Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Doanh nghiệp vừa và nhỏ- Công ty Cổ phần thương mại Hà My (Trang 33)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HÀ MY

2.3.1.1. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Một doanh nghiệp muốn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề

đầu tiên cần giải quyết là phải đảm bảo được nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Để làm được điều đó, trước hết Công ty cần xác định được lượng vốn mình cần là bao nhiêu. Trên cơ sở đó mới tiến hành các biện pháp tìm nguồn tài trợ đủ cho nhu cầu đó.

Một trong những tiêu thức thường được sử dụng để phản ánh nhu cầu vốn của doanh nghiệp là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Chỉ tiêu này cho biết lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động. Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp dương, tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu nhiều hơn nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được từ bên ngoài, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nguồn vốn của bản thân để tài trợ cho phần chênh lệch. Trong trường hợp ngược lại, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên âm chứng tỏ nguồn vốn ngắn

hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài thừa để tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp.

Đối với Công ty CPTM Hà My, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên được xác định như sau:

Bảng 6: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Đơn vị: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

09/08 2010/09 (1).K. phải thu 6.3887 2.0444 2.4267 32.00% 118.69% (2).Hàng tồn kho 0.4889 4.1585 4.9914 850.62% 120.03% (3).Nợ ngắn hạn 6.9239 6.6125 1.1067 90.08% 116.87% (4).Nhu cầu VLĐ -0.463 -0.4096 -0.3225 txuyên=(1)+(2)-(3) Nguồn: P. KTTC Công ty CPTM Hà My

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty trong những năm vừa qua đều âm. Điều đó chứng tỏ Công ty huy động vốn từ bên ngoài tốt, đảm bảo tài trợ cho nhu cầu vốn 2008, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty -0.463 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 nhu cầu này chỉ còn -0.4096 tỷ và năm 2010 là -0.3225 tỷ. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu của Công ty trong những năm gần đây giảm mạnh, đặc biệt là năm 2009 các khoản phải thu của Công ty giảm 68% so với năm 2008. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ ngân hàng lại tăng lên. Năm 2010, vay nợ ngân hàng của Công ty tăng 16.87% tương 1.1158 tỷ đồng so với năm 2009. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên giảm cho biết khả năng huy động vốn từ bên ngoài của Công ty ngày một giảm dần và công ty cần phải lưu tâm xem xét để điều chỉnh trong những năm tới đây.

Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn được huy động để hình thành nên các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Trong đó, thông thường, nguồn ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động còn nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản cố định. Do đó, bên cạnh chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, Công ty còn phải xác định lượng vốn lưu động thường xuyên mà mình có để xem nguồn vốn dài hạn có đủ để đầu tư cho tài sản cố định hay không. Nếu không, tức là vốn lưu động thường xuyên âm, thì doanh nghiệp phải sử dụng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định; ngược lại, nghĩa là khi vốn lưu động thường xuyên dương thì nguồn vốn dài hạn thừa để đầu tư vào tài sản cố định và chuyển một phần sang đầu tư vào tài sản lưu động.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Doanh nghiệp vừa và nhỏ- Công ty Cổ phần thương mại Hà My (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w