1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Doanh nghiệp vừa và nhỏ- Công ty Cổ phần thương mại Hà My

55 429 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 566 KB

Nội dung

Lời mở đầu Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, vốnđều được xem là yếu tố không thể thiếu, là đòi hỏi đầu tiên bắt buộc phải có và đóng mộtvai trò h

Trang 1

Lời mở đầu

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, vốnđều được xem là yếu tố không thể thiếu, là đòi hỏi đầu tiên bắt buộc phải có và đóng mộtvai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp

Đối với một nền kinh tế mới vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệphoá - hiện đại hoá như nước ta hiện nay, nhu cầu về vốn để đổi mới công nghệ và pháttriển của các doanh nghiệp rất lớn Do đó, đi tìm lời giải về vốn hay nói cách khác là cácbiện pháp nâng cao khả năng huy động vốn của doanh nghiệp là vấn đề mang tính thời sự

và thiết thực đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại, Công Cổ phần thươngmại Hà My đương nhiên không nằm ngoài xu thế này Trong quá trình thực tập tại Công

ty, được sự giúp đỡ và hướng dẫn rất nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn và các anh chịtrong Công ty, em đã bước đầu được làm quen với thực tế, nghiên cứu tình hình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, vận dụng lý luận vào thực tiễn và từ thực tiễn làmsáng tỏ hơn những lý luận được nghiên cứu trong nhà trường

Với mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển loại doanh nghiệp,khai thác tốt hơn tiềm năng kinh tế của loại hình doanh nghiệp này, em xin chọn đềtài:

“Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Doanh nghiệp vừa và nhỏ- Công ty Cổ phần thương mại Hà My”.

Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranhcủa Công ty trên thị trường quốc tế

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em gồm ba phần:

Trang 2

Chương 1: Các hình thức huy động vốn trong Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại công ty CPTM Hà My

Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại công ty CPTM Hà My

Bằng những kiến thức thu thập được trong thời gian học tập ở trường và những kiến thức

có được qua học hỏi thầy cô, bạn bè, các anh chị trong công ty CPTM Hà My, đặc biệt là

sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn em đã hoàn thành luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn cô, các anh chị trong công ty CPTM Hà My, các thầy cô giáo trong khoa và bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua

Trang 3

CHƯƠNG 1: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1.1 Khái niệm về các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ở hầu hết các quốc gia, DNVVN luôn chiếm trên 90% số lượng các doanh nghiệptrong nền kinh tế Nếu xét về lực lượng lao động thì các DNVVN tạo công ăn việclàm cho từ 1/2 đến 2/3 lao động quốc gia (Canada 42%, Đức 50%, Pháp 47,7%, ĐàiLoan 79%, Nhật 80,6%) và đóng góp từ 1/3 đến ¼ giá trị GDP hàng năm (Mỹ 39%,Pháp 45%, Bỉ 36%, Anh 26,6%)

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa đề ra những tiêu chuẩn chung thống nhất, rõ ràng đểxác định như thế nào là một DNVVN Do vậy, khái DNVVN tại các nước là khácnhau Một số nước căn cứ vào số lượng lao động làm tiêu thức so sánh Có nước xếploại DNVVN là những doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 200 người Tại TháiLan, nếu dùng dưới 100 lao động và số vốn dưới 4 triệu đôla thì được coi làDNVVN Ở Nhật trong ngành khai khoáng, xí nghiệp có dưới 300 lao động và vốndưới 300 triệu Yên là doanh nghiệp nhỏ Với Cộng hòa Liên Bang Đức, DNVVN sửdụng lao động nhỏ hơn 500 và doanh số hàng năm dưới 100 triệu Mac Đức Ở ĐàiLoan, doanh nghiệp có vốn dưới 4 triệu Nhân dân tệ được xem là DNVVN

Mặc dù khái niệm DNVVN đã được biết đến trên thế giới từ những năm đầu của thế

kỷ XX, và khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ được các nước quan tâm phát triển từnhững năm 50 của thế kỷ XX Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm DNVVN được biếtđến từ những năm 1990 đến nay

Theo thông tư liên bộ số 21/LĐTT ngày 17-6-1993 của Bộ Lao động Thương binh Xã

Trang 4

hội và Bộ Tài chính, các doanh nghiệp ở Việt Nam được phân thành 5 hạng: hạng đặcbiệt, hạng I, II, III và IV dựa trên mức độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuấtkinh doanh với 8 tiêu chí rất phức tạp như vốn, công nghệ, lao động, doanh thu, lợinhuận… Đối tượng phân loại chủ yếu chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp Nhà nướcvới mục đích là để xếp thang bậc lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp.

Trước năm 1998, một số địa phương, tổ chức đã xác định DNVVN dựa trên các tiêuchí khác nhau như: số lao động dưới 50 người, giá trị tài sản cố định dưới 10 tỷ, số dưvốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng dưới 20 tỷ đồng Ở thành phố

Hồ Chí Minh, những doanh nghiệp có vốn pháp định trên 1 tỷ đồng, lao động trên

100 người, và doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đồng là doanh nghiệp vừa, còn dưới giới hạn trên là doanh nghiệp nhỏ Một số nhà nghiên cứu cho rằng, cần phân định

doanh nghiệp vừa và nhỏ theo lĩnh vực sản xuất và dịch vụ Trong lĩnh vực sản xuất,doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỷ đồng, lao động dưới 100 người là doanh nghiệpnhỏ; doanh nghiệp có từ 1 đến 10 tỷ đồng và số lao động từ 100 đến 500 người làdoanh nghiệp vừa Trong thương mại dịch vụ, doanh nghiệp có số vốn dưới 500 triệuđồng và lao động dưới 50 người là doanh nghiệp nhỏ; doanh nghiệp có số vốn từ 500triệu đến 5 tỷ đồng và có từ 50 đến 250 lao động là doanh nghiệp vừa

Ngày 20-6-1998, Chính phủ đã có công văn số 681/CP-KCN về việc định hướng

chiến lược và chính sách phát triển các DNVVN Theo công văn này, DNVVN là

những doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng và lao động thường xuyên dưới 200 người Việc áp dụng một trong hai tiêu chí hoặc cả hai tùy thuộc vào điều kiện cụ thể

của từng địa phương, từng ngành, từng lĩnh vực Đây có thể được coi là văn bản đầutiên đưa ra tiêu chí xác định DNVVN

Ngày 23-11-2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát

triển DNVVN Theo Nghị định này, DNVVN là doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới

10 tỷ đồng Việt Nam hoặc số lao động bình quân hàng năm dưới 300 người Đây là

văn bản pháp luật đầu tiên chính thức quy định về DNVVN Từ đó đến nay, khái

Trang 5

niệm DNVVN được hiểu và áp dụng thống nhất trong cả nước Theo đó, DNVVNbao gồm:

− Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tưnước ngoài tại Việt Nam

− Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước

− Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã

− Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02 /2000/NĐ-CP ngày03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Đặc điểm của các DNVVN xuất phát trước hết từ chính quy mô của doanh nghiệp

Do đặc trưng của nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên các DNVVN Việt Nam có nhữngđặc điểm sau:

− Các DNVVN Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ

chức doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp và các công

ty tư nhân, các hợp tác xã Từ đó xuất hiện sự phân biệt đối xử giữa các doanh

nghiệp thuộc các thành phần khác nhau Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý,

phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời tạo ra những

điểm xuất phát về tiếp cận nguồn lực không như nhau (trong giao đất, trong vay

vốn ngân hàng…)

− Là những doanh nghiệp có quy mô vốn và lao động nhỏ, đây thường là những

doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân Đặc điểm này đã làm cho cácdoanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của mình Nguyênnhân là do các doanh nghiệp này chưa có kinh nghiệm huy động vốn kinh doanh.Ngoài ra, các tổ chức cung ứng vốn xem khu vực này có nhiều rủi ro nên chưa sẵn

Trang 6

sàng cấp tín dụng.

− Khả năng quản lý hạn chế do các chủ doanh nghiệp thường là những người tự

đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp Họ là những người vừa quản lý vừatham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nên mức độ chuyên môntrong quản lý không cao Phần lớn chủ doanh nghiệp thường không được đào tạo

về quản lý chính quy hoặc không qua khóa đào tạo nào

− Trình độ tay nghề của người lao động thấp Các chủ DNVVN không đủ khả năng

cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việc thuê lao động có tay nghề cao dohạn chế về tài chính… Bên cạnh đó, định kiến của người lao động cũng nhưnhững người thân của họ về khu vực này còn khá lớn Người lao động ít được đàotạo vì kinh phí hạn hẹp nên trình độ và kỹ năng thấp Ngoài ra, sự không ổn địnhkhi làm việc cho các doanh nghiệp này, cơ hội để phát triển thấp cũng là lý dokhông thu hút được lao động có kỹ năng cao

− Khả năng về công nghệ thấp do không đủ tài chính cho nghiên cứu triển khai,

nhiều DNVVN có những sáng kiến công nghệ tiên tiến nhưng không đủ tài chính

cho việc nghiên cứu triển khai nên không thể hình thành công nghệ mới hoặc bị

các doanh nghiệp lớn mua lại với giá rẻ Tuy nhiên, các DNVVN rất linh hoạt

trong việc thay đổi công nghệ sản xuất do giá trị của dây chuyền công nghệ

thường thấp và họ thường có những sáng kiến đổi mới công nghệ phù hợp với quy

mô của mình từ những công nghệ cũ và lạc hậu Điều này thể hiện tính linh hoạttrong đổi mới công nghệ và tạo nên sự khác biệt về sản phẩm để các doanh nghiệpnày có thể tồn tại trên thị trường

− Các DNVVN Việt Nam thường sử dụng chính những diện tích đất riêng của mình

làm mặt bằng sản xuất, và cũng rất khó thuê mặt bằng sản xuất Vì vậy, các DNVVN rất khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh khi quy mô doanh

nghiệp được mở rộng Một số doanh nghiệp thuê được đất thì gặp nhiều trở ngại

Trang 7

trong việc giải phóng mặt bằng và đền bù.

− Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài Nguyên

nhân chủ yếu là do các DNVVN thường là những doanh nghiệp mới hình thành,

khả năng tài chính cho các hoạt động tiếp thị không có và cũng chưa có nhiều

khách hàng truyền thống Thêm vào đó, quy mô thị trường của các doanh nghiệp

này thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra các thị trường mới

Thứ nhất, DNVVN đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

DNVVN ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số lượng doanh nghiệpngày càng lớn và phân bổ rộng khắp trong hầu hết các ngành, các lĩnh vực Ngoài ra,tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực DNVVN thường cao hơn so với các khu vựcdoanh nghiệp khác Cụ thể, DNVVN đang chiếm giữ vị trí đặc biệt trong một sốngành như: hoạt động khoa học công nghệ chiếm 94,1%, sửa chữa ô tô, xe máy, đồdùng chiếm 93%, giáo dục đào tạo 87,5%, công nghiệp chế biến 86%, xây dựng85,7% Đáng chú ý DNVVN tập trung mạnh vào 7 phân ngành thuộc công nghiệpchế biến, chiếm 81% tổng giá trị sản lượng toàn ngành Hàng năm, các DNVVN đónggóp khoảng 40% GDP, 30% giá trị sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, …

Thứ hai, DNVVN góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Các doanh nghiệp thành

lập ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa sẽ làm giảm tỷ trọng nôngnghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ Điều này sẽ giúp cho việcchuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông

Trang 8

nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ.

Thứ ba, DNVVN làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Với sự

tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm

tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục

đổi mới để tồn tại và phát triển Với sự linh hoạt của mình, các DNVVN cũng sẽ tạo

sức ép cạnh tranh với các công ty lớn Ngoài ra, nhiều DNVVN còn đóng vai trò là vệ

tinh cho các doanh nghiệp lớn, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động sản xuất, làm tăng hiệu quả của các DNVVN cũng như các công ty hợp tác.

Bên cạnh đó, DNVVN đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước Mặc dù đóng

góp ngân sách của DNVVN vào thu ngân sách còn nhỏ, nhưng tỷ lệ này đã tăng đáng

kể và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây từ khoảng 6,4% năm 2001lên hơn 7,2% năm 2002

Ngoài ra, DNVVN đóng góp vào quá trình tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới Với

sự linh hoạt của mình, các DNVVN là ngưới đi tiên phong trong việc áp dụng cácphát minh mới về công nghệ mới cũng như các sáng kiến về kỹ thuật Do áp lực cạnhtranh nên các DNVVN thường xuyên phải cải tiến công nghệ, tạo sự khác biệt để cóthể cạnh tranh thành công Mặc dù không tạo ra được những phát minh, sáng kiếnmang tính đột phá nhưng nó là những tiền đề cho sự thay đổi về công nghệ

Mặt khác, DNVVN đã tạo ra nhiều việc làm mới, giảm áp lực về việc làm và thất

nghiệp Hiện nay, do tỷ lệ dân số tăng cao trong những năm trước đây nên vấn đề giải

quyết việc làm đang trở nên cấp thiết Doanh nghiệp Nhà nước đang thực hiện sắpxếp lại nên không những không thể thu hút thêm lao động mà còn tăng thêm số laođộng dôi dư, trong khi khu vực nước ngoài lại không tạo ra tỷ lệ việc làm đáng kể Do

đó, phần lớn số người tham gia lực lượng lao động này trông chờ vào khu vực nông

thôn và khu vực DNVVN Các DNVVN đã tạo ra nhiều việc làm mới với tốc độ tăng

trưởng cao, góp phần tăng thu nhập của người lao động, cải thiện đời sống kinh tế xã

Trang 9

hội ngày một tốt hơn.

DNVVN còn đóng góp không nhỏ vào xuất khẩu Với đặc điểm nền kinh tế kém phát

triển, các ngành nghề ở nông thôn chủ yếu là sản xuất nhỏ và là những ngành nghềtruyền thống, những ngành nghề có khả năng xuất khẩu như dệt may, thủy sản…cũng có nhiều DNNVV tham gia Vì vậy, các DNNVV là lực lượng rất quan trọngtrong việc tăng cường xuất khẩu

DNVVN còn là tiền đề tạo ra những doanh nghiệp lớn, đồng thời làm lành mạnh môi trường đầu tư và kinh doanh Với những doanh nghiệp thành công, quy mô của các

doanh nghiệp sẽ được mở rộng và nhiều doanh nghiệp trong số này dần dần trở thànhnhững doanh nghiệp lớn Ngoài ra, với số lượng lớn, rào cản tham gia thị trườngkhông lớn sẽ luôn có nghiều doanh nghiệp mới tham gia thị trường, đồng thời cũng cónhiều doanh nghiệp phá sản do hoạt động không hiệu quả Đối với một doanh nghiệpquy mô nhỏ, việc tham gia hay rút lui khỏi thị trường sẽ không gây tác động lớn đếnnền kinh tế

Cuối cùng, các DNVVN còn là tiền đề tạo ra một môi trường văn hóa kinh doanh

mang tính kinh tế thị trường, tạo ra những nhà kinh doanh giỏi Đây là điều rất cầnthiết đối với Việt Nam hiện nay Chúng ta đã ở trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hóatập trung khá lâu, vì vậy, môi trường văn hóa kinh doanh mang tính thị trường đã cólúc gần như không tồn tại hoặc không có cơ hội phát triển, đội ngũ doanh nhân giỏi,

có khả năng điều hành doanh nghiệp trong điều kiện quốc tế hóa và hội nhập kinh tếquốc tế rất hạn chế Do đó, tạo ra một môi trường văn hóa kinh doanh mang tính thịtrường cũng như một đội ngũ kinh doanh giỏi là yếu tố quan trọng để Việt Nam cóthể hội nhập quốc tế thành công

Tóm lại, với những đặc điểm vốn có và các đóng góp còn hạn chế, song khu vực

các DNVVN đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân Vaitrò này của khu vực kinh tế này đang ngày càng tăng lên với đóng góp ngày càng

Trang 10

quan trọng hơn Do đó, để những đóng góp này ngày một rộng lớn, khắc phục đượcnhững khó khăn về quy mô hoạt động để khu vực này tiếp tục đóng vai trò quantrọng của mình đối với nền kinh tế và xã hội thì cần có các chính sách hỗ trợ cho cácDNVVN phát triển Đây vừa là vấn đề tất yếu, vừa là vấn đề cấp thiết trong giaiđoạn hiện nay và sắp tới, đặc biệt là trong quá trình cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1 Mục tiêu huy động vốn của doanh nghiệp

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hànhcác hoạt động sản xuất kinh doanh Mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động huy độngvốn của doanh nghiệp là đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi.Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn được đầu tư vào sản xuất kinh doanh với mụcđích cơ bản là tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu

Trong nền kinh tế thị trường vốn của doanh nghiệp được coi là toàn bộ giá trị đượcứng ra ban đầu và các quá trình sản xuất tiếp theo, tức là không tham gia vào một quátrình sản xuất riêng biệt nào mà trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp, từ lúc mớihình thành đến lúc kết thúc

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, mọi hoạt động từ việc xác định mục tiêu cho đầu

tư dài hạn, tìm nguồn tài trợ cho đến việc đưa ra các quyết định tài chính ngắn hạn - tức

là ba vấn đề quan trọng đầu tiên của doanh nghiệp, đều gắn liền tới các hoạt động có liênquan đến vốn Như vậy rõ ràng, vốn là bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp và do đó việc huy động, đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn chonhu cầu sản xuất có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Việc huy động đủ vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liêntục từ khâu mua sắm vật tư, sản xuất, cho đến tiêu thụ sản phẩm Hơn nữa, trong nềnkinh tế thị trường tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải có được các bí

Trang 11

quyết, các công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, sản xuất ra các sản phẩm

có chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm… Để thực hiện được điều này, doanh nghiệpcần phải có vốn để hoạt động và đầu tư

Huy động vốn có ý nghĩa quyết định đến quy mô hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Nếu doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là trong thời đạibùng nổ khoa học và công nghệ như ngày nay thì nhu cầu vốn lại càng trở nên quantrọng hơn bao giờ hết và có xu thế tăng không ngừng Nó giúp doanh nghiệp có thể chớpđược thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế trong cạnh tranh

Huy động vốn còn ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động hay việc đa dạng hoá ngànhnghề kinh doanh của doanh nghiệp Thông thường, khi muốn tham gia kinh doanh vàomột lĩnh vực mới nào, doanh nghiệp cũng phải có một lượng tiền lớn cho việc đầu tưmáy móc sản xuất, dây chuyền công nghệ, xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm…Nếu không có khả năng tài chính mạnh doanh nghiệp khó có thể thực hiện được hoạtđộng này dù là ngay ở những bước đầu tiên như phân tích thị trường, xây dựng phương

án kinh doanh…

Cuối cùng, việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh còn giúp doanh nghiệp chống đỡđược những tổn thất, rủi ro trong quá trình hoạt động, đặc biệt là những lĩnh vực kinhdoanh nhiều rủi ro như ngân hàng

Như vậy, có thể thấy, huy động vốn là hoạt động có ý nghĩa đối với quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Thực tiễn nền kinh tế trong những năm qua cũng chothấy doanh nghiệp nào có lượng vốn càng lớn thì càng có thế chủ động trong kinh doanh

và có thể thắng được trong cạnh tranh Ngược lại doanh nghiệp nào thiếu vốn kinhdoanh, không có chiến lược tài trợ trước mắt cũng như lâu dài thường đánh mất vai tròcủa mình trên thị trường, mất bạn hàng thường xuyên ổn định, không tạo ra sức mạnh vàhiệu quả tổng hợp trong kinh doanh

1.2.2 Các hình thức huy động vốn

Để chủ động kinh doanh theo các phương án đầu tư đã chọn, các doanh nghiệp phải

Trang 12

chủ động về nguồn vốn Do đó, việc xác định quy mô lựa chọn nguồn cung cấp vốn

kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng Trong nền kinh tế thị trường, một doanhnghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào hai nguồn vốn: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phảitrả Tương ứng với mỗi nguồn có những cách huy động vốn khác nhau

Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp huy động theo các phương

pháp sau:

− Huy động vốn góp ban đầu của các chủ sở hữu: đây là nguồn vốn ban đầu do

các chủ sở hữu doanh nghiệp trực tiếp đầu tư khi thành lập doanh nghiệp Tuỳtheo loại hình sở hữu của doanh nghiệp mà nguồn vốn này được tạo lập theocác hình thức khác nhau Cụ thể: doanh nghiệp Nhà nước thì do ngân sách Nhànước cấp vốn; doanh nghiệp sở hữu một chủ thì vốn ban đầu là do chính chủ

sở hữu đầu tư; các doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể thì vốn đầu tư ban đầuđược hình thành từ sự tham gia đóng góp của các thành viên cổ đông

Để huy động được nguồn vốn này một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể vậnđộng các nguồn tiết kiệm nhàn rỗi từ người thân, bạn bè… Ngoài ra, doanhnghiệp cần có phương án kinh doanh khả thi và hấp dẫn nhằm thu hút cácthành viên góp vốn

− Huy động vốn từ lợi nhuận sau thuế: trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp

có thể làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng thình thức tái đầu tư lợi nhuận thuđược Nghĩa là lợi nhuận sẽ được đưa trở lại quá trình kinh doanh nhằm tăngthêm nuồn vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, nguồn vốn này phụ thuộc vào quy môlợi nhuận kiếm được trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Để có được nguồn vốn từ lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp sẽ không chia lợinhuận mà tái đầu tư thành vốn kinh doanh Mặt khác, doanh nghiệp có thể chialợi nhuận dưới hình thức cổ phiếu cho cổ đông Phương pháp này vừa tăngnguồn vốn kinh doanh, vừa tạo cho các thành viên góp vốn cảm giác an toàn vì

đã nhận được kết quả từ đồng vốn mình bỏ ra

Trang 13

− Huy động nguồn vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm thành viên mới: khi cần

tăng thêm quy mô kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty có thểhuy động thêm vốn bằng cách kêu gọi thêm các nhà đầu tư mới Tuy nhiên,hình thức huy động này sẽ dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư cũ phải phân chiaquyền kiểm soát doanh nghiệp và lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư mới

Để huy động nguồn vốn này có hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc thậntrọng giữa sự tăng quy mô hoạt động với sự chia sẻ lợi nhuận; giữa sự tăng quy

mô hoạt động với lượng vốn cần tăng để tránh tình trạng lãng phí vốn và giảm lợi nhuận được chia

Nguồn vốn chủ sở hữu có những ưu điểm sau như: doanh nghiệp được chủ độngtrong đầu tư lâu dài mà không bị áp lực về thời gian sử dụng; tạo ra năng lực tài chínhmang lại sự an toàn, uy tín trong kinh doanh; tạo ra khả năng huy động các nguồn vốnkhác

Nợ phải trả: là số tiền doanh nghiệp đi chiếm dụng hoặc vay mượn làm vốn

kinh doanh, và phải cam kết thanh toán cho các chủ sở hữu đó trong một thờigian nhất định Để bổ sung vốn cho kinh doanh, doanh nghiệp phải huy động

từ các hình thức:

− Huy động từ vốn tín dụng ngân hàng: vốn vay ngân hàng là một trong những

nguồn quan trọng để tài trợ vốn cho doanh nghiệp Do đặc điểm luân chuyển vốntrong quá trình kinh doanh là luôn tạo ra sự không ăn khớp về thời gian và quy môgiữa nhu cầu vốn và khả năng tài trợ nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn Phầnthiếu hụt này chỉ có thể giải quyết bằng nguồn vốn vay ngân hàng Ngân hàngthương mại có thể cung cấp vốn tương ứng với thời gian và quy mô mà doanhnghiệp có nhu cầu dưới các hình thức sau:

Căn cứ vào thời gian, ngân hàng có thể cho vay theo các hình thức:

Cho vay ngắn hạn: là hình thức cấp tín dụng thời hạn dưới một năm

Trang 14

Cho vay trung hạn: là hình thức cấp tín dụng thời hạn từ một đến ba năm.

Cho vay dài hạn: là hình thức cấp tín dụng thời hạn trên ba năm

Căn cứ vào tính chất đảm bảo cho vay:

Cho vay tín chấp: là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, thường ápdụng cho các doanh nghiệp có uy tín, thường xuyên quan hệ với ngân hàng.Cho vay có đảm bảo: cho vay cầm cố, cho vay thế chấp tài sản, cho vay có bảolãnh, nghiệp vụ chiết khấu chứng từ ghi nợ

Căn cứ vào hình thức cho vay:

Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiệnthủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định vàthoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhấtđịnh

Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn đểthực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự

án đầu tư phục vụ đời sống

Cho vay trả góp: khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoảthuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theonhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay

Nguồn vốn tín dụng có những ưu điểm như: đáp ứng kịp thời nhu vầu vốn kinhdoanh; lãi suất vay được hạch toán vào chi phí kinh doanh, nên có sự chia sẻ về lợiích kinh tế giữa các nhà đầu tư và Nhà nước; dù tăng vốn nhưng các ngân hàng khôngchi phối trực tiếp sự quản lý và điều hành kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên,khi sử dụng phương thức huy động này, doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo cho sốtiền vay, nghĩa là doanh nghiệp phải thanh toán cho ngân hàng đúng hạn Do đó, sốtiền vay không phải là vô hạn và quy mô vốn vay phụ thuộc vào độ tín nhiệm của

Trang 15

người đi vay.

− Huy động vốn từ tín dụng thương mại: nguồn vốn này hình thành trong quan hệ

mua bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau Đây là loại hình tín dụng ngắn hạn,

nó thường được thực hiện giữa các doanh nghiệp khi có sự tín nhiệm và thiết lậpđược quan hệ cung ứng thường xuyên Do chu kỳ sản xuất kinh doanh và luânchuyển vốn giữa các doanh nghiệp có sự tách biệt nên sẽ dẫn đến hiện tượng,trong cùng một thời điểm, một doanh nghiệp đang có sẵn một lượng hàng cần bántrong khi một doanh nghiệp khác đang cần mua lượng hàng ấy Trong trường hợpnày, trên cơ sở quen biết, tín nhiệm nhau, họ có thể thỏa thuận quan hệ vay mượn.Như vậy, người mua dù chưa đủ tiền nhưng vẫn có được lượng hàng cần và sẽ hoàn trả cho người bán theo thời hạn thoả thuận

− Nguồn vốn CTTC: thuê mua tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung

hạn hay dài hạn không thể hủy ngang Theo đó, người cho thuê cam kết mua tàisản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê hoặc người cho thuê cung cấp tài sảncủa họ cho người đi thuê Như vậy người cho thuê nắm giữ quyền sở hữu pháp lý,còn người đi thuê ngoài các lợi ích như gia tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm thờigian và công sức để hoàn thành thủ tục mua tài sản nếu không đi thuê tài chính…còn giải quyết vấn đề đổi mới công nghệ Ngoài ra, phương thức này có ưu điểmnhư bên đi thuê nhận tài sản (100% vốn vay) mà không phải thế chấp giá trị tàisản, còn bên cho thuê thì hạn chế được rủi ro, đảm bảo vốn vay được sử dụngđúng mục đích, an toàn Theo hình thức này, doanh nghiệp cần vốn trang bị máymóc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác… sẽ được các công tyCTTC đáp ứng

Nguồn vốu ưu đãi của Nhà nước: là một trong các kênh huy động vốn của

DNVVN, các nguồn vốu ưu đãi của Nhà nước hiện nay được cung cấp cho cácdoanh nghiệp thông qua các Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu Các quỹ

Trang 16

này là các tổ chức tài chính của Nhà nước Việt Nam, được thành lập với mục đíchcung cấp tín dụng ưu đãi cho các dự án vay vốn đầu tư nếu đáp ứng một số điềukiện nhất định.

− Các nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp như tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền thuế

chưa nộp, các khoản thanh toán khác là những nguồn vốn mà doanh nghiệp cóthể sử dụng trong một thời gian ngắn nhằm giải quyết phần nào nhu cầu vốn trongquá trình kinh doanh Tuy nhiên, với việc chiếm dụng này, phải lưu ý đến khảnăng thanh toán kịp thời các khoản nợ khi đến hạn, các quy định về pháp luật màdoanh nghiệp phải tuân thủ như thời hạn nộp thuế, xử phạt…

Tóm lại, hoạt động trong điều kiện môi trường đã có các nguồn vốn tiềm năng chokinh doanh, việc lựa chọn hình thức huy động vốn, số lượng vốn huy động tuỳ thuộcvào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, khả năng và hiệu quả của từng nguồnvốn cấp Mỗi hình thức huy động có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau nêndoanh nghiệp sẽ phải cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định hình thức huy động vốnsao cho có hiệu quả nhất trong quá trình kinh doanh

1.2.3 Kết quả huy động vốn của doanh nghiệp

Trong cách hình thức huy động vốn của doanh nghiệp, hình thức huy động vốn chủ sởhữu mang lại kết quả lớn nhất Bởi vì đây là nguồn vốn ban đầu do các chủ doanhnghiệp góp lại để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động Nếu vốn góp chủ sở hữu không

đủ để duy trì tất cả các hoạt động của doanh nghiệp thì các chủ doanh nghiệp sẽ nghĩđến các hình thức huy động vốn khác Hình thức mà các chủ doanh nghiệp thường ápdụng là vay vốn ngân hang Tuy nhiên hình thức huy động vốn này thường ít mang lạihiệu quả cao bởi thường các ngân hang đều yêu cầu các khoản tài sản thế chấp và lãisuất ngân hang tương đối cao Mặc dù trong những năm gần đây các ngân hàng đãchú trọng đến việc cấp vốn cho doanh nghiệp nhưng những rào cản như tài sản thếchấp, lãi suất cao… đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp

Trang 17

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả huy động vốn

Trong nền kinh tế thị trường, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp chịu tácđộng của nhiều nhân tố, cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan.

Nhân tố củ quan ảnh hưởng lớn tới kết quả huy động vốn của doanh nghiệp chính là

chi phí vốn, cơ cấu vốn của doanh nghiệp Vốn là nhân tố cần thiết của sản xuất Cũng

như bất kỳ một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn, doanh nghiệp cần phải bỏ ra một chiphí nhất định Chi phí của mỗi nhân tố cấu thành gọi là chi phí nhân tố cấu thành của loạivốn cụ thể đó

Chi phí vốn là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn của doanhnghiệp Đây chính là khoản tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để được sử dụng vốn haychính là tỷ lệ sinh lợi cần thiết mà người chủ sở hữu của khoản tiền đó yêu cầu Các nhàđầu tư chỉ chấp nhận cung cấp vốn cho doanh nghiệp khi họ được trả một khoản lãi xứngđáng và thông thường những người này luôn mong muốn một lãi suất cao Tuy nhiên,nhà doanh nghiệp không thể trả lãi suất quá cao cho nhà đầu tư, họ luôn phải cân nhắcsao cho lợi nhuận thu được từ nguồn vốn huy động đó không làm giảm số lợi nhuận dànhcho chủ sở hữu doanh nghiệp Do đó, các doanh nghiệp luôn có xu hướng tìm kiếmnhững nguồn vốn có chi phí thấp

Tuy nhiên, một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiếm khi chỉ sử dụng mộtnguồn vốn để tài trợ cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ngay cả khi đó là nguồn

có chi phí thấp hơn các nguồn khác Thông thường, trong một doanh nghiệp có hai loạivốn cơ bản là vốn chủ sở hữu và vốn vay Một doanh nghiệp ít nợ, nhiều vốn tự có sẽlàm cho các bạn hàng tin tưởng bỏ vốn ra cho vay hay góp vốn cùng đầu tư Nhưngnguồn vốn này không nên ở mức quá lớn Chủ doanh nghiệp nên có một phần dự trữ để

đề phòng rủi ro hoặc để phát triển khuyếch trương kinh doanh khi có thời cơ Mặt khác,với việc tăng vốn thông qua vay nợ, chủ doanh nghiệp có thể tăng được thu nhập trên

Trang 18

vốn chủ sở hữu mà vẵn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp Song, nếu tỷ lệ

nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Do đó, trongquản trị tài chính, các nhà quản lý phải xây dựng được cơ cấu vốn tối ưu, đảm bảo một tỷ

lệ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay sao cho lợi ích thu được là cao nhất Đó là cơcấu hướng tới sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất và nhờ đó tối đa hoá giá trị của doanhnghiệp

Trên cơ sở cơ cấu tối ưu (cơ cấu mục tiêu) được thiết lập phù hợp với tình hình cụthể của doanh nghiệp, các nhà quản lý mới tiến hành huy động vốn theo cách giữ cơ cấuvốn thực tế theo cơ cấu vốn tối ưu sao cho lợi nhuận thu được là cao nhất Có bốn nhân

tố chủ yếu tác động đến những quyết định về cơ cấu vốn của doanh nghiệp:

- Rủi ro trong kinh doanh được coi là một trong những nhân tố có tác động đến việclựa chọn nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Rủi ro đề cập đến ởđây là rủi ro cố hữu của tài sản của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không sử dụng nợ.Như vậy, đối với những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực có rủi ro kinhdoanh lớn thì việc sử dụng nợ nhiều không phải là một giải pháp huy động tối ưu

- Nhân tố thứ hai là vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp Trong trường hợp thuế suấtthuế thu nhập của doanh nghiệp cao thì việc sử dụng nợ nhiều hơn sẽ có lợi vì khi sửdụng nợ, phần lãi vay phải trả được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ trước khi tính thuế thunhập doanh nghiệp và nhờ đó hạ thấp được chi phí thực tế của nợ {Chi phí nợ sau thuế =Chi phí nợ trước thuế*(1- thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp)}

- Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường thay đổi haykhả năng linh hoạt tài chính của doanh nghiệp cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấuvốn của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có khả năng đảm bảo một nguồn vốn ổn định

để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian dài, sẽ dễ dàng hơntrong việc kêu gọi nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư Thật vậy, khi đánh giá đặc điểm nàychúng ta có thể thấy rõ ràng là những nhà cung cấp vốn muốn tăng cường tài trợ cho

Trang 19

những doanh nghiệp có thể tự chủ về tài chính hơn là những doanh nghiệp thụ động, và

do đó ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp

- Nhân tố thứ tư liên quan đến quan điểm của các nhà quản lý về việc sử dụng vốn

Có những nhà quản lý sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm sử dụng nhiều nợ hơn để tăng lợinhuận song có những người lại thích sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn vì mục tiêu antoàn cho doanh nghiệp

Bốn nhân tố trên quyết định rất lớn đến mục tiêu cơ cấu vốn của doanh nghiệp.Trong những thời kỳ khác nhau, tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể của nền kinh tế vàcủa chính doanh nghiệp, các nhà quản lý sẽ đưa ra một cơ cấu vốn tối ưu để trên cơ sở đódoanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ cho phù hợp

Thông thường, các doanh nghiệp luôn hướng tới cơ cấu vốn có chi phí trung bìnhcủa vốn là thấp nhất Việc xác định chi phí vốn trung bình (WACC) của doanh nghiệpdựa trên chi phí nhân tố cấu thành của nguồn vốn đó bao gồm chi phí nợ vay sau thuế(Kd.(1-t), với t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp), chi phí cổ phiếu ưu tiên (Kp) vàchi phí lợi nhuận giữ lại (Ks) theo công thức:

đã đặt ra

Trang 20

1.2.4.2 Nhân tố khách quan.

Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào những nhân tố bên những nhân tố của chính bản thân doanh nghiệp Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu như đãđược trình bày ở trên Tuy nhiên, bên cạnh những nhân tố mang tính chất chủ quan đó,trong quá trình hoạt động, chính sách huy động vốn của doanh nghiệp còn chịu tác độngcủa những nhân tố khách quan sau:

trong- Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước là một nhân tố có tác động trực tiếp đếnmọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, và vìthế tất nhiên ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn Trên cơ sở pháp luật kinh tế và cácchính sách kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp pháttriển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô

Đây là nhân tố mà các doanh nghiệp bắt buộc phải nắm rõ và tuân thủ vô điều kiệnvới tư cách là một pháp nhân đối với những quy định của pháp luật Việc huy động vốn

từ những nguồn nào, theo phương thức gì, với quy mô bao nhiêu… đều phải thực hiệntheo cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước được thể chế hoá bằng các quy định, nghịđịnh của Chính và các văn bản pháp luật khác Ví dụ như theo quy định của Luật Doanhnghiệp thì các doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ phần có thể huy động vốn bằngcách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, trong khi công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ đượcphép tăng vốn bằng cách gọi thêm vốn góp từ các thành viên hoặc kết nạp thêm thànhviên mới, hoặc trích từ quỹ của công ty chứ không được phép phát hành cổ phiếu hay tráiphiếu Hoặc theo nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 sửa đổi, bổ sung “ Quychế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ” banhành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà

Trang 21

ty tài chính… ), các doanh nghiệp khác, các cá nhân ( kể cả cán bộ công nhân viên trongdoanh nghiệp) để đầu tư phát triển nhưng lãi suất huy động vốn không được cao hơn lãisuất cho vay do ngân hàng Nhà nước công bố cùng thời điểm theo từng ngành nghề, thờihạn vay Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của những doanhnghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh nhưng đã huy động hết những nguồn cóchi phí thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng.

Ngoài ra, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước trong mỗi thời kỳ cũng ảnhhưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Trong những giai đoạnNhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì việc vay vốn ngân hàng để bổ sungcho nguồn vốn kinh doanh là khá khó khăn đối với doanh nghiệp do lãi suất cho vay caođồng thời các thủ tục xin vay cũng chặt chẽ hơn Thêm vào đó với các chính sách khuyếnkhích hay hạn chế phát triển đối với một ngành nghề nào đó cũng sẽ tạo điều kiện hoặchạn chế khă năng huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đó Đây làyếu tố vĩ mô, có ảnh hưởng khá lớn đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp

Các yếu tố của nền kinh tế

Là một chủ thể của nền kinh tế, mọi hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là hoạtđộng huy động vốn gắn bó chặt chẽ và chịu ảnh hưởng của các nhân tố trong nền kinh tếnhư lãi suất ngân hàng, thuế, thu nhập dân cư

- Lãi suất ngân hàng là nhân tố đầu tiên mà mọi doanh nghiệp phải cân nhắc khi lựachọn nguồn vốn cho kế hoạch tài trợ của mình Đây là nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đầu

tư của doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp phải tính toán hiệu quả đầu tư và yếu tố lãisuất tiền vay Thông thường, khi lãi suất ngân hàng quá cao thì cơ hội đầu tư ít đi và vìthế nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp cũng giảm theo

- Thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nguồn tài trợ chohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong trường hợp thuế thu nhập doanhnghiệp khá cao thì doanh nghiệp có xu hướng thích sử dụng nợ hơn vì lãi nợ vay được

Trang 22

tính vào chi phí hợp lý hợp lệ trước khi tính thuế Do đó việc tăng tỷ trọng nợ trong cơcấu vốn sẽ làm giảm chi phí vốn của doanh nghiệp

- Thu nhập dân cư cũng là một nhân tố tác động đến khả năng huy động vốn củadoanh nghiệp Thu nhập của dân cư ở mức cao đồng nghĩa với khả năng tích luỹ cao vàkết quả là lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế dồi dào Điều này tạo điều kiện chodoanh nghiệp có thể huy động vốn một cách dễ dàng hơn thông qua các công cụ của thịtrường vốn như cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ có thể chuyển đổi đặc biệt là ởnhững nước có thị trường tài chính phát triển hoàn thiện

Ngoài những yếu tố cơ bản trên, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp cònphụ thuộc vào một số nhân tố khác như: yếu tố thị trường, yếu tố cạnh tranh cạnh tranh,

tỷ giá… Thị trường chính là nơi hoạt động của doanh nghiệp Trong môi trường này, cácdoanh nghiệp phải luôn tự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời còn phảicạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp khác để chiếm lĩnh thị trường Vì vậy, quá trìnhhuy động vốn của doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố thị trường và cạnh tranh Riêngđối với doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu thì sự biến động của tỷ giácũng là một yếu tố không thể bỏ qua Do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpgắn liền với việc sử dụng ngoại tệ nên việc tỷ giá lên cao hay xuống thấp đều gây ảnhhưởng đến lượng vốn mà doanh nghiệp đang nắm giữ Doanh nghiệp cần phải phân tíchnhững yếu tố này, xem xét tình trạng hiện tại, dự đoán tình hình trong tương lai để lựachọn phương án huy động vốn cho thích hợp nhằm tạo được lợi thế của mình trên thịtrường

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HÀ MY

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CPTM HÀ MY

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công Ty Cổ Phần Thương Mại Hà My thành lập năm 2005 theo giấy phép đăng ký kinhdoanh số 0103008059 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 07/06/2005.Công ty là một Công ty thương mại hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được mởtài khoản và sử dụng con dấu riêng, chịu sự quản lý toàn diện của UBND Quận HoànKiếm Hà Nội và sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Thương mại thành phố HàNội cũng như Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội

* Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần thương mại Hà My

* Tên giao dịch: Công ty cổ phần thương mại Hà My

* Tên tiếng Anh: Ha My Trading Joint Stock Company

* Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Số 52 Ngõ Huyện, Hoàn Kiếm, Hà Nội

* Văn phòng chính: số 152 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội

* Các chi nhánh:

- Số 17 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội

- Số 57 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội

- Số 51 - Ngõ 106 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội

Khi mới thành lập, công ty chí có quy mô cơ sở, hoạt động sản xuất nhỏ, nhân công 05người, cơ sở vật chất trung bình > 30 m2

Trang 24

Sau hơn 07 năm hoạt động, hiện nay Công Ty CPTM Hà My là một trong những công tyhàng đầu về lĩnh vực trang trí nội thất, với 03 Showroom lớn nhất thị trường Hà Nội,diện tích mỗi showroom đạt 300-350 m2, đội ngũ nhân viên lên tới hơn 50 người.

Trong thời gian qua, công ty CPTM Hà My đã tạo dựng một hệ thống khách hàng thânthiết, một hệ thống các Showroom phân phối rộng khắp các sản phẩm Mành Rèm, trangtrí nội ngoại thất trên thị trường Hà Nội và các tỉnh khu vực phía bắc

Công ty CPTM Hà My là nhà cung cấp dịch vụ trang trí nội ngoại thất lớn tại Hà Nội và

là người đồng hành tin cậy của rất nhiều khách hàng từ nhà dân, những tòa nhà cao tầng,khu biệt thự, khu resort…

Ngoài ra, công Ty CPTM Hà My còn là đối tác chiến lược của nhiều nhà cung cấp nướcngoài như: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore…

Công ty đầu tư thêm các trang thiết bị máy móc chuyên dụng đáp ứng nhu cầu sản xuất,thi công chính xác cao, an toàn, tiết kiệm thời gian, tiện ích kinh tế

Với mong muốn mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho những ngôi nhà, phát triển, quảng bá

thương hiệu MÀNH RÈM HÀ MY Tất cả các cán bộ, công nhân viên công ty cùng bắt

tay nhau học tập, làm việc và tâm niệm rằng chỉ có thể phát triển lớn mạnh bằng cáchđáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng một cách chuyên nghiệp và chất lượng cao

Trang 25

2.1.3 Các hoạt động chủ yếu

 Sản xuất và cung cấp các sản phẩm " Mành rèm cao cấp"

 Tư vấn thiết kế nội thất cho các công trình

 Thi công hoàn thiện – trang trí nội ngoại thất

 Sản xuất, mua bán các sản phẩm nội thất văn phòng, trường học như Bàn ghế,

tủ hồ sơ, hệ thống vách ngăn, đồ chơi trẻ em mẫu giáo…

 Xuất nhập khẩu, sản phẩm nội thất, vật liệu xây dựng

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây

2.1.4.1 Tình hình kinh doanh nói chung

Công ty CPTM Hà My ra đời và phát triển vào thời kỳ đất nước đang trên công cuộc đổimới, vào lúc Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới Khi nền kinh tế Việt Nam

đã hội nhập được với nền kinh tế thế giới, nền jinh tế Việt Nam từng bước đạt đượcnhững thành tựu đáng kể Khi đó, ngành trang trí nội ngoại thất cũng có nhiều cơ hộiphát triển Và công ty CPTM Hà My cũng không nằm ngoài số đó Mặc dù đôi lúc nềnkinh tế cũng gặp phải nhiều biến động, ảnh hưởng tới sự kinh doanh chung của cácdoanh nghiệp nói chung và công ty CPTM Hà My nói riêng Tuy nhiên, nhờ sự năngđộng trong quản lý của ban lãnh đạo và nỗ lực phấn đấu của các cán bộ công nhân viên,Công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, phản ánh qua những số liệu cụ thểsau:

Bảng 1: Doanh thu công ty CPTM Hà My qua các năm

Tiêu chí Năm 2008 (tỷ đ) Năm 2009 (tỷ đ) Năm 2010 (tỷ đ)

Trang 26

13.6% so với năm 2009 Có được những thành tựu đáng khích lệ như vậy là do sự chỉđạo đúng đường lối của ban lãnh đạo công ty, sự cố gắng phấn đấu của toàn thể nhânviên, cùng với chiến lược kinh doanh ưu việt đã tạo lập cho công ty một mạng lướikhách hàng sâu rộng Do chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ của công tyngày càng được cải thiện mà uy tín của công ty ngày càng được nâng cao, trở thànhthương hiệu nổi tiếng quốc gia được rất nhiều khách hàng biết đến, thậm chí các kháchhàng quốc tế Bởi thế hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng nâng lên rõ rệt.

2.1.4.2 Về tình hình tài chính của công ty

Nghiên cứu bảng cân đối kế toán sơ lược của Công ty trong ba năm 2008, 2009,

2010 ta có thể đánh giá một cách khái quát về tình hình tài chính của Công ty như sau: Bảng 2: Bảng cân đối kế toán công ty CPTM Hà My năm 2008, 2009, 2010

Tiêu chí Năm 2008 (tỷ đ) Năm 2009 (tỷ đ) Năm 2010 (tỷ đ)

Nguồn vốn của Công ty cũng có những thay đổi tương tự Năm 2008 tổng nguồnvốn của Công ty là 7.9902 tỷ đồng Đến năm 2009 tổng nguồn vốn của Công ty giảm627.2 triệu đồng, bằng 92.15% so với năm 2008 Tuy nhiên, Công ty lại khôi phục đượchoạt động sản xuất kinh doanh của mình vào năm 2010 với nguồn vốn tăng thêm 13.52%

Trang 27

nguồn vốn của Công ty có chiều hướng tăng lên, đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy môkinh doanh và đạt mục tiêu tăng trưởng, phát triển

2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CPTM HÀ MY

2.1 Vốn góp cổ đông

Công ty CPTM Hà My là công ty Cổ phần với vốn chủ sở hữu là vốn góp của các cổđông Khi mới thành lập, công ty gồm có 3 cổ đông với tổng số vốn góp chiếm 47% tổngnguồn vốn kinh doanh Tính đến năm 2009, số lượng cổ đông của công ty đã lên tới 05

cổ đông, tổng số vốn góp đã lên tới 65% tổng nguồn vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu làthành phần không thể thiếu trong toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn nàyluôn được bảo toàn và phát triển Chỉ xét trong ba năm 2008, 2009, 2010, mặc dù tìnhhình thị trường có nhiều biến động, song ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đượcgiữ khá ổn định Năm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng nhiều nhất, khoảng3% tương đương 16.2 triệu đồng Năm 2010, nguồn vốn của Công ty bị chững lại do sựbão hoà của thị trường và có giảm đi song tỷ lệ này rất nhỏ, khoảng 0.06% Nhờ thếnguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được huy động vào kinh doanh luôn được bổ sung,góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty trong mọi tình huống phức tạp củathị trường Điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty tương đối tốt, Công tylàm ăn có lãi Chính phần lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh đã bổ sung và làmtăng nguồn vốn chủ sở hữu

Ngày đăng: 26/03/2015, 09:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Xuân Bá (1999), DNNVV Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: DNNVV Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
Tác giả: Lê Xuân Bá
Nhà XB: NXB Chínhtrị Quốc gia
Năm: 1999
2. Vũ Duy Hào, Đàm Viết Huệ (1998), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê 3. Vũ Thị Minh Hằng, Sử Đình Thành (2006), Nhập môn tài chính – tiền tệ, Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp", NXB Thống kê3. Vũ Thị Minh Hằng, Sử Đình Thành (2006), "Nhập môn tài chính – tiền tệ
Tác giả: Vũ Duy Hào, Đàm Viết Huệ (1998), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê 3. Vũ Thị Minh Hằng, Sử Đình Thành
Nhà XB: NXB Thống kê3. Vũ Thị Minh Hằng
Năm: 2006
4. Dương Thị Bình Minh (1999), Lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết tài chính – tiền tệ
Tác giả: Dương Thị Bình Minh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
5. Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, Sử Đình Thành (2002), Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng các công cụ tàichính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020
Tác giả: Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, Sử Đình Thành
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
6. Lâm Thị Tố Nga (2004), Nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn của DNNVV, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn củaDNNVV
Tác giả: Lâm Thị Tố Nga
Năm: 2004

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w