trở nên nhanh nhẹn hơn, phản ứng kịp thời hơn Tínhhiệu quả của nền kinh tế sẽ được nâng cao

1.2.4.6 Cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau

1.2.4.7 Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế

Một nền kinh tế bao giờ cũng có “vùng biên giới”, “vùng sâu”, “vùng xa”

Đó là các khu vực địa lý hoặc các thị trường có quy mô nhỏ, kém phát triển, hoặc

Trang 28

là xa tuyến giao thông, thiếu tài nguyên Các công ty lớn thường bỏ qua các khuvực đó vì cho rằng nguồn lợi thu được từ đó không lớn bằng nguồn lợi thu được từnơi khác với cùng một chi phí bỏ ra, nói cách khác là chi phí cơ hội của vùng đócao Nếu một nền kinh tế chỉ có các doanh nghiệp lớn thì điều này sẽ dẫn đến một

sự phát triển không đều giữa các vùng, không tận dụng hết tài nguyên và giảm hiệuquả hoạt động của nền kinh tế cũng như gây ra các thiệt hại tiềm tàng cho nền kinh

tế Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chi phí cơ hội của cácvùng này là chấp nhận được, xứng đáng với nguồn lợi thu lại Vì vậy họ sẵn sànghoạt động ở đây nếu có các chính sách ưu đãi thích hợp của chính quyền địaphương

1.2.4.8 Giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc

Trong quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá các ngành nghề truyềnthống đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, giữa chế tạo sản phẩm thủ côngvới sản xuất dây chuyền hàng loạt Một ví dụ như: thợ đóng giày có thể đóngnhững đôi giày rất bền dùng được hàng năm không hỏng Nhưng trong thời hiệnđại phải đối mặt với các xí nghiệp sản xuất giày có sản phẩm không bền lắm, đổimới theo mùa và giá rẻ hơn so với giày thủ công Một thợ thủ công hay vàingười thì không thể đương đầu được với các doanh nghiệp lớn đó Muốn tồn tạiđược các thợ thủ công phải hợp nhau lại thành lập doanh nghiệp, sau đó quảngcáo xa rộng để tìm đến các khách hàng tiềm năng của các sản phẩm thủ công.Trong xã hội luôn tồn tại nhu cầu đối với các sản phẩm truyền thống, vấn đề làphải làm cho những khách hàng đó biết đến sản phẩm của mình

Loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nói là rất thích hợp cho sản xuấtthủ công Các ngành nghề truyền thống có thể dựa vào đó để sản xuất, kinhdoanh, quảng cáo Bên cạnh đó công nghệ tiên tiến cũng sẽ dần tiếp cận vàocác ngành nghề này Và đó cũng là một điều cần phải xẩy ra trong thời đại côngnghiệp

Trang 29

Kết luận chương 1

Vốn là một vấn đề rất quan trọng là huyết mạch trong mỗi DN, để có đượcvốn DN phải huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau, mỗi một kênh huy động vốnđều có những ưu điểm và nhực điểm riêng, tùy vào điều kiện kinh tế trong từngthòi kỳ cũng như kế hoạch kinh doanh của DN mà DN lựa chọn các kênh huyđộng vốn cho phù hợp.Với DNVVN Việt Nam, huy động vốn kinh doanh đang làthách thức hàng đầu trong quá trình hoạt động doanh nghiệp Với những đóng góptuy còn hạn chế nhưng với định hướng phát triển cho khu vực này mà Đảng vàNhà nước đang tiến hành thì môi trường kinh doanh sẽ ngày càng thuận lợi hơn,tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp này ngày một lớn mạnh và phát triển

về quy mô hoạt động

Trang 30

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM

2.1 Tổng quan ảnh hưởng của nền kinh tế đến DNVVN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2.1.1 Bối cảnh quốc tế

Có thể nói, nợ công và thâm hụt ngân sách Chính phủ là chủ đề nóng trongsuốt năm vừa qua, đặc biệt ở khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) Năm 2011 đãkhởi đầu với một loạt các diễn biến tiêu cực xung quanh vấn đề giải cứu đồng Euro.Hành động của Moody’s trong việc hạ mức tín nhiệm của Hi Lạp và Tây Ban Nha

đã làm dấy lên những lo ngại trong giới đầu tư, khiến chi phí vay nợ của nhữngthành viên yếu nhất trong khu vực Eurozone này liên tục tăng cao Bạo loạn xảy ratại Hi Lạp càng tạo thêm áp lực lên Chính phủ nước này, khiến lãi suất trái phiếutăng cao kỉ lục Bên kia bờ Đại Tây Dương, Standard & Poor’s đã chuyển đánh giá

về vấn đề nợ của Mỹ từ ổn định sang tiêu cực, khi quá trình thỏa hiệp chính trị giữacác Đảng phái trong Chính phủ liên bang Mỹ về cắt giảm chi tiêu diễn ra rất chậmchạp Cùng với đó, thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản xảy ra vào tháng 3

đã kéo lùi các thị trường tài chính trên thế giới Giá dầu bất ngờ tăng cao trongtháng 4 do lo ngại về sự giảm sút nguồn cung bởi bất ổn chính trị ở Trung Đông vàBắc Phi Những diễn biến phức tạp này đã khiến giá vàng liên tục thiết lập nhữngmức kỉ lục mới trong giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 9, khi giới đầu tư quốc tế vội

vã tìm kiểm một nơi trú ẩn tài chính an toàn, đặc biệt khi Standard & Poor’s hạ bậctín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+ vào tháng 8

Đáng chú ý, trong năm 2011 này, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trởthành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Trong bối cảnh hậu kích cầu, Chính phủ nước này

đã phảiliên tiếp tiến hành nâng các mức lãi suất điều hành để ngăn ngừa lạm phát do longại tăng trưởng đã trở nên quá nóng Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu tái cânbằng nền kinh tế bằng việc khuyến khích tiêu dùng của dân cư và giảm tăng trưởng dựa

Trang 31

vào xuất khẩu, qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 được công bố vào tháng 3.

Bảng 2.1 : Tăng trưởng kinh tế thế giới và các khu vực

Tăng trưởng GDP (%) 2010 2011* 2012*

Châu Á-Thái Bình Dương 8.4 6.3 6.5

Châu Á-Châu Đại Dương 2.6 1.8 3.3

Nguồn: IMF; *Số liệu dự báo được công bố vào tháng 12/2011

Theo thống kê mới nhất của OECD, thương mại thế giới trong 3 quý đầunăm nay đã tăng trưởng 6,8% so với cùng kì năm 2010, và con số của cả năm sẽkhó có thể khả quan hơn khi quý 4 bị ảnh hưởng bởi lực cầu suy yếu do sự tăngtrưởng chậm chạp của khu vực EU Cụ thể thương mại của các nước OECD đãtăng 6%, trong khi của các nước ngoài OECD tăng 8,2% Những chính sách tàikhóa thắt chặt sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế ở các nước phát triển TheoIMF, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3,8% trong năm 2012, giảm từ mức3,9% của năm 2011 và 5,2% của năm 2010 Những dự báo mới cập nhật vào tháng

12 này đã được điều chỉnh giảm so với những con số dự báo được công bố vàotháng 1 đầu năm 2011 Sự giảm tốc này là hậu quả của những bất ổn tài chính vànỗi lo sợ rủi ro nợ công lan tỏa ra bên ngoài phạm vi những nền kinh tế châu Âu.Các biện pháp thắt lưng buộc bụng sẽ thay thế các chương trình kích thích của giaiđoạn 2010-2011, và phần lớn các nước phát triển có sẽ có mức GDP dưới sảnlượng tiềm năng trong năm 2012 Mặc dù vậy, so với các nước phát triển, triểnvọng tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển sáng sủa hơn, bởi sự suy yếucủa cầu ngoại sinh được dự báo sẽ được bù đắp bởi cầu nội địa nhờ những chính

Trang 32

sách kinh tế linh hoạt của các Chính phủ.

Trang 33

2.1.2 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã điqua năm 2011 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bấtlợi từ mặt bằng lãi suất ở mức cao trong khi Chính phủ thực hiện khá nhất quánchính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa theo tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP.Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,89% trong đó tốc độ GDP quý I đạt 5,57%,quý II 5,68%, quý III tăng lên 6,07% và quý IV là 6,2% Mức tăng này thấp hơn sovới mức tăng 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiệm vụ kế hoạch (6%) nhưngtrong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, tốc độtăng trưởng này vẫn cao hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia.Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sảnđóng góp 0,66% với mức tăng chung là 4%, khu vực công nghiệp và xây dựngđóng góp 2,32% với mức tăng 5,53%, và khu vực dịch vụ đóng góp 2,91% vớimức tăng 6,99%

Biểu đồ 2 1: Đóng góp vào GDP trong năm 2011 theo ngành

(Nguồn: GSO)

Trang 34

Điểm đáng lưu ý là khu vực công nghiệp và xây dựng đã có bước tăngtrưởng chậm lại so với năm 2010 Hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2011không còn giữ được vai trò là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế khi chỉ tăng 6,8% sovới năm trước Trong các ngành công nghiệp trong khi ngành sản xuất, phân phốiđiện, ga, nước tăng và công nghiệp chế biến tăng khoảng 10% thì ngành côngnghiệp khai thác mỏ lại giảm 0,1% Các ngành công nghiệp khai thác các nguyênvật liệu dùng trong xây dựng có mức tăng trưởng giảm gần 4% so với năm 2010trong khi chỉ số tồn kho của ngành sản xuất xi măng, vôi, vữa cao tới trên 60%.Đồng thời với đình trệ trong ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xâydựng, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng đã liên tục sụt giảm kể từ đầu nămvới mức giảm gần 1% trong năm 2011 Như vậy, chính sách thắt chặt tiền tệ và tàikhóa được thực hiện khá nhất quán trong thời gian qua đã tác động khá tiêu cựcđến ngành xây dựng và công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

Trong số 11 nhóm hàng hóa, chỉ có duy nhất nhóm bưu chính viễn thông

có tốc độ tăng giá âm khoảng 4% so với năm 2010 còn tất cả các mặt hàng còn lạiđều có tốc độ tăng khá cao, nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trong đó chủyếu là lương thực và thực phẩm) và giáo dục Tuy nhiên, lớn hơn cả yếu tố giáhàng hóa, chính sách tiền tệ nới lỏng trong suốt vài năm trở lại đây lại được coi làyếu tố chính tác động đến mức lạm phát năm 2011 khi mà lạm phát cơ bản trừlương thực, thực phẩm tăng 15,1%, và nếu trừ cả năng lượng tăng 14%.ương ứngcủa năm 2010 và 18,13% so với tháng 12/2010 Mức lạm phát tăng cao trong 4tháng đầu năm lên tới mức 3,32% trong tháng 4 do sức ép từ tỷ giá, giá cả hàng hóanăng lượng và cung tiền.Từ tháng 5 trở đi, nhờ những nỗ lực ổn định hóa quyết liệt

của Chính phủ, CPI đã liên tục giảm tốc và xuống dưới 1% kể từ tháng 8/2011.Tỷ

giá USD/VND năm 2011 đã có nhiều biến động trong những tháng đầu năm và

sau đó được duy trì khá ổn định trong suốt năm với mức điều chỉnh tăng giảmtrong biên độ cho phép +/-1% Từ những tháng cuối năm 2010 tỷ giá USD/VNDtrên thị trường tự do tăng mạnh và vượt xa khỏi tỷ giá chính thức khoảng 10% vàdao động xung quanh mức 21.000 – 21.500 VND/USD Trước sức ép giảm giá

Trang 35

tăng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 VND/USD và thuhẹp biên độ giao dịch từ +- 3% xuống +- 1% Đây là lần tăng tỷ giá mạnh nhất kể

từ năm 2008 với mức phá giá lên tới 9,3% Sau khi điều chỉnh cho đến gần hết quý

II, tỷ giá liên ngân hàng luôn được duy trì ở mức cao và có lúc lên tới 20.733VND.USD, còn trong quý III và giữa quý IV, tỷ giá được niêm yết chủ yếu ởdưới mức 20.300 VND/USD Tuy nhiên từ giữa tháng 10 đến kết thúc năm 2011,

tỷ giá đã dần tăng lên trên mức 20.700 VND/USD và chốt năm ở mức 20.828VND/USD Tính chung lại, đồng nội tệ vào cuối năm đã giảm giá 0,65% kể từ lầnđiều chỉnh tỷ giá tháng 2/2011 và giảm 10% so với đồng USD vào thời điểm đầunăm Hơn nữa, khoảng cách giữa tỷ giá trong hệ thống ngân hàng và trên thị trường

tự do không còn chênh lệch nhiều, đặc biệt là với động thái quản lý mạnh tay củaNHNN đối với thị trường ngoại hối tự do lẫn chính thức để điều hướng dòng ngoại

tệ trong nước Có thể thấy, diễn biến tỷ giá trong năm đã chịu nhiều áp lực từ tìnhhình tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đột biến trong các tháng đầu năm, từ diễn biếngiá vàng và từ chủ trương hạ mức lãi suất đồng nội tệ của Chính phủ trong bốicảnh lạm phát vẫn ở mức cao Tuy nhiên, việc duy trì được tỷ giá tăng ở mức thấpdưới 1% trong nhiều tháng qua được nhìn nhận mang nhiều ý nghĩa tích cực, trấn

an dân chúng về khả năng ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, trong bối cảnhnhững sức ép của việc giảm lãi suất tiền đồng và diễn biến của giá vàng và giáUSD trên thị trường tự do vẫn còn cao Việc duy trì mức tỷ giá trong năm 2011

đã được hỗ trợ bởi tình hình cán cân thanh toán tổng thể của đất nước luôn trongtrạng thái thặng dư Cụ thể, cán cân thanh toán tổng thể năm 2011 ước đạt khoảng2,5 – 4,5 tỷ USD do lượng kiều hối đổ về Việt Nam ước đạt khoảng 9 tỷ USD (caohơn khoảng 1 tỷ USD so với năm 2010), dự trữ ngoại hối cả năm ước đạt 15 tỷUSD (cao hơn mức 12 tỷ USD của năm 2011) trong khi lượng vốn FDI giải ngânvẫn không đổi so với năm 2010 và nhập siêu giảm tới 2,875 tỷ USD so với năm

2010 Theo đó, nguồn ngoại tệ của hệ thống ngân hàng được giữ ổn định, không

có dấu hiệu căng thẳng thanh khoản Tuy nhiên, áp lực giảm giá đồng nội tệ vẫncòn hiện hữu trong năm 2012 khi mà thâm hụt cán cân thương mại vẫn tồn tại và

khi mức lạm phát năm 2012 vẫn được dự đoán ở trên mức 2 con số.Chính sách tiền

Trang 36

tệ : Thực tế về tăng trưởng GDP thấp hơn so lạm phát những năm qua, Chính phủ

đã ra Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạmphát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Trong đó, giải pháp về chínhsách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng là giải pháp cơ bản Đầu năm 2012 đang cho thấy,khả năng hiện thực hóa mục tiểu kiềm chế lạm phát cả năm xuống 1 con số đượcxác lập bởi những nhân tố tích cực, như: nhận thức và quyết tâm chính trị mới từcấp cao nhất; sự nhất quán chính sách tài chính-tiền tệ linh hoạt và thận trọng, theohướng tiếp tục thắt chặt, giảm bớt khối lượng và nâng cao hiệu quả đầu tư công; xúctiến đổi mới mô hình và cơ chế phát triển; sự dồi dào của các nguồn hàng hóa và laođộng; sự năng động và bản lĩnh thương trường của đội ngũ doanh nghiệp; vị thếquốc tế và lòng tin của thế giới đối với tiềm năng phát triển trung và dài hạn của

Việt Nam ngày càng được củng cố.Lãi suất chính là nhân tố quan trọng nhất ảnh

hưởng tới HĐV của các doanh nghiệp, những khó khăn trong việc HĐV của doanhnghiệp chính là do nguyên nhân lãi suất quá cao.Về lãi suất điều hành, lãi suất cơbản tuy vẫn được giữ nguyên ở mức 9% trong cả năm nhưng lãi suất chiết khấu vàlãi suất tái cấp vốn đều đã được điều chỉnh tăng nhằm làm tăng chi phí vốn của cácngân hàng khi đi vay từ NHNN, từ đó hạn chế việc các ngân hàng thương mại ỷ lạivào NHNN và khiến các ngân hàng này cẩn trọng hơn trong việc cho vay tín dụng.Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nướctrong suốt năm 2011 khá ổn định Trong khi đó, lãi suất huy động vốn tối đa bằngđồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng cũng không có nhiều thay đổi Mức lại suấttrần đối với tiền gửi có kì hạn từ 1 tháng trở lên được áp dụng trong cả năm 2011 là14%/năm, còn mức lãi suất trần đối với tiền gửi không kì hạn và có kì hạn dưới 1tháng được NHNN khống chế ở mức 6%/năm Đối với đồng USD, lãi suất huyđộng USD đối với cá nhân và đối với doanh nghiệp vẫn chủ yếu là 2%/năm và0,5%/năm theo quy định của NHNN trong khi lãi suất cho vay USD phổ biến vẫn ởmức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn và 7,5-8%/năm đối với trung và dài hạn Đầunăm 2012 mức lãi xuất có xu hướng giảm xuống, đó là dấu hiệu đáng mừng chocác doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng đang rất

Trang 37

được NHNN đưa về mức 13%/năm, giảm 1 điểm % từ mức 14% được áp dụng suốtgần 6 tháng trước đó (từ 1/10/2011) Đến ngày 11/4, mức trần này tiếp tục đượcđiều chỉnh giảm với biên độ tương tự, xuống còn 12%/năm.Với mong muốn các DN

có khả năng tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn ngân hàng NHNN đã tích cực đẩy mứclãi suất xuống thấp để giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn trong thời buổikinh tế suy thoái

2.2 Thực trạng huy động vốn của DNVVN Việt Nam hiện nay.

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của DNVVN ở Việt Nam

Công cuộc đổi mới ở Việt nhiều thành phần đã cho phép các DNVVN hìnhthành tái thành lập và phát triển Bên cạnh việc củng cố khu vực doanh nghiệp nhànước nhằm thành lập các doanh nghiệp lớn trong một số ngành kinh tế kỹ thuậtquan trọng, Chính Phủ vũng khuyến khích và tạo điều kiện thúc đẩy và phát triểncác loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả nông thôn và thành thị Tiền năng rất lớn,thực trạng phát triển rất nhanh, song các DNVVN còn nhiều nổi cộm và khó khănkhông ít

+ Trước năm 1986, các DNVVN mà chủ yếu là các DN ngoài Quốc Doanh

chư thực sự được quan tâm khuyến khích, hỗ trợ và phát triển Do vậy họ phải tổchức hoạt động núp dưới bóng nhiều hình thức như: Tổ hợp, hộ gia đình, hợp tác

xã, xí nghiệp công tư hợp danh.Tại hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa IV, lần đầutiên Đảng ta đưa ra quan điểm phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừanhận nhiều thành phần kinh tế Việc chấp hành những quan điểm mới thể hiện rõnhất trong lĩnh vực công nghiệp Trong giai đoạn này, toàn bộ ngành công nghiệpđược chia thành công nghiệp quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp Chính sách đối

xử với khu vực quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn này nhìn chung

là không bình đẳng Các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp không được đầu tưđúng mức, việc vay vốn ngân hang bị hạn chế Với quan điểm các doanh nghiệpkhu vực tiểu thủ công nghiệp chỉ là sự tồn tại tạm thời, các đơn vị cá thể phải tiếnlên thành các đơn vị tập thể, các đơn vị tập thể có mức độ tập thể hóa tư liệu sảnxuất bậc thấp phải chuyển lên hợp tác xã bậc cao Hợp tác xã bậc cao khi có đủ điềukiện sẽ chuyển thành xí nghiệp quốc doanh

Trang 38

+ Từ năm 1986 đến khi Luật Doanh Nghiệp ra đời và có hiệu lực (tháng 6/1999).

Chỉ từ khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát triển sảnxuất kinh doanh, thì khu vực tư nhân thực sự yên tâm bỏ vốn ra đầu tư sản xuất kinhdoanh Cũng từ đóhàng loạt cơ sảo sản xuất kinh doanh tư nhân ra đời và phát triển,góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Quakhảo sát 1.008 DN nhỏ năm 1991 ở 8 tỉnh trên cả hai miền đất nước của Viện khoahọc lao động và các vấn đề xã hội đã có kết luận: có tới 49% số doanh nghiệp đượcđiều tra tồn tại trước năm 1986 trong đó tỉ lệ lớn là doanh nghiệp tu nhân nhưngdưới các hình thức tên gọi khác nhau, còn 52% số Doanh nghiệp đã ra đời vàokhoảng trước năm 1987- 1991 Các năm 1992- 1994 là thời kì phát triển mạnh mẽcủa các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn công ty cổ phần và sựgiảm sút của hợp tác xã, tổ hợp Khu vực DNVVN chiếm tý trọng lớn trong tổng sốdoanh nghiệp trong nền kinh tế: Chiếm 97% số DN của khu vực ngoài quốc doanh,chiếm 86% số DNNN và 30% có vốn đầu tư nước ngoài.Cùng với chính sách pháttriểm kinh tế nhiều thành phần chủ trương cải cách khu vược DNNN, số lượng cácDNNN và hợp tác xã giảm đi đáng kể, số DN ngoài quốc doanh tăng lên nhanhchóng, nhất là từ tháng 12/ 1990 từ khi nhà nước bạn hành Luật DN tư nhân và luậtcông ty Đến đầu năm 1998 cả nước có 39.599 cơ sở sản xuất kinh doanh Trong

đó DNNN co 6.200 với 91,7% là doanh nghiệp vừa và nhỏ Số DN ngoài quốcdoanh là 33.359 với trên 97% là DNVVN

+ Từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực cho đến nay.

Từ năm 2000 trở đi đánh dấu một bược tiến quan trọng trong việc tạo môitrường và điều kiện thuận lợi cho dân thực hiện quyền tự do kinh doanh theo phápluật hàng loạt các văn bản pháp luật ra đời như Luật DN 2005, Luật đầu tư 2006,Luật cạnh tranh, luật Chứng khoán … là hành lang pháp lý cho DN ra đời và pháttriển, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi để Huy ĐộngVốn.Vì thế mà sự tồn tại của DN được thống kê cụ thể theo bảng sau:

Trang 39

Bảng 2.2: Số DNVVN tại Việt Nam phân theo quy mô nguồn vốn đầu

Trang 40

mới thành lập, phát triển hay trong giai đoạn suy thoái hiện nay.

2.1.2 Thực trạng DNVVN tại Việt Nam

2.1.2.1.Vai trò của DNVVN ở Việt Nam.

Trong tiến trình cải cách và phát triển kinh tế ở Việt Nam, DNVVN luônchiếm tỷ trọng lớn Tuy là những doanh nghiệp nhỏ về vốn, lao động hay doanh thu,song cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng và quy mô hoạt động, các DNVVN

đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc duy trì tốc độ tăngtrưởng, thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, giúp cải thiện mức sống cho người laođộng

Bảng 2.3: Tỷ trọng DNVVN theo ngành đầu năm 2011Ngành nghề

Tổng số

DN theo ngành

SMEs theo vốn SMEs theo lao động

Số SMEs Tỷ trọng

(%) Số SMEs Tỷ trọng (%)

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản 21996 20297 10,17 21537 10,47

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Ngày đăng: 31/03/2015, 22:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w