Quy mô về tài sản, nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của vốn chủ sở hữu (Trang 41 - 46)

- Tháng 7/2010: Công ty chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn

2.2.1.Quy mô về tài sản, nguồn vốn.

Bảng 2.1: Tài sản, nguồn vốn công ty VMS qua các năm Đơn vị: đồng.

( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty VMS )

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Số tiền Tăng so với2008 (%) Số tiền Tăng so với2009 (%)

I Tài sản 12,694,894,405,695 16,772,378,539,131 32.12 21,885,513,872,706 30.491 Tài sản ngắn hạn 8,808,527,845,908 8,292,971,751,302 (5.85) 10,606,467,760,273 27.90 1 Tài sản ngắn hạn 8,808,527,845,908 8,292,971,751,302 (5.85) 10,606,467,760,273 27.90 2 Tài sản dài hạn 3,886,366,559,787 8,479,406,787,829 118.18 11,279,046,112,433 33.02 II Nguồn vốn 12,694,894,405,695 16,772,378,539,131 32.12 21,885,513,872,706 30.49 1 Nợ phải trả 3,225,003,407,472 5,216,508,546,021 61.18 9,220,048,886,145 76.75 2 Vốn chủ sở hữu 9,469,890,998,223 11,555,869,645,570 22.03 12,665,464,986,561 9.60

Qua bảng 2.1 ta có thể thấy rằng quy mô công ty ngày càng được mở rộng. Năm 2009, tổng tài sản công ty là 16,772,378,539,131 đồng, tăng 32.12% so với 12,694,894,405,695 đồng năm 2008. Năm 2010, tổng tài sản tăng 30.49% so với 2009, từ 16,772,378,539,131 đồng lên 21,885,513,872,706 đồng. Bình quân, tốc độ tăng trưởng hằng năm đều trên 30%. Điều này cho thấy công ty VMS đang phát triển đúng hướng. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng là không đồng đều giữa các thành phần:

- Về phần tài sản:

Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản công ty VMS.

Đơn vị: tỷ đồng.

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng tài sản 12,695 100 16,772 100 21,886 100 Tài sản ngắn hạn 8,809 69.39 8,293 49.45 10,606 48.46

Tài sản dài hạn 3,886 30.61 8,479 50.55 11,279 51.54

( Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán công ty VMS )

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu tài sản công ty VMS

Năm 2008, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ lệ rất lớn, gấp hơn 2 lần tài sản dài hạn. Nhưng sang năm 2009 và 2010 thì có sự gia tăng rõ rệt tài sản dài hạn và tỷ trọng tài sản dài hạn đã lớn hơn tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Việc gia tăng không ngừng tài sản nói chung và tài sản dài hạn nói riêng cho thấy công ty đang cố gắng phát triển, mở rộng thị trường. Mobifone là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam kinh doanh lĩnh vực thông tin di động, vì vậy thị phần của công ty trong thị trường viễn thông là rất lớn và đối tượng khách hàng đầu tiên của Mobifone là những người có thu nhập cao. Những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, sử dụng thông tin di động vẫn là một diều xa xỉ đối với đại bộ phận người dân Việt Nam, thị trường di động không có sự phát triển nhiều về khách hàng mới. Vì vậy cũng dễ hiểu khi năm 2008, tỷ trọng tài sản ngắn hạn lại chiếm một mức lớn như vậy; lúc này, công ty đang chú tâm phát triển chiều sâu vào khối khách hàng có thu nhập cao lâu năm này. Những năm cuối của thập niên đầu thế kỷ 21, hàng loạt nhà mạng xuất hiện, trong đó, có cả các doanh nghiệp viễn thông được đầu tư vốn từ các công ty lớn ở nước ngoài. Thị trường thông tin di động thay đổi mạnh mẽ, giá cước di động cùng các sản phẩm phụ trợ như điện thoại di động giảm nhanh chóng. Chính vì vậy, một loạt đối tượng khách hàng mới đầy tiềm năng xuất hiện: sinh viên, công chức, công nhân,.. Và để chiếm lĩnh một phần thị trường này, Mobifone đầu tư rất nhiều vào tài sản cố định, đó là lắp đặt thêm hàng nghìn trạm thu phát sóng BTS, mở rộng thêm các đại lý, trung tâm chăm sóc khách hàng… Giờ sóng di động của công ty không chỉ còn ở các thành phố lớn mà còn phủ cả những vùng miền núi, hải đảo; khách hàng bây giờ không chỉ là những người thu nhập cao nữa mà còn có cả những tầng lớp có thu nhập thấp như nông dân, công nhân, sinh viên.

- Về phần nguồn vốn:

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn công ty VMS.

Đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Số tiềnNăm 2008% Số tiềnNăm 2009% Số tiềnNăm 2010%

Tổng nguồn vốn 12,695 100 16,772 100 21,886 100 Nợ phải trả 3,225 25.40 5,216 31.10 9,221 42.13 Vốn chủ sở hữu 9,470 74.60 11,556 68.90 12,665 57.87

( Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán công ty VMS )

Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu nguồn vốn công ty VMS

(Đơn vị: tỷ đồng)

Qua các năm, cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng trưởng. Trong đó, nợ phải trả tăng một cách nhanh chóng, từ chiếm 25.4% tổng nguồn vốn năm 2008 lên 32.1% năm 2009 và năm 2010 là 42.1%. Điều này cho thấy công ty

VMS đang có xu hướng sử dụng nhiều vốn vay trong việc kinh doanh của mình. Việc một công ty sử dụng nhiều vốn vay trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng sẽ khiến cho chi phí kinh doanh của công ty tăng lên nhiều.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của vốn chủ sở hữu (Trang 41 - 46)