Nguồn vốn tắn dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Huy động vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.Thực trạng và giải pháp (Trang 49)

- CHƯƠNG II I: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

2.2.1.2 Nguồn vốn tắn dụng ngân hàng

Chắnh sách tiền tệ chặt chẽ, lãi suất tăng cao, khó khăn về thanh khoản, tăng trưởng tắn dụng và huy động thấp kỷ lục.Tình hình lãi suất tăng cao vào thời điểm cuối năm 2010 và tiếp tục trong năm 2011 khiến lãi suất cho vay trong 2011 luôn duy trì ở mức trên 17%, thậm chắ lúc cao điểm lên tới 23% - 24%. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chắnh sau. (1) Lạm phát tăng cao khiến các ngân hàng phải đẩy lãi suất huy động lên cao, có lúc lên đến 18% - 19%, nhằm thu hút người gửi tiền. (2) Kèm theo đó là chắnh sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản và phải huy động bằng mọi giá bằng cách đẩy lãi suất huy động tăng cao hơn nữa. Hệ quả là không nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn giá cao này do e ngại về khả năng trả nợ của mình.

Nguồn vốn tắn dụng ngân hàng là nguồn huy động chủ yếu của doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên theo một kết quả điều tra khác của Cục phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ có 1/3 doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng; 1/3 khó tiếp cận và 1/3 không tiếp cận được. Trong số doanh nghiệp tại Việt Nam không tiếp cận được vốn vay ngân hàng thì 80% không đáp ứng đủ điều kiện cho vay.Khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV đối với các ngân hàng thương mại hiện vẫn rất khó khăn là do nguyên nhân cả từ phắa doanh nghiệp và ngân hàng. Song đối với các ngân hàng dù họ luôn nói rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm khách hàng tiềm năng nhưng với cùng một dịch vụ và thời gian giống nhau, họ vẫn thắch hướng tới các khách hàng lớn hơn bởi đối với những khoản vay nhỏ lợi nhuận không cao và khi có rủi ro xảy ra, việc thu hồi nợ lại tốn kém, mất thời gian.Cho vay DNNVV đã tăng mạnh qua các

năm, khối các NHTM cổ phần luôn có tỷ trọng cho vay DNNVV so với tổng dư nợ cao nhất so với các khối trên địa bàn. Như vậy, có thể thấy rằng đối tượng khách hàng chủ yếu của khối NHTM cổ phần và các khối khác là các DNNVV. Trong khi đó, khách hàng của khối NHTM nhà nước chủ yếu là các DN nhà nước, các DN lớn.Tắnh đến cuối năm 2011 các ngân hàng thương mại đang phải cơ cấu lại khách hàng, dư nợ theo hướng thu hẹp dần, nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát tăng trưởng tắn dụng dưới ngưỡng 20% và tổng phương tiện thanh toán dưới 16% .

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất trần huy động là 14% nhưng thực tế lãi suất cho vay của các DNVVN có thể lên tới 27%/năm khiến cho lãi suất hiện ở mức quá cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp, hơn nữa sức mua trên thị trường lại đang giảm sút nên hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh đều không có lãi bởi số lãi có được chủ yếu đều được mang đi để trả lãi cho ngân hàng. Diễn biến chung của nền kinh tế trong và ngoài nước vẫn còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, lạm phát của Việt Nam năm 2011 ở mức cao. Do vậy, không chỉ DNVVN đang khát vốn mà ngay cả ngân hàng cũng gặp khó khăn vì thiếu vốn. Trong điều hành chắnh sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, 2011 ưu tiên vốn tắn dụng phục vụ trực tiếp sản xuất hàng hóa, hàng xuất khẩu, hàng nông nghiệp; hạn chế cấp vốn tắn dụng cho lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện không khuyến khắch, do đó hạn mức tắn dụng của các doanh nghiệp bị giảm mạnh.Cắt giảm hạn mức tắn dụng là sự hy sinh rất lớn của ngành ngân hàng, nhờ đó dòng vốn ngân hàng đã được định hướng tốt hơn để đi vào các địa chỉ cần thiết. Nếu như tốc độ tăng trưởng tắn dụng nói chung chỉ đạt 12-13%, thì vốn cho sản xuất kinh doanh tăng 15%, vốn cho nông nghiệp nông thôn tăng tới 24%, có thời điểm hơn 30%.. Trong khi đó, vốn cho chứng khoán và bất động sản lại giảm mạnh.Mặc dù tắn dụng phi sản xuất là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nhưng để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế NHNN đã kiên quyết cắt giảm.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng lớn năm 2010 và 2011.

(Nguồn: Tài chắnh.vnexpress)

Ngoài ra, tăng trưởng tắn dụng còn bị cản trở bởi dòng vốn không được lưu thông tốt trong hệ thống ngân hàng. Do tắn dụng năm 2011 giới hạn tăng ở mức 20%, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh tắn dụng ngay từ đầu năm, dẫn đến tình trạng dư thừa vốn vào thời điểm cuối năm nhưng không thể giải ngân. Ngoài nguyên nhân lãi suất và thanh khoản, tắn dụng tăng chậm còn bắt nguồn từ khó khăn nội tại của nền kinh tế do nhiều doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thu hẹp qui mô hoặc rơi vào tình trạng phá sản. Do đó, tăng trưởng tắn dụng khó có thể tăng trưởng tốt trong thời gian này do nhu cầu giảm sú NHNN đã thực hiện những gói hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian gần đây song song là sự quan tâm của các ngân hàng đối với những đối tượng này.

Quý I được đánh dấu bằng việc NHNN điều chỉnh giảm 1% đối với các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động VND của các tổ chức tắn dụng kể từ ngày 13/3/2012 nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tắn dụng giảm lãi suất cho vay.

Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ mức 15%/năm xuống 14%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng giảm từ mức 16%/năm xuống mức 15%, lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng của các tổ chức tắn dụng giảm từ 6%/năm xuống

5%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm.Lãi suất huy động VND tương đối ổn định trong 2 tháng đầu năm và đến ngày 12/3/2012, các tổ chức tắn dụng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi xuống phổ biến ở mức 3-4%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn, 4-5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng; 11,5-13%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Nhờ lần điều chỉnh lãi suất này, lãi suất cho vay VND được điều chỉnh giảm từ 1-3%/năm đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất - kinh doanh... phổ biến ở mức 14,5-16%/năm, thấp nhất 13,5%/năm áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng; cho vay sản xuất - kinh doanh khác 16,5-20%/năm, thấp nhất 15%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 20-25%/năm.

Với giai đoạn hiện nay, không chỉ doanh nghiệp khó khăn mà ngay cả đầu ra của ngân hàng cũng bị tắc. Do đó, về phắa Ngân hàng Nhà nước đã có động thái hối thúc giảm lãi suất, nhưng Bộ tài chắnh cũng phải giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp để tạo ra sự vận hành nhịp nhàng trong nền kinh tế. Hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất cần nguồn vốn tốt phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Việc cho vay ưu đãi lần này của nhà băng nhằm hiện thực hóa chắnh sách của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình triển khai các chương trình tắn dụng hướng vào phục vụ sản xuất kinh doanh.Trong khi đó, kết quả khảo sát của ACB vừa công bố mới đây cho thấy, có 30-35% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được vốn ngân hàng, 30% nói khó tiếp cận và 30% còn lại không hề tiếp cận được. Vấn đề chắnh với những đối tượng này là do thủ tục rườm rà (70%) và lãi suất cao chiếm 36%.

Khả năng tiếp cận vốn của các DNVVN đối với các ngân hàng thương mại hiện vẫn rất khó khăn là do nguyên nhân cả từ phắa doanh nghiệp và ngân hàng. Song đối với các ngân hàng dù họ luôn nói rằng Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm khách hàng tiềm năng nhưng với cùng một dịch vụ và thời gian giống nhau, họ vẫn thắch hướng tới các khách hàng lớn hơn bởi đối với những khoản vay nhỏ lợi nhuận không cao và khi có rủi ro xảy ra, việc thu hồi nợ lại tốn kém, mất thời gian.

Bảng 2.6: Dư nợ của DNVVN tại một số ngân hàng năm 2010

ĐVT: Tỷ đồng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ cho vay DNNVV 25.077 34.990 63.381 88.093 141.040 183.415

Tỷ trọng cho vay DNNVV trong

tổng dư nợ 27,1% 29,3% 33,1% 33,2% 37,4% 42,2%

Tỷ trọng cho vay DNNVV so tổng dư nợ phân theo khối TCTD

Khối NHTMNN 25,5% 27,0% 27,0% 27,7% 29,6% 38,1%

Khối NHTMCP 49,0% 51,4% 53,4% 54,3% 59,9% 64,5%

Khối NHLD&NNg 5,8% 6,0% 6,3% 7,0% 7,6% 7,3%

Các khối khác 39,5% 42,2% 39,3% 43,8% 44,6% 45,4%

Nguồn số liệu: Báo cáo cho vay DNNVV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2005-2010

Nhìn vào bảng trên ta thấy, nhìn chung tỷ trọng cho vay của ngân hàng còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Ngân hàng nông nghiệp tuy chiếm ưu thế về quy mô vốn nhưng tỷ lệ cho vay khu vực DNVVN nhìn chung lại thấp hơn so với các HNTMCP Công Thương dù quy mô vốn lớn hơn. Điều này có thể thấy các NHTM NN chưa chú tâm lắm đến việc cấp tắn dụng cho DNVVN. Ngược lại, các NHTM CP lại có phần quan tâm và đầu tư khá cao cho các DNVVN, tuy nhiên do quy mô không lớn như các NHTM NN nên chất lượng tắn dụng của các NHTM CP còn hạn chế, thể hiện ở giá cả cho vay của nhóm ngân hàng này khá cao. Do đó, dù được các NHTM CP cấp tắn dụng nhưng các DNVVN sẽ chịu bất lợi do chi phắ lãi vay cao nhưng có thể vẫn không thỏa mãn được nhu cầu vốn do sự hạn chế về vốn của ngân hàng.

Nhìn chung tỷ trọng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp Nhà nước có xu hướng giảm dần và khu vực dân doanh (trong đó có tắn dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ) có chiều hướng tăng lên. Quan điểm tắn dụng của các NHTM đã từng bước được chuyển đổi phù hợp hơn với điều kiện mới của thị trường, ý thức được tiềm năng và tầm quan trọng của đối tượng DNVVN nên nhiều ngân hàng đổi mới trong quan điểm kinh doanh theo hướng tập trung cho vay DNVVN. Các NHTM đã quan tâm hơn đến thực lực của khách hàng bằng việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh

giá (đặc biệt là chỉ tiêu tài chắnh) khi xem xét một khách hàng vay thông qua việc phân loại và chấm điểm khách hàng. Điều này giúp các NHTM tránh được các sai lầm trong quan hệ tắn dụng và giảm thiểu được việc bỏ sót những khách hàng có năng lực thực sự mà không được vay tại ngân hàng. Cơ chế chắnh sách, thủ tục cho vay, chất lượng dịch vụ với đối tượng khách hàng DNVVN của các NHTM đang dần được chú trọng và nâng cao. Nếu dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm 30/6/2010 dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước đạt 390.719 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,98%. Trong tổng dư nợ cho vay đối với khu vực dân doanh thì dư nợ cho vay đối với DNVVN ước đạt khoảng 527.844 tỷ đồng, chiếm 27% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế. Đến cuối năm 2011 dư nợ tắn dụng cho các DNVVN vay chiếm 27,3% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tăng trưởng tắn dụng bình quân trong 3 năm liên tiếp (2008-2010) ước đạt khoảng 28%. Tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng đến cuối năm 2011 khoảng 2.580.000 tỷ đồng. Dựa vào số liệu dư nợ tắn dụng đến 31/12/2011 của các ngân hàng được công bố trên báo cáo tài chắnh hợp nhất, Ngân hàng Công thương Việt Nam - VietinBank hiện chiếm thị phần lớn nhất trong các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán với 11,4%, đứng sau Agribank và tương đương với BIDV. VietinBank cũng là ngân hàng có mức tăng thị phần mạnh nhất, từ 10,1% cuối năm 2010 lên 11,4% cuối năm 2011. Trong 3 tháng đầu năm 2012, thực hiện chủ trương của Chắnh phủ và NHNN về việc hạ lãi suất cho vay, tạo điều kiện để DN tiếp cận vốn vay, các NHTM đã có những động thái tắch cực, từng bước hạ lãi suất cho vay đối với những khu vực ưu tiên thông qua việc đưa ra các gói tắn dụng với lãi suất ưu đãi dành cho nhóm khách hàng là DNNVV. Nhiều ngân hàng cũng có chương trình tài trợ cho DNVVN, coi đó là đối tượng khách hàng tiềm năng.

Theo quy định tại Thông tư số 14/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày (8/5), trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với 4 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển công nghiệp hỗ trợ) là 15%. Đây được coi là một biện pháp hành chắnh nhằm là cứu trợ các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực trên trong bối cảnh khó tiếp cận vốn vay, đặc biệt là vốn vay với lãi suất Ộchấp nhận đượcỢ khiến sản xuất đình đốn,

thậm chắ là doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động hoặc giải thể.Theo kết quả điều tra khoảng 8.400 doanh nghiệp của Tổng Cục Thống kê, 90% doanh nghiệp cho rằng, mức lãi suất Ộchấp nhận đượcỢ tối đa là 15%/năm.

Các ngân hàng thương mại nhìn chung đã có những tắch cực trong vấn đề cho vay DNNVV, song phần vốn cung cấp cho DNNVV thực sự chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đa dạng về qui mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh của DNNVV.

Nguyên nhân do : doanh nghiệp thiếu tài sản và nguồn vốn, dễ bị tổn thương trước những thay đổi của thị trường... Việc các DNNVV thiếu hệ thống theo dõi kế toán, các báo cáo tài chắnh phù hợp cũng như các kế hoạch kinh doanh cũng đang gây cản trở hoạt động cho vay của các ngân hàng. Ngoài ra, mức chi phắ hành chắnh và chi phắ giao dịch trong việc đầu tư và cho vay đối với các DNNVV cao khiến cho việc sinh lời của các ngân hàng không nhiều. Để dễ dàng tiếp cận vốn, bản thân doanh nghiệp cần phải có ngành nghề cốt lõi; minh bạch và công khai hóa tài chắnh, nên quen với việc sử dụng tư vấn, đặc biệt là tư vấn khả năng xây dựng các chương trình kinh doanh dài hạn và chiến lược. Xây dựng ý thức tuân thủ kỷ luật, nhất là kỷ luật tài chắnh để tạo chữ tắn với các ngân hàng thương mại.

Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, đến cuối quý III/2011, tắn dụng đối với lĩnh vực sản xuất tăng khoảng 13,52%, trong đó tắn dụng nông nghiệp, nông thôn tăng 30,5%; tắn dụng xuất khẩu tăng 31,77%; tắn dụng phi sản xuất giảm 16,95%, trong đó dư nợ cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán giảm 43,3%, dư nợ cho vay để đầu tư kinh doanh bất động sản giảm 10,1%, dư nợ cho vay tiêu dùng giảm 23,12%, dư nợ cho vay đối với các DNNVV giảm 16%. NHTM tuy đã nới rộng cánh cửa cho DNNVV qua hình thức cho vay theo dự án kinh doanh nhưng vay tắn chấp vẫn còn hạn chế. Đối với các khoản vay trung và dài hạn, các ngân hàng quy định mức vốn cho DN vay căn cứ trên cơ sở chênh lệch giữa tổng nhu cầu vốn cần thiết, hợp lý của dự án với vốn huy động khác, vốn tự có tham gia dự án đầu tư của DN tối thiểu phải ở mức 30%. Tuy nhiên, ngay cả khi đáp ứng được điều kiện đầu tiên này, không phải dự án nào cũng được vay vốn vì theo quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ban hành Quy chế bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại NHTM thì

Một phần của tài liệu Huy động vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.Thực trạng và giải pháp (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w