Các hình thức huy động khác

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Doanh nghiệp vừa và nhỏ- Công ty Cổ phần thương mại Hà My (Trang 32)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HÀ MY

2.2.5 Các hình thức huy động khác

Ngoài những nguồn vốn cơ bản trên, Công ty còn có thể huy động vốn từ nội bộ công ty, gồm các khoản phải nộp và phải trả cho công nhân viên, thực hiện huy động vốn từ một số nguồn khác như vốn từ cán bộ công nhân viên. Như năm 2010, nguồn vốn Công ty huy động từ cán bộ công nhân viên là 1.277 tỷ đồng. Nguồn vốn này tuy không lớn nhưng trong nhiều trường hợp nó giúp doanh nghiệp giải quyết được những nhu cầu vốn có tính có tính chất tạm thời.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tận dụng các nguồn vốn nhàn rỗi khác như các khoản phải nộp cho nhà nước nhưng chưa nộp, các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ nhưng chưa trả, các khoản chi phí trích trước… Các nguồn này sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn của doanh nghiệp, tuy nhiên nó chỉ trong thời gian ngắn và không ổn định. Do đó các doanh nghiệp thường chỉ coi nguồn vốn này như một nguồn mang tính chất bổ sung chứ không phải là một trong những nguồn tài trợ chính.

Trên đây là những hình thức cơ bản mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuỳ thuộc vào các đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một hình thức huy động riêng. Tuy nhiên dù có lựa chọn hình thức nào, doanh nghiệp cũng phải xem xét các nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình huy động để có thể hạn chế được những tác động tiêu cực đồng thời tận dụng được những ưu thế mà chúng tạo ra

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Doanh nghiệp vừa và nhỏ- Công ty Cổ phần thương mại Hà My (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w