1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của vốn chủ sở hữu

70 429 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 776,5 KB

Nội dung

Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng quát có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp.. Các bộ phậntrong doanh nghi

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 2

1.1 Khái quát về doanh nghiệp 2

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp 2

1.1.2 Phân loại doanh nghiệp 3

1.1.3 Đặc trưng của doanh nghiệp 6

1.2 Lợi nhuận của doanh nghiệp 7

1.2.1 Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp 7

1.2.2 Kết cấu của lợi nhuận trong doanh nghiệp 7

1.2.3 Vai trò của lợi nhuận 8

1.2.4 Các phương pháp xác định và chỉ tiêu đo lường 10

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp 13

1.2.6 Một số biện pháp gia tăng lợi nhuận của doang nghiệp 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS-MOBIFONE 23

2.1 Giới thiệu chung về Công ty thông tin di động VMS- Mobifone 23

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 23

2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty 30

2.1.3 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ của công ty VMS 33

2.1.4 Các sản phẩm dịch vụ 34

2.2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty thông tin di động VMS-Mobifone ( từ năm 2008 đến năm 2010 ) 37

2.2.1 Quy mô về tài sản, nguồn vốn 37

Trang 3

2.2.2 Thực trạng lợi nhuận công ty VMS 42

2.2.3 Các chỉ tiêu đo lường 49

2.3 Đánh giá tình hình lợi nhuận công ty VMS-Mobifone 52

2.3.1 Những kết quả đạt được 52

2.3.2 Những điểm còn hạn chế 53

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY VMS-MOBIFONE 55

3.1 Định hướng phát triển của công ty VMS 55

3.2 Các giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty VMS-Mobifone 57

3.2.1 Các giải pháp gia tăng doanh thu 57

3.2.2 Tăng cường công tác quản lý chi phí 60

3.2.3 Các giải pháp khác 61

3.3 Một số kiến nghị 61

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và cơ quan chức năng 61

3.3.2 Kiến nghị với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 62

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG

Bảng 2.1: Tài sản, nguồn vốn công ty VMS qua các năm .38

Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản công ty VMS 39

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn công ty VMS 41

Bảng 2.4: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty VMS 3 năm qua 42

Bảng 2.5: Tốc độ gia tăng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 43

Bảng 2.6: Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 45

Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tài chính công ty VMS 47

Bảng 2.8 Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động khác của công ty VMS 48

Bảng 2.9 : ROS qua các năm của công ty VMS 49

Bảng 2.10 : ROA qua các năm của công ty VMS 50

Bảng 2.11: Phân tích cơ cấu ROA theo mô hình Dupont 51

Bảng 2.12: ROE qua các năm của công ty VMS 51

Bảng 2.13: Phân tích cơ cấu ROE công ty VMS 52

BIỂU Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng thuê bao qua các năm 1993 - 2010 26

Biểu đồ 2.2: Thị phần phát triển thuê bao di động của các mạng viễn thông tính đến tháng 12/ 2010 27

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu tài sản công ty VMS 39

Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu nguồn vốn công ty VMS 41

Biểu đồ 2.5 : Tốc độ gia tăng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 44

Biểu đồ 2.6 : Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch 45

Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tài chính công ty VMS 47

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế Việt Nam những năm qua đã có những bước đi nhảy vọt, tăng trưởngcao và đang trong đà hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Nền tảng cơ bảnchủ chốt để đẩy nền kinh tế nước ta phát triển chính là sự năng động của các doanhnghiệp cộng thêm chính sách thông thoáng, đúng đắn của Nhà nước Chính nhờ sựhoạt động năng động của các doanh nghiệp đã đem lại lợi nhuận, tạo tiền đề cho sựphát triển và thể hiện vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế

Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng quát có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp Nâng cao lợi nhuận đã và đang trở thành một vấn đề được quan tâm hàngđầu của các doanh nghiệp Bởi lợi nhuận là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Tài chính có vững chắc, đời sống cán bộ công nhân viên đượcnâng cao, tích lũy đầu tư kinh doanh tăng cao, tạo uy tín, khả năng cạnh tranh, tất cảđều chịu sự chi phối của lợi nhuận Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được thìviệc hoạt động sản xuất kinh doanh phải đạt được hiệu quả cao nhất, mà phản ánh

rõ nhất là sự gia tăng lợi nhuận qua các thời kỳ

Qua một thời gian thực tập tại phòng Tài chính – Kế toán của công ty thông tin diđộng VMS-Mobifone, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị nhân viên tại phòng, em

đã có được một hiểu biết khá cơ bản về hoạt động của công ty nói chung và tình hình lợinhuận của công ty nói riêng Do đó, em đã lựa chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp là:

“Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty thông tin di động VMS-Mobifone”

Chuyên đề thực tập của em gồm ba phần:

Chương 1: Khái quát chung về lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng lợi nhuận tại công ty VMS-Mobifone.

Chương 3: Các giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty VMS-Mobifone

Do thời gian có hạn và trình độ hiểu biết của cá nhân còn hạn chế nênchuyên đề thực tập không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến , sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô và các anh chị trong công tyVMS cũng như bạn đọc để chuyên đề thêm phong phú và có ý nghĩa thiết thực hơn

Trang 7

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát về doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp

Có nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào giác độnghiên cứu cũng như quan điểm nhìn nhận của từng người

- Xét theo quan điểm pháp luật ta có thể hiểu doanh nghiệp là một thực thểkinh tế, hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, chịu sự quản lý của nhà nước vàđược nhà nước bảo hộ, chịu trách nhiệm khi phá sản hay giải thể

- Xét theo quan điểm chức năng thì doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức mà ở

đó có sự kết hợp các yếu tố đầu vào ( yếu tố sản xuất ) để tạo thành các yếu tố đầu

ra ( sản phẩm: hàng hóa hoặc dịch vụ) để thu được khoản chênh lệch giữa giá bánvới giá thành sản xuất

- Xét theo quan điểm phát triển thì doanh nghiệp là một tổ chức sống, đượchình thành từ ý chí và bản lĩnh cuả người sáng lập, có lúc thất bại, có lúc thànhcông, có thời kỳ nguy kịch, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn khôngthể vượt qua Sự sống của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lýcủa những người tạo ra nó

- Xét theo quan điểm hệ thống: doanh nghiệp là một tập hợp các bộ phậnđược tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu Các bộ phậntrong doanh nghiệp bao gồm bốn bộ phận: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự…

Còn trên phương diện kinh tế, cũng là phương diện phù hợp với chuyên đề

thực tập này thì chúng ta có thể hiểu: “Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập,

có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của vốn chủ sở hữu.”

Ở Việt Nam, theo mục 1, điều 4, chương 1 Luật doanh nghiệp: “doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản riêng, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng

ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”

Trang 8

1.1.2 Phân loại doanh nghiệp.

1.1.2.1 Căn cứ vào tính chất sở hữu.

1.1.2.1a Doanh nghiệp Nhà nước

Theo mục 22, điều 4, chương 1 Luật doanh nghiệp: “doanh nghiệp Nhà nước

là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.”

Doanh nghiệp Nhà nước ngoài hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, còn vì mụctiêu xã hội và vì mục tiêu kinh tế vĩ mô Ở bất cứ một nước nào, doanh nghiệp Nhànước là những doanh nghiệp lớn, hoạt động trong những ngành mang tính chiếnlược, trọng điểm, đóng vai trò đầu tàu, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Ngoài ra, dotầm ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước

sử dụng như một công cụ vĩ mô điều tiết nền kinh tế

1.1.2.1.b Công ty.

- Công ty hợp danh: Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít

nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viêngóp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tínnghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụcủa công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công tytrong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Công ty hợp danh không có tư cách phápnhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinhdoanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công

ty Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tạiĐiều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanhnhân danh công ty Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết địnhcác vấn đề quản lý công ty

Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiềungười Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh màcông ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và

là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau

Trang 9

Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạnnên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao, không được phát hành bất

kỳ loại chứng khoán nào,

- Công ty trách nhiệm hữu hạn: là loại hình công ty mà thành viên công ty

có thể là cá nhân, tổ chức; số lượng thành viên công ty không được vượt quá 50

Công ty trách nhiệm hữu hạn được chia làm 2 loại: công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Ưu điểm của loại hình công ty này là có nhiều vốn hơn nhằm tạo khả năngtăng trưởng, khả năng quản lý toàn diện và trách nhiệm pháp lý hữu hạn

Nhược điểm là công ty không có quyền phát hành cổ phiếu, bị nhà nướcgiám sát chặt chẽ cũng như uy tín đối với đối tác không cao do trách nhiệm pháp lýhữu hạn của các thành viên góp vốn

- Công ty cổ phần: là một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát

triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông (ít nhất là 3) Trong công ty cổ phần, vốnđiều lệ công ty được chia thành các phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần Các cá nhânhay tổ chức sở hữu cổ phần gọi là cổ đông

Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần là nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệmhữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mình Quy mô hoạt động lớn và có thể dễdàng mở rộng kinh doanh từ việc huy động vốn cổ phần Nhà đầu tư có khả năngđiều chuyển vốn linh hoạt từ nơi này qua nơi khác, từ lĩnh vực này qua lĩnh vựckhác thông qua việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần Việc hoạt động của công tyđạt hiệu quả cao do có tính độc lập giữa quản lý và sở hữu

Hạn chế của công ty cổ phần là chi phí thành lập doanh nghiệp lớn Ngoàichịu thuế thu nhập doanh nghiệp, công ty còn chịu thêm thuế thu nhập bổ sung từnguồn cổ tức và lãi cổ phần Việc bảo mật thông tin kinh doanh và tài chính bị hạnchế do công ty có nghĩa vụ công khai và báo cáo với các cổ đông

1.1.2.1.c Doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn ra thànhlập và làm chủ Dù trực tiếp hay gián tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 10

thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm về mọi hoạt động

đó Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm vô hạn

Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là dễ dàng thành lập, không yêu cầuvốn lớn Chủ doanh nghiệp kiểm soát dễ dàng doanh nghiệp và thu toàn bộ lợinhuận, không cần chia sẻ kinh nghiệm cho ai Dễ dàng chuyển đổi hoạt động kinhdoanh và có thể dừng hoạt động bất cứ lúc nào

Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân là hạn chế về huy động vốn, yếu kémtrong năng lực quản lý toàn diện, khi xảy ra rủi ro thì chủ doanh nghiệp phải chịutoàn bộ trách nhiệm

1.1.2.2 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp nông nghiệp: là những doanh nghiệp hướng vào việc sản xuất ranhững sản phẩm là cây, con Việc sản xuất này phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên

- Doanh nghiệp công nghiệp: là những doanh nghiệp sử dụng máy móc,nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm Đây là những doanh nghiệp đóng vai trò hết sứcquan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa tất cả các nước

- Doanh nghiệp thương mại: là doanh nghiệp khai thác các dịch vụ trongkhâu phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng Trong nền kinh tế mở như hiện naythì loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò hết sức quan trọng, duy trì dòng chảyhàng hóa giữa các quốc gia, vùng miền, được thông suốt

- Doanh nghiệp dịch vụ: là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vựckhông tạo ra các sản phẩm vật chất hữu hình như các ngành bảo hiểm, tài chính,ngân hàng, Đối với một nước công nghiệp phát triển thì các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực dịch vụ đóng góp một tỷ trọng rất lớn vào GDP đất nước

Trang 11

1.1.2.3 Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp

Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp ta có doanh nghiệp quy mô lớn, doanhnghiệp quy mô vừa, doanh nghiệp quy mô nhỏ

Việc phân chia loại hình doanh nghiệp theo quy mô là khác nhau ở mỗi nước

và phụ thuộc vào các tếu tố như:

- Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp

- Tổng số lao động của doanh nghiệp

- Doanh thu hàng năm

- Lợi nhuận hàng năm

1.1.3 Đặc trưng của doanh nghiệp

1.1.3.1 Sự phức tạp và tính đa dạng.

Tính đa dạng được thể hiện ở sự có mặt của các doanh nghiệp trong tất cảcác khu vực, ngành nghề Trong xã hội phát triển như ngày nay, nhu cầu con ngườingày càng lớn nên ngày càng có nhiều ngành nghề mới xuất hiện, kéo theo sự xuấthiện của nhiều loại hình doanh nghiệp Sự phức tạo thể hiện trong việc chuyển đổi

cơ cấu, ngành nghề trong những giới hạn về hình thức sở hữu, quy mô kinh doanh,phạm vi hoạt động,

1.1.3.2 Sự phụ thuộc lẫn nhau.

Các doanh nghiệp chỉ hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định, tựmình không thể tự cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất cũng như tiêu thụ cácsản phẩm đầu ra Nhiều sản phẩm yêu cầu sự chi tiết, tỉ mỉ cao cũng như sự đầu tư

về vốn lớn, một doanh nghiệp riêng lẻ không thể thực hiện được, cần có một sựphối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau Các doanh nghiệp cần có sự hợp tác, liênminh, liên kết lại với nhau Sự phụ thuộc lẫn nhau được thể hiện rõ nét khi sự phâncông lao động, chuyên môn hóa sản xuất đạt dến trình độ cao

1.1.3.3 Sự thay đổi và đổi mới.

Các doanh nghiệp luôn có sự thay đổi và đổi mới, thể hiện trong việcchuyển đổi lĩnh vực hoạt động, thay đổi phương thức sản xuất, cơ cấu sản phẩm…Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật khiến cho các sản phẩm

Trang 12

cũng như các phương thức sản xuất mau chóng lạc hậu, lỗi thời, đặt ra yêu cầu chocác doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi và đổi mới.

1.2 Lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.2.1 Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lợi nhuận có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau, như trong kế toán,

lợi nhuận là phần chêch lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất, không tính đến chi phí cơ hội Còn trong kinh tế học, lợi nhuận là phần tái sản mà nhà đầu tư nhận thêm được nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội, là phần chêch lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí… Nhưng nhìn chung chúng ta có thể hiểu một cách tổng quan nhất là:

“Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó Đây là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, là một chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động doanh nghiệp.”

1.2.2 Kết cấu của lợi nhuận trong doanh nghiệp.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường đầu tư vốnvào nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm ba lĩnh vực hoạt độngchính là: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bấtthường Vì vậy, lợi nhuận cũng được hình thành từ các hoạt động chính này

1.2.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) là các hoạt động như sản xuất, tiêuthụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính, phụ

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch giữadoanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động của nó bao gồmtoàn bộ sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã thực hiện và thuế phải nộp theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp )

Trong một doanh nghiệp, đây là bộ phận lợi nhuận chính cấu thành lợi

Trang 13

nhuận của doanh nghiệp.

1.2.2.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

Hoạt động tài chính ( HĐTC ) là hoạt động đầu tư tài chính ngắn và dàihạn nhằm mục đích kiếm lời như đầu tư chứng khoán, mua bán ngoại tệ, muabán trái phiếu, cho thuê tài sản, cho vay vốn, góp vốn liên doanh,

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ các hoạt độngtài chính hoặc kinh doanh về vốn đưa lại Các khoản lợi nhuận này làm gia tănglợi nhuận của doanh nghiệp Những năm trước, khi thị trường chứng khoán cònchưa phát triển, lợi nhuận từ hoạt động này thường nhỏ Nhưng mấy năm trở lạiđây, thị trường chứng khoán phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa,

và việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu diễn ra sôi nổi hơn… và khi đó, lợi nhuận từhoạt động tài chính đã chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng lợi nhuận củadoanh nghiệp

1.2.2.3 Lợi nhuận từ hoạt động bất thường.

Hoạt động bất thường ( HĐBT ) là những hoạt động diễn ra không dựtính, không thường xuyên hoặc có dự tính trước nhưng ít khả năng thực hiện nhưthanh lý tài sản cũ, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu đượccác khoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển vào thiệt hại,

Lợi nhuận từ hoạt động bất thường không mang tính thường xuyên, ổnđịnh và chiến một tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp

1.2.3 Vai trò của lợi nhuận.

1.2.3.1 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp.

Các hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp cần phải có các chiphí ban đầu như: chi phí nguyên vật liệu, lao động, vốn, máy móc, Để bù đắpđược phần chi phí bỏ ra đó cũng như có một phần vốn mới để mở rộng quy mô,các hoạt động của doanh nghiệp phải tạo ra được một giá trị thặng dư nhất định.Nếu không doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, phá sản Vì vậy, lợi nhuận

Trang 14

luôn là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, cũng là điều kiện tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thực sự đạt được hiệu quả trongsản xuất kinh doanh hay không, lợi nhuận thu được là chỉ tiêu phản ánh rõ ràngnhất Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sự cạnh tranh là rất khốc liệt,muốn tồn tại cũng như chiếm lĩnh được thị phần lớn, lợi nhuận là yếu tố hàngđầu, tiên quyết của các hoạt động của doanh nghiệp.

1.2.3.2 Vai trò của lợi nhuận đối với người lao động.

Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới đời sốngcủa toàn bộ công nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp Khi doanh nghiệplàm ăn sinh lãi lớn, mang về lợi nhuận nhiều, thì lương và thưởng của người laođộng tăng lên, đời sống của họ không ngừng được nâng cao Đây là phần thưởng

ý nghĩa nhất cho công sức người lao động bỏ ra, cũng là động lực để họ tiếp tụcgắn bó với đơn vị, hăng say lao động, miệt mài sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữacho công ty Điều này lại giúp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn…

Cứ như vậy, sự tác động qua lại giữa người lao động và lợi nhuận của doanhnghiệp giúp doanh nghiệp đứng vững, ngày càng phát triển

1.2.3.3 Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế, Nhà nước, xã hội.

Doanh nghiệp với tư cách là những tế bào của nền kinh tế, có ảnh hưởngrất lớn tới toàn bộ nền kinh tế Lợi nhuận là của riêng doanh nghiệp, nhưngdoanh nghiệp có vững thì nền kinh tế mới mạnh Trong một nền kinh tế, khi mỗi

tế bào doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì tạo nên một tổng thể kinh tế đấtnước trì trệ, yếu kém

Trong cơ cấu Ngân sách Nhà nước, thuế là nguồn thu chủ yếu để Nhànước có thể duy trì hoạt động Trong nguồn thu từ thuế, thuế thu từ khối doanhnghiệp chiếm một tỷ trọng rất lớn Lợi nhuận lớn từ các doanh nghiệp là một tiền

đề quan trọng để đảm bảo Nhà nước thực hiện vai trò to lớn của mình trên tất cảcác lĩnh vực của đất nước

Không chỉ đơn thuần là đóng thuế góp phần phát triển đất nước, doanh

Trang 15

nghiệp còn có một vai trò rất lớn đối với xã hội, đó là giải quyết công ăn việc làmcho hàng triệu lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn của người dân.Khi một doanh nghiệp nào đó phá sản, điều đó cũng có nghĩa là hàng nghìn laođộng thất nghiệp, tạo ra một áp lực rất lớn cho xã hội trên nhiều lĩnh vực như an sinh

xã hội, an toàn xã hội, Khi một doanh nghiệp làm ăn tấn tới, không chỉ tạo ta việclàm mà còn có thể thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của một địa phương, một vùngmiền Không chỉ có vậy, hàng năm, các quỹ trích từ lợi nhuận doanh nghiệp đónggóp một phần rất lớn cho các hoạt động từ thiện như giúp đỡ người nghèo, vùng bịthiên tai lũ lụt, Góp phần làm cho cuộc sống đầy đủ hơn, no ấm hơn

1.2.4 Các phương pháp xác định và chỉ tiêu đo lường

1.2.4.1 Các phương pháp xác định.

Tổng quan nhất, lợi nhuận là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Như đã phân tích ở trên, kết cấu của lợi nhuận bao gồm nhiều bộ phậnkhác nhau tương ứng với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy,tổng lợi nhuận của doanh nghiệp được tổng hợp tù các nguồn cơ bản như lợinhuận từ hoạt động SXKD, lợi nhuận từ HĐTC, lợi nhuận từ HĐBT:

LN DN = LN SXKD + LN HĐTC + LN HĐBT

Trong đó:

LNDN : Lợi nhuận doanh nghiệp

LNSXKD : Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

LNHĐTC : Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

LNHĐBT : Lợi nhuận từ hoạt động bất thường

1.2.4.1.a Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

LN SXKD = DTT – GVHB – CP BH – CP QLDN

Trang 16

Trong đó:

LNSXKD: Lợi nhuận từ hoạt đọng sản xuất kinh doanh

DTT: Doanh thu thuần, là toàn bộ số tiền bán thành phẩm, hàng hóa, cungứng dịch vụ trên thị trường sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như giảmgiá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng

GVHB: Giá vốn hàng bán, là toàn bộ chi phí cấu thành nên sản phẩm Đốivới một doanh nghiệp sản xuất thì giá vốn hàng bán bao gồm: chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, và chi phí sửdụng máy móc

CPBH: Chi phí bán hàng, là chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng hay

để bán được hàng ( chi phí quảng cáo, trả hoa hồng bán hàng ) hoặc chi phí phânphối Chi phí bán hàng là một trong những dạng của chi phí hoạt động và là chiphí phải chi thường xuyên

CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp, là các khoản chi phí cho bộ máyquản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chungcủa doanh nghiệp

1.2.4.1.b Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

LN HĐTC = DT HĐTC – CP HĐTC – THUẾ GIÁN THU (nếu có)

Trong đó:

LNHĐTC: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

DTHĐTC: doanh thu hoạt động tài chính, bao gồm các khoản thu từ hoạtđộng góp vốn tham gia liên doanh liên kết, cho thuê tài sản, cho vay vốn, hoạtđộng đầu tư chứng khoán, bán ngoại tệ, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giáthu lãi tiền gửi,…

Trang 17

CPHĐTC: là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, nhằm

sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp bao gồm chi phí về liên doanh không tính vào giá trịvốn góp, lỗ liên doanh, lỗ do bán chứng khoán, chi phí liên quan đến vay vốn, chiphí liên quan đến việc mua bán ngoại tệ, chi phí thuê tài chính,…

1.2.4.1.c Lợi nhuận từ hoạt động bất thường.

LN HĐBT = DT HĐBT – CP HĐBT – THUẾ GIÁN THU (nếu có)

Trong đó:

LNHĐBT: Lợi nhuận từ hoạt động bất thường

DTHĐBT: Doanh thu từ hoạt động bất thường là những khoản thu mà doanhnghiệp không dự tính được hoặc không xảy ra một cách thường xuyên như thanh

lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản nợ khó đòi nay thu được, các khoảnđược biếu tặng, tiền phạt do khách hàng nộp vi phạm hợp đồng,

CPHĐBT: Chi phí hoạt động bất thường, là những chi phí phát sinh từ nhữnghoạt động trên như chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,

1.2.4.2 Một số chỉ tiêu đo lường cơ bản.

1.2.4.2.a Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu ( ROS ).

ROS=

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá xu hướng biến động trong hoạt động củadoanh nghiệp qua các thời kỳ khi so sánh tỷ số sinh lợi trên doanh thu các kỳ Tỷsuất ROS cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Nếu tỷ suất này lớn hơn 0 chứng tỏ công ty làm ăn có lãi, tỷ số càng lớn thì lãicàng lớn Tuy nhiên, ROS phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành, vìvậy khi dùng tỷ suất này để xem xét, người ta thường so sánh ROS của công tyvới ROS bình quân của ngành

Trang 18

1.2.4.2.b Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ( ROA )

ROA =

ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.Tài sản doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn vay Cả hainguồn này đều được tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp Hiệu quả củaviệc chuyển vốn đầu tư sang lợi nhuận được thể hiện qua chỉ tiêu này ROA caochứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng có hiệu quả tài sản của mình Để đạt đượcmột tỷ suất ROA cao đòi hỏi các nhà quản lý phải biết phân bổ hợp lý các nguồnlực của doanh nghiệp, sao cho kiếm được khoản lãi lớn nhất từ lượng tài sản sửdụng ít nhất

1.2.4.2.c Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ( ROE ).

ROE =

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vố chủ sở hữu hay tỷ suất thu nhập của vốn cổđông hay chỉ tiêu hoàn vốn cổ phần của cổ đông cho biết một đồng vốn chủ sởhữu bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Đối với các doanh nghiệp cổ phần,đây là chỉ tiêu mà các cổ đông quan tâm nhất, bởi vì nó phản ánh rõ ràng nhấthiệu quả của mỗi đồng vốn mà các cổ đông bỏ ra ROE càng lớn chứng tỏ doanhnghệp đã sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, đã cân đối hài hòa giữa vốn cổđông và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huyđộng vốn, mở rộng quy mô ROE lớn thì các cổ phiếu càng hấp dẫn nhà đầu tư

Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinhdoanh Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty Để sosánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quâncủa toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp.

1.2.5.1 Các nhân tố chủ quan.

1.2.5.1.a Lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.

Khi các yếu tố cấu thành nên giá cả hàng hóa không thay đổi thì khốilượng hàng hóa tiêu thụ được là yếu tố quyết định doanh thu tiêu thụ trong kỳ sảnxuất Khối lượng hàng hóa sản xuất có ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu

Trang 19

thụ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu tiêu thụ Việc xác định lượng sản phẩmsản xuất cần phải được tính toán kỹ càng, không phải cứ nhiều là tốt Khi lượng sảnphẩm được sản xuất nhiều quá, vượt quá nhu cầu thị trường, dẫn đến việc ứ đọnghàng hóa, phát sinh ra các chi phí như bảo quản, lưu kho, vận chuyển, làm vốn quayvòng chậm,… ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận doanh nghiệp Ngược lại, khi lượng sảnphẩm sản xuất ít hơn lượng sản phẩm tiêu thụ, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ không đạttối đa, ngoài ra còn tạo chỗ trống thị trường cho đối thủ cạnh tranh phát triển ảnhhưởng lâu dài tới thị phần của doanh nghiệp,

Có thể nhận thấy rằng, biện pháp cơ bản và đầu tiên để tăng lợi nhuận chodoanh nghiệp là phải gia tăng số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường dựa trên

cơ sở tăng số lượng, tăng chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt công tác bán hàng,quảng bá sản phẩm, nâng cao uy uy tín của doanh nghiệp trên thị trường trong

và ngoài nước

1.2.5.1.b Giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, giá cả là nhân tố ảnhhưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng Khi giá cả tăng thì doanh thu bán hànghóa, dịch vụ tăng và ngược lại, khi giá giảm thì doanh thu sẽ giảm Trong điềukiện nền kinh tế thị trường hiện nay, giá cả là do các doanh nghiệp tự quyết Việcđịnh giá sản phẩm phù hợp với thị trường sẽ mang lại lợi nhuận lớn nhất chodoanh nghiệp Khi xác định giá của một sản phẩm, các doanh nghiệp phải bảođảm được hai yêu cầu:

+ Giá bán phải được thị trường chấp nhận, tức là người tiêu dùng chấpnhận mua sản phẩm với giá đó Đây là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, vìdoanh nghiệp có tồn tại được hay không phụ thuộc vào việc tiêu thụ hàng hóa.+ Giá bán phải bù đắp được giá thành toàn bộ của sản phẩm và mang lại lợiích cho doanh nghiệp Do vậy tiết kiệm chi phí, giảm giá thành có ý nghĩa rất lớnđối với việc xác định giá bán và nâng cao lợi nhuận

Trong thực tế, khi mọi yếu tố đều biến động thì việc xác định giá bán phù

Trang 20

hợp cũng là một điều khá khó khăn Không phải lúc nào tăng giá bán cũng mang

về lợi nhuận lớn Thông thường, khi tăng giá bán thì lượng sản phẩm tiêu thụ có

xu hướng giảm Nếu độ co giãn về sản lượng tiêu thụ lớn hơn độ co giãn về giáthị lợi nhuận sẽ giảm Ngược lại, việc giảm giá sản phẩm nhiều khi lại là yếu tốkích thích người tiêu dùng, khiến cho lượng sản phẩm tiêu thụ tăng vọt Giảm giáhàng bán, kích cầu tiêu dùng là cách thức mà nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằmchống lại việc giảm doanh số bán hàng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế

1.2.5.1.c Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ.

Kết cấu mặt hàng là tỷ trọng về giá trị của một mặt hàng trong tổng giá trịcác mặt hàng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Việc thay đổi kếtcấu sản phẩm bán ra có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận bán hàng Khi công tyxác định sai lệch, tăng tỷ trọng các loại sản phẩm có mức sinh lời thấp, giảm tỷtrọng những loại có mức sinh lời cao sẽ khiến cho lợi nhuận doanh nghiệp bịgiảm sút Và ngược lại, khi tăng tỷ trọng các mặt hàng có khả năng sinh lời cao,giảm tỷ trọng các mặt hàng có khả năng sinh lời thấp sẽ làm cho lợi nhuận doanhnghiệp tăng lên

Nhiều doanh nghiệp, từ xưa tới nay vẫn hoạt động sản xuất, cung ứng mộtloại dịch vụ duy nhất Đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp chuyên môn hóa sảnxuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm Tuy nhiên, trong điều kiện nềnkinh tế thế giới nói chung và các nền kinh tế riêng lẻ nói riêng có nhiều biếnđộng như hiện nay, việc đơn nhất kinh doanh một loại sản phẩm tiềm ẩn rấtnhiều rủi ro, đa dang hóa cơ cấu sản phẩm là một điều rất cần thiết để giúp doanhnghiệp có thể tồn tại trong nhiều hoàn cảnh kinh tế khác nhau

1.2.5.1.d Chi phí.

Để sản xuất ra một sản phẩm, doanh nghiệp cần bỏ ra nhiều loại chi phíkhác nhau như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chiphí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những khoản chi phí liên quan tới

Trang 21

việc sử dụng nguyên vật liệu, vật liệu phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuấtcủa doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệutrực tiếp chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tổng chi phí Đặc biệt trong điềukiện hiện nay, khi các nguồn tài nguyên bắt đầu khan hiếm dần thì chi phí nàycàng lớn Vì vậy, nếu có phương pháp giảm được loại chi phí này thì sẽ gia tăngđược rất nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương và các khoản trích theo lương

mà doanh nghiệp trả cho người lao động Đây cũng là một khoản chi phí chiếmkhông nhỏ trong tổng chi phí sản xuất Ở các nước đang phát triển và các nướckém phát triển, công nghệ sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp thường lạc hậu,đòi hỏi phải sử dụng nhiều nhân công Còn ở các nước phát triển, phương tiệnsản xuất hiện đại, nhân công sử dụng trong các nhà máy xí nghiệp không nhiềunhưng lại là nguồn nhân lực có tay nghề, chất lượng cao, đòi hỏi doanh nghiệpphải bỏ ra kinh phí đào tạo lớn và trả thù lao một cách xứng đáng

Việc cắt giảm chi phí nhân công để tiến tới cắt giảm tổng chi phí, nâng cao lợinhuận cho doanh nghiệp là một việc rất khó khăn, bởi đây là một vấn đề nhạy cảm,trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống của toàn bộ công nhân viên công ty, ảnh hưởng tới

sự nhiệt tình lao động, sáng tạo, cống hiến của người lao động cho doanh nghiệp.Nếu không có các chính sách hợp lý, rất dễ dẫn đến hiện tượng đình công, bãicông, chảy máu chất xám, ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp

+ Chi phí sản xuất chung: là các chi phí cho hoạt động của phân xưởng trựctiếp tạo ra hàng hóa, dịch vụ bao gồm các chi phí: chi phí nguyên vật liệu, công

cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài,

Các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ quản lý sảnxuất liên quan tới nhiều khâu như nâng cao trang thiết bị máy móc, trình độ kỹthuật công nhân viên, tăng hiệu quả làm việc, điều này sẽ góp phần giảm chi phícủa doanh nghiệp

+ Chi phí bán hàng: là những khoản chi phí bỏ ra để đảm bảo cho quá trìnhtiêu thụ hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp được thực hiện như: các khoản phụcấp phải trả cho nhân viên bán hàng, chi phí đóng gói vận chuyển, Chi phí bánhàng phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, tình hìnhthị trường tiêu thụ Việc tiết kiệm chi phí sẽ góp phần làm gia tăng lợi nhuận của

Trang 22

doanh nghiệp Tuy vậy việc cắt giảm chi phí bán hàng cần phải đảm bảo khônglàm giảm uy tín của doanh nghiệp.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm các chi phí như chi phí quản lýhành chính, các chi phí có liên quan tới toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhưtiền lương , các khoản phải trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở cácphòng ban, chi phí tiếp tân, Các khoản chi phí này chiếm một tỷ trọng khônglớn trong tổng giá thành sản phẩm nhưng việc cắt giảm sẽ làm gia tăng thêm lợinhuận của doanh nghiệp

1.2.5.1.e Thị trường tiêu thụ và chính sách bán hàng.

+ Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp.Mỗi một thị trường khác nhau có một sở thích, thị hiếu khác nhau, nếu sản phẩmcủa doanh nghiệp đưa ra phù hợp với những thị hiếu này thì việc tiêu thụ sảnphẩm sẽ diễn ra một cách dễ dàng Vì vậy, trước khi đưa ra sản phẩm, doanhnghiệp cần tìm hiểu thị trường một cách kỹ càng Đối với các doanh nghiệp làm

ăn có lãi thì việc mở rộng thị trường luôn là vấn đề trọng điểm, bức xúc bởi vìtrong nền kinh tế thị trường hiên nay, tình hình cạnh tranh thị phần giữa cácdoanh nghiệp diễn ra rất gay gắt

+ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc khá nhiều vào chính sách bánhàng của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp chấp nhận chính sách bán chịu thìlượng sản phẩm tiêu thụ sẽ nhiều hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc vòng quayvốn lưu động giảm, thiếu vốn cho việc tái sản xuất Để đưa ra được một chínhsách bán hàng hợp lý, bảo đảm được lợi nhuận, một mặt doanh nghiệp phải biếtvận dụng các phương thức thanh toán hợp lý, có chính sách thương mại phù hợp,mặt khác phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc kiểm nhập xuất giao hàng hóa.Đặc biệt là trong thương mại quốc tế, việc lừa đảo xảy ra thường xuyên với mức

độ tinh vi, doanh nghiệp cần phải hết sức cẩn thận, chặt chẽ trong chính sách bánhàng của mình để tránh bị thất thoát

1.2.5.2 Các nhân tố khách quan.

1.2.5.2.a Chính sách thuế:

Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, cũng là nguồnthu chính của Ngân sách trung ương Như chúng ta đã biết, doanh nghiệp là đốitượng nộp thuế lớn nhất trong nền kinh tế, chịu sự điều tiết của nhiều chính sách

Trang 23

thuế khác nhau, vì vậy mỗi sự thay đổi trong các chính sách thuế sẽ trực tiếp ảnhhưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới lợi nhuận doanhnghiệp Khi Nhà nước muốn tăng thu cho ngân sách hay muốn hạn chế sự pháttriển một ngành nghề sản xuất, kinh doanh nào đó, một trong những biện phápnhà nước thường xuyên sử dụng đó là nâng cao thuế suất của các sắc thuế ( thuếthu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, ) Hành độngnày sẽ làm cho khoản tiền thuế đóng góp của các doanh nghiệp tăng lên, làmgiảm lợi nhuận của doanh nghiệp Ngược lại, khi Nhà nước giảm thuế, doanhnghiệp sẽ tích lũy được nhiều lợi nhuận hơn.

Đối với các công ty đa quốc gia, chính sách thuế khác nhau giữa các nước

là cơ sở để các công ty này quyết định đặt trụ sở chính cũng như cơ cấu sản phẩmsản xuất ở mỗi nước

1.2.5.2.b Chính sách lãi suất.

Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường khôngchỉ sử dụng vốn chủ sở hữu mà còn sử dụng nguồn vốn đi vay Vốn đi vay có thểđược hình thành tư nhiều nguồn khác nhau như: vay ngân hàng, vay các tổ chứctín dụng, vay nóng giữa các doanh nghiệp, Và những khoản vay này đều đi kèmvới lãi suất Lãi vay được tính trên cơ sở số tiên đi vay và thời hạn vay Hoạtđộng của các doanh nghiệp bây giờ, nguồn vốn đi vay chiếm một tỷ trọng lớn Vìvậy sự biến động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.Lãi suất thị trường càng cao, chi phí vốn vay càng lớn, lợi nhuận sẽ càng nhỏ vàngược lại Chính sách lãi suất là một công cụ tác động trực tiếp vào hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.5.2.c Thị trường.

Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận doanh nghiệp bởi muốntồn tại phát triển thì sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu củangười tiêu dùng Các biến động về cung cầu thị trường đều có tác động tới sảnlượng tiêu thụ của doanh nghiệp Khi cầu lớn hơn cung thì hàng hóa sẽ có điều

Trang 24

kiện tiêu thụ tốt, là tiền đề để doanh nghiệp có thể tăng sản lượng sản xuất.Ngược lại, khi cung lớn hơn cầu thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp nhiều khókhăn, doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.

Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới khả năng của các đối thủcạnh tranh, của những sản phẩm thay thế cho những sản phẩm của doanh nghiệpbởi cạnh tranh là yếu tôt không thể bỏ qua khi nhắc đến thị trường Cạnh tranh làmột yếu tố khách quan ma mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt cạnh tranh xảy ragiữa các đơn vị cùng kinh doanh một loại sản phẩm hàng hóa hay những sảnphẩm có thể thay thế lẫn nhau, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.Cạnh tranh có thể khiến doanh nghiệp phá sản nhưng nhiều khi tạo ra những yếu

tố tích cực giúp doanh nghiệp phát triển

Vì vậy, mỗi khi doanh nghiệp bắt tay vào thực hiện một vấn đề gì cầnnghiên cứu kỹ thị trường kèm theo các yếu tố cạnh tranh vốn có của nó để tránhtình trạng ‘cá lớn nuốt cá bé’

1.2.5.2.d Tình hình chính trị xã hội.

Để có thể hoạt động một cách hiệu quả, cái mà tất cả các doanh nghiệp cần

đó là một môi trường sản xuất ổn định cả về kinh tế lẫn chính trị Khi trong xãhội tồn tại nhiều bất ổn như xung đột sắc tộc, mâu thuẫn giai cấp, thì sẽ khiếncho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn Đó

là khó khăn trong quá trình sản xuất, khó khăn trong quá trình tiêu thụ, khó khăntrong việc thu hồi vốn, Kinh tế kém phát triển, chính trị bất ổn luôn là hai yếu tố

đi kèm, bổ sung cho nhau Muốn kinh tế phát triển tốt thì tình hình chính trị- xãhội phải ổn định, muốn xã hội ổn định, phát triển tốt thì kinh tế phải mạnh Mộtmôi trường làm việc ổn định luôn tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát huyhết năng lực của mình

1.2.5.2.e Sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật.

Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật có những bước phát triển vượtbậc, nhiều máy móc hiện đại ra đời thay thế kỹ thuật thủ công của cong người,nhiều nguyên vật liệu mới được tạo ra, nhiều ngành nghề mới được hình thành.Đây chính là một trong những yếu tố khiến cho chi phí doanh nghiệp giảm đi

Trang 25

nhanh chóng trong khi lợi nhuận lại không ngừng gia tăng.

1.2.6 Một số biện pháp gia tăng lợi nhuận của doang nghiệp.

1.2.6.1 Tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đây là một phương hướng quan trọng để tăng thêm lợi nhuận cho cácdoanh nghiệp Nếu như các điều kiện khác không thay đổi thì thay đổi khốilượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận doanhnghiệp Để làm được điều này, ngoài việc doanh nghiệp phải có những biện phápquản lý và sử dụng lao động một cách hợp lý, nâng cao trình độ tay nghề cuacông nhân, bố trí lao động phù hợp với trình độ kỹ thuật của họ thì doanh nghiệpcòn phải đầu tư cho sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu như hiện đại hóa máymóc thiết bị, mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, bên cạnh đó cầnlàm tốt công tác quảng cáo tiếp thị sản phẩm, công tác tổ chức bán hàng

Gia tăng sản lượng phải đi kèm với nâng cao chất lượng sản phẩm Chấtlượng của sản phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm và là yếu tố rất quantrọng để doanh nghiệp có được những khách hàng trung thành với mình Để nângcao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cần phải chú trọng tới việc thay đổi côngnghệ cho phù hợp với xu thế của thị trường, vấn đề đào tạo con người cũng phảiđược quan tâm đúng mức Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phépcác doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ vào trong sản xuất.Nếu làm được những điều này, không những doanh nghiệp sẽ ngày càng có chỗđứng trong thị trường mà lợi nhuận cũng sẽ gia tăng một cách đáng kể

1.2.6.2 Giảm chi phí và hạ thấp giá thành.

Giảm chi phí là biện pháp cơ bản để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp vàcũng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể hạ thấp giá thanh sản phẩm,nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Chi phí của doanh nghiệp được cấu thành từnhiều loại chi phí khác nhau nên việc cắt giảm chi phí cần được thực hiện ở tất cảcác giai đoạn của quá trình sản xuất, ở tất cả các phòng ban doanh nghiệp

- Tăng năng suất lao động sao cho số sản phẩm được sản xuất ra trong mộtđơn vị thời gian tăng lên Để tăng năng suất lao động, doanh nghiệp có hai cách

cơ bản sau: một là cải tiến thiết bị máy móc, hiện đại hóa quá trình sản xuất, tiêuthụ sản phẩm Đồng thời tăng cường quản lý, sử dụng hợp lý tối đa công suấtmáy móc nhằm giảm chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm Hai là nâng cao

Trang 26

trình độ, năng lực làm việc, ý thức trách nhiệm của toàn bộ công nhân viên trongdoanh nghiệp Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp

vụ cho người lao động, có các hình thức động viên bằng vật chất, tinh thần nhằmkhích lệ lòng say mê làm việc, sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Khi hai yếu

tố, con người và máy móc được kết hợp một cách hoàn hảo thì năng suất laođộng sẽ tăng lên nhanh chóng

- Hạn chế hết mức tối đa các chi phí phát sinh

- Chi phí nguyên nhiên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong giáthành sản phẩm Vì vậy cắt giảm được loại chi phí này sẽ làm cho lợi nhuậndoanh nghiệp tăng lên Doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch cung ứng nguyên vậtliệu sao cho phù hợp với kế hoạch sản xuất, không để xảy ra hiện tượng ngưngtrệ sản xuất do thiếu nguyên vật liệu hay tồn kho quá nhiều nguyên vật liệu.Đồng thời phải tăng cường khâu kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất nhằm kịpthời ngăn chặn tình trạng lãng phí vật tư Bên cạnh đó cần giám sát các nguyênliệu nhập về, tránh tình trạng hàng kém chất lượng hoặc bị hao hụt

- Nhất thiết phải lập dự toán chi phí theo từng kỳ sản xuất nhất định căn cứvào kế hoạch đã vạch ra để tránh việc chi phí bị sử dụng không hiệu quả

Việc cắt giảm chi phí cần phải thực hiện cẩn thận, không làm ảnh hưởng tớichất lượng sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh về giá giữa các doanhnghiệp diễn ra rất gay gắt, vì vậy, việc cắt giảm tốt chi phí sản phẩm, hạ giáthành sản xuất sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, làm tăng doanhthu, tăng lợi nhuận

1.2.6.3 Tăng cường công tác quản lý tài chính.

- Huy động và sử dụng vốn hiệu quả: Vốn là yếu tố tiên quyết để doanhnghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn có thể được cácdoanh nghiệp huy động từ các nguồn như: vốn liên doanh liên kết, vốn tín dụng,vốn đi vay trên thị trường tài chính, vốn huy động từ cán bộ công nhân viên trongchinh doanh nghiệp, Tất cả các nguồn vốn huy động này đều phải chịu một lãisuất nhất định Trong thời kỳ kinh tế khó khăn thì việc huy động vốn là cực kỳkhó khăn và phải chịu lãi suất rất cao Vì vậy việc sử dụng vốn không hiệu quả sẽgây ra hiện tượng lãng phí vốn, làm gia tăng chi phí và giảm lợi nhuận của doanh

Trang 27

nghiệp Để có thể huy động và sử dụng vốn hiệu quả, doanh nghiệp cần:

+ Xác định rõ chi phí và lợi ích thu được từ việc huy động và sử dụng vốn.+ Xác định rõ lượng vốn cần huy động một cách chính xác để tiết kiệm chiphí sử dụng vốn

+ Lên kế hoạch rõ ràng cho việc huy động và sử dụng vốn, tránh tình trạngvốn về doanh nghiệp mà chưa biết sử dụng vào việc gì

+ Sử dụng vốn một cách tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát

+ Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn

1.2.6.4 Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với thực lực của doanh nghiệp.

Việc xây dựng được một phương án sản xuất kinh doanh phù hợp sẽ giúpcho doanh nghiệp giảm sự tiêu tốn về tiền bạc và công sức mà vẫn đạt được kếtquả tốt Công việc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh đòi hỏi sự thậntrọng, khoa học và chính xác Doanh nghiệp cần xác định được vị trí của mìnhtrên thị trường ( điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, ), mối quan hệ vớikhách hàng, nhà cung cấp, với đối thủ cạnh tranh, để từ đó đưa ra được các bướcphát triển an toàn, phù hợp

1.2.6.5 Phân phối và sử dụng lợi nhuận một cách hợp lý.

Kinh doanh có lãi là việc rất khó khăn, nhưng việc phân chia phần lãi ấysao cho hợp lý cũng là điều không hề đơn giản Việc phân phối lợi nhuận là mộtcông việc mang tính nhạy cảm, phức tạp vì nó ảnh hưởng tới lợi ích của rất nhiềucác chủ thể trong doanh nghiệp, đó là người lao động, các cổ đông, ban giámđốc, Ban giám đốc với vai trò là những nhà điều hành doanh nghiệp luôn muốn

để lại lớn nhất có thể phần lợi nhuận để tái đầu tư phát triển doanh nghiệp Còncác cổ đông thì quan tâm chủ yếu của họ là sẽ nhận được gì từ các khoản đầu tưcủa mình Toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp thì luôn hi vọng sẽ cónhững phần thưởng xứng đáng cho quá trình lao động chăm chỉ của mình… Hàihòa các lợi ích giữa các bên liên quan luôn là một công việc khó khăn, đòi hỏi sựsáng suốt của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Trang 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS-MOBIFONE

2.1 Giới thiệu chung về Công ty thông tin di động VMS- Mobifone.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty.

Công ty thông tin di động ( Vietnam Mobile Telecom Services Companyviết tắt là VMS) là đơn vị nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn bưuchính viễn thông Việt Nam, được thành lập ngày 16 tháng 4 năm 1993 theo quyếtđịnh số 321/QĐ- TCCB-LB của Tổng cục trưởng cục Bưu điện và quyết định số569/QĐ-TCCB ngày 11 tháng 10 năm 1994 với thương hiệu Mobifone

Ngày 10/5/1994, công ty là công ty đầu tiên chính thức đưa dịch vụ viễnthông GSM ( Global System for Mobile Communication) vào hoạt động tại khuvực thành phố Hồ Chí Minh- Biên Hòa, Vũng Tàu Ngày 01/07/1994 công tyVMS đã tiếp nhận và khai thác kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Hà Nội,đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam

Khi mới thành lập công ty chỉ có 7 người và với số vốn điều lệ ban đầu chỉ

là 8 tỷ đồng, công ty gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, công nghệ và đặc biệt

là nguồn nhân lực có chuyên môn Bước ngoặt lớn có ý nghĩa quan trọng trongquá trình phát triển công ty là khi công ty ký kết hợp đồng kinh doanh BBC( Business Co- orperation Contract) với tập đoàn Comvik/Kinnevik (CIV) củaThụy Điển ngày 19 tháng 5 năm 1995 Theo hợp đồng BBC này, tỷ lệ góp vốncủa VMS là 53%, của CIV là 47% BBC được phép hoạt động từ 1995 đến 2005theo giấy phép đầu tư số 1242/GP do Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư mànay là Bộ kế hoạch Đầu tư Điều này đã giúp công ty giải quyết được tình trạngthiếu vốn, kinh nghiệm quản lý, nguồn nhân lực và công nghệ để xây dựng vàvận hành mạng lưới và cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên ở Việt Nam.Sau khi kết thúc BBC vào năm 2005, VMS đã tích lũy được nhiều kinh nghiệmtrong khâu quản lý cũng như tự chủ được nguồn vốn nên công ty luôn đứng đầu

Trang 29

thị trường thông tin di động mặc dù trên thị trường lúc này xuất hiện nhiều nhàmạng mới với tiềm lực mạnh.

Một số dấu mốc đáng chú ý trong quá trình phát triển công ty:

- Năm 1993: Thành lập Công ty Thông tin di động Giám đốc công ty ôngĐinh Văn Phước

- Năm 1994: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực I & II

- Năm 1995: Công ty Thông tin di động ký kết hợp đồng kinh doanh hợp

tác (BBC) có hiệu lực trong vòng 10 năm với tập đoàn Kinnevik/ Comvik ( ThụyĐiển) Đây là một trong những hợp đồng kinh doanh có hiệu quả nhất Việt Nam.Thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC, MobiFone đã tranh thủ được cácnguồn lực quan trọng để xây dựng và vận hành mạng lưới và cung cấp dịch vụthông tin di động hàng đầu tại Việt Nam, đó là : vốn, công nghệ, kinh nghiệmquản lý, kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực

Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực III

- Năm 2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý hợp đồng hợp tác kinhdoanh (BBC) với tập đoàn Kinnevik/Comvik Nhà nước và bộ Bưu chính Viễnthông ( nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức về việc

cổ phần hóa Công ty Thông tin di động

Ông Lê Ngọc Minh lên làm Giám đốc Công ty Thông tin di động thay ôngĐinh Văn Phước ( về nghỉ hưu)

- Năm 2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV

- Năm 2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V Kỷ niệm

15 năm thành lập Công ty thông tin di động Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giátrị Gia tăng

Tính đến tháng 4/2008, Mobifone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phầnthuê bao di động tại Việt Nam

- Năm 2009: Nhận giải “ Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008” do Bộ

thông tin và truyền thông trao tặng; VMS Mobifone chính thức cung cấp dịch vụ3G; Thành lập trung tâm tính cước và Thanh khoản

Trang 30

- Tháng 7/2010: Công ty chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn

một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

- Tháng 29/12/2010: theo quyết định số 2132/ QĐ-VMS-TC của Công ty

Thông tin di động Trung tâm thông tin di động khu vực VI chính thức ra đời

- Tháng 7/2011: Mobifone vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu “

Anh hùng lao động” vào dịp kỷ niệm 18 năm thành lập Công ty.

Công ty VMS có mức tăng trưởng khá cao lẫn về quy mô và chất lượng Từngày mới xây dựng phát triển mạng lưới, vào thời điểm năm 1994 chỉ phát sóng

ở 04 tỉnh thành phố là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, vậy màđến nay Mobifone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam đãphát sóng ở khắp 64/64 tỉnh thành phố trong cả nước, với hơn 34 triệu thuê bao,hơn 20.000 trạm phát sóng 2G/3G và nghìn cửa hàng, đại lý cùng hệ thống điểmbán lẻ trên toàn quốc Mobifone hiện đang cung cấp trên 50 dịch vụ gia tăng vàtiện ích các loại

Mobifone không ngừng nổ lực xây dựng cơ sở hạ tầng và tiềm lực vữngchắc để cạnh tranh trên thị trường thông tin di động.Chất lượng nhân sự thể hiệnqua những con số khá thuyết phục: trên 90% nhân sự có trình độ chuyên môncao, tỉ lệ đại học và sau đại học chiếm 90% và 100 % nhân viên được tham giacác khóa đào tạo nâng cao trình độ hàng năm Chất lượng nguồn nhân lực củacông ty luôn được đánh giá cao thể hiện qua năng suất lao động bình quân củangười lao động trong công ty đạt hơn 6 tỷ đồng doanh thu/năm

Mobifone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tạiViệt Nam (2005-20010) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởngmạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam MobileAwards do tạp chí Echip Mobile tổ chức Trong năm 2010, Mobifone nhận đượccác Giải thưởng :

- Danh hiệu "Doanh Nghiệp Viễn Thông Di Động Có Chất Lượng Dịch Vụ Tốt Nhất" năm 2010 do Bộ thông tin và Truyền thông trao tặng tại Lễ trao giải

VICTA 2010

Trang 31

- Danh hiệu “Mạng Di Động Được Ưa Chuộng Nhất Năm 2010” do độc giả

báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn;

- Danh hiệu “Mạng di động có dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất”

do độc giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn

- Danh hiệu “Sản phẩm CNTT – TT ưa chuộng nhất 2010” dành cho lĩnh

vực Mạng điện thoại di động do tạp chí PC World bình chọn

Đặc biệt ngày 15/07/2011 vừa qua Công ty Thông tin Di động (VMS) đãvinh dự đón nhận danh hiệu “Anh hùng lao động” do Nhà nước trao tặng nhằmghi nhận những đóng góp của Mobifone vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đấtnước trong suốt 18 năm hình thành và phát triển

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng thuê bao qua các năm 1993 - 2010

Trang 32

Biểu đồ 2.2: Thị phần phát triển thuê bao di động của các mạng viễn

thông tính đến tháng 12/ 2010

Những thành tựu đạt được

- Các giải thưởng năm 2005

+ Giải thưởng “Nhà cung cấp mạng điện thoại di động tốt nhất năm 2005”

do độc giả E - Chip Mobile bình chọn

+ Danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng năm 2005” do Thời báo Kinh tế bình

chọn

- Các giải thưởng năm 2006

+ Giải thưởng “Mạng điện thoại được ưa chuộng nhất năm 2006”, “Mạngđiện thoại chăm sóc khách hàng tốt nhất năm 2006” do độc giả E - Chip Mobile bình chọn trong Hệ thống giải VietNam Mobile Awards

+ Danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng năm 2006” do VCCI tổ chức bình chọn + Xếp hạng 1 trong 10 “Top 10 Thương hiệu mạnh và có tiềm năng của nền kinh tế Việt nam” năm 2006 do báo Le Courierr du Vietnam bình chọn và

giới thiệu trong Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006

Trang 33

- Các giải thưởng năm 2007.

+ Giải thưởng “Mạng điện thoại được ưa chuộng nhất năm 2007” do độc

giả E - Chip Mobile – VietNam Mobile Awards bình chọn

+ Xếp hạng Top 20 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do tổ chức

UNDP bình chọn năm 2007

+ Top 10 “Thương hiệu mạnh” năm 2006-2007 do Thời báo kinh tế Việt

nam bình chọn

- Các giải thưởng năm 2008

+ Danh hiệu “Doanh nghiệp ICT xuất sắc nhất năm 2008” do độc giả Tạp

chí PC World bình chọn

+ Danh hiệu “Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chất lượng nhất năm 2008”

do độc giả Báo Sài gòn thiếp thị bình chọn

+ Danh hiệu “Mạng di động được ưa chuộng nhất năm 2008”, “Mạng di động chăm sóc khách hàng tốt nhất năm 2008” do báo điện tử VietnamNet và tạp

chí EchipMobile tổ chức bình chọn

+ Danh hiệu “Doanh nghiệp di động xuất sắc nhất” do Bộ Thông tin

Truyền thông trao tặng tại Lễ trao giải Vietnam ICT Awards 2008

+ Danh hiệu “Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất” năm

2008 do Bộ Thông tin Truyền thông trao tặng tại Lễ trao giải Vietnam ICTAwards 2008

- Các giải thưởng năm 2009

+ “Sản phẩm CNTT – TT ưa chuộng nhất 2009” do tạp chí PC World bình

chọn – Thông báo tháng 6/2009

+ Chứng nhận “TIN & DÙNG” do người tiêu dùng bình chọn qua Thời báo

kinh tế Việt nam tổ chức năm 2009

+ Danh hiệu Mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất năm 2009 do

độc giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn

+ Danh hiệu Mạng điện thoại di động chăm sóc khách hàng tốt nhất

2009 do độc giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn.

+ Giải thưởng Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất do Bộ

TT-TT trao tặng trong hệ thống giải thưởng VietNam ICT Awards 2009

- Các giải thưởng năm 2010

Trang 34

+ Giải thưởng "Doanh Nghiệp Viễn Thông Di Động Có Chất Lượng Dịch

Vụ Tốt Nhất" năm 2010 do Bộ thông tin và Truyền thông trao tặng tại Lễ trao

giải VICTA 2010

+ Danh hiệu “Mạng Di Động Được Ưa Chuộng Nhất Năm 2010” do độc

giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn

+ Danh hiệu “Mạng di động có dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất”

do độc giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn

+ Danh hiệu “Sản phẩm CNTT – TT ưa chuộng nhất 2010” dành cho lĩnh

vực Mạng điện thoại di động do tạp chí PC World bình chọn

- Các giải thưởng năm 2011: ngày 15/07/2011 vừa qua Công ty Thông tin

Di động (VMS) đã vinh dự đón nhận danh hiệu “Anh hùng lao động” do Nhànước trao tặng

Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị văn hóa MobiFone.

+ Mọi thông tin đều được chia sẻ một cách minh bạch nhất.

+ Nơi gửi gắm và chia sẻ lợi ích tin cậy nhất của cán bộ công nhân viên,

- Đồng thuận

Trang 35

Đề cao sự đồng thuận và gắn bó trong một môi trường làm việc thân thiện,chia sẻ để phát triển MobiFone trở thành đối tác mạnh và tin cậy nhất của cácbên hữu quan trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam và Quốc tế.

- Uy tín

Tự hào về sự vượt trội của một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thôngtin di động ở Việt Nam Khách hàng luôn được quan tâm phục vụ và có nhiều sựlựa chọn Sự gần gũi cùng với bản lĩnh tạo nên sự khác biệt giúp MobiFone cómột vị trí đặc biệt trog lòng khách hàng

- Sáng tạo

Không hài lòng với những gì đang có mà luôn mơ ước vươn lên, học tập,sáng tạo, và đổi mới để thỏa mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu ngày càngcao và liên tục thay đổi của thị trường

- Trách nhiệm

Sự phát triển gắn với trách nhiệm xã hội là truyền thống của MobiFone.Chúng tôi cam kết cung cấp cho xã hội những sản phẩm và dịch vụ thông tin di động

ưu việt, chia sẻ và gánh vác những trách nhiệm với xã hội vì một tương lai bền vững

Các chuẩn mực văn hóa Công ty.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty.

Hiện nay, Công ty Thông tin di động có 14 Phòng, Ban chức năng và 8đơn vị trực thuộc khác bao gồm 6 Trung tâm Thông tin di động tại 5 khu vực,Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng (VAS), Trung tâm Tính cước và Thanhkhoản, Xí nghiệp thiết kế

Ngày đăng: 31/03/2015, 22:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” – PGS.TS Lưu Thị Hương – Nhà xuất bản Thống kê – 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê – 2005
4. Giáo trình “Quản trị tài chính doanh nghiệp” - Chủ biên PGS.TS Vũ Duy Hào, TS. Đàm Văn Huệ, Ths.Nguyễn Quang Ninh – NXB Thống kê – 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Thống kê – 1997
5. Giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh”- PGS.TS Phạm Thị Gái- NXB Thống kê- 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: NXB Thống kê- 1996
1. Báo cáo tài chính công ty thông tin di động VMS-Mobifone các năm 2008, 2009, 2010 Khác
2. Các chuyên đề thực tập tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ của các cựu sinh viên, thực tập sinh trường Đại học Kinh tế quốc dân Khác
6. Hệ thống các văn bản quy định cụ thể về quản lý tài chính- kế toán trong công ty thông tin di động VMS-Mobifone Khác
7. Tạp chí tài chính của Bộ Tài chính.8ss. http/www.mobifone.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w