Thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Huy động vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.Thực trạng và giải pháp (Trang 32)

- CHƯƠNG II I: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

2.1.2. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua năm 2011 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi suất ở mức cao trong khi Chắnh phủ thực hiện khá nhất quán chắnh sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa theo tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP. Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,89% trong đó tốc độ GDP quý I đạt 5,57%, quý II 5,68%, quý III tăng lên 6,07% và quý IV là 6,2%. Mức tăng này thấp hơn so với mức tăng 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiệm vụ kế hoạch (6%) nhưng trong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, tốc độ tăng trưởng này vẫn cao hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia. Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,66% với mức tăng chung là 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,32% với mức tăng 5,53%, và khu vực dịch vụ đóng góp 2,91% với mức tăng 6,99%.

Biểu đồ 2. 1: Đóng góp vào GDP trong năm 2011 theo ngành

Điểm đáng lưu ý là khu vực công nghiệp và xây dựng đã có bước tăng trưởng chậm lại so với năm 2010. Hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2011 không còn giữ được vai trò là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế khi chỉ tăng 6,8% so với năm trước. Trong các ngành công nghiệp trong khi ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng và công nghiệp chế biến tăng khoảng 10% thì ngành công nghiệp khai thác mỏ lại giảm 0,1%. Các ngành công nghiệp khai thác các nguyên vật liệu dùng trong xây dựng có mức tăng trưởng giảm gần 4% so với năm 2010 trong khi chỉ số tồn kho của ngành sản xuất xi măng, vôi, vữa cao tới trên 60%. Đồng thời với đình trệ trong ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng đã liên tục sụt giảm kể từ đầu năm với mức giảm gần 1% trong năm 2011. Như vậy, chắnh sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa được thực hiện khá nhất quán trong thời gian qua đã tác động khá tiêu cực đến ngành xây dựng và công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

Trong số 11 nhóm hàng hóa, chỉ có duy nhất nhóm bưu chắnh viễn thông có tốc độ tăng giá âm khoảng 4% so với năm 2010 còn tất cả các mặt hàng còn lại đều có tốc độ tăng khá cao, nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trong đó chủ yếu là lương thực và thực phẩm) và giáo dục. Tuy nhiên, lớn hơn cả yếu tố giá hàng hóa, chắnh sách tiền tệ nới lỏng trong suốt vài năm trở lại đây lại được coi là yếu tố chắnh tác động đến mức lạm phát năm 2011 khi mà lạm phát cơ bản trừ lương thực, thực phẩm tăng 15,1%, và nếu trừ cả năng lượng tăng 14%.ương ứng của năm 2010 và 18,13% so với tháng 12/2010. Mức lạm phát tăng cao trong 4 tháng đầu năm lên tới mức 3,32% trong tháng 4 do sức ép từ tỷ giá, giá cả hàng hóa năng lượng và cung tiền.Từ tháng 5 trở đi, nhờ những nỗ lực ổn định hóa quyết liệt của Chắnh phủ, CPI đã liên tục giảm tốc và xuống dưới 1% kể từ tháng 8/2011.Tỷ giá USD/VND năm 2011 đã có nhiều biến động trong những tháng đầu năm và sau đó được duy trì khá ổn định trong suốt năm với mức điều chỉnh tăng giảm trong biên độ cho phép +/-1%. Từ những tháng cuối năm 2010 tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng mạnh và vượt xa khỏi tỷ giá chắnh thức khoảng 10% và dao động xung quanh mức 21.000 Ờ 21.500 VND/USD. Trước sức ép giảm giá của VND, ngay sau Tết âm lịch, vào ngày 11.2.2011, NHNN đã ra thông báo

tăng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 VND/USD và thu hẹp biên độ giao dịch từ +- 3% xuống +- 1%. Đây là lần tăng tỷ giá mạnh nhất kể từ năm 2008 với mức phá giá lên tới 9,3%. Sau khi điều chỉnh cho đến gần hết quý II, tỷ giá liên ngân hàng luôn được duy trì ở mức cao và có lúc lên tới 20.733 VND.USD, còn trong quý III và giữa quý IV, tỷ giá được niêm yết chủ yếu ở dưới mức 20.300 VND/USD. Tuy nhiên từ giữa tháng 10 đến kết thúc năm 2011, tỷ giá đã dần tăng lên trên mức 20.700 VND/USD và chốt năm ở mức 20.828 VND/USD. Tắnh chung lại, đồng nội tệ vào cuối năm đã giảm giá 0,65% kể từ lần điều chỉnh tỷ giá tháng 2/2011 và giảm 10% so với đồng USD vào thời điểm đầu năm. Hơn nữa, khoảng cách giữa tỷ giá trong hệ thống ngân hàng và trên thị trường tự do không còn chênh lệch nhiều, đặc biệt là với động thái quản lý mạnh tay của NHNN đối với thị trường ngoại hối tự do lẫn chắnh thức để điều hướng dòng ngoại tệ trong nước. Có thể thấy, diễn biến tỷ giá trong năm đã chịu nhiều áp lực từ tình hình tăng trưởng tắn dụng ngoại tệ đột biến trong các tháng đầu năm, từ diễn biến giá vàng và từ chủ trương hạ mức lãi suất đồng nội tệ của Chắnh phủ trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, việc duy trì được tỷ giá tăng ở mức thấp dưới 1% trong nhiều tháng qua được nhìn nhận mang nhiều ý nghĩa tắch cực, trấn an dân chúng về khả năng ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, trong bối cảnh những sức ép của việc giảm lãi suất tiền đồng và diễn biến của giá vàng và giá USD trên thị trường tự do vẫn còn cao. Việc duy trì mức tỷ giá trong năm 2011 đã được hỗ trợ bởi tình hình cán cân thanh toán tổng thể của đất nước luôn trong trạng thái thặng dư. Cụ thể, cán cân thanh toán tổng thể năm 2011 ước đạt khoảng 2,5 Ờ 4,5 tỷ USD do lượng kiều hối đổ về Việt Nam ước đạt khoảng 9 tỷ USD (cao hơn khoảng 1 tỷ USD so với năm 2010), dự trữ ngoại hối cả năm ước đạt 15 tỷ USD (cao hơn mức 12 tỷ USD của năm 2011) trong khi lượng vốn FDI giải ngân vẫn không đổi so với năm 2010 và nhập siêu giảm tới 2,875 tỷ USD so với năm 2010. Theo đó, nguồn ngoại tệ của hệ thống ngân hàng được giữ ổn định, không có dấu hiệu căng thẳng thanh khoản. Tuy nhiên, áp lực giảm giá đồng nội tệ vẫn còn hiện hữu trong năm 2012 khi mà thâm hụt cán cân thương mại vẫn tồn tại và khi mức lạm phát năm 2012 vẫn được dự đoán ở trên mức 2 con

số.Chắnh sách tiền tệ : Thực tế về tăng trưởng GDP thấp hơn so lạm phát những năm qua, Chắnh phủ đã ra Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, giải pháp về chắnh sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng là giải pháp cơ bản. Đầu năm 2012 đang cho thấy, khả năng hiện thực hóa mục tiểu kiềm chế lạm phát cả năm xuống 1 con số được xác lập bởi những nhân tố tắch cực, như: nhận thức và quyết tâm chắnh trị mới từ cấp cao nhất; sự nhất quán chắnh sách tài chắnh-tiền tệ linh hoạt và thận trọng, theo hướng tiếp tục thắt chặt, giảm bớt khối lượng và nâng cao hiệu quả đầu tư công; xúc tiến đổi mới mô hình và cơ chế phát triển; sự dồi dào của các nguồn hàng hóa và lao động; sự năng động và bản lĩnh thương trường của đội ngũ doanh nghiệp; vị thế quốc tế và lòng tin của thế giới đối với tiềm năng phát triển trung và dài hạn của Việt Nam ngày càng được củng cố.Lãi suất chắnh là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới HĐV của các doanh nghiệp, những khó khăn trong việc HĐV của doanh nghiệp chắnh là do nguyên nhân lãi suất quá cao.Về lãi suất điều hành, lãi suất cơ bản tuy vẫn được giữ nguyên ở mức 9% trong cả năm nhưng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đều đã được điều chỉnh tăng nhằm làm tăng chi phắ vốn của các ngân hàng khi đi vay từ NHNN, từ đó hạn chế việc các ngân hàng thương mại ỷ lại vào NHNN và khiến các ngân hàng này cẩn trọng hơn trong việc cho vay tắn dụng. Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trong suốt năm 2011 khá ổn định. Trong khi đó, lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tắn dụng cũng không có nhiều thay đổi. Mức lại suất trần đối với tiền gửi có kì hạn từ 1 tháng trở lên được áp dụng trong cả năm 2011 là 14%/năm, còn mức lãi suất trần đối với tiền gửi không kì hạn và có kì hạn dưới 1 tháng được NHNN khống chế ở mức 6%/năm. Đối với đồng USD, lãi suất huy động USD đối với cá nhân và đối với doanh nghiệp vẫn chủ yếu là 2%/năm và 0,5%/năm theo quy định của NHNN trong khi lãi suất cho vay USD phổ biến vẫn ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn và 7,5-8%/năm đối với trung và dài hạn. Đầu năm 2012 mức lãi xuất có xu hướng giảm xuống, đó là dấu hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng đang rất cần vốn để kinh doanh trong thời buổi hiện nay.Ngày 13/3,

trần lãi suất huy động được NHNN đưa về mức 13%/năm, giảm 1 điểm % từ mức 14% được áp dụng suốt gần 6 tháng trước đó (từ 1/10/2011). Đến ngày 11/4, mức trần này tiếp tục được điều chỉnh giảm với biên độ tương tự, xuống còn 12%/năm.Với mong muốn các DN có khả năng tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn ngân hàng NHNN đã tắch cực đẩy mức lãi suất xuống thấp để giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn trong thời buổi kinh tế suy thoái.

2.2. Thực trạng huy động vốn của DNVVN Việt Nam hiện nay. 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của DNVVN ở Việt Nam

Công cuộc đổi mới ở Việt nhiều thành phần đã cho phép các DNVVN hình thành tái thành lập và phát triển. Bên cạnh việc củng cố khu vực doanh nghiệp nhà nước nhằm thành lập các doanh nghiệp lớn trong một số ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, Chắnh Phủ vũng khuyến khắch và tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển các loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả nông thôn và thành thị. Tiền năng rất lớn, thực trạng phát triển rất nhanh, song các DNVVN còn nhiều nổi cộm và khó khăn không ắt.

+ Trước năm 1986, các DNVVN mà chủ yếu là các DN ngoài Quốc Doanh chư thực sự được quan tâm khuyến khắch, hỗ trợ và phát triển. Do vậy họ phải tổ chức hoạt động núp dưới bóng nhiều hình thức như: Tổ hợp, hộ gia đình, hợp tác xã, xắ nghiệp công tư hợp danh.Tại hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa IV, lần đầu tiên Đảng ta đưa ra quan điểm phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận nhiều thành phần kinh tế. Việc chấp hành những quan điểm mới thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực công nghiệp. Trong giai đoạn này, toàn bộ ngành công nghiệp được chia thành công nghiệp quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp. Chắnh sách đối xử với khu vực quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn này nhìn chung là không bình đẳng. Các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp không được đầu tư đúng mức, việc vay vốn ngân hang bị hạn chế. Với quan điểm các doanh nghiệp khu vực tiểu thủ công nghiệp chỉ là sự tồn tại tạm thời, các đơn vị cá thể phải tiến lên thành các đơn vị tập thể, các đơn vị tập thể có mức độ tập thể hóa tư liệu sản xuất bậc thấp phải chuyển lên hợp tác xã bậc cao. Hợp tác xã bậc cao khi có đủ điều kiện sẽ chuyển thành xắ nghiệp quốc doanh.

+ Từ năm 1986 đến khi Luật Doanh Nghiệp ra đời và có hiệu lực (tháng 6/1999).

Chỉ từ khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát triển sản xuất kinh doanh, thì khu vực tư nhân thực sự yên tâm bỏ vốn ra đầu tư sản xuất kinh doanh. Cũng từ đóhàng loạt cơ sảo sản xuất kinh doanh tư nhân ra đời và phát triển, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Qua khảo sát 1.008 DN nhỏ năm 1991 ở 8 tỉnh trên cả hai miền đất nước của Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội đã có kết luận: có tới 49% số doanh nghiệp được điều tra tồn tại trước năm 1986 trong đó tỉ lệ lớn là doanh nghiệp tu nhân nhưng dưới các hình thức tên gọi khác nhau, còn 52% số Doanh nghiệp đã ra đời vào khoảng trước năm 1987- 1991. Các năm 1992- 1994 là thời kì phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn công ty cổ phần và sự giảm sút của hợp tác xã, tổ hợp. Khu vực DNVVN chiếm tý trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế: Chiếm 97% số DN của khu vực ngoài quốc doanh, chiếm 86% số DNNN và 30% có vốn đầu tư nước ngoài.Cùng với chắnh sách phát triểm kinh tế nhiều thành phần chủ trương cải cách khu vược DNNN, số lượng các DNNN và hợp tác xã giảm đi đáng kể, số DN ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng, nhất là từ tháng 12/ 1990 từ khi nhà nước bạn hành Luật DN tư nhân và luật công ty. Đến đầu năm 1998 cả nước có 39.599 cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đó DNNN co 6.200 với 91,7% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số DN ngoài quốc doanh là 33.359 với trên 97% là DNVVN.

+ Từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực cho đến nay.

Từ năm 2000 trở đi đánh dấu một bược tiến quan trọng trong việc tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho dân thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật hàng loạt các văn bản pháp luật ra đời như Luật DN 2005, Luật đầu tư 2006, Luật cạnh tranh, luật Chứng khoán Ầ là hành lang pháp lý cho DN ra đời và phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi để Huy Động Vốn.Vì thế mà sự tồn tại của DN được thống kê cụ thể theo bảng sau:

Bảng 2.2: Số DNVVN tại Việt Nam phân theo quy mô nguồn vốn đầu năm

Tổng số doanh nghiệp DNVVN Doanh nghiệp lớn

Năm 2000 42.288 40.898 1.390 Năm 2001 51.680 50.062 1.618 Năm 2002 62.908 60.982 1.980 Năm 2003 72.012 69.723 2.289 Năm 2004 91.756 88.934 2.822 Năm 2005 112.950 109.600 3.350 Năm 2006 131.318 127.460 3.858 Năm 2007 155.771 150.153 5.618 Năm 2008 205.689 198.152 7.537 Năm 2010 510.204 500.000 10.204 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, tự tổng hợp)

Dựa theo số liệu nghiên cứu của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) công bố vào tháng 1/2010, tỷ lệ tồn tại của các DNVVN mới thành lập là 50% ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là khoảng một nửa số doanh nghiệp đăng ký đóng cửa. Khoảng 25% DNVVN mới thành lập biến mất khỏi thị trường trong 3 năm, và 50% các DNVVN mới thành lập biến mất trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp mới thành lập đang tăng nhanh chóng ở Việt Nam. So với năm 2000 thì trong vòng 9 năm (2000-2009) số doanh nghiệp mới thành lập đã tăng lên gấp 15 lần.Tắnh đến hết năm 2011, đầu năm 2012 cả nước có 623.700 DN đăng ký hoạt động, hầu hết trong số này là DNVVN, trong năm cả nước có 77.548 DN đăng ký thành lập mới, giảm 7,2% so năm 2010. Có 53.972 DN giải thể, ngừng hoạt động, tăng 24,3% so năm trước. Riêng hai tháng đầu năm có: 10.119 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn 55.674 tỷ đồng; có 2.759 DN giải thể, ngừng hoạt động; 2.763 DN bị thu hồi giấy phép hoạt động.. Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Huy động vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.Thực trạng và giải pháp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w